Việt Nam: Bao giờ Saigon lấy lại tên Sàigon?

24 Tháng Ba 201911:12 CH(Xem: 13281)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A  - THỨ HAI 25 MAR 2019


Việt Nam: Bao giờ Saigon lấy lại tên Sàigon?


image001


BBC: Liên Xô cũ có kỷ lục bắt địa danh mang tên lãnh tụ


23/3/2019

image002

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Kazakhstan có 18 triệu dân và đã tổ chức bốn cuộc bầu cử tổng thống, lần nào ông Nursultan Nazarbayev cũng thắng giòn giã, cho đến khi ông tự nguyện rời vị trí đột ngột trong tháng 3/2019 sau 29 năm tại vị


Tin Kazakhstan lấy tên của tổng thống vừa từ chức, Nursultan Nazarbayev, đặt cho thủ đô Astana, nhắc lại truyền thông đổi tên thành phố ở Liên Xô cũ.


Trong trường hợp Kazakhstan, thành phố thủ đô nước này thực ra đã trải qua nhiều 'thăng trầm' về tên.


Năm 1830, nó là pháo đài Akmoly của quân Cossack Siberia.


Ba năm sau, nơi đây được công nhận là thị trấn, có đuôi 'sk' trong tiếng Nga: Akmolinsk.


Thời Liên Xô, thành phố có tên là Tselinograd.


Năm 1992 nó được đổi tên là Akmola, rồi nhanh chóng có tên Kazakh là Almaty.


Năm 1998, Kazakhstan chính thức đổi tên lần nữa cho thành phố là Astana, có nghĩa là 'thủ đô'.


Từ 21/03/2019, thành phố này lại có tên mới, theo tên nhà lãnh đạo "tự ký sắc lệnh xóa hợp đồng lao động là tổng thống".


Tên ông Nursultan có nghĩa là Vị vua Ánh sáng, trong tiếng Ả Rập.


Đổi tên theo thời cuộc


Tên đô thị, địa danh trong thế giới tiếng Anh ít thay đổi từ hàng trăm năm qua ở Anh, Scotland, Ireland, Mỹ, Canada, Úc.


Thậm chí các xứ sở mới mà thực dân Anh khai phá thường chỉ tên chữ 'mới' vào tên quê: New York ở Mỹ (York là thành phố ở Anh), bang New South Wales ở Úc, Nova Scotia (Canada) và New Zealand.


Nhưng tại Liên Xô kể từ Cách mạng 1917 đến nay, hàng trăm địa danh, tên thành phố, thị trấn, làng quê, ga tàu xe, và hàng vạn tên phố bị đổi ít nhất bốn lần.


1. Tên lãnh tụ cách mạng hoặc các tên như 'Cờ Đỏ', 'Đoàn Thanh niên Komsomolsk', 'Hồng quân'..., thay vào địa danh thời Nga Hoàng;


2. Lãnh thổ chiếm được từ Đức, Nhật sau 1945 nhận tên Nga, như Konisberg thành Kaliningrad, Karafuto của Nhật thành Sakhalin. Các tên làng phố ở hai nơi này cũng được Nga hóa;


3. Sau giai đoạn xóa di sản độc tài Stalin, tên ông ta bị bỏ khắp nơi. Nổi bật nhất là thành phố Stalingrad nhận tên mới Volgograd từ 1961, theo lệnh của Nikita Khrushchev. Stalinogorsk trở thành Novomoskovsk, Stalinsk là Novokuznetsk ở Nga.


Stalin cũng biến khỏi tên đô thị ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary...


4. Sau 1991, một lần nữa hàng trăm hàng nghìn địa danh, tên đường phố trên toàn Nga bị đổi, cắt bỏ quá khứ cộng sản.


image003

Bản quyền hình ảnh OLGA MALTSEVA Image caption Saint Petersburg cũng từng qua mấy lần đổi tên


image004

Bản quyền hình ảnh Mikhail Tereshchenko Image caption Đài tưởng niệm trận Stalingrad, Mamayev Kurgan Memorial ở thành phố Volgograd, Liên bang Nga


Không chỉ Leningrad trở lại thành Saint Petersburg, mà Sverdlovsk (tên nhà cách mạng cộng sản Yakov Sverdlov) trở lại thành Yekaterinburg, mà thị trấn nhỏ Zhdanovsk (bí thư Andrei Zhdanov) cũng được đổi thành Zapolyarny.


Không chỉ xóa bỏ di sản Stalin từ thập niên 1960, khắp các vùng thuộc Liên bang Nga và Liên Xô cũ, mọi tên liên quan đến Lenin: Leninaul, Leningori, Leninkent, Leninogorsk, Leninsk, Leninskaya, Leninskoye, Leninsky... đều bị bỏ.


Tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, từ Baltic đến Ukraine, Trung Á, một phong trào 'trả lại tên dân tộc' xóa bỏ di sản Liên Xô, phục hồi tên nước họ.


Ở Uzbekistan, thành phố Leninsk được đổi thành Asaka, có nghĩa là kỵ sĩ, để nhắc lại lịch sử dân tộc du mục. Người ta còn dựng cả một tượng ngựa năm 1997 để đề cao bản sắc mới.


Riêng thành phố Ulyanovsk, quê nhà Lenin, vẫn giữ tên đó sang thời hậu Liên Xô, chứ không đổi về Simbirsk, chứng tỏ nước Nga vẫn muốn giữ di sản cách mạng của cả Lenin và anh trai ông là Alexander Ulyanov, nhà hoạt động phong trào Ý dân bị Nga hoàng xử tử.


Đằng sau mỗi địa danh thường là một câu chuyện.


Việc đổi đi đổi lại tên đô thị ở khu vực Liên Xô cũ cho thấy một câu chuyện không mới: chính trị gia ở đó thích áp đặt ý thích lên môi trường xung quanh.


image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thủ đô của Việt Nam Cộng hòa đổi tên từ Sài Gòn sang TP Hồ Chí Minh vào năm 1976


Thomson Reuters Foundation đưa ra danh sách một số cuộc đổi tên thành phố đáng chú ý trên thế giới, gồm:


  1. Chennai: thủ phủ của bang Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ từng có tên là Madras cho tới 1996 thì lấy lại tên cũ có từ thời tiền thuộc địa.
  2. Mumbai: thủ đô tài chính của Ấn Độ bỏ tên Bombay để lấy lại tên cũ vào năm 1995.
  3. Bishkek: thủ đô của Kyrgyzstan trước đây từng được gọi là Frunze, đặt theo tên một chỉ huy Bolshevik là Mikhail Frunze. Thành phố được đổi sang tên hiện nay vào năm 1991.
  4. St Petersburg: do Sa Hoàng Peter Đại đế thành lập, thành phố quê hương của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin được đổi thành Petrograd trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, và đổi thành Leningrad trong thời Xô-viết. Từ 1991 đến nay, nơi này lấy lại tên gốc.
  5. Chemnitz: Năm 1990, sau khi nước Đức thống nhất, người dân thành phố Karl-Marx-Stadt biểu quyết lấy lại tên cũ, Chemnitz.
  6. Yangon: thủ đô cũ của Myanmar từng có tên Rangoon dưới thời cai trị của người Anh và đổi tên vào 1989 để mang cách phát âm địa phương.
  7. Thành phố Hồ Chí Minh: Từng có tên là Sài Gòn, nơi từng là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa được đổi tên vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất.
  8. Maputo: cho tới khi Mozambique giành được độc lập vào 1975, thủ đô nước nay có tên là Lourenco Marques, đặt theo tên nhà hoa tiêu Bồ Đào Nha.
  9. Kinshasa: Dưới thời cai trị của Bỉ, thủ đô của Cộng hòa Congo được gọi là Leopoldville, đặt theo tên của vủa Bỉ
Tokyo: thành phố nay là thủ đô của Nhật từng có tên Edo, cho tới khi Hoàng đế Minh Trị lên ngôi vào năm 1867 và chuyển kinh đô tới Kyoto.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13482)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15237)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13032)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15821)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16087)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13468)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12949)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12800)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12603)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13454)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13420)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13198)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12470)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12930)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 12946)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".