Bài học Đạo đức từ câu chuyện "81 hài cốt" đến câu chuyện pho tượng mẫu "Thương Tiếc" ở Little Saigon

09 Tháng Mười Một 20194:27 CH(Xem: 10573)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 09 NOV 2019


image001


Bài học Đạo đức từ câu chuyện "81 hài cốt" đến câu chuyện pho tượng mẫu "Thương Tiếc" ở Little Saigon


Ngụ ngôn Việt: "Bạc như Dân, bất nhân như Lính".


image004

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA ONLINE

7/11/2019


"Bài học mẫu về Đạo Đức"


*


Chỉ trong vòng nửa tháng, Little Sàgon, thủ phủ của người Việt Nam tị nạn bao trùm làn khí lạnh từ bên kia thế giới, phủ lên tâm trạng những người di dân Việt Nam đã và đang sinh sống an lành mấy thập niên ở miền nam California.


Có những gì mâu thuẫn chăng giữa thái độ vừa "nhiệt tình thương xót" vừa "hờ hững lạnh lùng", khi cộng đồng dân chúng người Mỹ gốc Việt ở đây, thành phố Westminster, đón nhận những tin tức, những buổi lễ trang nghiêm, tác động mạnh mẽ vào cảm xúc sâu xa ẩn dấu từ trong quá khứ lẫn hiện tại về người Lính, về hài cốt người Lính VNCH thân thương của họ. 


Chưa hết, câu chuyện "81 hài cốt Nhẩy dù" chưa dứt âm hưởng, pho tượng mẫu "Thương Tiếc" và "39 tấm thân chết cóng trong thùng xe tải đông lạnh" lại kéo đến dồn dập.


Câu chuyện "81 hài cốt Nhẩy dù" kể lại một Đại đội lính Nhẩy dù của Quân đội VNCH trước năm 1975, tập trung trên chiếc vận tải cơ C-123, phi vụ hành quân dưới sự điều khiển của 4 người Mỹ phi hành đoàn, bay vào vùng rừng núi miền Trung Việt Nam vào cuối năm 1965, chuẩn bị thả họ xuống để thực hiện một sứ mạng quân sự. Trên chiếc vận tải cơ đó, những người lính dù từ cái đuôi của máy bay trên không gian bao la, bay xuống, cái nút dù bung ra, và tay súng sẵn sàng tác chiến khi chạm mặt đất.


Trong chiến dịch hành quân của Đại đội 72, Tiểu đoàn 7 Nhẩy dù, một trong các tiểu đoàn dù tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa lừng danh ở Đông Nam Á vào thời ấy, chiếc C-123 chở họ chưa kịp thi hành sứ mạng, đã bị bắn rơi.


Tin tức sơ khởi cho biết phi vụ hoàn toàn mất tích khi bay vào không gian rừng núi bạt ngàn vùng cao nguyên Phú Bổn giáp ranh Tuy Hòa. Sự kiện này hầu như không thấy công bố trong luồng tin tức chiến sự ở miền Nam Việt Nam, nhưng người Mỹ không bỏ qua, họ lầm lũi đi tìm xác đồng đội, 4 người Mỹ phi hành đoàn.


Sau nhiều năm truy tầm chiếc Vận tải cơ C-123 lâm nạn, họ đã tìm thấy chiếc C-123 tan nát từng mảnh ở vùng rừng núi tỉnh Phú Bổn, người Mỹ không chỉ thu nhặt 4 xác có dấu tích quân đội Mỹ, họ còn thu nhặt được 81 bộ xương cốt nát vụn rải rác chung quanh mảnh vỡ chiếc C-123. Năm 1986, tất cả các hài cốt những người lính Việt mà người Mỹ không biết tung tích được trộn chung vào một thùng sắt đóng kín, cùng với 4 bộ hài cốt phi hành đoàn Mỹ chuyển về Hawaii. 


image006


Tại phòng thí nghiệm POW/MIA ở Hawaii, các chuyên viên DNA đã xác định được tông tích huyết thống và tìm ra danh tánh 4 phi hành đoàn. Bốn quân nhân Mỹ hy sinh đã được an táng trọng thể tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Còn 81 hài cốt không biết tên vẫn nằm yên trong thùng sắt.


Tưởng cũng nên vài dòng về chiếc C-123, con chim sắt gắn liền với vận mạng sinh tử của người  lính và phi hành đoàn trong những cuộc hành quân nhẩy dù hoặc tiếp tế. Đó là chiếc vận tải cơ hoàn hảo, bền bỉ và rất quen thuộc thực hiện các phi vụ hành quân ngày và đêm. Vỏ của C-123 tham gia chiến trường Việt Nam thường sơn màu xanh ô liu rằn ri loang lổ, hai cánh quạt hai bên cánh và các họng đại liên sẵn sàng phun rồng lửa đạn. C-123 có khả năng bay mọi thời tiết, lên xuống dễ dàng ở phi đạo ngắn, gồ ghề lồi lõm, trên nguyên tắc chở được 60 lính trang bị đầy đủ đạn dược, hơn mười ngàn tấn đạn dược, lương thực, thả dù tiếp tế chính xác cho các đơn vị bạn dưới đất. Trong hàng ngàn phi vụ của C-123 ở Việt Nam, ít thấy phi vụ nào bị sự cố hỏng hóc trên không do máy bay. C-123 Provider được sử dụng liên tục trong chiến tranh Việt Nam từ 1955-1975.


Đối với người Lính trong binh chủng nhẩy dù, trước khi ra trận, họ đã được huấn luyện kỹ lưỡng cách nhẩy dù và tác chiến từ trên không xuống đất. Chiến thuật và kỹ thuật nhẩy dù tác chiến gần như cơm bữa đối với các sư đoàn dù thiện chiến của đồng minh trong thế chiến thứ II, và trong cuộc chiến Việt Nam, người Mỹ thường gọi là Vietnam War,  Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng có những đại đội, tiểu đoàn dù thiện chiến như  vậy.


Thông thường, trước khi người lính ra trận, trận liệt đã được các vị chỉ huy hoạch định từng chi tiết trên sa bàn. Đó là tham mưu chiến thuật trên lý thuyết, thực tế diễn ra đôi khi phải tùy thuộc vào cách ứng xử tài năng của vị chỉ huy trực tiếp ở trận tiền và lòng gan dạ phi thường của những người lính. Tất nhiên, không thể không tránh được sai lầm trong hành quân tác chiến.


image006

C-123K (54-0688) of the 315th TAW photographed during engine maintenance at Tan Son Nhut AB, Vietnam in 1969. Photo: Tom Hildreth


image009

C-123 Provider lỗ chỗ dấu tích của đạn phòng không.


**


Có nhiều chi tiết kỹ thuật về thời điểm chiếc C-123 bị bắn rơi vào cuối năm 1965.


Ngày 8/3/1965, ngày Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ vào bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng chính thức mở màn cuộc chiến tranh Vietnam War, với tất cả các loại vũ khí tối tân nhất được chế tạo phục vụ cho chiến trường nhiệt đới Đông Nam Á.


Trong chiến cuộc Việt Nam, bắt đầu từ năm 1965, phi trường Tân Sơn Nhất là bộ tư lệnh không quân của Mỹ, các hoạt động phi hành diễn ra liên tục ngày và đêm, từng phút, từng giờ, hàng trăm lượt máy bay các loại lên xuống, ưu tiên hàng đầu của phi đạo phải dành cho các chiến đấu cơ, vận tải cơ và trực thăng hành quân, đó là một phi trường tấp nập nhất thế giới thời bấy giờ.


Năm 1986, khi thu nhặt được toàn bộ hài cốt và các mảnh vỡ mang về nghiên cứu vì sao chiếc C-123 bị rơi do sự cố hỏng hóc hay bị đạn phòng không bắn rơi, các chuyên viên Mỹ đã chuyển tất cả mọi di vật lẫn hài cốt qua Bangkok Thái Lan, rồi chuyển về Hawaii.


Chủng loại vũ khí nào ở vùng rừng núi Phú Bổn-Tuy Hòa đã bắn rơi chiếc C-123 đang bay ở độ cao bình thường, hoặc đang ở độ cao nhẩy dù vào cuối năm 1965. Đây thuộc về lãnh vực quân sự và vũ khí, bài viết này không đề cập tới.


Năm 1965, khi nghe tin chiếc C-123 bị bắn rơi và mất tích, bộ Tham mưu của Hoa Kỳ có thông báo hay không thông báo cho Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội VNCH về số quân nhân nhẩy dù bị tử nạn. Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội VNCH có biết việc này hay không biết? Hay biết mà bỏ qua? Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 nhẩy dù phải biết đầy đủ tên tuổi lính của mình, Đại đội 72 đã biệt tích hay hy sinh lúc nào, phải báo cáo lên bộ Tư lệnh nhẩy dù.


Quân trang cá nhân, súng đạn, thậm chí thẻ bài, chiếc thẻ bài khó bao giờ bị nát. Vì sao người Mỹ không báo cho Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH hay có báo? Nếu có, Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH có cho thám kích đi tìm hài cốt Đại đội 72 Nhẩy dù hay không?


Có lẽ trên đây là những câu hỏi khó trả lời, khi tình hình chiến sự và chính trị ở miền Nam Việt Nam dạo ấy đang bước vào giai đoạn mới. Quân Mỹ bắt đầu tràn ngập chiến trường, khốc liệt với những trận so tài giữa Quân đội Mỹ và Bộ đội quân Giải phóng miền Nam, Bộ đội quân chính quy cộng sản Bắc Việt.


Vào năm 1965, Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH còn đang củng cố sau biến cố 1/11/1963, các chính phủ VNCH liên tục thay đổi, các chính trị gia đang bận đầu về cái ghế chính trị, ngoài chiến trường đang dồn dập với những biến chuyển quân sự, trong lúc sân khấu chính trị hậu phương Sàigon rơi vào cảnh hỗn mang.


Cho nên không có gì ngạc nhiên vì sao tung tích 81 lính nhẩy dù Việt lại được cất dấu một thời gian dài, nếu không có sự ưu tư, tìm hiểu của Thượng nghị sĩ Jim Webb, một cựu chiến binh trong binh chủng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, từng đổ mồ hôi xương máu ở chiến trường Việt Nam. Ông đã tìm cách khôi phục lại khúc bi tráng của người Lính Việt trong chiến tranh. Thiên anh hùng ca người Lính Việt  được cất lên, như một trích đoạn ngắn trong vở trường thiên đại bi kịch "Khi đồng minh tháo chạy, bỏ rơi và hất VNCH xuống Biển Đông"; ông Webb đã chứng minh Bài học Đạo đức của con người đối với người Lính luôn luôn phải được nhắc nhở. Đừng vội quên.


***


Ngày 26 tháng 10 năm 2019 tại Little Sàigon, thủ phủ của người Việt tị nạn, thành phố Westminster, hài cốt và linh hồn của 81 người lính Đại đội 72, Tiểu đoàn 7 nhẩy dù đã "sống lại". Những tấm lòng trách nhiệm và đạo đức của người Mỹ đã mang hài cốt của họ về với đồng hương của họ.  Hơn 2000 đồng hương và đồng đội đón 81 hài cốt như một ca khúc khải hoàn. Vinh danh và An táng. Công lao lớn dành cho Thượng nghị sĩ Jim Webb.


Trong buổi lễ cực kỳ trang trọng đầy đủ nghi thức quân cách Hoa Kỳ, hàng ngàn người Việt -công dân Hoa Kỳ đứng quanh tượng đài chiến sĩ Mỹ- Việt. Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Richard Spencer nói: “Họ đã được đồng minh vinh danh và an táng đúng cách”. An táng đúng cách tại Nghĩa trang Westminster Memorianl Park.


TNS Thomas J. Umberg nói: “Những người lính này cùng lực lượng vũ trang Hoa Kỳ chiến đấu như những người anh em, tuy họ vô danh, nhưng với những nỗ lực của họ, họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. Họ sẽ được ghi nhớ vì lòng danh dự, nhân phẩm, sự hy sinh, và tinh thần chiến đấu anh dũng cho tự do.”


81 hài cốt Nhẩy dù có là những người lính vô danh không? Xin thưa: Không. Họ có thẻ bài, họ có quân số của Đại đội 72 Tiểu đoàn 7 Nhẩy dù trong Quân lực VNCH, họ có căn cước của người lính miền nam Việt Nam, họ không phải là lính vô danh, lính vô danh là lính đánh thuê, họ là đồng minh sát cánh với Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War), họ có chính nghĩa và chiến đấu cho chính nghĩa VNCH.


 “Các Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 8 đã đi trước, còn riêng Tiểu đoàn 7 ở lại, đợi một vụ chuyển quân (airlift) từ Pleiku về Tuy Hòa để tham dự Chiến dịch Thần Phong 11 thì tất cả 81 người thuộc Đại đội 72 tử nạn vào ngày 11/12/1965.” Họ là những người sống sót trong trận Đồng Xoài vào 6/1965, cộng thêm quân số mới của Tiểu đoàn 3". (1)


“Những mảng xương và những món đồ cá nhân của họ đã được thu thập, tất cả hài cốt đã trộn lẫn vào nhau để có thể đưa vào trong một quan tài và được chuyển đến Bankok, Thái Lan. Những quân nhân Mỹ đã được xác định danh tính bằng phương pháp thử nghiệm DNA và được an táng chu đáo".


“Thế nhưng đối với những người lính VNCH vì họ không có tên trong bản kê khai trên chuyến bay nên vào năm 1986 hài cốt của họ được gửi tới phòng thí nghiệm POW/MIA ở Hawaii và đã được cất giữ tại đó suốt 33 năm qua.


“Đã hai lần nhà cầm quyền Hà Nội từ chối nhận những hài cốt này để an táng tại Việt Nam, và vì họ cũng không phải là công dân hay quân nhân Hoa Kỳ nên cũng không có cách nào khác để vinh danh và chôn cất họ tại Hoa Kỳ.”


“Họ là những người lính vô danh và thực sự là những người vô tổ quốc sau khi họ đã chiến đấu và hy sinh cho một đất nước mà hiện nay đã không còn.”


“Chúng ta có thể không bao giờ biết những hài cốt này là ai, chỉ biết họ là những đồng minh của chúng ta.” (2)


Thưa các ông Jim Webb,  Richard Spencer, Thomas J. Umberg, “Họ là những người lính vô danh và thực sự là những người vô tổ quốc sau khi họ đã chiến đấu và hy sinh cho một đất nước mà hiện nay đã không còn.” Chúng tôi thật là đau đớn.


Trong bài viết này tác giả không luận bàn về khía cạnh chính trị, Thượng nghị sĩ Jim Webb đã hai lần gặp Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, hai lần ông đưa ra đề nghị an táng 81 hài cốt ở Việt Nam (có lẽ ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa), nhưng bị từ chối. Vì sao chính phủ Việt Nam từ chối? Tác giả bài viết hy vọng một ngày không xa, câu hỏi này sẽ được VN trả lời, nhưng chúng tôi cũng thật là đau đớn.


Câu chuyện 81 hài cốt Nhẩy dù VNCH trở thành "Bài học mẫu về Đạo Đức",  không chỉ truyền đạt niềm xúc động trong cá nhân tác giả, mà trong hàng triệu người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ, và trong cả những người Việt Nam một thời xa xưa khác chiến tuyến bên kia bờ Thái bình dương.


image011

Phi vụ định mệnh C-123 từ Pleiku bay đến Phú Bổn - Tuy Hòa và mất tích ngày 11/12/1965. Bản đồ có tính minh họa.


image013

Bản đồ có tính minh họa cao nguyên miền Trung Việt Nam trích từ Mapcarta.


Một số hình ảnh trong buổi lễ Vinh danh và An táng ở tượng đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ, Nghĩa trang Westminster Memorial Park, Quận cam nam California ngày 26/10/2019


image015

Những quân nhân Hoa Kỳ và các cựu quân nhân VNCH cử hành nghi lễ truy điệu trước quan tài duy nhất gom cất 81 hài cốt trong lúc ngọn lửa thiêng bùng cháy đỏ rực. Ảnh LKT


 image017

Thượng nghị sĩ Jim Webb phát biểu trước quan tài 81 hài cốt Nhẩy dù VNCH. Ảnh LKT


 image019

Thượng nghị sĩ Jim Webb giơ tay chào mọi người trong lúc phát biểu. Ảnh LKT


image021

Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Richard Spencer phát biểu. Ảnh LKT


image023

Một thân nhân đeo khăn tang trắng mang bức ảnh người Lính Nhẩy dù run rẩy đến đặt lên quan tài 81 hài cốt phủ lá cờ vàng. Ảnh LKT


image025

Quan tài được các cựu chiến hữu Nhẩy dù hộ tống - di chuyển về an nghỉ ở Nghĩa trang Westminster Memorial Park, Quận Cam nam California. Ảnh LKT


image027

Các cựu Quân nhân Nhẩy dù VNCH chào vĩnh biệt 81 chiến hữu. Ảnh Nguyễn Thiện Cơ.

image028

Mộ chí 81 người lính Nhẩy dù Việt Nam Cộng Hòa tại nghĩa trang Westminster Memorial Park ngày 26/10/2019. Ảnh Đặng Trần Hoa.


"Bài học thứ hai về Đạo Đức"


 image029

Đứng giữa pho tượng mẫu "Thương Tiếc" của Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu từ Việt Nam gởi tặng là Dân biểu Alan Lowenthal và ông Nguyễn Đạc Thành ở hội trường Việt Báo hôm 03/11/2019. Ảnh LKT


 


*


Đã 44 năm làn sóng di dân Việt tỏa ra khắp thế giới, riêng tại Hoa Kỳ với hơn 1 triệu người nay đã trở thành tập thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt, hầu hết đã an cư lạc nghiệp, rất nhiều người giầu có, con cháu thành đạt, tạo ra nhiều sự nghiệp vang danh.


Câu chuyện từ quá khứ cách đây 44 năm được sống lại ở Little Saigon, do ông Dân biểu liên bang Alan Lowenthal mang pho tượng mẫu "Thương Tiếc" nhỏ, cao chỉ độ 4 tấc đến"triển lãm" ở hội trường nhật báo Việt Báo trên đường Moran, Tp Westminster vào hôm 03/11/2019.


Pho tượng mang tên "Thương Tiếc", "một biểu tượng, một di tích về nguồn cội lịch sử hy sinh của những người Lính VNCH" đặt bệ vệ trước cổng Nghĩa trang Quân đội Biên hòa đã "mất tích" vào ngày 30/4/1975, ngày Bộ đội Giải phóng và bộ đội Bắc Việt kéo đoàn quân vào Sàigon.


Thư mời của Dân biểu liên bang Alan Lowenthal viết: Trân trọng kính mời Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí và Cộng Đồng Người Việt đến tham dự buổi triển lãm đặc biệt pho tượng mẫu tượng "Thương Tiếc".


Thật ra, pho tượng mẫu "Thương Tiếc" không dừng lại ở cuộc "triển lãm" theo nghĩa đen. Trong cuộc họp báo, ban chủ tọa không nói sâu, nói nhiều về pho tượng. Gần như trong thời lượng khá dài, ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ tịch hội Vietnamese American Foudation nói nhiều về những hoạt động trùng tu mộ chí ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa do tổ chức của ông thực hiện.


Chúng tôi, những người Mỹ gốc Việt nghe tin này (sau khi đã tham dự buổi lễ Vinh danh và An táng 81 hài cốt Nhẩy dù ở Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ và ở Nghĩa trang Westminster Memorial Park ngày 26/10/2019, lại háo hức pha lẫn xúc cảm đến nhìn lại pho tượng "Thương Tiếc", dù chỉ là mẫu nhỏ.


**


Dân Sàigon và hàng chục triệu dân chúng miền nam Việt Nam trước năm 1975 không ai không biết đến tượng "Thương Tiếc", di tích lịch sử một thời của Việt Nam Cộng Hòa tọa lạc trước cổng và con đường dẫn lên quả đồi nơi hàng ngàn ngôi mộ người Lính VNCH đuợc chôn cất trên đó.


Thế nhưng, tượng và hàng vạn linh hồn chất chứa qua hình ảnh tượng đã chịu đựng cơn giống tố phũ phàng, tượng đã bị giật sập và "mất tích". Linh hồn tượng nay về đâu?


Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, tác giả bức tượng "Thương tiếc" kể lại câu chuyện: "... sau năm lần, bảy lượt gặp Tổng Thống Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT  Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”.


XEM THÊM: Xuân Hương Newland TV


http://nghiatrangquandoibh.blogspot.com/2011/01/buc-tuong-thuong-tiec-va-ieu-khac-gia.html)


Thưa cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, những người hậu phương như chúng tôi, hôm nay, nay đã trở thành công dân Mỹ gốc Việt hiện đang sống thoải mái ở hậu phương an lành và trù phú bậc nhất trên thế giới, đọc lại dòng chữ của tổng thống: "những người ở hậu phương như “chúng ta" phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”.


Theo lời khuyên của tổng thống cách đây 53 năm, chúng tôi phải làm bằng cách: đến xem triển lãm, nói cho đúng đến chiêm ngưỡng, dù là pho tượng mẫu. Người già thì truyền cảm xúc và nói về lịch sử bi thương cho đời con đời cháu; người trẻ thì lấy câu chuyện "Thương Tiếc" làm bài học Sử trong các bài học về chiến tranh Việt Nam; chúng tôi nghĩ rằng tập thể cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại, không nhiều thì ít, ai cũng liên quan đến người Lính VNCH. Nhưng sự thật não lòng, cả hội trường đếm tới đếm lui không quá 50 người.


Xin thưa với cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Dân biểu Alan Lowenthal, nhờ nhìn thấy sự thật, chúng tôi lại học thêm được "Bài học về Đạo Đức thứ hai" sau "Bài học Đạo đức" thứ nhất ở 81 hài cốt Nhẩy dù diễn ra ở tượng đài Chiến sĩ Việt - Mỹ hôm 26/10/2019, mà những người Mỹ như ông Dân biểu, có tinh thần trách nhiệm cao cả, muốn truyền đạt đến tập thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt, kể cả những người một thời xa xưa khác chiến tuyến bên kia bờ Thái bình dương.


image031

Dân biểu Alan Lowenthal phát biểu tại hội tường nhật báo Việt Báo, bên cạnh là pho tượng mẫu "Thương Tiếc". Ảnh LKT


Nét mặt của Dân biểu Alan Lowenthal tỏ ra đăm chiêu khi nói về pho tượng "Thương Tiếc", ông kể lại những lần ông tìm cách vào thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa từ năm 2013, chứng kiến sự hoang tàn đổ nát của hàng ngàn ngôi mộ chiến sĩ VNCH, chỉ tiếc rằng ông không chứng kiến được "Thương Tiếc" đã bị giật sập vào ngày 30/4/1975.


"Những người ở hậu phương như “chúng ta" phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”.


Thật ra, những người ở hậu phương như chúng ta đang sinh cơ lập nghiệp và trở thành công dân Mỹ đã được hiểu thêm chính sách Mỹ phần nào, đặc biệt đối với Việt Nam hậu chiến tranh.


Mỹ và Việt Nam hậu chiến tranh đang diễn ra một lộ trình chính trị, vẫn còn là một ẩn số.


Tác giả bài viết khi trả lời phỏng vấn của ký giả truyền hình Quyên Quyên trên đài SGN TV, ký giả Việt Nhân của đài SBTN và ký giả Lâm Hoài Thạch báo Người Việt trong cuộc họp báo, cho rằng "Thương Tiếc" vẫn còn "thiên cơ bất khả lậu", chúng ta cứ chờ đấy và xem ông Dân biểu Alan Lowenthal, ông Nguyễn Đạc Thành làm gì. 


Thế nhưng , dường như những người hậu phương như chúng ta ở Little Saigon, Westminster có chút gì mâu thuẫn chăng, giữa thái độ vừa "nhiệt tình thương xót" vừa "hờ hững lạnh lùng" của hai sự kiện lớn diễn ra trong cùng thời điểm?


image033

Một nhân viên trong ban quản lý Nghĩa trang chỉ đường vào cho một ký giả trong nước vào thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Bên cạnh là bảng Quy định của "Nghĩa trang Nhân dân Bình an" đã trở thành dân sự theo một sắc lệnh của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, thay vì giữ nguyên tên trước đây là "Nghĩa trang Quân đội". Những quy định cho thân nhân tử sĩ muốn vào tu sửa mộ phần có cho biết giá biểu làm mộ do một công ty phụ trách với giá từ 50 đôla đến 500 đôla tùy theo quy cách tu sửa. Ảnh LKT 2014.


image034

Một ngôi mộ tiêu biểu đã trùng tu mới do VAF, một tổ chức thiện nguyện do ông Nguyễn Đạc Thành chủ  xướng nằm giữa những ngôi mộ chưa được trùng tu. Theo ông Thành nói trong buổi họp báo ngày 03/11/2019 tại hội trường nhật báo Việt Báo là 60 đôla một ngôi. Ảnh LKT 2014.


image035

Hàng ngàn ngôi mộ mới do VAF - một tổ chức thiện nguyện do ông Nguyễn Đạc Thành chủ  xướng, quyên góp tiền bạc và tấm lòng lương tâm đạo đức của cộng đồng VN hải ngoại mang về nước để trùng tu Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa Việt Nam. Ảnh Internet.


image037

Ông Nguyễn Đạc Thành (áo vest đen) và ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng bộ ngoại giao CSVN đang thắp hương tưởng niệm Quân đội VNCH trước Nghĩa Dũng Đài trong Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa ngày 01/3/2013.


XEM THÊM:

- Thông điệp lương tâm vọng lên từ Nghĩa trang Biên Hòa.

- http://viendongdaily.com/trien-lam-tuong-mau-thuong-tiec-cua-dieu-khac-gia-nguyen-thanh-thu-Ekceo5gQ.html


***


Pho tượng lớn dựng ở trước cổng và con đường đi vào quả đồi Nghĩa trang Quân đội Biện hòa mang tên mệnh số của nó: "Thương""Tiếc". Thương là thương người lính, lính nào cũng là lính sẵn sàng hy sinh thân xác. Tiếc là vì di tích lịch sử của cuộc chiến huynh đệ tương tàn nhẽ ra phải để lại cho hậu thế bài học điêu tàn của chiến tranh, nhưng đã bị những cái đầu ngu ngơ hung hãn, tối tăm, phá hoại vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, cái ngày báo hiệu cánh chim hòa bình đã trở lại trên khắp nẻo đường đất nước Việt Nam, và cũng là cái ngày khởi đầu cho Tháng Tư Đen đối với người dân Việt vừa thoát khỏi chiến tranh.


Nhạc sĩ Văn Cao có sai lầm không khi viết ca khúc này:


 


Với khói bay trên sông


Gà đang gáy trưa bên sông


Nước mắt trên vai anh


Giọt sưởi ấm đôi vai anh


Niềm vui phút giây như đang long lanh.


(Văn Cao-Mùa Xuân đầu tiên).


Long lanh hay tan vỡ?


image039

Bức tượng đồng cao 9 mét mang tên "Thương Tiếc", tác phẩm bất hủ của Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966, được nguyên Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu khánh thành vào ngày 1/11/1966 trước cổng đi vào Nghĩa trang Quân đội Biên hòa. Ảnh Internet.


image041

"Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá"; Tiếc thay, "Thương Tiếc" bị giật sập vào ngày 30/4/1975, nhưng không bị đập vỡ vì làm bằng đồng như tượng Thủy quân Lục chiến trước Quốc hội VNCH làm bằng xi măng.


image042

Tác giả bài viết đi thăm ngôi nhà thờ ở Bá Linh bị vỡ mất đỉnh tháp trong Thế chiến II. Chính phủ Berlin hiện còn giữ nguyên di tích ngôi nhà thờ đổ nát, để nhắc nhở nhân loại về sự tàn ác của chiến tranh không chừa một di sản nào. Ảnh LKT Sep 17, 2004.


 image044

Một hướng dẫn viên đọc bảng ghi nhớ tiếng Đức khắc trên bức tường kỷ niệm và dịch sang tiếng Anh cho các du khách. Ảnh LKT, Sep 19, 2004.


XEM THÊM:


Tường trình tại chỗ triển lãm pho tượng mẫu "Thương Tiếc" và tường trình của ông Nguyễn Đạc Thành trên đài  SGN TV và SBTN TV


image046

Nữ phóng viên truyền hình Quyên Quyên của đài Saigon Nework TV tường trình tại chỗ buổi họp báo. Mar 03, 2019.


https://www.youtube.com/watch?v=kb1Cc3t9OYg


image047


Tin Cong Dong


10K subscribers


Đáp lời mời của Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal Chủ Nhật Ngày 3/11/2019 tại hôi trường Việt Báo ở Little Saigon Nam Cali rất đông đại diện các Hội Đoàn , Cộng Đồng và Nhân Sĩ đến tham dự buổi triển lãm pho tượng mẫu Tượng Thương Tiếc và phần trình bày về việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà do Ông Nguyễn Đạc Thành Chủ Tịch Hội VAF trình bày .


image049

Phóng viên truyền hình Vũ Nhân của đài SBTN TV tường trình tại chỗ buổi họp báo. Mar 03, 2019.


https://www.youtube.com/watch?v=8Ca92VbiT0M


image050


SBTNOfficial


212K subscribersĐáp lời mời của Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Chủ Nhật ngày 3/11/ tại Hội Trường Việt Báo ở Little Saigon, rất đông đại diện các hội đoàn, cộng đồng và nhân sĩ đến tham dự buổi triển lãm pho tượng mẫu "Thương Tiếc" và phần trình bày về việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà do Ông Nguyễn Đạc Thành Chủ Tịch Hội VAF trình bày.


Bài học về lương tâm "Bầu ơi thương lấy Bí cùng"


"Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh". "Đi mô thì cũng là người Việt Nam".


Vào ngày 23/10/2019, gần như cùng một thời điểm, từ bên kia Đại tây dương cách xa vạn dặm, thông tin về cái chết cóng của 31 nam và 8 nữ trốn trong thùng xe tải đông lạnh ở bên nước Anh gieo vào lòng hàng triệu người Việt Nam di dân tản mạn trên khắp thế giới sự kinh hoàng và khiếp đảm về bọn buôn người. Nếu không có phát giác của cảnh sát Anh thì trước sau gì 31 mạng người cũng chìm xuồng.


Cái chết cóng của 31 người Việt Nam trốn trong thùng xe tải đông lạnh, đấy là những con người hiện thực, họ đang còn sống, còn thở, đang cố tìm đường di dân, nhưng tất cả đã tắt thở trong một trạng thái hiếm thấy trên trái đất này.


Những "con người đi tìm tự do và no ấm" này đã bị lợi dụng bởi bọn buôn người tàn ác tiêu biểu cho "thời đại của băng đảng dã man buôn người Việt từ nước Việt" tung hoành như chỗ không người không pháp luật, được cho là đã ăn tiền của họ để đưa lậu họ vào vào nước Anh.


Rõ ràng, những người Việt sinh sống nghèo khó ở xứ Nghệ miền Trung Việt Nam làm sao họ có thể vượt nghìn trùng Thái Bình Dương qua tới châu Âu, qua tới nước Anh, nếu không có mạng lưới băng đảng bàn tay đen buôn người có hệ thống xuất phát ở Việt Nam ăn tiền và thực hiện.


Xã hội nước Việt ta mới thoát khỏi chiến tranh đã lâm vào cảnh "người bóc lột người", giầu nghèo quá chênh lệch, kẻ dinh cơ biệt phủ xe hơi nhà lầu hoành tráng, kẻ mái tôn nóng cháy da người công ăn việc làm èo uột, nên mới sinh ra cảnh người đạp lên người mà sống, trèo lên lưng nhau mà làm giầu, làm tiền, bất kể hợp pháp hay không hợp pháp. Một xã hội gian ác hình thành rất nhanh chóng ở Việt Nam hậu chiến tranh.  


Xin cầu nguyện cho các nạn nhân Việt Nam bao gồm 31 nam và 8 nữ và cho những người thân yêu của họ tại Việt Nam.


Hãy thức dậy, Bài học về lương tâm "Bầu ơi thương lấy Bí cùng".


image052

Cảnh sát Anh tại hiện trường nơi phát hiện thi thể 39 người trong một chiếc xe tải đông lạnh tại Essex (Anh Quốc) ngày 23/10/2019.REUTERS/Peter Nicholls


Lý Kiến Trúc


Little Saigon, nam California 08/11/2019


(1) Nhà văn Phan Nhật Nam, cựu thiếu úy Tiểu đoàn 7 Nhảy dù, tiểu đoàn có 81 chiến sĩ tử nạn, nói với (VOA 29/10/19).


(2) Cựu TNS Webb phát biểu. (VOA 29/10/19)
02 Tháng Mười 2022(Xem: 3612)
NIÊN BIỂU HOÀNG PHÁP ĐẠO PHẬT THỜI NAY
06 Tháng Tám 2022(Xem: 3626)
TRUNG CỘNG MỞ CHIẾN DỊCH TỔNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ ĐỢT 2