Sangri-La 2019: Mỹ - Trung dấm dứ ở Shangri-La

02 Tháng Sáu 201911:19 CH(Xem: 10134)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 03 MAY 2019


Sangri-La 2019: Mỹ - Trung dấm dứ ở Shangri-La


03/06/2019


TTO - Không chỉ trích nhau nặng nề, không tìm cách lôi kéo đồng minh và đối tác, Mỹ và Trung Quốc chỉ tái xác nhận lập trường về vấn đề an ninh tại Đối thoại Shangri-La 2019.


image001


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan (trái) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại buổi thảo luận bàn tròn cấp bộ trưởng ngày 1-6 ở Diễn đàn Shangri-La tại Singapore - Ảnh: AFP


Sau bài phát biểu của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan tại phiên họp toàn thể đầu tiên ở Shangri-La ngày 1-6, phóng viên và giới phân tích mơ hồ đoán giọng điệu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở diễn văn ngày 2-6 cũng sẽ tương tự.


Kiên quyết nhưng mềm mỏng


Tại khách sạn Shangri-La ở Singapore sáng 2-6, các nhà báo dường như tác nghiệp dễ thở hơn so với trước đó một ngày. Họ đã "hớ" khi cố gắng truyền tải nội dung ông Shanahan nói hôm 1-6, rồi cuối cùng nhận ra gần như 100% bài diễn văn của quyền bộ trưởng Mỹ giống với thông điệp đăng trên trang web Bộ Quốc phòng nước này ngày 31-5. Vì vậy, số đông nhà báo nửa đoán được giọng điệu của ông Ngụy trong ngày hôm sau, nửa không tìm thấy nhiều điểm mới như kỳ vọng.


Quả thực, dù là lãnh đạo quốc phòng cao nhất đầu tiên của đoàn Trung Quốc góp mặt ở Shangri-La sau 8 năm, ông Ngụy không đem lại những thông điệp mạnh mẽ như truyền thông hình dung. Thậm chí nếu so với buổi họp báo của đoàn Trung Quốc ngày 1-6, các nhà báo đến đưa tin về bài phát biểu của ông trong ngày 2-6 có lẽ còn thu được ít dữ kiện hơn cho bài viết của mình.


Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc chỉ dành thời gian điểm lại lập trường của Bắc Kinh xoay quanh những điểm nóng nhất, với một lập luận cũ: Trung Quốc phản đối quan điểm của Mỹ và sẽ bảo vệ "chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ" trong vấn đề Đài Loan và Biển Đông.


Điều này cũng tương tự những gì ông Shanahan đã làm, khi quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ hạn chế nhắc trực tiếp cái tên Trung Quốc, dù vẫn khẳng định Mỹ tiếp tục theo đuổi các chính sách từ thời người tiền nhiệm James Mattis.


Nếu có thông điệp gì đó mạnh mẽ nhất thì hẳn chỉ là cách ông Ngụy nhắm thẳng vào chính quyền Tổng thống Donald Trump - người đang có những quyết định liên quan trực tiếp tới căng thẳng Mỹ - Trung gần đây.


"Phát biểu của ông Ngụy phản ánh sự gia tăng đối đầu Mỹ - Trung gần đây. Trung Quốc tin rằng họ đang trên bờ vực chiến tranh với Mỹ. Vì vậy, ông ấy chuẩn bị bài nói của mình cho chính quyền ông Trump chứ không phải các nước khác.


Họ đề cập tới Đài Loan, cựu tổng thống Lincoln và ông Shanahan. Và ông ấy cũng nói về việc "quân đội đã sẵn sàng"" - tiến sĩ Satoru Nagao, nghiên cứu viên khách mời tại Viện Hudson (Mỹ), phân tích với Tuổi Trẻ.


Ông Ngụy không tiếp cận với góc độ mới mẻ nào. Điều ông ấy muốn chỉ là khẳng định rằng Trung Quốc giờ là một nước lớn và hành xử như một nước lớn.


Francois Heisbourg (cố vấn đặc biệt tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế - IISS của Anh)


Hoãn binh


Như vậy qua hai bài phát biểu của hai bộ trưởng quốc phòng, Mỹ và Trung Quốc đã thể hiện sự kiềm chế nhất định, ít nhất không thể hiện nó công khai theo kiểu nói trước phiên họp toàn thể của một hội nghị an ninh.


Trong khi sự có mặt của ông Ngụy khiến nhiều người dự đoán Đối thoại Shangri-La sẽ là "màn so găng" Mỹ - Trung, kịch bản này nếu có cũng không phải là điều hai nước mong muốn. Khi căng thẳng thương mại đang leo thang và lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác, quốc phòng dường như là điểm giới hạn.


Vì vậy, các kế hoạch cụ thể liên quan tới quân sự có vẻ cũng được né tránh khi đề cập, nhằm không để căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang.


Ông Nick Childs, chuyên gia về quân sự và an ninh hàng hải của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), cũng nhận định với Tuổi Trẻ: "Tôi cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn. Rõ ràng, ai cũng đang muốn tìm sự cân bằng cho tình huống này. Mỹ thể hiện ý muốn hợp tác, Trung Quốc thì bằng cách nào đó cũng đang lo ngại về những ma sát có thể xảy ra".


Việt Nam nêu quan điểm giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình và đối thoại


image002

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: TTXVN


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã có bài phát biểu đáng chú ý trong phiên thảo luận toàn thể thứ 5 với chủ đề "Ngăn ngừa xung đột tại các lĩnh vực có cạnh tranh" ngày 2-6, khi đưa ra lập trường của Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa các nước.


Bộ trưởng nhấn mạnh rằng khi giải quyết tranh chấp, các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của mọi quốc gia, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, cũng như không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình. Trong đó, việc ứng xử và hành động của các nước lớn có vai trò rất quan trọng. Sự không nhất quán và thiếu trách nhiệm của các nước lớn đều gây ra hoài nghi, thậm chí là bất an cho các nước vừa và nhỏ.


Nhận xét với Tuổi Trẻ bên lề phiên thảo luận, tiến sĩ Alexey Muraviev - phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia tại Đại học Curtin (Úc) - cho rằng bài phát biểu của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch rất rõ ràng, tích cực và mang tính xây dựng.


"Bài phát biểu đề cao phương pháp giải quyết bằng con đường hòa bình. Như vậy, Việt Nam đã thể hiện vai trò đáng kể trong việc thu hút sự chú ý, nêu cao nhận thức rằng bất kỳ căng thẳng hay xung đột nào cũng có thể được giải quyết thông qua đối thoại".


NHẬT ĐĂNG (từ Singapore)
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13051)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13492)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15251)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13052)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15835)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16101)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13488)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12978)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12822)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12618)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13468)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13431)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13216)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...