Khí hậu: Biển sẽ nhận chìm đồng bằng Cửu Long từ 1mét-1.5mét?

03 Tháng Mười Một 20197:36 SA(Xem: 9076)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 04 NOV 2019


Khí hậu: Biển sẽ nhận chìm đồng bằng Cửu Long từ 1mét-1.5mét?


image003image006


https://www.youtube.com/watch?v=y9C4rCtaioY


image003image008


Biến đổi khí hậu: Việt Nam thuộc vùng nước biển dâng mạnh


30/10/2019

image011

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Mưa lớn khi thủy triều dâng cao làm ngập sân bay Don Mueang ở Bangkok năm 2011


Hàng triệu người sẽ phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt ven biển do mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ này.


Đó là kết luận của một nghiên cứu do Climate Central, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về tin tức có trụ sở tại Mỹ, thực hiện.


Nghiên cứu chỉ ra rằng 190 triệu người sẽ sống trong những khu vực được dự đoán là dưới mức thủy triều vào năm 2100.


Hiện nay, theo tính toán có khoảng 110 triệu người đang sinh sống ở những khu vực này, được bảo vệ bởi các bức tường, đê và các tuyến phòng hộ ven biển khác.


Những rủi ro trong tương lai mới chỉ cho rằng nóng lên toàn cầu ở mức độ nhẹ; do đó, chưa thấy hết mức độ xâm lấn của đại dương.


Nghiên cứu của Climate Central, được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã tìm cách khắc phục những sai lệch trong các bộ dữ liệu về sự dâng lên được sử dụng trước đây để tính toán đường bờ biển nội địa sẽ bị ngập sâu đến mức nào.


image013

Image caption Dự báo cho rằng khí thải nhà kính vẫn ở mức cao


Các bộ dữ liệu nổi tiếng nhất được cung cấp bởi một tàu vũ trụ không gian.


Endeavour, tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo, sử dụng một thiết bị radar vào năm 2000 để lập bản đồ độ cao toàn cầu. Mô hình hành tinh 3D này đã trở thành một trong những bộ dữ liệu quan sát trái đất được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử.


Nhưng Climate Central của Scott Kulp và Benjamin Strauss nói rằng họ đã phải chấp nhận những sai lệch mà có những nơi làm cho đất liền trông cao hơn thực tế.


Vấn đề này xảy ra đặc biệt ở những nơi có thảm thực vật dày, như là rừng rậm; radar thường chỉ nhìn thấy tán cây chứ không thấy mặt đất.


Kulp và Strauss sử dụng thông tin có độ phân giải cao hơn, hiện đại hơn từ các thiết bị radar trên không sử dụng tia laser rồi để máy tính chỉnh sửa mô hình số độ cao (DEM) của tàu vũ trụ.


Khi mô hình số độ cao đường bờ biển (CoastalDEM) được sử dụng song song với số liệu thống kê dân số và dự báo mới nhất về mực nước biển dâng cao, rõ ràng rằng nhiều người đang đối mặt với một tương lai bấp bênh.


Dữ liệu độ cao cải tiến cho thấy ngay cả khi giảm mức phát thải khí nhà kính, sáu quốc gia châu Á (Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan), nơi có tới 237 triệu người đang sinh sống ven biển, có thể phải đối mặt với các mối đe dọa lũ lụt bờ biển hàng năm vào năm 2050. Nhiều hơn khoảng 183 triệu người so với các đánh giá dựa trên dữ liệu độ cao hiện hành.


Báo cáo của chính phủ Việt Nam nói rằng 40% đồng bằng nước này có thể bị nhận chìm nếu mực nước biển dâng cao 1m trong các thập kỷ tới trong khi người dân tại vùng đồng bằng trũng đã phải hứng chịu các cơn bão thường xuyên hơn và lũ lụt tồi tệ hơn. Điều này có thể có nguy cơ đẩy hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, báo cáo cho hay.


image014

Ba thách thức lớn cho Việt Nam về sông Mekong. Quốc Phương BBC đang phỏng vấn chuyên gia khí hậu toàn cầu.


Dưới đây là ước tính mới so với ước tính cũ:


  1. Trung Quốc: 93 triệu so với 29 triệu
  2. Bangladesh: 42 triệu so với 5 triệu
  3. Ấn Độ: 36 triệu so với 5 triệu
  4. Việt Nam: 31 triệu so với 9 triệu
  5. Indonesia: 23 triệu so với 5 triệu
  6. Thái Lan: 12 triệu so với 1 triệu

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bản đồ tương tác minh họa sự khác nhau giữa các ước tính chỉ dựa trên dữ liệu của tàu vũ trụ và dữ liệu độ cao mới được làm lại.


Từ bản đồ này có thể thấy tình hình thay đổi như thế nào phụ thuộc vào việc thế giới quản lý tốt như thế nào để hạn chế khí hậu ấm lên, điều này đang đẩy mực nước biển lên cao do các đại dương nóng lên và băng tan ở Nam Cực và Greenland.


Trong một tương lai bi quan về việc gia tăng lượng khí thải, CoastalDEM cho thấy có tới 630 triệu người đang sinh sống ở những nơi trên đất liền mà được dự báo sẽ có lũ lụt hàng năm vào năm 2100.


Đến năm 2050, con số này là 340 triệu, tăng 250 triệu người so với ước tính, đã đang sống trong tình trạng khó khăn này.


Nhìn chung, các ước tính do CoastalDEM trích dẫn về dân số toàn cầu có nguy cơ hứng chịu lũ lụt ven biển cao gấp ba lần số liệu đưa ra từ việc sử dụng thông tin của tàu vũ trụ.


Xem YouTube:Người dân Miền Tây mất nhà vì nước sông dâng


"Chúng tôi ước tính một tỷ người hiện đang sống ở những nơi thấp hơn 10m so với các dòng thủy triều cao hiện nay, trong đó có 250 triệu người ở những nơi thấp dưới 1m," nhóm nghiên cứu nói với Nature Communications.


image016

Image caption Nghiên cứu cho rằng khí thải nhà kính vẫn ở mức cao


Mực nước biển toàn cầu đã tăng cao hơn 3mm mỗi nămtrong những thập niên gần đây, và xu hướng này dâng cao này có thể thấy được.


Tháng trước, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) tuyên bố trong một báo cáo đặc biệt về đại dương rằng mực nước biển trung bình có thể tăng lên tới 1,1m vào năm 2100, trong một kịch bản nóng lên toàn cầu tồi tệ nhất.


Tuy nhiên, Kulp và Strauss nhấn mạnh một số hạn chế trong phân tích của họ.


Ví dụ, nó chỉ giả định một dân số tĩnh, tức là sự gia tăng dân số và di cư trong tương lai không được xem xét đến. Cả việc cải thiện phòng hộ bờ biển cũng không được xét đến.


Trên cơ sở khu vực, phân tích của Climate Central sẽ ít ngạc nhiên hơn ở những nơi mà khảo sát radar về đường bờ biển đã được sử dụng để đánh giá nguy cơ lũ lụt trong tương lai. Nhưng giá trị của nó rất quan trọng với những nơi không có được thông tin tốt.


Báo cáo của chính phủ Việt Nam nói rằng 40% đồng bằng nước này có thể bị nhấn chìm nếu mực nước biển dâng cao 1m trong các thập kỷ tới trong khi người dân tại vùng đồng bằng trũng đã phải hứng chịu các cơn bão thường xuyên hơn và lũ lụt tồi tệ hơn mà có nguy cơ đẩy hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.


Và ở một số nơi, nguy hiểm trong tương lai chỉ phần nào liên quan đến mực nước biển dâng cao. Một số đô thị lớn ven biển trên thế giới phải đối mặt thêm với thách thức về sụt lún.


Có những nơi, mặt đất lún xuống còn nhanh hơn 10 lần so với mực nước lên cao.


Điều này đúng với những thành phố như Jakarta, Hồ Chí Minh và Bangkok, những nơi khai thác quá nhiều nước ngầm từ dưới lòng đất./


image017

Lũ lụt và triều cường thường xuyên dâng ngập đường phố Sàigon trong những trận mưa.


image019

Biển dâng cao lấn sâu vào đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Nhiều tỉnh ven biển nước ngọt nhiễm mặn vào nước ngầm ăn uống sinh hoạt hàng ngày.


image021

Mỗi năm trung bình đất ven sông bị xói mòn và gây sạt lở từ 30 - 100 mét.

20 triệu người ở ĐBSCL bị ảnh hưởng do nước biển dâng vào năm 2050


Khánh An


30/10/2019 


Một nghiên cứu quốc tế cảnh báo phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập do triều cường vào năm 2050.


image001


Dự báo mới (phải) và dự báo trước đó về những khu vực sẽ bị ngập do triều cường ở ĐBSCL vào năm 2050. Ảnh chụp màn hình The New York Times

 

Tờ The New York Times ngày 30.10 dẫn nghiên cứu của tổ chức khoa học Climate Central (Mỹ) cảnh báo phần lớn ĐBSCL có thể bị ngập do tác động của triều cường vào năm 2050, so với các dự báo trước đó về việc chỉ ngập một phần.


Khu vực sinh sống của hơn 20 triệu người, tương đương gần 1/4 dân số, sẽ bị ngập bởi triều cường do ảnh hưởng của nước biển dâng, trong khi phần lớn diện tích TP.HCM cũng sẽ bị ngập do triều cường.


Tại Thái Lan, hơn 10% dân số hiện sống tại những vùng đất sẽ bị ngập vào năm 2050, nhất là khu vực thủ đô Bangkok.


Trên toàn thế giới, khoảng 300 triệu người đang sống tại những khu vực đối mặt nguy cơ ngập lụt vì nước biển dâng cao vào năm 2050.
Con số trên cao gấp 3 lần so với ước tính trước đó là 80 triệu người, đa số là những người sống ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Việt Nam.


Những vùng đất vừa được bổ sung vào danh sách cảnh báo sẽ bị ngập ít nhất 1 lần trong năm vào năm 2050, trừ phi thế giới có biện pháp cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường công tác gia cố bờ biển, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications.


Nghiên cứu cho thấy 110 triệu người trên thế giới đang sống tại những khu vực thấp hơn mức triều cường nhờ các biện pháp bảo vệ như bờ kè, đê chắn. Các chuyên gia kêu gọi những vùng đô thị cần đầu tư sớm và quy mô lớn vào các biện pháp này.

23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13230)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13766)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14456)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17240)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16817)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21731)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15966)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16107)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13421)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13475)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14027)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14602)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16126)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13696)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13000)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13507)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15601)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 14018)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".