Đề xuất mới của TT Trump về di trú

23 Tháng Năm 201911:08 CH(Xem: 9852)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 24 MAY 2019


Đề xuất mới của TT Trump về di trú


Nguyễn Lại 24/05/2019


image001

Tổng thống Trump giới thiệu đề xuất di trú mới của mình


Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/5 loan báo muốn chỉnh sửa toàn diện chính sách di trú theo hướng ưu tiên cho những người trẻ thông thạo tiếng Anh và được các công ty Mỹ nhận làm việc, hơn là những di dân dựa vào quan hệ gia đình với công dân Mỹ.


“Nếu vì nguyên nhân nào đó, có lẽ là nguyên nhân chính trị, mà chúng ta không thể làm cho Đảng Dân chủ tán thành kế hoạch an ninh cao dựa trên sự xứng đáng này, chúng ta sẽ thông qua nó ngay sau bầu cử khi chúng ta giành lại Hạ viện, giữ được Thượng viện và, đương nhiên, giữ được Nhà Trắng,” ông Trump phát biểu ở Vườn Hồng trước các nghị sỹ Cộng hòa và các thành viên nội các.


Đối với nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và những người còn ở Việt Nam đang chờ đợi được người thân bảo lãnh sang Mỹ định cư, đây là một tin ‘rất xấu.’ Họ lo lắng rằng nếu Tổng thống Trump tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa thì có thể đề xuất này của ông sẽ trở thành hiện thực, và khi đó, con đường của họ được đoàn tụ với người thân tại Mỹ càng thêm khó khăn.


Từ Việt Nam, ông Nguyễn Quang Việt, một người cao tuổi đang chờ con bảo lãnh qua Mỹ, cho rằng đề xuất của Tổng thống Trump là không công bằng:


“ Con tôi qua Mỹ cũng đã lâu rồi. Trong bao nhiêu năm lao động tại nước Mỹ nó cũng đã đóng thuế và đóng góp cho nước Mỹ nói chung, thì bây giờ khi đủ điều kiện nó phải có quyền bảo lãnh cha mẹ chứ. Còn các bậc cha mẹ thì phải nuôi nấng, dạy dỗ con cái trong bao nhiêu năm để nó trưởng thành và qua Mỹ lao động và cũng chỉ biết trông vào con cái lúc tuổi già thôi. Vì thế tôi thấy đây là một đề xuất không công bằng và bất hợp lý!!!”


Hiện mỗi năm có 1,1 triệu người đến Mỹ được cấp quy chế thường trú nhân (tức thẻ xanh) mà trong đó khoảng 2/3 là dựa trên quan hệ gia đình.


Ông Trump đề xuất giữ mức ‘quota’ đó ổn định, nhưng thay vì hệ thống di trú dựa trên quan hệ gia đình thì chuyển sang hệ thống di trú dựa trên ‘sự xứng đáng’, tương tự như ở Canada. Tổng thống nói theo kế hoạch này, 57% số thẻ xanh được cấp phải dựa trên năng lực và trình độ.


Những người ủng hộ nói đề xuất ‘Visa xây dựng nước Mỹ’ của Tổng thống Trump hợp lý khi nhắm tới việc thu hút nhân tài, giảm bớt gánh nặng trợ cấp xã hội.


Từ thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, ông Toàn Đỗ, một cựu chủ tiệm đã có nhiều năm kinh doanh các mặt hàng giá rẻ, nói với VOA Việt ngữ:


“Tôi ủng hộ đề xuất của ông Trump vì đề xuất này sẽ hạn chế những đối tượng nhập cư không xứng đáng, giảm gánh nặng xã hội về trợ cấp cho những người sang đây không có trình độ và không có mong muốn đi làm. Mặc dù tôi cũng là một người nhập cư nhưng tôi thấy chính sách này tốt cho nước Mỹ nói chung mà không chỉ tốt cho ngân sách đâu mà còn tốt cho xã hội nữa vì sẽ hạn chế được những người yếu kém dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội...”


Tuy nhiên, những người phản đối lập luận rằng nền kinh tế Mỹ hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động phổ thông, ví dụ như trong các lĩnh vực chế biến thịt hay chế biến thực phẩm nói chung, trong ngành nông nghiệp, xây dựng, hay trong các hãng xưởng cơ khí. Những ngành nghề đòi hỏi công việc ‘lao động chân tay’ ở Mỹ dựa vào lao động nhập cư là chủ yếu. Với đề xuất của Tổng thống ưu tiên cho người có trình độ, nhân lực phổ thông bị hạn chế, thì đây sẽ là một vấn đề lớn.


Chị Nguyễn Lan Hương, một người Việt sinh sống lâu năm tại bang Maryland, chia sẻ cảm nghĩ:


“Thực tế, nếu bạn tới những hãng xưởng như các hãng xưởng chế biến thịt, hãng xưởng cơ khí chẳng hạn, bạn hãy thử xem có bao nhiêu người Mỹ bản địa hay hầu hết là di dân tới từ các quốc gia khác. Người Mỹ ở đây họ được hưởng nền giáo dục tốt nên phần lớn mọi người đều được đi học và có trình độ nên không còn nhiều người làm những công việc phổ thông ấy nữa. Vậy nếu chúng ta chỉ ưu tiên những người trình độ cao mà không quan tâm đến nhu cầu lao động phổ thông thì sao nhỉ? Liệu đã hợp lý hay chưa? Đề xuất này của ông Trump nghe có vẻ hợp lý nhưng nếu chỉ cần suy nghĩ một chút thôi, chúng ta đã thấy những điểm bất hợp lý ngay rồi.”


Bà Thu Thủy, một người định cư tại Mỹ đã nhiều năm và làm việc cho một hãng chế biến thực phẩm tại thành phố Arlington, tiểu bang Virginia, phát biểu với VOA Việt ngữ:


“Hiện tại hãng nơi tôi làm việc, lao động hầu hết là người nhập cư và những lao động giỏi nhất, có kỹ năng và chăm chỉ nhất cũng chính là họ chứ không phải những lao động Mỹ bản địa họ đâu có làm. Nếu không có những lao động nhập cư này thì những hãng xưởng này công việc rõ ràng sẽ chậm lại và khó khăn không ít đấy.”


Kế hoạch cải tổ di trú được soạn thảo bởi con rể đồng thời là cố vấn của Tổng thống Trump, ông Jared Kushner, và ông Stephen Miller, một cố vấn được biết đến với lập trường cứng rắn về di trú.


Ý tưởng này bị Đảng Dân chủ và các tổ chức ủng hộ di dân chỉ trích nặng nề. Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi nói ‘sự xứng đáng’ là một từ ‘mang tính miệt thị’.


Đề xuất của Tổng thống Trump phải được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua mới có thể thành luật để thực thi. Dù Thượng viện đang bị kiểm soát bởi Đảng Cộng hòa của ông Trump, nhưng cần phải có sự ủng hộ của các nghị sỹ Đảng Dân chủ để chuẩn thuận các đạo luật trong khi Hạ viện hiện do Đảng Dân chủ chiếm đa số. (theo VOA)
18 Tháng Tám 2016(Xem: 12763)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12494)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14419)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14434)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15647)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15028)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 14769)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14084)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13185)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12404)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13301)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14573)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 12807)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14065)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18321)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?