Bộ Công an điều tra vụ PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela

14 Tháng Ba 20196:13 CH(Xem: 10310)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NONG B  - THỨ SÁU 15 MAR 2019


Bộ Công an điều tra vụ PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela

Thái Sơn

13/03/2019


Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03) đã đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu về dự án liên doanh khai thác dầu khí thua lỗ hàng ngàn tỉ tại Venezuela.


image004

Trụ sở PVN tại Hà Nội.Ảnh Ngọc Thắng


C03 vừa có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2, Venezuela, của Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN. Để phục vụ công tác điều tra xác minh, C03 đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án lô Junin2 của PVEP.


Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2 với sự hợp tác của liên doanh PVEP và Tổng công ty dầu khí Venezuela, được thực hiện từ năm 2010. Tổng mức đầu tư được loan báo lên tới 12,4 tỉ USD, phân kỳ làm 2 giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD.


Ngoài tính chất "siêu dự án" về mặt quy mô vốn đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN.


Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: liên doanh vay 60%, tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp, tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà Việt Nam phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía Việt Nam là 1,825 tỉ USD.


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, PVN thời điểm đó đã bỏ ngoài tai những khuyến cáo của các chuyên gia, đồng thời chuyển hàng trăm triệu USD vào dự án.


Đến tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD đã nộp cho Venezuela mà chưa thu được giọt dầu nào. (Thanh Niên/Hồng Hải


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM


Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn xin từ chức


Chí Hiếu


13/03/2019


Đơn xin từ chức của Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, vừa được Hội đồng thành viên Tập đoàn tổ chức cuộc họp để xem xét.



image005

Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn. Ảnh PVN


Nguồn tin Thanh Niên vừa cho biết, Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam mới đây đã có cuộc họp để xem xét đơn xin từ chức của Tổng giám đốc Tập đoàn này, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn.


Tuy nhiên, lý do ông Sơn xin từ chức chưa được tiết lộ.


Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn (57 tuổi), là thạc sĩ công nghệ hệ thống, kỹ sư chuyên ngành công nghệ khai thác dầu khí, tốt nghiệp Trường Đại học Hoá dầu Bacu (Cộng hoà Azerbaijan thuộc Liên Xô cũ).


Ông từng công tác tại Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) và sau đó tiếp tục làm việc tại Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) và lên đến chức Tổng giám đốc doanh nghiệp này. Sau đó, ông Sơn được điều động về PVN làm Phó tổng giám đốc, trước khi ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn vào tháng 3.2016.


Vào tháng 3.2017, Khi Chủ tịch Tập đoàn lúc đó là ông Nguyễn Quốc Khánh mất chức, ông Sơn đã được phân công tạm thời kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐTV một thời gian, đến cuối năm 2017, ông Sơn mới thôi kiêm nhiệm bởi ông Trần Sỹ Thanh được điều động về làm Chủ tịch PVN.


Như vậy, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đã có 3 năm ngồi ở 2 vị trí cao nhất của PVN trước khi xin từ chức Tổng giám đốc PVN.


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có những ai?


09/03/2017


ANTT.VN – Sau khi chủ tịch PVN ông Nguyễn Quốc Khánh nhận quyết định điều chuyển về Bộ Công thương, Hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN còn 6 người đều có tuổi đời từ 56-57 tuổi.

image006

Ông Nguyễn Quốc Khánh và ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN


Chiều ngày 09/03, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng xác nhận sẽ trao quyết định điều chuyển ông Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch PVN về Bộ Công Thương làm việc.


Được biết, trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch PVN vào tháng 1-2016 , ông Khánh đã có khoảng nửa năm tạm quyền chức danh Chủ tịch khi người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Sơn bị thôi chức.


Như vậy, sau khi ông Nguyễn Quốc Khánh nhận quyết định điều chuyển về Bộ Công thương, Hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam – PVN) gồm 6 người.


Các thành viên này bao gồm ông Nguyễn Vũ Trường Sơn – thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVN, ông Phạm Xuân Cảnh, ông Phan Đình Đức, ông Đinh Văn Sơn, ông Phan Ngọc Trung và ông Nguyễn Tiến Vinh.

image007

Ông Nguyễn Quốc Khánh trao quyết định bổ nhiệm chức danh thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí cho ông Nguyễn Vũ Trường Sơn vào ngày 04/03/2016


Ban điều hành của PVN gồm 9 người do ông Nguyễn Vũ Trường Sơn là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.


Ông Sơn sinh năm 1962, tốt nghiệp kỹ sư công nghệ Khau thác Dầu khí, đại học Hóa dầu Bacu (Liên Xô) và là thạc sỹ Thiết kế công nghệ Hệ thống, đại học RMIT.


Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam – PVN) là công ty nhà nước được quyết định chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu từ năm 2010. Vốn điều lệ hiện tại là 301.400 tỷ đồng. Hiểu Minh
18 Tháng Tám 2016(Xem: 12763)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12494)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14419)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14434)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15647)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15030)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 14770)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14084)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13185)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12404)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13302)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14573)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 12808)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14065)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18322)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?