Cát đang làm sụp đổ đồng bằng ở VN ra sao

05 Tháng Mười Hai 20197:11 SA(Xem: 8586)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 05 DEC 2019


Cát đang làm sụp đổ đồng bằng ở Việt Nam ra sao


Vince Beiser BBC Future 3/12/2019


 image003

Bản quyền hình ảnh Other


Một doanh nhân Nam Phi bị bắn chết và tháng Chín. Hai dân làng người Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đấu súng vào tháng Tám. Một nhà hoạt động môi trường người Mexico bị giết vào tháng Sáu.


Dù cách xa nhau hàng ngàn dặm, các vụ giết người trên có cùng nguyên nhân bất ngờ. Đó là một trong số những vụ thương vong gần nhất trong làn sóng bạo lực ngày càng gia tăng trong cuộc tranh giành một trong những tài nguyên quan trọng nhất Thế kỷ 21 nhưng ít được trân trọng nhất: đó là cát thường.


Hiện diện khắp nơi


Dù có vẻ chẳng quan trọng gì lắm, nhưng cát là thành phần quan trọng trong đời sống con người. Đó là chất liệu nguyên thủy kiến tạo nên các thành phố hiện đại. Bê tông xây thương xá, văn phòng, khu dân cư cùng với nhựa đường để làm đường sá nối các công trình đó lại với nhau, nhưng hầu như nơi nào cũng cần có cát và sỏi để kết dính các vật liệu xây dựng đó lại với nhau.


Cửa kính trên mỗi khung cửa sổ, kính chắn gió, màn hình điện thoại di động đều làm từ cát nấu chảy.


Và thậm chí cả những vi mạch điện tử làm từ silicon trong điện thoại và máy tính ta dùng - cùng với hầu như tất cả các thiết bị điện gia dụng trong nhà bạn - đều làm từ cát.


Có thể bạn sẽ hỏi, vậy vấn đề là gì? Cát bao phủ đầy hành tinh của chúng ta. Những sa mạc khổng lồ từ Sahara đến Arizona đầy những đụn cát cuồn cuộn. Bãi biển và đường bờ biển vòng quanh thế giới đều đầy cát. Ta thậm chí có thể mua túi cát tại cửa hàng vật liệu gần nhà chỉ với một mớ tiền lẻ.


Dù bạn tin hay không tin, thế giới đang đối mặt với cơn khan hiếm cát.


Nhưng sao mà ta có thể thiếu loại nguyên liệu gần như có thể tìm thấy mọi quốc gia trên trái đất và gần như vô hạn chứ?


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việc xây cất các toà nhà và đường sá cho dân cư đô thị ngày càng tăng nhanh đòi hỏi lượng cát rất lớn


image005


Cát là tài nguyên thiên nhiên bị tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới bên cạnh tài nguyên nước. Người ta sử dụng khoảng 50 tỷ tấn "cốt liệu thô" mỗi năm - đây là từ ngữ công nghiệp dùng để chỉ cát và sỏi, thường được sử dụng chung với nhau. Số lượng này dư dả để bao phủ toàn bộ Anh Quốc.


Vấn đề nằm ở loại cát mà ta sử dụng. Cát sa mạc hầu như vô dụng với con người. Con người cần một lượng cát khổng lồ để làm bê tông, nhưng cát sa mạc lại không phù hợp cho việc này. Cát sa mạc bị xói mòn bởi gió chứ không phải bởi nước, cho nên chúng quá trơn mịn, tròn nhẵn, không thể kết nối để tạo cấu trúc bê tông ổn định.


Loại cát con người cần là loại có góc cạnh, có ở dưới đáy sông, bờ sông hoặc khu vực ngập nước trên dòng sông, cũng như các loại cát ở hồ và trên bờ biển.


Nhu cầu vô hạn


Nhu cầu tiêu thụ cát quá dữ dội khắp thế giới, đến nỗi đáy sông và bờ biển đã bị khai thác cạn kiệt, và nông trại và rừng cũng bị phá tan hoang để tìm loại cát quý giá này.


Ở nhiều quốc gia, ngày càng nhiều băng nhóm tội phạm chuyển sang ngành thương mại này, sản sinh ra thị trường chợ đen chết người chuyên buôn bán cát.


"Vấn đề về cát khiến nhiều người ngạc nhiên, lẽ ra không nên như vậy," Pascal Peduzzi, nhà nghiên cứu ở Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc nhận định. "Chúng ta không thể nào cứ khai thác 50 tỷ tấn mỗi năm với bất kỳ loại chất liệu nào mà không gây ra tác động khủng khiếp với hành tinh và đời sống con người."


Nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng này là quá trình đô thị hóa chóng mặt.


Mỗi năm trôi qua, dân số trên hành tinh này lại tăng thêm, và ngày càng nhiều người chuyển từ vùng nông thôn vào sống ở thành phố, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.


Khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin, các thành phố đang mở rộng với tốc độ và quy mô lớn hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử nhân loại.


Số người sống ở các khu vực thành thị đã tăng hơn bốn lần kể từ năm 1950, lên đến khoảng 4,2 tỷ người hiện nay. Liên Hiệp Quốc dự đoán khoảng 2,5 tỷ người nữa sẽ đổ về các đô thị trong ba thập niên tới. Đó là con số tương đương với tám thành phố cỡ New York trong mỗi năm.


Để xây dựng nhà cửa cho tất cả số lượng người đó, cùng với đường sá đan xen kết nối các tòa nhà lại với nhau, cần phải có lượng cát khổng lồ.


Ở Ấn Độ, lượng cát xây dựng tiêu thụ mỗi năm đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2000, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh.


Trong thập niên này, chỉ riêng ở Trung Quốc, lượng cát tiêu thụ có vẻ như đã nhiều hơn số cát mà Hoa Kỳ sử dụng trong cả Thế kỷ 20.


Nhu cầu với một số loại cát xây dựng nhất định quá lớn đến mức Dubai, thành phố nằm bên rìa sa mạc khổng lồ, đã phải nhập khẩu cát từ Úc. Đúng như vậy: các nhà xuất khẩu từ Úc đúng nghĩa là đang bán cát cho thế giới Ả Rập.


image006


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Cát đang bị khai thác với quy mô công nghiệp tại các sông, hồ và bãi biển khắp thế giới để kịp với nhu cầu toàn cầu


Nhưng cát không chỉ được dùng cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng. Giờ đây cát đang được sử dụng ngày càng nhiều để xây dựng đất nền ngay dưới chân chúng.


Từ California đến Hong Kong, những tàu nạo vét khổng lồ với công suất mạnh chưa từng có đang hút lên hàng triệu tấn cát dưới đáy biển mỗi năm, chất đống lên ở những khu vực bờ biển để kiến tạo nền cho những nơi chưa có nền trước đó.


Trong những năm gần đây, hòn đảo hình cây cọ ở Dubai có lẽ là khối đất nhân tạo nổi tiếng nhất thế giới được xây nên từ nơi chưa từng có gì trước đó, nhưng chúng có rất nhiều những hòn đảo tương tự.


Lagos, thành phố lớn nhất ở Nigeria, đang thêm vào 9,7km2 phần đất liền mở rộng cho thành phố ở khu vực bờ biển hướng ra Đại Tây Dương.


Trung Quốc, đất nước lớn thứ tư trên thế giới về diện tích đất liền tự nhiên, đã mở rộng thêm hàng trăm dặm bờ biển, và xây hẳn nhiều hòn đảo cho các khu nghỉ dưỡng sang trọng.


Tác hại môi trường


Những bất động sản mới này rất có giá trị, nhưng nó thường đi kèm với cái giá phải trả rất đắt. Nạo vét đại dương đã hủy hoại rặng san hô ở Kenya, Vịnh Ba Tư và Floria.


Nó phá hủy môi trường sống đại dương và vùng nước đục có cát có thể gây ảnh hưởng đến sinh vật trong nước xa hơn rất nhiều so với khu vực xây dựng.


Ngư dân ở Malaysia và Campuchia nhận thấy cuộc sống họ bị hủy hoại vì tình trạng nạo vét cát.


Ở Trung Quốc, tình trạng san lấp đất đã quét sạch vùng đất ngập nước ven bờ biển, tiêu diệt môi trường sống của cá và các loài chim ven biển, đồng thời gây gia tăng tình trạng ô nhiễm nước.


Tiếp đến là Singapore, kẻ dẫn đầu thế giới trong việc san lấp mở rộng đất. Để xây dựng thêm không gian cho gần sáu triệu cư dân trên đảo, đảo quốc chen chúc người này đã mở rộng vùng lãnh thổ thêm 130 km2 trong hơn 40 năm qua, hầu hết là từ cát nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác.


Tình trạng môi trường bị hủy hoại mà các quốc gia láng giềng phải chịu lớn đến mức Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Campuchia đã cấm xuất khẩu cát đến Singapore.


Theo một nhóm nghiên cứu người Hà Lan, con người kể từ năm 1985 đến nay đã xây dựng thêm được 13.563 km2 diện tích đất nhân tạo ở các vùng biển trên thế giới - diện tích tương đương đất nước Jamaica. Hầu hết các diện tích bồi đắp nhân tạo được xây từ lượng cát khổng lồ.


Khai thác cát dùng cho bê tông và mục đích công nghiệp thậm chí còn có tính hủy diệt hơn.


Cát xây dựng hầu hết phải khai thác từ sông. Dùng bơm hút cát từ đaý sông lên rất dễ, thậm chí có thể dùng xô, và cũng dễ vận chuyển sau khi đã bơm hút đầy tàu.


Nhưng nạo vét đáy sông có thể hủy hoại môi trường sống của những sinh vật sống ở đáy sông.


Trầm tích bị khuấy lên có thể làm đục nước, khiến cá chết ngạt và chặn ánh sáng mặt trời, vốn là nguồn sống giúp các loài thủy sinh dưới nước tồn tại.


Đồng bằng Sông Cửu Long dần biến mất


Khai thác cát sông đang dần dần khiến Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam biến mất.


Nơi đây là chốn mưu sinh của khoảng 20 triệu người và đóng góp một nửa nguồn lương thực cho quốc gia này cũng như phần lớn sản lượng gạo cho các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á.


Nước biển dâng vì biến đổi khí hậu là một nguyên do khiến đồng bằng đang dần mất đi diện tích đất gần bằng 1,5 sân bóng đá mỗi ngày. Nhưng mặt khác, các nhà nghiên cứu tin rằng con người đang cướp cát khỏi đồng bằng.


Trong nhiều thế kỷ, đồng bằng đã bồi đắp phù sa từ các dãy núi ở Trung Á nhờ dòng sông Mekong.


Nhưng vài năm gần đây, ở từng quốc gia dọc theo dòng sông, các công ty khai thác cát đã bắt đầu hút số lượng cái khổng lồ khỏi đáy sông.


Theo nghiên cứu năm 2013 do ba nhà nghiên cứu Pháp thực hiện, khoảng 50 triệu tấn cát bị khai thác chỉ riêng trong năm 2011 - đủ để phủ khắp thành phố Dever với lượng cát dày khoảng 5cm.


Trong khi đó, năm con đập lớn đã được xây dựng trong những năm gần đây trên dòng sông Mekong và khoảng 12 con đập khác đang được dự kiến đưa vào xây dựng ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Những con đập này đã chặn dòng phù sa chảy về bồi đắp cho vùng đồng bằng.


Nói cách khác, dù tình trạng sạt lở tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn tiếp tục, nhưng quá trình bồi đắp phù sa tự nhiên không còn nữa.


Các nhà nghiên cứu trong Chương trình Sông Mekong Mở Rộng của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tin rằng với tình trạng này, một nửa đồng bằng này sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.


image007


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khai thác cát từ các khu mỏ dọc bờ sông ở Sri Lanka là công việc vất vả


Tình hình càng trầm trọng thêm khi tình trạng khai thác cát ở sông Mekong và các dòng sông khác ở Campuchia và Lào đã khiến bờ sông sạt lở, kéo theo đồng ruộng và nhà cửa.


Nhiều nông dân ở Myanmar cho biết tình trạng tương tự cũng đang xảy ra dọc dòng sông Ayeyarwady.


Khai thác cát sông đã gây ra thiệt hại hàng triệu đô la về cơ sở vật chất khắp thế giới. Trầm tích bị khuấy lên dưới đáy sông khiến cho hệ thống cấp nước tắc nghẽn. Và khai thác tất cả vật liệu từ bờ sông đã khiến móng cầu lộ ra và không còn gì dựa vào.


Ở Ghana, những kẻ khai thác cát đã đào quá sâu vào lòng đất đến mức chúng làm lộ cả móng của những ngôi nhà bên đồi, gây nguy cơ sập nhà.


Đây không phải chỉ là nguy cơ trên lý thuyết. Khai thác cát đã khiến một cây cầu ở Đài Loan sập vào năm 2000 và một cây cầu khác sập ở Bồ Đào Nha ngay khi một xe bus đi qua cầu, khiến 70 người thiệt mạng.


Nhu cầu với các loại cát silica có độ tinh khiết cao, dùng để chế tác thủy tinh và các sản phẩm công nghệ cao cấp như bảng năng lượng mặt trời và vi mạch máy tính cũng tăng cao.


Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên bằng phương pháp thủy lực tại Mỹ tăng cao cũng khiến nhu cầu về các loại cát tinh khiết và có độ bền cao tăng lên.


Kết quả là: hàng mẫu đất nông trại và rừng ở miền quê Wisconsin, là nơi vô tình có rất nhiều loại cát quý giá này, đã bị xẻ thịt.


̣i phạm hoành hành


Cuộc cạnh tranh giành chiếm cát đã tăng cao khốc liệt đến mức ở nhiều vùng. Băng đảng tội phạm bắt đầu tham gia vào ngành thương mại này, đào xới hàng tấn cát để bán cho thị trường chợ đen.


Ở nhiều nơi tại Châu Mỹ Latin và Châu Phi, theo các nhóm nhân quyền, trẻ em bị buộc làm nô lệ ở mỏ cát.


Các băng đảng cát qua mặt luật pháp bằng những cách mà các tổ chức phạm tội có tổ chức sử dụng - như trả tiền mua cảnh sát và quan chức tham nhũng để chúng ngang nhiên hoạt động. Và nếu cần thiết, chúng có thể tấn công và thậm chí giết những người dám ngăn cản.


image008


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhiều băng nhóm tội phạm nhận thấy khai thác cát bất hợp pháp từ các bãi biển hay mỏ cát bán cho thị trường chợ đen là ngành kinh doanh béo bở


José Luis Álvarez Flores, nhà hoạt động môi trường ở bang Chiapas miền nam Mexico, người đang vận động chống lại tình trạng khai thác cát trái phép ở dòng sông địa phương, đã bị bắn chết vào Tháng Sáu. Một tin nhắn đe dọa gia đình ông và đe dọa các nhà hoạt động khác được tìm thấy trên thi thể ông.


Hai tháng sau, cảnh sát ở bang Rajasthan, Ấn Độ, đã bị bắn khi họ cố ngăn chặn một đoàn xe đầu kéo chở cát khai thác lậu. Cuộc đấu súng sau đó khiến hai kẻ khai thác cát tử vong và hai cảnh sát nhập viện.


Vào đầu năm nay, một kẻ khai thác cát ở Nam Phi bị bắn bảy phát trong một xung đột với nhóm khai thác cát khác.


Đó chỉ là những thương vong gần nhất. Bạo lực trong ngành thương mại cát trong vài năm gần đây đã khiến nhiều người thiệt mạng ở Kenya, Gambia và Indonesia.


Ở Ấn Độ, "mafia cát" - theo báo chí địa phương gọi - đã khiến hàng trăm người bị thương và giết chết hàng chục người.


Nạn nhân trong số đó có cả một thầy giáo 81 tuổi, một nhà hoạt động 22 tuổi bị chém chết, một nhà báo bị thiêu chết và gần đây nhất là ba cảnh sát bị một xe tải chở cát cán qua.


Nhận thức về nguy hiểm gây ra do cơn khát đối với cát ngày càng thấy rõ.


Giải pháp


Một số các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm cách thay thế thế vật liệu cát sử dụng trong bê tông với các chất liệu khác, trong đó có tro bay, loại vật liệu thải ra từ nhà máy nhiệt điện đốt than; hay nhựa sợi, thậm chí vỏ quả cọ dầu nghiền nát, và vỏ trấu.


Một số khác đang phát triển các loại bê tông cần dùng ít cát hơn, trong khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu những cách hiệu quả hơn để nghiền và tái chế bê tông.


Ở nhiều quốc gia phương Tây, khai thác cát sông hầu hết đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, để cả thế giới làm theo là điều khó khăn.


"Ngăn chặn hay giảm thiểu những nguy cơ đe dọa sông ngòi sẽ đòi hỏi ngành xây dựng phải giảm dần lệ thuộc vào các loại vật liệu lấy từ sông," một báo cáo gần đây về ngành khai thác cát toàn cầu của WWF viết.


"Sự chuyển đổi xã hội này cũng tương tự những đòi hỏi cần thực hiện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, và sẽ buộc phải thay đổi cách nhận thức về sông ngòi và cát, và thay đổi cả cách thiết kế và xây dựng các thành phố."


Mette Bendixen, nhà nghiên cứu địa chất bờ biển tại Đại học Colorado, là một trong ngày số các học giả đang kêu gọi Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hành động nhiều hơn để giới hạn những đe dọa từ tình trạng khai thác cát.


"Chúng ta nên có chương trình giám sát," Bendixen nói. "Cần có thêm sự quản lý vì hiện tại tình trạng này không hề được quản lý gì cả."


Hiện thời, không ai biết chính xác bao nhiêu cát đang được đào lên từ lòng đất, cũng không ai biết chúng khai thác ở đâu, trong tình trạng ra sao. Hầu hết hoạt động khai thác cát không được ghi nhận.


"Chúng tôi chỉ biết rằng," Bendixen nói, "khi ngày càng có nhiều người, ta sẽ càng cần nhiều cát."


Một doanh nhân Nam Phi bị bắn chết và tháng Chín. Hai dân làng người Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đấu súng vào tháng Tám. Một nhà hoạt động môi trường người Mexico bị giết vào tháng Sáu.


Dù cách xa nhau hàng ngàn dặm, các vụ giết người trên có cùng nguyên nhân bất ngờ. Đó là một trong số những vụ thương vong gần nhất trong làn sóng bạo lực ngày càng gia tăng trong cuộc tranh giành một trong những tài nguyên quan trọng nhất Thế kỷ 21 nhưng ít được trân trọng nhất: đó là cát thường.


Hiện diện khắp nơi


Dù có vẻ chẳng quan trọng gì lắm, nhưng cát là thành phần quan trọng trong đời sống con người. Đó là chất liệu nguyên thủy kiến tạo nên các thành phố hiện đại. Bê tông xây thương xá, văn phòng, khu dân cư cùng với nhựa đường để làm đường sá nối các công trình đó lại với nhau, nhưng hầu như nơi nào cũng cần có cát và sỏi để kết dính các vật liệu xây dựng đó lại với nhau.


Cửa kính trên mỗi khung cửa sổ, kính chắn gió, màn hình điện thoại di động đều làm từ cát nấu chảy.


Và thậm chí cả những vi mạch điện tử làm từ silicon trong điện thoại và máy tính ta dùng - cùng với hầu như tất cả các thiết bị điện gia dụng trong nhà bạn - đều làm từ cát.


Có thể bạn sẽ hỏi, vậy vấn đề là gì? Cát bao phủ đầy hành tinh của chúng ta. Những sa mạc khổng lồ từ Sahara đến Arizona đầy những đụn cát cuồn cuộn. Bãi biển và đường bờ biển vòng quanh thế giới đều đầy cát. Ta thậm chí có thể mua túi cát tại cửa hàng vật liệu gần nhà chỉ với một mớ tiền lẻ.


Dù bạn tin hay không tin, thế giới đang đối mặt với cơn khan hiếm cát.


Nhưng sao mà ta có thể thiếu loại nguyên liệu gần như có thể tìm thấy mọi quốc gia trên trái đất và gần như vô hạn chứ?


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việc xây cất các toà nhà và đường sá cho dân cư đô thị ngày càng tăng nhanh đòi hỏi lượng cát rất lớn


Cát là tài nguyên thiên nhiên bị tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới bên cạnh tài nguyên nước. Người ta sử dụng khoảng 50 tỷ tấn "cốt liệu thô" mỗi năm - đây là từ ngữ công nghiệp dùng để chỉ cát và sỏi, thường được sử dụng chung với nhau. Số lượng này dư dả để bao phủ toàn bộ Anh Quốc.


Vấn đề nằm ở loại cát mà ta sử dụng. Cát sa mạc hầu như vô dụng với con người. Con người cần một lượng cát khổng lồ để làm bê tông, nhưng cát sa mạc lại không phù hợp cho việc này. Cát sa mạc bị xói mòn bởi gió chứ không phải bởi nước, cho nên chúng quá trơn mịn, tròn nhẵn, không thể kết nối để tạo cấu trúc bê tông ổn định.


Loại cát con người cần là loại có góc cạnh, có ở dưới đáy sông, bờ sông hoặc khu vực ngập nước trên dòng sông, cũng như các loại cát ở hồ và trên bờ biển.


Nhu cầu vô hạn


Nhu cầu tiêu thụ cát quá dữ dội khắp thế giới, đến nỗi đáy sông và bờ biển đã bị khai thác cạn kiệt, và nông trại và rừng cũng bị phá tan hoang để tìm loại cát quý giá này.


Ở nhiều quốc gia, ngày càng nhiều băng nhóm tội phạm chuyển sang ngành thương mại này, sản sinh ra thị trường chợ đen chết người chuyên buôn bán cát.


"Vấn đề về cát khiến nhiều người ngạc nhiên, lẽ ra không nên như vậy," Pascal Peduzzi, nhà nghiên cứu ở Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc nhận định. "Chúng ta không thể nào cứ khai thác 50 tỷ tấn mỗi năm với bất kỳ loại chất liệu nào mà không gây ra tác động khủng khiếp với hành tinh và đời sống con người."


Nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng này là quá trình đô thị hóa chóng mặt.


Mỗi năm trôi qua, dân số trên hành tinh này lại tăng thêm, và ngày càng nhiều người chuyển từ vùng nông thôn vào sống ở thành phố, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.


Khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin, các thành phố đang mở rộng với tốc độ và quy mô lớn hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử nhân loại.


Số người sống ở các khu vực thành thị đã tăng hơn bốn lần kể từ năm 1950, lên đến khoảng 4,2 tỷ người hiện nay. Liên Hiệp Quốc dự đoán khoảng 2,5 tỷ người nữa sẽ đổ về các đô thị trong ba thập niên tới. Đó là con số tương đương với tám thành phố cỡ New York trong mỗi năm.


Để xây dựng nhà cửa cho tất cả số lượng người đó, cùng với đường sá đan xen kết nối các tòa nhà lại với nhau, cần phải có lượng cát khổng lồ.


Ở Ấn Độ, lượng cát xây dựng tiêu thụ mỗi năm đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2000, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh.


Trong thập niên này, chỉ riêng ở Trung Quốc, lượng cát tiêu thụ có vẻ như đã nhiều hơn số cát mà Hoa Kỳ sử dụng trong cả Thế kỷ 20.


Nhu cầu với một số loại cát xây dựng nhất định quá lớn đến mức Dubai, thành phố nằm bên rìa sa mạc khổng lồ, đã phải nhập khẩu cát từ Úc. Đúng như vậy: các nhà xuất khẩu từ Úc đúng nghĩa là đang bán cát cho thế giới Ả Rập.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Cát đang bị khai thác với quy mô công nghiệp tại các sông, hồ và bãi biển khắp thế giới để kịp với nhu cầu toàn cầu


Nhưng cát không chỉ được dùng cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng. Giờ đây cát đang được sử dụng ngày càng nhiều để xây dựng đất nền ngay dưới chân chúng.


Từ California đến Hong Kong, những tàu nạo vét khổng lồ với công suất mạnh chưa từng có đang hút lên hàng triệu tấn cát dưới đáy biển mỗi năm, chất đống lên ở những khu vực bờ biển để kiến tạo nền cho những nơi chưa có nền trước đó.


Trong những năm gần đây, hòn đảo hình cây cọ ở Dubai có lẽ là khối đất nhân tạo nổi tiếng nhất thế giới được xây nên từ nơi chưa từng có gì trước đó, nhưng chúng có rất nhiều những hòn đảo tương tự.


Lagos, thành phố lớn nhất ở Nigeria, đang thêm vào 9,7km2 phần đất liền mở rộng cho thành phố ở khu vực bờ biển hướng ra Đại Tây Dương.


Trung Quốc, đất nước lớn thứ tư trên thế giới về diện tích đất liền tự nhiên, đã mở rộng thêm hàng trăm dặm bờ biển, và xây hẳn nhiều hòn đảo cho các khu nghỉ dưỡng sang trọng.


Tác hại môi trường


Những bất động sản mới này rất có giá trị, nhưng nó thường đi kèm với cái giá phải trả rất đắt. Nạo vét đại dương đã hủy hoại rặng san hô ở Kenya, Vịnh Ba Tư và Floria.


Nó phá hủy môi trường sống đại dương và vùng nước đục có cát có thể gây ảnh hưởng đến sinh vật trong nước xa hơn rất nhiều so với khu vực xây dựng.


Ngư dân ở Malaysia và Campuchia nhận thấy cuộc sống họ bị hủy hoại vì tình trạng nạo vét cát.


Ở Trung Quốc, tình trạng san lấp đất đã quét sạch vùng đất ngập nước ven bờ biển, tiêu diệt môi trường sống của cá và các loài chim ven biển, đồng thời gây gia tăng tình trạng ô nhiễm nước.


Tiếp đến là Singapore, kẻ dẫn đầu thế giới trong việc san lấp mở rộng đất. Để xây dựng thêm không gian cho gần sáu triệu cư dân trên đảo, đảo quốc chen chúc người này đã mở rộng vùng lãnh thổ thêm 130 km2 trong hơn 40 năm qua, hầu hết là từ cát nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác.


Tình trạng môi trường bị hủy hoại mà các quốc gia láng giềng phải chịu lớn đến mức Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Campuchia đã cấm xuất khẩu cát đến Singapore.


Theo một nhóm nghiên cứu người Hà Lan, con người kể từ năm 1985 đến nay đã xây dựng thêm được 13.563 km2 diện tích đất nhân tạo ở các vùng biển trên thế giới - diện tích tương đương đất nước Jamaica. Hầu hết các diện tích bồi đắp nhân tạo được xây từ lượng cát khổng lồ.


Khai thác cát dùng cho bê tông và mục đích công nghiệp thậm chí còn có tính hủy diệt hơn.


Cát xây dựng hầu hết phải khai thác từ sông. Dùng bơm hút cát từ đaý sông lên rất dễ, thậm chí có thể dùng xô, và cũng dễ vận chuyển sau khi đã bơm hút đầy tàu.


Nhưng nạo vét đáy sông có thể hủy hoại môi trường sống của những sinh vật sống ở đáy sông.


Trầm tích bị khuấy lên có thể làm đục nước, khiến cá chết ngạt và chặn ánh sáng mặt trời, vốn là nguồn sống giúp các loài thủy sinh dưới nước tồn tại.


Đồng bằng Sông Cửu Long dần biến mất


Khai thác cát sông đang dần dần khiến Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam biến mất.


Nơi đây là chốn mưu sinh của khoảng 20 triệu người và đóng góp một nửa nguồn lương thực cho quốc gia này cũng như phần lớn sản lượng gạo cho các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á.


Nước biển dâng vì biến đổi khí hậu là một nguyên do khiến đồng bằng đang dần mất đi diện tích đất gần bằng 1,5 sân bóng đá mỗi ngày. Nhưng mặt khác, các nhà nghiên cứu tin rằng con người đang cướp cát khỏi đồng bằng.


Trong nhiều thế kỷ, đồng bằng đã bồi đắp phù sa từ các dãy núi ở Trung Á nhờ dòng sông Mekong.


Nhưng vài năm gần đây, ở từng quốc gia dọc theo dòng sông, các công ty khai thác cát đã bắt đầu hút số lượng cái khổng lồ khỏi đáy sông.


Theo nghiên cứu năm 2013 do ba nhà nghiên cứu Pháp thực hiện, khoảng 50 triệu tấn cát bị khai thác chỉ riêng trong năm 2011 - đủ để phủ khắp thành phố Dever với lượng cát dày khoảng 5cm.


Trong khi đó, năm con đập lớn đã được xây dựng trong những năm gần đây trên dòng sông Mekong và khoảng 12 con đập khác đang được dự kiến đưa vào xây dựng ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Những con đập này đã chặn dòng phù sa chảy về bồi đắp cho vùng đồng bằng.


Nói cách khác, dù tình trạng sạt lở tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn tiếp tục, nhưng quá trình bồi đắp phù sa tự nhiên không còn nữa.


Các nhà nghiên cứu trong Chương trình Sông Mekong Mở Rộng của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tin rằng với tình trạng này, một nửa đồng bằng này sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khai thác cát từ các khu mỏ dọc bờ sông ở Sri Lanka là công việc vất vả


Tình hình càng trầm trọng thêm khi tình trạng khai thác cát ở sông Mekong và các dòng sông khác ở Campuchia và Lào đã khiến bờ sông sạt lở, kéo theo đồng ruộng và nhà cửa.


Nhiều nông dân ở Myanmar cho biết tình trạng tương tự cũng đang xảy ra dọc dòng sông Ayeyarwady.


Khai thác cát sông đã gây ra thiệt hại hàng triệu đô la về cơ sở vật chất khắp thế giới. Trầm tích bị khuấy lên dưới đáy sông khiến cho hệ thống cấp nước tắc nghẽn. Và khai thác tất cả vật liệu từ bờ sông đã khiến móng cầu lộ ra và không còn gì dựa vào.


Ở Ghana, những kẻ khai thác cát đã đào quá sâu vào lòng đất đến mức chúng làm lộ cả móng của những ngôi nhà bên đồi, gây nguy cơ sập nhà.


Đây không phải chỉ là nguy cơ trên lý thuyết. Khai thác cát đã khiến một cây cầu ở Đài Loan sập vào năm 2000 và một cây cầu khác sập ở Bồ Đào Nha ngay khi một xe bus đi qua cầu, khiến 70 người thiệt mạng.


Nhu cầu với các loại cát silica có độ tinh khiết cao, dùng để chế tác thủy tinh và các sản phẩm công nghệ cao cấp như bảng năng lượng mặt trời và vi mạch máy tính cũng tăng cao.


Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên bằng phương pháp thủy lực tại Mỹ tăng cao cũng khiến nhu cầu về các loại cát tinh khiết và có độ bền cao tăng lên.


Kết quả là: hàng mẫu đất nông trại và rừng ở miền quê Wisconsin, là nơi vô tình có rất nhiều loại cát quý giá này, đã bị xẻ thịt.


̣i phạm hoành hành


Cuộc cạnh tranh giành chiếm cát đã tăng cao khốc liệt đến mức ở nhiều vùng. Băng đảng tội phạm bắt đầu tham gia vào ngành thương mại này, đào xới hàng tấn cát để bán cho thị trường chợ đen.


Ở nhiều nơi tại Châu Mỹ Latin và Châu Phi, theo các nhóm nhân quyền, trẻ em bị buộc làm nô lệ ở mỏ cát.


Các băng đảng qua mặt luật pháp bằng những cách mà các tổ chức phạm tội có tổ chức sử dụng - như trả tiền mua cảnh sát và quan chức tham nhũng để chúng ngang nhiên hoạt động. Và nếu cần thiết, chúng có thể tấn công và thậm chí giết những người dám ngăn cản.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhiều băng nhóm tội phạm nhận thấy khai thác cát bất hợp pháp từ các bãi biển hay mỏ cát bán cho thị trường chợ đen là ngành kinh doanh béo bở


José Luis Álvarez Flores, nhà hoạt động môi trường ở bang Chiapas miền nam Mexico, người đang vận động chống lại tình trạng khai thác cát trái phép ở dòng sông địa phương, đã bị bắn chết vào Tháng Sáu. Một tin nhắn đe dọa gia đình ông và đe dọa các nhà hoạt động khác được tìm thấy trên thi thể ông.


Hai tháng sau, cảnh sát ở bang Rajasthan, Ấn Độ, đã bị bắn khi họ cố ngăn chặn một đoàn xe đầu kéo chở cát khai thác lậu. Cuộc đấu súng sau đó khiến hai kẻ khai thác cát tử vong và hai cảnh sát nhập viện.


Vào đầu năm nay, một kẻ khai thác cát ở Nam Phi bị bắn bảy phát trong một xung đột với nhóm khai thác cát khác.


Đó chỉ là những thương vong gần nhất. Bạo lực trong ngành thương mại cát trong vài năm gần đây đã khiến nhiều người thiệt mạng ở Kenya, Gambia và Indonesia.


Ở Ấn Độ, "mafia cát" - theo báo chí địa phương gọi - đã khiến hàng trăm người bị thương và giết chết hàng chục người.


Nạn nhân trong số đó có cả một thầy giáo 81 tuổi, một nhà hoạt động 22 tuổi bị chém chết, một nhà báo bị thiêu chết và gần đây nhất là ba cảnh sát bị một xe tải chở cát cán qua.


Nhận thức về nguy hiểm gây ra do cơn khát đối với cát ngày càng thấy rõ.


Giải pháp


Một số các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm cách thay thế thế vật liệu cát sử dụng trong bê tông với các chất liệu khác, trong đó có tro bay, loại vật liệu thải ra từ nhà máy nhiệt điện đốt than; hay nhựa sợi, thậm chí vỏ quả cọ dầu nghiền nát, và vỏ trấu.


Một số khác đang phát triển các loại bê tông cần dùng ít cát hơn, trong khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu những cách hiệu quả hơn để nghiền và tái chế bê tông.


Ở nhiều quốc gia phương Tây, khai thác cát sông hầu hết đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, để cả thế giới làm theo là điều khó khăn.


"Ngăn chặn hay giảm thiểu những nguy cơ đe dọa sông ngòi sẽ đòi hỏi ngành xây dựng phải giảm dần lệ thuộc vào các loại vật liệu lấy từ sông," một báo cáo gần đây về ngành khai thác cát toàn cầu của WWF viết.


"Sự chuyển đổi xã hội này cũng tương tự những đòi hỏi cần thực hiện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, và sẽ buộc phải thay đổi cách nhận thức về sông ngòi và cát, và thay đổi cả cách thiết kế và xây dựng các thành phố."


Mette Bendixen, nhà nghiên cứu địa chất bờ biển tại Đại học Colorado, là một trong ngày số các học giả đang kêu gọi Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hành động nhiều hơn để giới hạn những đe dọa từ tình trạng khai thác cát.


"Chúng ta nên có chương trình giám sát," Bendixen nói. "Cần có thêm sự quản lý vì hiện tại tình trạng này không hề được quản lý gì cả."


Hiện thời, không ai biết chính xác bao nhiêu cát đang được đào lên từ lòng đất, cũng không ai biết chúng khai thác ở đâu, trong tình trạng ra sao. Hầu hết hoạt động khai thác cát không được ghi nhận.


"Chúng tôi chỉ biết rằng," Bendixen nói, "khi ngày càng có nhiều người, ta sẽ càng cần nhiều cát."
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17570)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 19736)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20000)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 70844)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 22972)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17218)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 15891)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18252)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 14866)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 14755)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26337)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16070)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17641)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15277)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16238)
- Vì sao kế hoặch mua chùa Phật Quang ở Santa Ana của Ht Trí Lãng bị phá hủy? - Ht Trí Lãng kết tội 3 người: Ht Huyền Việt, Tt Giác Đẳng, Ông Võ Văn Ái là thủ phạm. - Tố cáo nguồn thu nhập của ông Võ Văn Ái hàng trăm ngàn đô la. - Tố cáo tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ hô biến!
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18695)
Công bố 2 bản Chúc thư của Ht Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang Kỳ 2: Ai đã thực hiện "quỉ kế soán ngôi" Tăng Thống?
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18484)
Kỳ 2: Trả lời phỏng vấn. Kỳ 3: HT Quảng Độ giữa hai thế lực giằng, kéo! Xem tiếp trang trong
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21521)
- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ. - Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17592)
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km². Ảnh Hải đồ Văn Hóa. (Xem tiếp trang trong).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16828)
- Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. - Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.