Có khả năng đụng độ vũ trang ở Biển Đông năm 2020?

02 Tháng Giêng 20207:12 SA(Xem: 14535)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 03 JAN 2020


Có khả năng đụng độ vũ trang ở Biển Đông năm 2020?

image001

Ảnh trên:Các Mẫu hạm tác chiến khổng lồ của Hoa Kỳ. Ảnh dưới: Mẫu hạm Liêu Ninh của Trung cộng diễn tập ở biển Đông. Ảnh Internet.


Tổ chức Mỹ cảnh báo khả năng đụng độ vũ trang ở Biển Đông năm 2020


31/12/2019


Viễn Đông


image002

Một cuộc diễn tập của Trung Quốc ở Biển Đông.


Một tổ chức nghiên cứu của Hoa Kỳ mới đưa ra nhận định về khả năng xảy ra xung đột vũ trang trong năm 2020 ở nhiều “điểm nóng” trên thế giới, trong đó có Biển Đông.


Dựa trên đánh giá của các chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ về 30 cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra hoặc leo thang trong năm tới, cũng như tác động của chúng đối với các quyền lợi của Hoa Kỳ, Hội đồng Đối ngoại nhận định rằng “một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran, Triều Tiên, hoặc với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn là những điều gây ra mối quan ngại lớn nhất ở nước ngoài”.


Tổ chức, nơi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từng tới phát biểu về chính sách đối ngoại của Việt Nam, nói rằng Biển Đông là một trong các “ưu tiên hàng đầu đối với Hoa Kỳ” trong năm 2020.


Với nhận định về tác động “cao” và khả năng xảy ra ở mức “vừa phải”, Hội đồng Đối ngoại đề cập tới “một cuộc đối đầu vũ trang quanh các khu vực lãnh hải tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] giữa Trung Quốc và một hoặc nhiều hơn các nước Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, hay thậm chí với cả Đài Loan.


Một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran, Triều Tiên, hoặc với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn là những điều gây ra mối quan ngại lớn nhất ở nước ngoài. Hội đồng Đối ngoại Mỹ nhận định.



Tình hình Biển Đông nóng lên những tháng cuối năm 2019 vì vụ “đối đầu” của tàu hải cảnh hai nước láng giềng phương bắc ở Bãi Tư Chính, cũng như việc tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc đi vào lãnh hải mà Hà Nội nói là Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.


Ông Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi từng nhận định với VOA tiếng Việt rằng hành động của Bắc Kinh nhằm “bào mòn quyết tâm” của Hà Nội.


Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng giống như Ấn Độ, Việt Nam “không có đồng minh quân sự và buộc phải một mình đối đầu với sự xâm lược của Trung Quốc”.


Năm 2019 đánh dấu lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ Việt Nam công bố Sách Trắng Quốc phòng, trong đó Trung Quốc nhiều lần được đề cập, nhất là về các vấn đề liên quan tới Biển Đông.


“Sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông cần được xử lý hết sức tỉnh táo, cẩn trọng, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đại cục hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển của hai nước”, Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam viết.


“Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều nước, nhiều bên. Hai bên cần tiếp tục đàm phán, hiệp thương tìm kiếm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”./


+++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Indonesia bác bỏ tuyên bố chủ quyền lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông


01/01/2020


image003

Hôm 01/01/2020, Indonesia bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một phần tranh chấp ở Biển Đông vì các tuyên bố này “không có cơ sở pháp lý."


Hôm 01/01, Indonesia bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một phần tranh chấp ở Biển Đông vì các tuyên bố này “không có cơ sở pháp lý,” theo Reuters.


Trước đó, hôm 30/12/2019, Jakarta đã phản đối Bắc Kinh về sự hiện diện của một tàu tuần duyên Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của họ.


Các quan chức hàng đầu của Indonesia đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ” và triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Jakarta, nói rằng tàu tuần duyên Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, ngoài khơi bờ biển phía bắc đảo Natuna.


Phát biểu tại Bắc Kinh hôm 31/12/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển của họ, và cả Trung Quốc và Indonesia đều có các hoạt động đánh bắt “bình thường” ở đó.


Hôm 01/01/2020, Bộ Ngoại giao Indonesia đã đáp trả mạnh mẽ và kêu gọi Trung Quốc ra tuyên bố để giải thích “cơ sở pháp lý và biên giới rõ ràng” về các tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này, dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS).


Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết: “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng đặc quyền kinh tế [của Indonesia] lấy lý do là ngư dân của họ đã hoạt động từ lâu ... nhưng không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS 1982 công nhận.”


Jakarta cũng nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải với Philippines đã bị Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague bác bỏ năm 2016.


Bộ Ngoại giao Indonesia cũng nhắc lại lập trường của họ rằng Indonesia là một quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông và nước này không có quyền tài phán chồng chéo với Trung Quốc.


Tuy nhiên, Jakarta đã nhiều lần đụng độ với Trung Quốc về quyền đánh bắt cá quanh Quần đảo Natuna, bắt giữ ngư dân Trung Quốc và mở rộng sự hiện diện quân sự tại khu vực này. (VOA)
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13064)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13506)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15260)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13068)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15849)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16115)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13496)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12996)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12844)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12665)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13528)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13506)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13230)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...