Sách trắng VNCH phản đối Trung cộng chiếm đoạt Hoàng Sa sau trận hải chiến 19/1/1974

17 Tháng Giêng 20198:54 CH(Xem: 14675)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 11 JAN 2019


image001


Sách trắng VNCH phản đối Trung cộng chiếm đoạt Hoàng Sa sau trận hải chiến 19/1/1974


Một bản chụp bản gốc Bạch thư (Sách trắng) về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hoà


Sau khi Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, vào năm 1975, Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hoà đã công bố một bạch thư với tựa đề “White paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, tạm dịch là “Bạch thư về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”


Như lời giới thiệu trong cuốn bạch thư dày 105 trang, cuốn bạch thư ra đời nhằm “làm sáng tỏ giá trị của việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.” Cũng theo lời giới thiệu, cuốn bạch thư “cũng là lời kêu gọi cho công lý đến lương tâm của tất cả các quốc gia tôn trọng luật pháp và yêu chuộng hòa bình trên thế giới.”


Dự án Đại Sự Ký Biển Đông xin trân trọng giới thiệu một bản chụp giấy của bản gốc cuốn bạch thư do nhà nghiên cứu độc lập Trần Thị Vĩnh Tường ở Mỹ gửi cho dự án. Và được sự cho phép của chị Vĩnh Tường, xin được dùng ngay chính lá thư của chị thay cho lời giới thiệu về một tư liệu có nhiều giá trị cả về mặt nghiên cứu cũng như lịch sử. Chúng tôi xin cảm ơn chị Vĩnh Tường đã gửi gắm tài liệu cho dự án.


image002

Lá thư của nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường gửi kèm với cuốn bạch thư cho một thành viên BBT dự án.

image003

Trang đầu tiên trong bản chụp bản gốc cuốn Bạch thư về Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà công bố năm 1975.


Cuốn tư liệu này, có lẽ do thời gian lưu trữ đã rất lâu, đã bị thiếu mất 2 trang chữ là các trang 16 và 78, cùng 5 trang hình tư liệu là các trang 6, 61, 62, 90, 101.


Trong quá trình số hoá, chúng tôi đã bổ sung 2 trang chữ dựa trên bản đánh máy của trang Nghiên cứu Biển Đông và Viện Việt học. Phần chữ của cuốn Bạch thư hiện giờ đã đầy đủ sau khi rà soát từng trang và đối chiếu với hai bản đánh máy nói trên.


Hiện giờ ấn phẩm chỉ còn thiếu 5 trang hình tư liệu. Với mong muốn có thể cung cấp một cuốn tư liệu trọn vẹn, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng. Nếu quý vị cũng đang có bản gốc/bản chụp từ bản in giấy do Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà ấn hành, xin vui lòng gửi cho chúng tôi những trang hình còn đang bị thiếu. Chúng tôi xin cảm ơn.


Quý vị có thể tải bản pdf của cuốn tư liệu ở đây: White paper on the Hoang Sa and Truong Sa Islands 1975 – DSKBD 


Nguồn:


https://daisukybiendong.files.wordpress.com/2015/05/white-paper-on-the-hoang-sa-and-truong-sa-islands-1975-dskbd.pdf

27 Tháng Mười 2016(Xem: 19841)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14167)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014
18 Tháng Mười 2016(Xem: 14929)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16185)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 13894)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13420)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12705)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13039)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP