Cát đang làm sụp đổ đồng bằng ở VN ra sao

05 Tháng Mười Hai 20197:11 SA(Xem: 8775)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 05 DEC 2019


Cát đang làm sụp đổ đồng bằng ở Việt Nam ra sao


Vince Beiser BBC Future 3/12/2019


 image003

Bản quyền hình ảnh Other


Một doanh nhân Nam Phi bị bắn chết và tháng Chín. Hai dân làng người Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đấu súng vào tháng Tám. Một nhà hoạt động môi trường người Mexico bị giết vào tháng Sáu.


Dù cách xa nhau hàng ngàn dặm, các vụ giết người trên có cùng nguyên nhân bất ngờ. Đó là một trong số những vụ thương vong gần nhất trong làn sóng bạo lực ngày càng gia tăng trong cuộc tranh giành một trong những tài nguyên quan trọng nhất Thế kỷ 21 nhưng ít được trân trọng nhất: đó là cát thường.


Hiện diện khắp nơi


Dù có vẻ chẳng quan trọng gì lắm, nhưng cát là thành phần quan trọng trong đời sống con người. Đó là chất liệu nguyên thủy kiến tạo nên các thành phố hiện đại. Bê tông xây thương xá, văn phòng, khu dân cư cùng với nhựa đường để làm đường sá nối các công trình đó lại với nhau, nhưng hầu như nơi nào cũng cần có cát và sỏi để kết dính các vật liệu xây dựng đó lại với nhau.


Cửa kính trên mỗi khung cửa sổ, kính chắn gió, màn hình điện thoại di động đều làm từ cát nấu chảy.


Và thậm chí cả những vi mạch điện tử làm từ silicon trong điện thoại và máy tính ta dùng - cùng với hầu như tất cả các thiết bị điện gia dụng trong nhà bạn - đều làm từ cát.


Có thể bạn sẽ hỏi, vậy vấn đề là gì? Cát bao phủ đầy hành tinh của chúng ta. Những sa mạc khổng lồ từ Sahara đến Arizona đầy những đụn cát cuồn cuộn. Bãi biển và đường bờ biển vòng quanh thế giới đều đầy cát. Ta thậm chí có thể mua túi cát tại cửa hàng vật liệu gần nhà chỉ với một mớ tiền lẻ.


Dù bạn tin hay không tin, thế giới đang đối mặt với cơn khan hiếm cát.


Nhưng sao mà ta có thể thiếu loại nguyên liệu gần như có thể tìm thấy mọi quốc gia trên trái đất và gần như vô hạn chứ?


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việc xây cất các toà nhà và đường sá cho dân cư đô thị ngày càng tăng nhanh đòi hỏi lượng cát rất lớn


image005


Cát là tài nguyên thiên nhiên bị tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới bên cạnh tài nguyên nước. Người ta sử dụng khoảng 50 tỷ tấn "cốt liệu thô" mỗi năm - đây là từ ngữ công nghiệp dùng để chỉ cát và sỏi, thường được sử dụng chung với nhau. Số lượng này dư dả để bao phủ toàn bộ Anh Quốc.


Vấn đề nằm ở loại cát mà ta sử dụng. Cát sa mạc hầu như vô dụng với con người. Con người cần một lượng cát khổng lồ để làm bê tông, nhưng cát sa mạc lại không phù hợp cho việc này. Cát sa mạc bị xói mòn bởi gió chứ không phải bởi nước, cho nên chúng quá trơn mịn, tròn nhẵn, không thể kết nối để tạo cấu trúc bê tông ổn định.


Loại cát con người cần là loại có góc cạnh, có ở dưới đáy sông, bờ sông hoặc khu vực ngập nước trên dòng sông, cũng như các loại cát ở hồ và trên bờ biển.


Nhu cầu vô hạn


Nhu cầu tiêu thụ cát quá dữ dội khắp thế giới, đến nỗi đáy sông và bờ biển đã bị khai thác cạn kiệt, và nông trại và rừng cũng bị phá tan hoang để tìm loại cát quý giá này.


Ở nhiều quốc gia, ngày càng nhiều băng nhóm tội phạm chuyển sang ngành thương mại này, sản sinh ra thị trường chợ đen chết người chuyên buôn bán cát.


"Vấn đề về cát khiến nhiều người ngạc nhiên, lẽ ra không nên như vậy," Pascal Peduzzi, nhà nghiên cứu ở Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc nhận định. "Chúng ta không thể nào cứ khai thác 50 tỷ tấn mỗi năm với bất kỳ loại chất liệu nào mà không gây ra tác động khủng khiếp với hành tinh và đời sống con người."


Nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng này là quá trình đô thị hóa chóng mặt.


Mỗi năm trôi qua, dân số trên hành tinh này lại tăng thêm, và ngày càng nhiều người chuyển từ vùng nông thôn vào sống ở thành phố, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.


Khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin, các thành phố đang mở rộng với tốc độ và quy mô lớn hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử nhân loại.


Số người sống ở các khu vực thành thị đã tăng hơn bốn lần kể từ năm 1950, lên đến khoảng 4,2 tỷ người hiện nay. Liên Hiệp Quốc dự đoán khoảng 2,5 tỷ người nữa sẽ đổ về các đô thị trong ba thập niên tới. Đó là con số tương đương với tám thành phố cỡ New York trong mỗi năm.


Để xây dựng nhà cửa cho tất cả số lượng người đó, cùng với đường sá đan xen kết nối các tòa nhà lại với nhau, cần phải có lượng cát khổng lồ.


Ở Ấn Độ, lượng cát xây dựng tiêu thụ mỗi năm đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2000, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh.


Trong thập niên này, chỉ riêng ở Trung Quốc, lượng cát tiêu thụ có vẻ như đã nhiều hơn số cát mà Hoa Kỳ sử dụng trong cả Thế kỷ 20.


Nhu cầu với một số loại cát xây dựng nhất định quá lớn đến mức Dubai, thành phố nằm bên rìa sa mạc khổng lồ, đã phải nhập khẩu cát từ Úc. Đúng như vậy: các nhà xuất khẩu từ Úc đúng nghĩa là đang bán cát cho thế giới Ả Rập.


image006


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Cát đang bị khai thác với quy mô công nghiệp tại các sông, hồ và bãi biển khắp thế giới để kịp với nhu cầu toàn cầu


Nhưng cát không chỉ được dùng cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng. Giờ đây cát đang được sử dụng ngày càng nhiều để xây dựng đất nền ngay dưới chân chúng.


Từ California đến Hong Kong, những tàu nạo vét khổng lồ với công suất mạnh chưa từng có đang hút lên hàng triệu tấn cát dưới đáy biển mỗi năm, chất đống lên ở những khu vực bờ biển để kiến tạo nền cho những nơi chưa có nền trước đó.


Trong những năm gần đây, hòn đảo hình cây cọ ở Dubai có lẽ là khối đất nhân tạo nổi tiếng nhất thế giới được xây nên từ nơi chưa từng có gì trước đó, nhưng chúng có rất nhiều những hòn đảo tương tự.


Lagos, thành phố lớn nhất ở Nigeria, đang thêm vào 9,7km2 phần đất liền mở rộng cho thành phố ở khu vực bờ biển hướng ra Đại Tây Dương.


Trung Quốc, đất nước lớn thứ tư trên thế giới về diện tích đất liền tự nhiên, đã mở rộng thêm hàng trăm dặm bờ biển, và xây hẳn nhiều hòn đảo cho các khu nghỉ dưỡng sang trọng.


Tác hại môi trường


Những bất động sản mới này rất có giá trị, nhưng nó thường đi kèm với cái giá phải trả rất đắt. Nạo vét đại dương đã hủy hoại rặng san hô ở Kenya, Vịnh Ba Tư và Floria.


Nó phá hủy môi trường sống đại dương và vùng nước đục có cát có thể gây ảnh hưởng đến sinh vật trong nước xa hơn rất nhiều so với khu vực xây dựng.


Ngư dân ở Malaysia và Campuchia nhận thấy cuộc sống họ bị hủy hoại vì tình trạng nạo vét cát.


Ở Trung Quốc, tình trạng san lấp đất đã quét sạch vùng đất ngập nước ven bờ biển, tiêu diệt môi trường sống của cá và các loài chim ven biển, đồng thời gây gia tăng tình trạng ô nhiễm nước.


Tiếp đến là Singapore, kẻ dẫn đầu thế giới trong việc san lấp mở rộng đất. Để xây dựng thêm không gian cho gần sáu triệu cư dân trên đảo, đảo quốc chen chúc người này đã mở rộng vùng lãnh thổ thêm 130 km2 trong hơn 40 năm qua, hầu hết là từ cát nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác.


Tình trạng môi trường bị hủy hoại mà các quốc gia láng giềng phải chịu lớn đến mức Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Campuchia đã cấm xuất khẩu cát đến Singapore.


Theo một nhóm nghiên cứu người Hà Lan, con người kể từ năm 1985 đến nay đã xây dựng thêm được 13.563 km2 diện tích đất nhân tạo ở các vùng biển trên thế giới - diện tích tương đương đất nước Jamaica. Hầu hết các diện tích bồi đắp nhân tạo được xây từ lượng cát khổng lồ.


Khai thác cát dùng cho bê tông và mục đích công nghiệp thậm chí còn có tính hủy diệt hơn.


Cát xây dựng hầu hết phải khai thác từ sông. Dùng bơm hút cát từ đaý sông lên rất dễ, thậm chí có thể dùng xô, và cũng dễ vận chuyển sau khi đã bơm hút đầy tàu.


Nhưng nạo vét đáy sông có thể hủy hoại môi trường sống của những sinh vật sống ở đáy sông.


Trầm tích bị khuấy lên có thể làm đục nước, khiến cá chết ngạt và chặn ánh sáng mặt trời, vốn là nguồn sống giúp các loài thủy sinh dưới nước tồn tại.


Đồng bằng Sông Cửu Long dần biến mất


Khai thác cát sông đang dần dần khiến Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam biến mất.


Nơi đây là chốn mưu sinh của khoảng 20 triệu người và đóng góp một nửa nguồn lương thực cho quốc gia này cũng như phần lớn sản lượng gạo cho các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á.


Nước biển dâng vì biến đổi khí hậu là một nguyên do khiến đồng bằng đang dần mất đi diện tích đất gần bằng 1,5 sân bóng đá mỗi ngày. Nhưng mặt khác, các nhà nghiên cứu tin rằng con người đang cướp cát khỏi đồng bằng.


Trong nhiều thế kỷ, đồng bằng đã bồi đắp phù sa từ các dãy núi ở Trung Á nhờ dòng sông Mekong.


Nhưng vài năm gần đây, ở từng quốc gia dọc theo dòng sông, các công ty khai thác cát đã bắt đầu hút số lượng cái khổng lồ khỏi đáy sông.


Theo nghiên cứu năm 2013 do ba nhà nghiên cứu Pháp thực hiện, khoảng 50 triệu tấn cát bị khai thác chỉ riêng trong năm 2011 - đủ để phủ khắp thành phố Dever với lượng cát dày khoảng 5cm.


Trong khi đó, năm con đập lớn đã được xây dựng trong những năm gần đây trên dòng sông Mekong và khoảng 12 con đập khác đang được dự kiến đưa vào xây dựng ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Những con đập này đã chặn dòng phù sa chảy về bồi đắp cho vùng đồng bằng.


Nói cách khác, dù tình trạng sạt lở tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn tiếp tục, nhưng quá trình bồi đắp phù sa tự nhiên không còn nữa.


Các nhà nghiên cứu trong Chương trình Sông Mekong Mở Rộng của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tin rằng với tình trạng này, một nửa đồng bằng này sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.


image007


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khai thác cát từ các khu mỏ dọc bờ sông ở Sri Lanka là công việc vất vả


Tình hình càng trầm trọng thêm khi tình trạng khai thác cát ở sông Mekong và các dòng sông khác ở Campuchia và Lào đã khiến bờ sông sạt lở, kéo theo đồng ruộng và nhà cửa.


Nhiều nông dân ở Myanmar cho biết tình trạng tương tự cũng đang xảy ra dọc dòng sông Ayeyarwady.


Khai thác cát sông đã gây ra thiệt hại hàng triệu đô la về cơ sở vật chất khắp thế giới. Trầm tích bị khuấy lên dưới đáy sông khiến cho hệ thống cấp nước tắc nghẽn. Và khai thác tất cả vật liệu từ bờ sông đã khiến móng cầu lộ ra và không còn gì dựa vào.


Ở Ghana, những kẻ khai thác cát đã đào quá sâu vào lòng đất đến mức chúng làm lộ cả móng của những ngôi nhà bên đồi, gây nguy cơ sập nhà.


Đây không phải chỉ là nguy cơ trên lý thuyết. Khai thác cát đã khiến một cây cầu ở Đài Loan sập vào năm 2000 và một cây cầu khác sập ở Bồ Đào Nha ngay khi một xe bus đi qua cầu, khiến 70 người thiệt mạng.


Nhu cầu với các loại cát silica có độ tinh khiết cao, dùng để chế tác thủy tinh và các sản phẩm công nghệ cao cấp như bảng năng lượng mặt trời và vi mạch máy tính cũng tăng cao.


Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên bằng phương pháp thủy lực tại Mỹ tăng cao cũng khiến nhu cầu về các loại cát tinh khiết và có độ bền cao tăng lên.


Kết quả là: hàng mẫu đất nông trại và rừng ở miền quê Wisconsin, là nơi vô tình có rất nhiều loại cát quý giá này, đã bị xẻ thịt.


̣i phạm hoành hành


Cuộc cạnh tranh giành chiếm cát đã tăng cao khốc liệt đến mức ở nhiều vùng. Băng đảng tội phạm bắt đầu tham gia vào ngành thương mại này, đào xới hàng tấn cát để bán cho thị trường chợ đen.


Ở nhiều nơi tại Châu Mỹ Latin và Châu Phi, theo các nhóm nhân quyền, trẻ em bị buộc làm nô lệ ở mỏ cát.


Các băng đảng cát qua mặt luật pháp bằng những cách mà các tổ chức phạm tội có tổ chức sử dụng - như trả tiền mua cảnh sát và quan chức tham nhũng để chúng ngang nhiên hoạt động. Và nếu cần thiết, chúng có thể tấn công và thậm chí giết những người dám ngăn cản.


image008


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhiều băng nhóm tội phạm nhận thấy khai thác cát bất hợp pháp từ các bãi biển hay mỏ cát bán cho thị trường chợ đen là ngành kinh doanh béo bở


José Luis Álvarez Flores, nhà hoạt động môi trường ở bang Chiapas miền nam Mexico, người đang vận động chống lại tình trạng khai thác cát trái phép ở dòng sông địa phương, đã bị bắn chết vào Tháng Sáu. Một tin nhắn đe dọa gia đình ông và đe dọa các nhà hoạt động khác được tìm thấy trên thi thể ông.


Hai tháng sau, cảnh sát ở bang Rajasthan, Ấn Độ, đã bị bắn khi họ cố ngăn chặn một đoàn xe đầu kéo chở cát khai thác lậu. Cuộc đấu súng sau đó khiến hai kẻ khai thác cát tử vong và hai cảnh sát nhập viện.


Vào đầu năm nay, một kẻ khai thác cát ở Nam Phi bị bắn bảy phát trong một xung đột với nhóm khai thác cát khác.


Đó chỉ là những thương vong gần nhất. Bạo lực trong ngành thương mại cát trong vài năm gần đây đã khiến nhiều người thiệt mạng ở Kenya, Gambia và Indonesia.


Ở Ấn Độ, "mafia cát" - theo báo chí địa phương gọi - đã khiến hàng trăm người bị thương và giết chết hàng chục người.


Nạn nhân trong số đó có cả một thầy giáo 81 tuổi, một nhà hoạt động 22 tuổi bị chém chết, một nhà báo bị thiêu chết và gần đây nhất là ba cảnh sát bị một xe tải chở cát cán qua.


Nhận thức về nguy hiểm gây ra do cơn khát đối với cát ngày càng thấy rõ.


Giải pháp


Một số các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm cách thay thế thế vật liệu cát sử dụng trong bê tông với các chất liệu khác, trong đó có tro bay, loại vật liệu thải ra từ nhà máy nhiệt điện đốt than; hay nhựa sợi, thậm chí vỏ quả cọ dầu nghiền nát, và vỏ trấu.


Một số khác đang phát triển các loại bê tông cần dùng ít cát hơn, trong khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu những cách hiệu quả hơn để nghiền và tái chế bê tông.


Ở nhiều quốc gia phương Tây, khai thác cát sông hầu hết đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, để cả thế giới làm theo là điều khó khăn.


"Ngăn chặn hay giảm thiểu những nguy cơ đe dọa sông ngòi sẽ đòi hỏi ngành xây dựng phải giảm dần lệ thuộc vào các loại vật liệu lấy từ sông," một báo cáo gần đây về ngành khai thác cát toàn cầu của WWF viết.


"Sự chuyển đổi xã hội này cũng tương tự những đòi hỏi cần thực hiện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, và sẽ buộc phải thay đổi cách nhận thức về sông ngòi và cát, và thay đổi cả cách thiết kế và xây dựng các thành phố."


Mette Bendixen, nhà nghiên cứu địa chất bờ biển tại Đại học Colorado, là một trong ngày số các học giả đang kêu gọi Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hành động nhiều hơn để giới hạn những đe dọa từ tình trạng khai thác cát.


"Chúng ta nên có chương trình giám sát," Bendixen nói. "Cần có thêm sự quản lý vì hiện tại tình trạng này không hề được quản lý gì cả."


Hiện thời, không ai biết chính xác bao nhiêu cát đang được đào lên từ lòng đất, cũng không ai biết chúng khai thác ở đâu, trong tình trạng ra sao. Hầu hết hoạt động khai thác cát không được ghi nhận.


"Chúng tôi chỉ biết rằng," Bendixen nói, "khi ngày càng có nhiều người, ta sẽ càng cần nhiều cát."


Một doanh nhân Nam Phi bị bắn chết và tháng Chín. Hai dân làng người Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đấu súng vào tháng Tám. Một nhà hoạt động môi trường người Mexico bị giết vào tháng Sáu.


Dù cách xa nhau hàng ngàn dặm, các vụ giết người trên có cùng nguyên nhân bất ngờ. Đó là một trong số những vụ thương vong gần nhất trong làn sóng bạo lực ngày càng gia tăng trong cuộc tranh giành một trong những tài nguyên quan trọng nhất Thế kỷ 21 nhưng ít được trân trọng nhất: đó là cát thường.


Hiện diện khắp nơi


Dù có vẻ chẳng quan trọng gì lắm, nhưng cát là thành phần quan trọng trong đời sống con người. Đó là chất liệu nguyên thủy kiến tạo nên các thành phố hiện đại. Bê tông xây thương xá, văn phòng, khu dân cư cùng với nhựa đường để làm đường sá nối các công trình đó lại với nhau, nhưng hầu như nơi nào cũng cần có cát và sỏi để kết dính các vật liệu xây dựng đó lại với nhau.


Cửa kính trên mỗi khung cửa sổ, kính chắn gió, màn hình điện thoại di động đều làm từ cát nấu chảy.


Và thậm chí cả những vi mạch điện tử làm từ silicon trong điện thoại và máy tính ta dùng - cùng với hầu như tất cả các thiết bị điện gia dụng trong nhà bạn - đều làm từ cát.


Có thể bạn sẽ hỏi, vậy vấn đề là gì? Cát bao phủ đầy hành tinh của chúng ta. Những sa mạc khổng lồ từ Sahara đến Arizona đầy những đụn cát cuồn cuộn. Bãi biển và đường bờ biển vòng quanh thế giới đều đầy cát. Ta thậm chí có thể mua túi cát tại cửa hàng vật liệu gần nhà chỉ với một mớ tiền lẻ.


Dù bạn tin hay không tin, thế giới đang đối mặt với cơn khan hiếm cát.


Nhưng sao mà ta có thể thiếu loại nguyên liệu gần như có thể tìm thấy mọi quốc gia trên trái đất và gần như vô hạn chứ?


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việc xây cất các toà nhà và đường sá cho dân cư đô thị ngày càng tăng nhanh đòi hỏi lượng cát rất lớn


Cát là tài nguyên thiên nhiên bị tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới bên cạnh tài nguyên nước. Người ta sử dụng khoảng 50 tỷ tấn "cốt liệu thô" mỗi năm - đây là từ ngữ công nghiệp dùng để chỉ cát và sỏi, thường được sử dụng chung với nhau. Số lượng này dư dả để bao phủ toàn bộ Anh Quốc.


Vấn đề nằm ở loại cát mà ta sử dụng. Cát sa mạc hầu như vô dụng với con người. Con người cần một lượng cát khổng lồ để làm bê tông, nhưng cát sa mạc lại không phù hợp cho việc này. Cát sa mạc bị xói mòn bởi gió chứ không phải bởi nước, cho nên chúng quá trơn mịn, tròn nhẵn, không thể kết nối để tạo cấu trúc bê tông ổn định.


Loại cát con người cần là loại có góc cạnh, có ở dưới đáy sông, bờ sông hoặc khu vực ngập nước trên dòng sông, cũng như các loại cát ở hồ và trên bờ biển.


Nhu cầu vô hạn


Nhu cầu tiêu thụ cát quá dữ dội khắp thế giới, đến nỗi đáy sông và bờ biển đã bị khai thác cạn kiệt, và nông trại và rừng cũng bị phá tan hoang để tìm loại cát quý giá này.


Ở nhiều quốc gia, ngày càng nhiều băng nhóm tội phạm chuyển sang ngành thương mại này, sản sinh ra thị trường chợ đen chết người chuyên buôn bán cát.


"Vấn đề về cát khiến nhiều người ngạc nhiên, lẽ ra không nên như vậy," Pascal Peduzzi, nhà nghiên cứu ở Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc nhận định. "Chúng ta không thể nào cứ khai thác 50 tỷ tấn mỗi năm với bất kỳ loại chất liệu nào mà không gây ra tác động khủng khiếp với hành tinh và đời sống con người."


Nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng này là quá trình đô thị hóa chóng mặt.


Mỗi năm trôi qua, dân số trên hành tinh này lại tăng thêm, và ngày càng nhiều người chuyển từ vùng nông thôn vào sống ở thành phố, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.


Khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin, các thành phố đang mở rộng với tốc độ và quy mô lớn hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử nhân loại.


Số người sống ở các khu vực thành thị đã tăng hơn bốn lần kể từ năm 1950, lên đến khoảng 4,2 tỷ người hiện nay. Liên Hiệp Quốc dự đoán khoảng 2,5 tỷ người nữa sẽ đổ về các đô thị trong ba thập niên tới. Đó là con số tương đương với tám thành phố cỡ New York trong mỗi năm.


Để xây dựng nhà cửa cho tất cả số lượng người đó, cùng với đường sá đan xen kết nối các tòa nhà lại với nhau, cần phải có lượng cát khổng lồ.


Ở Ấn Độ, lượng cát xây dựng tiêu thụ mỗi năm đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2000, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh.


Trong thập niên này, chỉ riêng ở Trung Quốc, lượng cát tiêu thụ có vẻ như đã nhiều hơn số cát mà Hoa Kỳ sử dụng trong cả Thế kỷ 20.


Nhu cầu với một số loại cát xây dựng nhất định quá lớn đến mức Dubai, thành phố nằm bên rìa sa mạc khổng lồ, đã phải nhập khẩu cát từ Úc. Đúng như vậy: các nhà xuất khẩu từ Úc đúng nghĩa là đang bán cát cho thế giới Ả Rập.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Cát đang bị khai thác với quy mô công nghiệp tại các sông, hồ và bãi biển khắp thế giới để kịp với nhu cầu toàn cầu


Nhưng cát không chỉ được dùng cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng. Giờ đây cát đang được sử dụng ngày càng nhiều để xây dựng đất nền ngay dưới chân chúng.


Từ California đến Hong Kong, những tàu nạo vét khổng lồ với công suất mạnh chưa từng có đang hút lên hàng triệu tấn cát dưới đáy biển mỗi năm, chất đống lên ở những khu vực bờ biển để kiến tạo nền cho những nơi chưa có nền trước đó.


Trong những năm gần đây, hòn đảo hình cây cọ ở Dubai có lẽ là khối đất nhân tạo nổi tiếng nhất thế giới được xây nên từ nơi chưa từng có gì trước đó, nhưng chúng có rất nhiều những hòn đảo tương tự.


Lagos, thành phố lớn nhất ở Nigeria, đang thêm vào 9,7km2 phần đất liền mở rộng cho thành phố ở khu vực bờ biển hướng ra Đại Tây Dương.


Trung Quốc, đất nước lớn thứ tư trên thế giới về diện tích đất liền tự nhiên, đã mở rộng thêm hàng trăm dặm bờ biển, và xây hẳn nhiều hòn đảo cho các khu nghỉ dưỡng sang trọng.


Tác hại môi trường


Những bất động sản mới này rất có giá trị, nhưng nó thường đi kèm với cái giá phải trả rất đắt. Nạo vét đại dương đã hủy hoại rặng san hô ở Kenya, Vịnh Ba Tư và Floria.


Nó phá hủy môi trường sống đại dương và vùng nước đục có cát có thể gây ảnh hưởng đến sinh vật trong nước xa hơn rất nhiều so với khu vực xây dựng.


Ngư dân ở Malaysia và Campuchia nhận thấy cuộc sống họ bị hủy hoại vì tình trạng nạo vét cát.


Ở Trung Quốc, tình trạng san lấp đất đã quét sạch vùng đất ngập nước ven bờ biển, tiêu diệt môi trường sống của cá và các loài chim ven biển, đồng thời gây gia tăng tình trạng ô nhiễm nước.


Tiếp đến là Singapore, kẻ dẫn đầu thế giới trong việc san lấp mở rộng đất. Để xây dựng thêm không gian cho gần sáu triệu cư dân trên đảo, đảo quốc chen chúc người này đã mở rộng vùng lãnh thổ thêm 130 km2 trong hơn 40 năm qua, hầu hết là từ cát nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác.


Tình trạng môi trường bị hủy hoại mà các quốc gia láng giềng phải chịu lớn đến mức Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Campuchia đã cấm xuất khẩu cát đến Singapore.


Theo một nhóm nghiên cứu người Hà Lan, con người kể từ năm 1985 đến nay đã xây dựng thêm được 13.563 km2 diện tích đất nhân tạo ở các vùng biển trên thế giới - diện tích tương đương đất nước Jamaica. Hầu hết các diện tích bồi đắp nhân tạo được xây từ lượng cát khổng lồ.


Khai thác cát dùng cho bê tông và mục đích công nghiệp thậm chí còn có tính hủy diệt hơn.


Cát xây dựng hầu hết phải khai thác từ sông. Dùng bơm hút cát từ đaý sông lên rất dễ, thậm chí có thể dùng xô, và cũng dễ vận chuyển sau khi đã bơm hút đầy tàu.


Nhưng nạo vét đáy sông có thể hủy hoại môi trường sống của những sinh vật sống ở đáy sông.


Trầm tích bị khuấy lên có thể làm đục nước, khiến cá chết ngạt và chặn ánh sáng mặt trời, vốn là nguồn sống giúp các loài thủy sinh dưới nước tồn tại.


Đồng bằng Sông Cửu Long dần biến mất


Khai thác cát sông đang dần dần khiến Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam biến mất.


Nơi đây là chốn mưu sinh của khoảng 20 triệu người và đóng góp một nửa nguồn lương thực cho quốc gia này cũng như phần lớn sản lượng gạo cho các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á.


Nước biển dâng vì biến đổi khí hậu là một nguyên do khiến đồng bằng đang dần mất đi diện tích đất gần bằng 1,5 sân bóng đá mỗi ngày. Nhưng mặt khác, các nhà nghiên cứu tin rằng con người đang cướp cát khỏi đồng bằng.


Trong nhiều thế kỷ, đồng bằng đã bồi đắp phù sa từ các dãy núi ở Trung Á nhờ dòng sông Mekong.


Nhưng vài năm gần đây, ở từng quốc gia dọc theo dòng sông, các công ty khai thác cát đã bắt đầu hút số lượng cái khổng lồ khỏi đáy sông.


Theo nghiên cứu năm 2013 do ba nhà nghiên cứu Pháp thực hiện, khoảng 50 triệu tấn cát bị khai thác chỉ riêng trong năm 2011 - đủ để phủ khắp thành phố Dever với lượng cát dày khoảng 5cm.


Trong khi đó, năm con đập lớn đã được xây dựng trong những năm gần đây trên dòng sông Mekong và khoảng 12 con đập khác đang được dự kiến đưa vào xây dựng ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Những con đập này đã chặn dòng phù sa chảy về bồi đắp cho vùng đồng bằng.


Nói cách khác, dù tình trạng sạt lở tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn tiếp tục, nhưng quá trình bồi đắp phù sa tự nhiên không còn nữa.


Các nhà nghiên cứu trong Chương trình Sông Mekong Mở Rộng của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tin rằng với tình trạng này, một nửa đồng bằng này sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khai thác cát từ các khu mỏ dọc bờ sông ở Sri Lanka là công việc vất vả


Tình hình càng trầm trọng thêm khi tình trạng khai thác cát ở sông Mekong và các dòng sông khác ở Campuchia và Lào đã khiến bờ sông sạt lở, kéo theo đồng ruộng và nhà cửa.


Nhiều nông dân ở Myanmar cho biết tình trạng tương tự cũng đang xảy ra dọc dòng sông Ayeyarwady.


Khai thác cát sông đã gây ra thiệt hại hàng triệu đô la về cơ sở vật chất khắp thế giới. Trầm tích bị khuấy lên dưới đáy sông khiến cho hệ thống cấp nước tắc nghẽn. Và khai thác tất cả vật liệu từ bờ sông đã khiến móng cầu lộ ra và không còn gì dựa vào.


Ở Ghana, những kẻ khai thác cát đã đào quá sâu vào lòng đất đến mức chúng làm lộ cả móng của những ngôi nhà bên đồi, gây nguy cơ sập nhà.


Đây không phải chỉ là nguy cơ trên lý thuyết. Khai thác cát đã khiến một cây cầu ở Đài Loan sập vào năm 2000 và một cây cầu khác sập ở Bồ Đào Nha ngay khi một xe bus đi qua cầu, khiến 70 người thiệt mạng.


Nhu cầu với các loại cát silica có độ tinh khiết cao, dùng để chế tác thủy tinh và các sản phẩm công nghệ cao cấp như bảng năng lượng mặt trời và vi mạch máy tính cũng tăng cao.


Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên bằng phương pháp thủy lực tại Mỹ tăng cao cũng khiến nhu cầu về các loại cát tinh khiết và có độ bền cao tăng lên.


Kết quả là: hàng mẫu đất nông trại và rừng ở miền quê Wisconsin, là nơi vô tình có rất nhiều loại cát quý giá này, đã bị xẻ thịt.


̣i phạm hoành hành


Cuộc cạnh tranh giành chiếm cát đã tăng cao khốc liệt đến mức ở nhiều vùng. Băng đảng tội phạm bắt đầu tham gia vào ngành thương mại này, đào xới hàng tấn cát để bán cho thị trường chợ đen.


Ở nhiều nơi tại Châu Mỹ Latin và Châu Phi, theo các nhóm nhân quyền, trẻ em bị buộc làm nô lệ ở mỏ cát.


Các băng đảng qua mặt luật pháp bằng những cách mà các tổ chức phạm tội có tổ chức sử dụng - như trả tiền mua cảnh sát và quan chức tham nhũng để chúng ngang nhiên hoạt động. Và nếu cần thiết, chúng có thể tấn công và thậm chí giết những người dám ngăn cản.


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhiều băng nhóm tội phạm nhận thấy khai thác cát bất hợp pháp từ các bãi biển hay mỏ cát bán cho thị trường chợ đen là ngành kinh doanh béo bở


José Luis Álvarez Flores, nhà hoạt động môi trường ở bang Chiapas miền nam Mexico, người đang vận động chống lại tình trạng khai thác cát trái phép ở dòng sông địa phương, đã bị bắn chết vào Tháng Sáu. Một tin nhắn đe dọa gia đình ông và đe dọa các nhà hoạt động khác được tìm thấy trên thi thể ông.


Hai tháng sau, cảnh sát ở bang Rajasthan, Ấn Độ, đã bị bắn khi họ cố ngăn chặn một đoàn xe đầu kéo chở cát khai thác lậu. Cuộc đấu súng sau đó khiến hai kẻ khai thác cát tử vong và hai cảnh sát nhập viện.


Vào đầu năm nay, một kẻ khai thác cát ở Nam Phi bị bắn bảy phát trong một xung đột với nhóm khai thác cát khác.


Đó chỉ là những thương vong gần nhất. Bạo lực trong ngành thương mại cát trong vài năm gần đây đã khiến nhiều người thiệt mạng ở Kenya, Gambia và Indonesia.


Ở Ấn Độ, "mafia cát" - theo báo chí địa phương gọi - đã khiến hàng trăm người bị thương và giết chết hàng chục người.


Nạn nhân trong số đó có cả một thầy giáo 81 tuổi, một nhà hoạt động 22 tuổi bị chém chết, một nhà báo bị thiêu chết và gần đây nhất là ba cảnh sát bị một xe tải chở cát cán qua.


Nhận thức về nguy hiểm gây ra do cơn khát đối với cát ngày càng thấy rõ.


Giải pháp


Một số các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm cách thay thế thế vật liệu cát sử dụng trong bê tông với các chất liệu khác, trong đó có tro bay, loại vật liệu thải ra từ nhà máy nhiệt điện đốt than; hay nhựa sợi, thậm chí vỏ quả cọ dầu nghiền nát, và vỏ trấu.


Một số khác đang phát triển các loại bê tông cần dùng ít cát hơn, trong khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu những cách hiệu quả hơn để nghiền và tái chế bê tông.


Ở nhiều quốc gia phương Tây, khai thác cát sông hầu hết đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, để cả thế giới làm theo là điều khó khăn.


"Ngăn chặn hay giảm thiểu những nguy cơ đe dọa sông ngòi sẽ đòi hỏi ngành xây dựng phải giảm dần lệ thuộc vào các loại vật liệu lấy từ sông," một báo cáo gần đây về ngành khai thác cát toàn cầu của WWF viết.


"Sự chuyển đổi xã hội này cũng tương tự những đòi hỏi cần thực hiện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, và sẽ buộc phải thay đổi cách nhận thức về sông ngòi và cát, và thay đổi cả cách thiết kế và xây dựng các thành phố."


Mette Bendixen, nhà nghiên cứu địa chất bờ biển tại Đại học Colorado, là một trong ngày số các học giả đang kêu gọi Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hành động nhiều hơn để giới hạn những đe dọa từ tình trạng khai thác cát.


"Chúng ta nên có chương trình giám sát," Bendixen nói. "Cần có thêm sự quản lý vì hiện tại tình trạng này không hề được quản lý gì cả."


Hiện thời, không ai biết chính xác bao nhiêu cát đang được đào lên từ lòng đất, cũng không ai biết chúng khai thác ở đâu, trong tình trạng ra sao. Hầu hết hoạt động khai thác cát không được ghi nhận.


"Chúng tôi chỉ biết rằng," Bendixen nói, "khi ngày càng có nhiều người, ta sẽ càng cần nhiều cát."
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16090)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14719)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21460)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17151)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15548)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15399)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 13936)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15273)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13693)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14067)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15242)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16094)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17816)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17626)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18120)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17151)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23052)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)