Vài hình ảnh tháng Tư 1975

12 Tháng Tư 20193:18 SA(Xem: 11441)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NONG B  - THỨ SÁU 12 APRIL 2019


Vài hình ảnh tháng Tư 1975 (1)


TRẦN ANH TUẤN


Tháng Tư hàng năm lại đến, nhắc nhở người dân Việt Nam Cộng Hoà biến cố đau thương trong năm 1975, khi một viên đại tướng lên tiếng đầu hàng vô điều kiện các binh đoàn Cộng Sản Bắc Việt.


Và trước cả ngày có lời tuyên bố đầu hàng, đã có đến 2 đại tướng khác, 16 trung tướng, và 5 thiếu tướng bỏ hàng quân mà cao chạy xa bay ra khỏi quê hương đất nước. Đây là hiện tượng duy nhất chỉ xảy ra một lần trong suốt hai ngàn năm lịch sử quân sự của dân tộc Việt, tính từ thời Trưng Nữ Vương (40-43) đến nay.


image007

Hình ảnh Dương Văn Minh ngày 28.4.1975 ngay sau khi nhận chức "tổng thống" tại Dinh Độc Lập. (Bộ sưu tập Hình Ảnh Thời Sự TAT)


Khi chủ tướng bỏ chạy như "chuột" -lời trung tướng Vĩnh Lộc quyền tổng tham mưu trưởng trên Đài Phát Thanh Sài Gòn ngày 28.4.75- thì rất nhiều sĩ quan cấp tá và úy cùng binh sĩ đã tự sát để bảo toàn danh dự.


Họ tự sát một mình, như một trung úy phi công từ phi trường Bình Thủy, Cần Thơ  được lệnh lái oanh tạc cơ lên tiêu diệt đoàn chiến xa Bắc Việt đang tiến vào Sài Gòn qua ngả Ngã Tư Bảy Hiền. Khi hết bom đạn và bình săng đã cạn, Anh quay về phi trường thì được tin đại tướng của Anh đã đầu hàng vô điều kiện. Anh hiên ngang bay vút lên trời xanh, xa lánh loại người tham sanh úy tử dưới mặt địa cầu. Hay như một binh sĩ với khẩu đại liên một thân một mình cởi trần mặc áo giáp ngạo nghễ trụ trên đỉnh Đèo Hải Vân ngăn chặn các binh đoàn Cộng Sản. Hay tự sát như Trung Tá Nguyễn Văn Long dưới chân tượng Thủy Quân Lục Chiến trước trụ sở Quốc Hội VNCH ở Sài Gòn.


Hay tự sát như những nhóm quân nhân thuộc nhiều binh chủng, nhất là Nhẩy Dù, đứng chụm thành vòng tròn rồi cho nổ lựu đạn để nắm tay nhau cùng chết, tạo ra những vòng tròn bất tử trong tháng 4.1975. Đúng 13 năm sau, vào tháng 3.1988 lại thêm một vòng tròn bất tử của 64 thanh niên thuộc thế hệ sau, khi quyết tâm bảo vệ biển đảo của nước nhà, đã quay thành vòng tròn để bảo vệ lá cờ của Việt Nam hiện tại ở giữa, chống lại bọn giặc Tàu xâm lược nên bị chúng thảm sát tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.


Hay tự sát cùng toàn thể gia đình, như Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh cùng Phu Nhân và bẩy người con -2 người con trai và 5 người con gái- mà người con cả là Trung Úy Đặng Trần Vinh ở vùng Ngã Ba Ông Tạ Sài Gòn...


Lại cần phải nói đến một sự kiện làm toàn quân toàn dân VNCH kính ngưỡng, là bên cạnh hình ảnh không đẹp mắt của nhóm tướng bỏ chạy là năm vị tướng không để địch quân làm ô uế thanh danh nên đã tự sát theo truyền thống của tướng lãnh Việt Nam từ ngàn xưa: "Tướng giữ thành, thành mất, mất theo thành." Đó là quí vị Tướng Trần Văn Hai, Tướng Lê Văn Hưng, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Phạm Văn Phú, và Tướng Lê Nguyên Vỹ. Riêng trường hợp Tướng Lê Nguyên Vỹ, không những Ông đã đền nợ nước một cách oai hùng tại bản doanh Sư Đoàn 5 QLVNCH nơi Ông làm Tư Lệnh, mà Phu Nhân của Ông cũng đã rất xứng đáng với Ông. Bà quả phụ Lê Nguyên Vỹ sau này tại hải ngoại đã chia sẻ là cái chết của chồng Bà là cái chết phải có và nên có!


image008

Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tự sát dưới chân tượng Thủy Quân Lục Chiến tại tiền đình trụ  ̉ Quốc Hội VNCH. Hình AP chụp ngày 30.4.1975 trong bộ sưu tập Hình Ảnh Thời Sự TAT.


Còn số đông dân chúng Sài Gòn tìm mọi cách di tản khỏi miền Nam để tránh nạn Cộng Sản đang ập tới. Có người bám theo nhân viên Toà Đại Sứ Mỹ. Nhiều người lên tầu Hải Quân và các thương thuyền tại bến Bạch Đằng. Có người lái trực thăng ra khơi. Có phi công ̣lái máy bay Cessna bé nhỏ cùng gia đình 7 người đáp xuống một hàng không mẫu hạm trên Biển Đông. Đó là cú hạ cánh đầu tiên, duy nhất, và thành công của một thiếu tá không quân QLVNCH trên tập đoàn hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và chắc chắn của toàn thế giới.


Về quy củ, duy nhất chỉ có Hải Quân QLVNCH tập trung được một hải đoàn 22 chiến hạm chở khoảng 30,000 quân và dân thoát đến Phi Luật Tân ngày 7.5.1975. Khi gần cập bến, hải đoàn này đã có buổi lễ hạ kỳ VNCH một lần và mãi mãi trên toàn thể 22 chiến hạm. Một buỗi lễ hạ kỳ đẫm nước mắt vì buồn tủi, uất ức, và căm hờn ngoài khơi vịnh Subic Bay!


image009

Vài khuôn mặt di tản đầu tiên đến Mỹ trong Trại Thủy Quân  Lục Chiến Camp Pendleton, Nam California. Hình AP chụp  ngày 1.5.1975 trong bộ sưu tập Hình Ảnh Thời Sự TAT.


Nói chung, số người di tản vào cuối tháng 4.1975 bao gồm:


1. Trung tướng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.


2. Đại tướng thủ tướng Trần Thiện Khiêm.


3. Đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên.


4. Nhóm tổng bộ trưởng và tổng giám đốc trong chế độ Nguyễn Văn Thiệu.


5. Nhóm tướng tá bỏ chạy.


6. Nhóm không quân có máy bay di tản.


7. Nhóm hải quân có tàu bè di tản.


8. Nhóm làm giầu trong chiến tranh có tiền mua giấy tờ xuất ngoại, hay có Mỹ kim mua chuộc quân nhân và nhân viên Toà Đại Sứ Mỹ.


9. Những người làm công cho sở Mỹ, như tài xế, thư ký, nhân viên các ngành... điển hình là gia đình một bác tài ở xóm Đình Phú Thạnh gần rạp hát Nam Quang, đường Lê Văn Duyệt Sài Gòn, gần nhà tôi ở.


10. Những người Việt có liên hệ với Mỹ, như liên hệ hôn nhân, hay quen biết làm ăn với Mỹ.


11. Những làng ngư phủ công giáo do các linh mục tổ chức ra đi.


12. Những người tình cờ có mặt tại bến tàu.


(Tôi ghi chức vụ của trung tướng Nguyễn Văn Thiệu là tổng thống, đại tướng Trần Thiện Khiêm là thủ tướng và đại tướng Cao Văn Viên là tổng tham mưu trưởng dù khi bỏ chạy, họ đã không còn nắm những chức vụ đó. Lý do là họ chỉ bỏ chạy thoát thân vào phút chót, và tháo lon bỏ chức chỉ là cách trút trách nhiệm cho người khác! Nhận định trong sử học không phải là nhận định hời hợt, hay chủ quan, hay cố chấp theo tài liệu, mà phải nhận định cho rõ bản chất của con người và sự kiện!)


image006

Nụ cười thỏa mãn (xem hình!) của trung tướng Nguyễn Văn  Thiệu tại phi trường Đài Bắc ngày Thứ Sáu 19.9.1975 trên  đường sang Luân Đôn thăm gia đình  sau 5 tháng trốn chạy  sang Đài Loan. Đến Anh, ông mua một biệt thự 7 phòng ngủ  ở vùng phong cảnh hữu tình (nguyên văn: leafy) Wimbledon.  Hình do hãng UPI chụp trong bộ sưu tập Hình Ảnh Thời Sự TAT.


Đợt di tản tháng 4.1975 vắng bóng đại đa số trí thức Việt Nam vốn không muốn có liên hệ với người Mỹ suốt thời Việt Nam Cộng Hoà (1954-1975) vì họ nhận định các viên chức Toà Đại Sứ Mỹ là những phù thủy chính trị thực dụng đáng khinh, và những thanh niên trong quân đội Mỹ không hiểu biết ngôn ngữ và văn hoá Việt, nên vào miền Nam chỉ làm bại hoại xã hội Việt. Cũng vắng bóng những quân nhân công chức cấp trung và cấp dưới vốn bị cấp trên trước khi trốn chạy đã ra lệnh cho họ phải tử thủ (giới quân nhân) hay không được rời bỏ nhiệm sở (giới công chức). Dĩ nhiên, quảng đại quần chúng -trừ một số không hiểu biết Cộng Sản hay có ảo tưởng về chế độ Cộng Sản- không có phương tiện di tản, đều bị bỏ lại.


Mãi đến năm 1978, sau những đợt đánh tư sản miền Nam -một hình thức chiếm chiến lợi phẩm- thất bại vì không tịch thu được nhiều của cải vàng bạc qúy kim của dân VNCH như dự tính của Bộ Chính Trị, chính quyền Cộng Sản Việt Nam mới tổ chức thu vàng cho người gốc Tàu lẫn người Việt ra đi tạo nên phong trào thuyền nhân.


Chính nhờ phong trào này, người Việt thuộc nhiều thành phần có cơ hội ra đi, nhất là:


1. Trí thức các ngành nha y dược, giáo dục, hành chánh, khoa học, kỹ thuật...


2. Giới trung lưu có vàng đóng cho Công An và tư nhân tổ chức vượt biển vượt biên.


3. Quân nhân ra khỏi các trại tập trung, nhất là những sĩ quan hải quân.


4. Giới ngư phủ dọc theo duyên hải sẵn có tàu thuyền.


5. Những kẻ láu lỉnh biết "căn me," tức là những người dò biết được thời gian và địa điểm lên ghe vượt biển thì trà trộn để đi theo.


Do đó, dù nhóm người Việt di tản cuối tháng 4.1975 hay nhóm người Việt thuyền nhân từ năm 1978 về sau cũng đều gồm đủ các thành phần trong xã hội VNCH.


image010

Hình ảnh Khương Hữu Điểu, "bố già" của giới cựu sinh viên du học  tại Mỹ. Hình AP chụp ngày 2.5.1975 tại California, khi ông Điểu diễn  tả cảnh ông đã bỏ lại tài sản và những ngày huy hoàng tại Sài Gòn để  chỉ mang theo được một túi sách. Đây là nhân vật từng nổi tiếng thời  VNCH khi lấy ảnh hưởng Mỹ can thiệp với chính quyền quân nhân cho  các cựu sinh viên du học Mỹ không phải đi quân dịch vì họ, nguyên văn  trong hồi ký của ông năm 2017 ̣a đề Đông Gặp Tây. Tung Cánh  Từ  Trời Nam Hành  Trình qua Chiến Tranh và Hoà  Bình  là "Dream Team,  Chuyên Viên Lý Tưởng, G̀à Nòi." Rồi lý  luận "không ai đem gà nòi ra  giết thịt" để biện minh cho nhóm thanh niên trong thời chiến này phải  được miễn quân dịch. Thế thì theo ông Điểu, những người xuất thân đại học trong nước là loại "gà chết, gà đ̀ông lạnh, gà nuốt dây thun, gà  kẹt giỏ" (sách đã dẫn, trang 575) hay sao, mà họ phải thi hành quân dịch,  ̣t bổn phận căn bản của công dân biết tôn trọng luật pháp quốc gia?  Ngay cá nhân Khương Hữu Điểu, đang làm cho hãng tư Esso cũng bỏ  Esso để làm cho Công Ty Đường Hiệp Hoà, một liên doanh công và để hoãn dịch từ năm 1961, phải không?! Thực ra, cảnh trốn lính của bọn


nhà giầu hay những kẻ có quyền thế thì nước nào cũng có và thời nào  cũng xảy ra do bản chất ham hưởng thụ  vạ̀ khọ́ khộ̉ chết của  bọn này. Trump, Clinton, Bush Con đều trốn lính trong thời Chiến  Tramh Việt Nam là̀ng chứng ở Hoa Kỳ. (Bộ sưu tập Hình Ảnh Thời Sự TAT)


Trong thập niên 1980, một số người Việt hoạt động xã hội và giáo dục tại Hoa Kỳ đã chia thành phần di dân gốc Việt ra làm hai loại mà họ gọi là hai làn sóng di dân. Theo họ, làn sóng di tản hồi tháng 4.1975 gồm những thành phần thượng lưu trí thức. Còn làn sóng thuyền nhân sau đó bao gồm những thành phần hỗn tạp và ít học.


Đã có người trong "làn sóng thứ nhất" viết truyện tưởng tượng ra cảnh xử án tại Mỹ thì ghi can phạm "thuộc thành phần thuyền nhân," làm như Thuyền Nhân là thành phần bất hảo hay cùi hủi, người khác thì lên giọng "Tôi ở hải ngoại đã lâu..." Đó là bằng chứng của thứ tâm trạng bệnh hoạn trong cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ trong thập niên 1980.


Thực tế cho thấy sự phân tích thành hai làn sóng di tản với những hơn kém khác nhau chẳng qua chỉ là sự phân tích chủ quan và tài tử, không những đã không phản ánh sự thật lịch sử mà còn chất chứa một niềm tự hào không chính đáng của những kẻ nhanh chân trốn chạy trước hơn ai hết, bỏ cả thân nhân, bạn bè, đồng đội, và cấp dưới. Sự phân tích tài tử này còn phân hoá một cộng đồng vốn nổi tiếng về vấn đề chia rẽ.


May mắn là lâu nay, tôi không còn thấy ai nhắc đến cái gọi là sự phân tích này nữa, cũng có nghĩa là cộng đồng gốc Việt tại Mỹ đã bớt được một mầm mống gây chia rẽ.


image013

Em bé tỵ nạn đầu tiên sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ có lẽ là Vũ Tha Hương  Jacqueline hồi 10g sáng ngày 1.5.1975 tại bệnh viện Hải Quân Guam. Tha Hương  đã và đang thành công trong xạ̃i Hoa Kỳ. Hình chụp tháng 11.2016 ngày  Tha Hương (thứ hai từ phải, đứng giữa cha mẹ, bác sĩ Vũ Trọng Tiến&Thanh-Bình,  hình do gia đình gửi cho người viết) sau lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ Tịch Hội Đồng  Giáo Dục Học Khu Thống Nhất Washington nhiệm kỳ  2016-2020, West Sacramento,  California. Người đứng bìa trái là̉ng Giám Đốc Học Khu.


Thời thế đổi thay, ngày 20.7.1977, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu với đa số tuyệt đối chấp thuận cho nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm thành viên. Cần nói thêm là trước đó nửa năm, CNXHCNVN đã không được nhận làm hội viên Liên Hiệp Quốc vì sự bác bỏ của Phái Đoàn Mỹ ngày 15.11.1976.


Bây giờ, những hình ảnh thời sự dưới đây được phổ biến để trả lời những ai còn mơ màng chuyện thi hành Hiệp Định Paris 1973, hay tranh cãi sự tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng Hoà!


Còn một vấn đề nữa, là danh hiệu lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đây chính là lá quốc kỳ của tất cả những người Việt sống trong nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà trên dải giang sơn từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu, với quốc ca là bản Thanh Niên Hành Khúc Nhưng từ sau ngày 30.4.1975, lá cờ này không còn là quốc kỳ của quốc gia nào, vì chính thể Việt Nam Cộng Hoà đã sụp đổ.


Từ đó, lá cờ chỉ có thể là biểu tượng của cộng đồng gốc Việt tại hải ngoại! Hãy mệnh danh đó là Lạ́̀ Do của tất cả những ai phải bỏ nước ra đi để tránh nạn Cộng Sản!


Nói cách khác cho rõ ràng hơn, lá cờ vàng ba sọc đỏ nay không còn là lá quốc kỳ của nước Việt Nam Cộng Hoà, mà là lá cờ Tự Do biểu tượng của cộng đồng gốc Việt tại hải ngoại.    


image012

Hình chụp ngày 20.7.1977, lúc Đinh Bá Thi, quan sát viên thường trực của Cộng Sản Việt  Nam tại Liên Hiệp Quốc, đầu hói đứng lom khom đầu bàn của Hội Đồng Bảo An ngay sau khi nước CHXHCNVN được bầu làm hội viên LHQ. Hình do Brian A. Keystone chụp trong bộ sưu tập Hình Ảnh Thời Sự TAT.


image013

̀ CHXHCNVN (giữa) được treo tại trụ̉ Liên Hiệp  Quốc, hình do Brian A, Keystone chụp ngày 21.9.1977. (Bộ sưu tập Hình Ảnh Thời Sự TAT)


Còn khăng khăng xác định trên giấy tờ hay trong những bài báo, bài viết, bài diễn văn nơi công cộng... lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà thì chúng ta sẽ không thể biện minh cho sự hiện hữu của lá cờ trong thực tế bây giờ và nhất là trước công pháp quốc tế. Hơn nữa, xác định sự kiện này không gì khác hơn là tiếp đạn cho những ai chủ trương xóa bỏ lá Cờ Vàng để họ bắn lại... mình!


Dĩ nhiên, trong tâm tư tình cảm mỗi người tỵ nạn chúng ta -tỵ nạn chính trị chứ không phải loại tha phương cầu thực- thì lá cờ vàng ba sọc đỏ và bản Thanh Niên Hành Khúc vẫn mãi mãi là quốc kỳ và quốc ca thiêng liêng của nước Việt Nam Cộng Hoà như thủa nào.


image014

̣t tiền Toà Đại Sứ VNCH tại Washington D.C. chụp ngày 1.5.1975. Chú thích bức hình, hãng thông tấn AP nhận xét thấy lá quốc kỳ VNCH không còn trên cán cờ  ở̀ng hai của Toà Đại Sứ̀ hôm Thứ Tư, 30.4.1975. Nếu vậy, quyết định của đại sứ́y giờ là Trần Kim  Phượng cũng đúng, là phải theo lệnh đầu hàng vô điều kiện của "tổng thống" họ Dương, vạ̀t khi chế độ sụp đổ thì không còn cần biểu tượng gì  nữa! (Bộ sưu tập Hình Ảnh Thời Sự TAT)


"Thiêng liêng," vì trong đời sống thường nhật, tất cả các học sinh trung và tiểu học trên toàn cõi VNCH xếp hàng lớp nào ra lớp nấy, nghiêm trang chào cờ và hát quốc ca trong sân trường mỗi ngày Thứ Hai đầu tuần trước sự chứng kiến của Hiệ̣u Trưởng và toàn ban Giáo Sư.


Hơn thế nữa, "Thiêng liêng," vì hàng ngày suốt từ đầu năm 1961 cho đến ngày 30.4.1975, biết bao thanh niên tươi trẻ tuấn tú đã trở thành tử sĩ dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ và trong bộ quân phục Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để bảo vệ miền Nam Tự Do chống lại Cộng Sản Bắc Việt chủ trương võ trang xâm chiếm VNCH qua việc khai phá Đường Mòn Hồ Chí Minh theo chiều dọc của dẫy Trường Sơn bắt đầu ngày 19.5.1959 để chuyển quân lính cùng võ khí vào miền Nam và thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ngày 20.12.1960.


Nhân đây, tôi nhắc lại những cái tang bi hùng mà những người quả phụ son trẻ miền Nam phải gánh chịu trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do và chế độ Dân Chủ của quân và dân VNCH:


Ngày mai đi nhận xác chồng,


Say đi để thấy mình không là mình!


                                                                           Lý Thụy Ý


 


Vì thế, đã là người tỵ nạn chính trị hay các thế hệ con cháu tiếp nối, chúng ta phải bảo vệ Lá Cờ thiêng liêng. Muốn bảo vệ sự hiện hữu của Lá Cờ ấy nơi hải ngoại được thành công thì nhiệt tâm nhiệt tình hay tận tâm tận lực vẫn chưa đủ, mà phải già dặn về chính trị!


Cuối cùng, quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa dịch sang Anh ngữ phải là "Republic of Vietnam" mà tài liệu chính thức hay sách báo Mỹ trước và sau năm 1975 đều gọi tắt là RVN, chứ không thể dịch sai một cách tai hại thành "Republic of South Vietnam," vì danh từ này dịch ngược sang Việt ngữ sẽ là "Cộng Hoà Nam Việt," hay "Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam." Trong trường hợp này, vô hình trung chúng ta đã trở thành... Việt Cộng hết ráo, vì CHMNVN chính là tên do V.C. đặt cho phần đất thuộc VNCH, đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc!


image015

Republic of Vietnam (Việt Nam Cộng Hoà, tem bên trái) Republic of South Vietnam (Việt Cộng, tem bên phải. (Bộ sưu tập bưu hoa TAT)


TRẦN ANH TUẤN


10.4.2019


_______________________


(1) Hình ảnh trong bài là ảnh thời sự mà nhóm phóng viên quốc tế chụp khi biến cố xảy ra để gửi về toà soạn qua phương tiện điện tử, nên gọi là wirephoto. Tòa Soạn các báo nhận được sẽ in ra để đăng kèm theo bài. Chiến tranh VN đã chấm dứt từ lâu, nên thỉnh thoảng các báo đem bộ ảnh thời sự trong văn khố của họ ra bán đấu giá. Tôi theo dõi và chọn đấu những bức ảnh tôi cần để lấy bản quyền (copyright) lập thành Bộ Hình Ảnh Thời Sự TAT. Ngoài bộ ảnh này, là kho bưu ảnh thực gửi quí hiếm tiền bán thế kỷ XX về các vua nhà Nguyễn, về Hoàng Hoa Thám, về các tổ̀ng đốc miền Bắc, thượng thư  miền Trung và đốc phủ sứ miền Nam, về khố xanh khố đỏ, về sinh hoạt của dân Việt dưới thời Pháp thuộc... Khi viết bài này cũng như tất cả những bài từ trước đến nay, tôi không hề sử dụng hình ảnh trong những mạng điện tử công cộng (websites) để tránh người đăng tải -thường không phải là sở hữu chủ- có thể sử dụng những kỹ thuật photoshop và cut-and-paste để thay đổi nội dung theo ý cá nhân ho.̣ Nói cách khác, ảnh chụp -kể cả những cổ vật, tiền đồng, tiền giấy, bưu ảnh, bưu thiếp, bưu hoa, thư từ, sách báo...- tôi sử dụng đều là những tài liệu đầu tay hay nguyên bản và nguyên toàn mà tôi là sở hữu chủ. Đã mang cái nghiệp vào thân, người viết Sử phải biết tốn công và tốn của theo phương châm: "Không có tài liệu, không có lịch sử."


Vài hàng tiểu sử Gs Trần Anh Tuấn


image016


Gs. Trần Anh Tuấn dòng dõi họ Trần ở Hải Dương, đến đời nội tổ mới về Thanh Hoá. Ông học vỡ lòng với cô giáo con gái chủ hãng lơ Vũ Tạo (Hà Nội) tại trại thuốc lá Yên Hà của thân sinh ở làng Ba Bông, Thanh Hoá. Sau đó, ông học trường Tại tại thị trấn Voi, Thanh Hoá trong thời kháng chiến chống Pháp, rồi tiểu học Vân Hồ, Hà Nội.

Theo gia đình vào Sài Gòn năm 1954, ông học trường di chuyển Cầu Kho (1956), Hồ Ngọc Cẩn (1960), Chu Văn An (1963), Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (1967) và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn (1968). Ông hoàn tất Cao Học Sử (1972) và chương trình Tiến Sĩ Chuyên Khoa Sử Học tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn (1974) nhưng chưa trình luận án vì biến cố 30.4.1975.

Ông hoàn toàn là sản phẩm của nền giáo dục ba miền Trung Bắc và Nam trong những hoàn cảnh và chế độ khác nhau, và hãnh diện về sự kiện này.

Sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 1967, ông giảng dạy tại Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, rồi Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, và Đại Học Cao Đài Tây Ninh cho đến tháng Tư năm 1975. Ông được mời vào Hội Đồng Quản Trị Hội Société des Etudes Indochinoises, một cơ quan văn hoá của Pháp tại Sài Gòn, và đảm nhận vai trò Thư-viện-trưởng vì tiểu luận Cao Học Sử của ông (Thư Tịch Chú Giải Lịch Sử Việt Nam Qua Các Tạp Chí Pháp Ngữ 1865-1970, 251 tr.) hoàn tất nhờ tài nguyên tại Thư Viện Hội. Ông bị động viên khoá 2/68 Sĩ Quan Trừ Bị tại Đồng Đế, Nha Trang. Ông được biệt phái về dạy lại tại Trung Học Nguyễn Đình Chiểu năm 1970.

Sau ngày 30.4.1975, ông bị bắt vào các trại tập trung Trảng Lớn, Đồng Ban, và Kà Tum tại Tây Ninh, rồi Z30B tại Long Khánh trong ba năm mới được trả tự do bằng Giấy Ra Trại số 689 ngày 4.3.1978 của Cục Quản Lý Trại Giam, Bộ Nội Vụ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Cuối năm 1978, ông giả làm người gốc Hoa với tên Trần Phước để vượt thoát Việt Nam tại Vũng Tầu đến Indonesia, nếm mùi vượt biển bằng thuyền và cuộc sống hỗn độn trong một trại tỵ nạn Đông Nam Á, là trại tị nạn Tanjung Uban.

Đặt chân xuống phi trường San Francisco ngày 13.11.1979, ông trở lại nghề thầy tại Học Khu Thống Nhất Oakland, Bắc California tháng 2.1980 sau khi hoàn tất thủ tục lấy Teaching Credential (Giấy Phép Hành Nghề Dạy Học) tại Bộ Giáo Dục Tiểu Bang ở Sacramento. Sau hơn 25 năm giảng dạy và làm chuyên viên giáo dục tại Học Khu, ông quyết định về hưu sớm để có thì giờ theo đuổi những dự án dài hơi về sử học. Vẫn còn vương vấn thế giới học đường và để có thể trực tiếp tiếp xúc với giới trẻ, ông bắt đầu dạy bán thời gian ở trường đại học cộng đồng The College of Alameda, California kể từ niên khóa 2005-06.

Ngoài việc giảng dậy, Gs. Trần Anh Tuấn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu sử học từ năm 1966 đến nay, từ trong nước (các tập san Sử Địa, Tư Tưởng, Nghiên Cứu Việt Nam...) ra đến hải ngoại (các tập san Thế Kỷ 21, Văn Học, Khởi Hành...). Ông là một nhà thư tịch học. Ông chủ  biên nội san Tin Sử Địa (1964-1966), rồi trong ban chủ trương Tập San Sử Địa trong nước (1966-1975) và sáng lập chuyên san Dòng Sử Việt tại California (2006-2007).

Dự án dài hơi của ông là Sử Việt Tại Bắc Mỹ (1975-2015) sẽ xuất bản năm nay, và sau đó là Lịch Sử Lập Cư của Người Việt tại Hoa Kỳ (1975-1990).


Giáo sư Trần Anh Tuấn hiện hưu trí tại thành phố đảo Alameda, miền Bắc California./
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14064)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15334)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14661)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13090)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14588)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 13845)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 15856)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13408)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14682)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13359)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14120)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13435)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13027)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13583)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016