Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam?

06 Tháng Giêng 20197:49 CH(Xem: 10405)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 07 JAN 2019


Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam?


Posted on 03/01/2019 by The Observer


image001


Tác giả: Lê Hồng Hiệp


Ngày 31/12/2018, Reuters đưa tin rằng Việt Nam đang thúc đẩy một số điều khoản trong văn bản đàm phán của Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) ở Biển Đông, điều nhiều khả năng sẽ là “không thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh”. Bài viết chỉ ra rằng Hà Nội đang tìm cách đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều hành động mà Trung Quốc đã thực hiện ở Biển Đông trong những năm qua, bao gồm xây đảo nhân tạo, phong tỏa biển và triển khai các loại vũ khí tấn công. Hà Nội cũng yêu cầu các quốc gia phải làm rõ yêu sách trên biển của mình theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Thú vị hơn, Hà Nội kêu gọi cấm thiết lập bất cứ Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) mới nào trên Biển Đông.


Trước đây, lập trường được biết đến của Việt Nam chủ yếu là thúc đẩy một COC có tính ràng buộc pháp lý và áp dụng cho toàn bộ Biển Đông. Do đó, các yêu cầu trên đã làm sáng tỏ hơn về lập trường của Việt Nam đối với COC, cũng như cách Hà Nội nhìn nhận các mối đe dọa an ninh từ Trung Quốc trên Biển Đông.


Phương thức thảo luận về COC trước đây được thực hiện thông qua ASEAN. Giai đoạn hiện tại đòi hỏi từng nước ASEAN phải nêu lên các ưu tiên quốc gia của mình. Vì vậy, lúc này Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải nói rõ hơn về các mối quan tâm của mình.


Tuy nhiên, trong số các yêu cầu kể trên, chỉ có lời kêu gọi không được thành lập ADIZ mới ở Biển Đông là đáng chú ý, vì Hà Nội từ lâu đã phản đối các hành động khác của Trung Quốc, như xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa tranh chấp. Hà Nội cũng đã nhiều lần kêu gọi các quốc gia tranh chấp phải làm rõ các yêu sách trên biển của mình theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.


Việc kêu gọi cấm thành lập ADIZ khẳng định mối quan ngại của Hà Nội rằng Bắc Kinh tại một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ thiết lập một ADIZ trên Biển Đông giống như những gì họ đã làm ở Biển Hoa Đông năm 2013. Mặt khác, Bắc Kinh đã tuyên bố rằng họ có quyền bảo vệ an ninh quốc gia bằng bất kỳ phương tiện nào, bao gồm thiết lập một ADIZ, để đối phó với các mức độ đe dọa mà Bắc Kinh phải đối mặt ở Biển Đông. Điều đó hàm ý Trung Quốc ngầm đe dọa rằng nếu Mỹ và đồng minh tăng cường các hành động quân sự, họ sẽ tuyên bố thành lập ADIZ. Như người ta thường nói, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc Hà Nội kêu gọi đưa ra lệnh cấm nêu trên là một động thái “phủ đầu” khôn ngoan sẽ khiến Bắc Kinh chịu nhiều sức ép nếu họ cân nhắc lựa chọn này.


Có thể dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ bác bỏ các yêu cầu nêu trên của Hà Nội. Tương tự, Việt Nam và một số thành viên ASEAN khác cũng sẽ bác bỏ hai yêu cầu chính của Trung Quốc: i) Các cuộc tập trận quân sự với các cường quốc bên ngoài ở Biển Đông sẽ không được phép diễn ra trừ khi tất cả các bên ký kết đồng ý; và ii) Các thỏa thuận phát triển tài nguyên chung trên biển chỉ được dành cho Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Như vậy, cuộc đàm phán COC giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ nhiều khả năng cam go  và có thể kéo dài quá thời hạn ba năm mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề nghị.


Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vì đây là giai đoạn đầu của cuộc đàm phán, tất cả các bên đều đưa ra phương án cao nhất nhằm tạo dư địa cho những thỏa hiệp có thể diễn ra sau này. Do đó, điều quan trọng là phải quan sát xem Việt Nam và Trung Quốc có thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào không, và nếu có, thì là về vấn đề gì và ở mức độ nào.


Nếu xét tham vọng hàng hải và mong muốn kiểm soát thực tế Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam và các thành viên ASEAN có cùng mục tiêu chiến lược sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thương lượng với Trung Quốc. Đòn bẩy chính của họ trong cuộc đàm phán có lẽ là áp lực ngày càng tăng từ Hoa Kỳ và các đồng minh đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Nhưng trong khi Trung Quốc có thể cân nhắc những áp lực này một cách nghiêm túc và làm mềm cách tiếp cận đối với tranh chấp trong tương lai, thì một khả năng cao hơn là Trung Quốc sẽ bật lại những áp lực này và lựa chọn lập trường cứng rắn hơn, nhất là tại một thời điểm khi giới lãnh đạo Trung Quốc cần cho người dân trong nước thấy rằng Trung Quốc sẽ đứng vững và kiên quyết chống lại áp lực của Mỹ trong cuộc đối đầu ngày một gia tăng giữa hai nước.


Một bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary.


image002

Cú bắt tay của hai khuôn mặt:Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh (phải) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 7-8 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN


- ASEAN 50: Vương Nghị phát "điên" vì Phạm Bình Minh cứng rắn về Biển Đông?


Dự thảo COC 2019: VN + TQ sẽ ra sao?


image003

17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14603)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13483)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13095)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13702)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13460)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12230)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12793)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13181)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12423)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12744)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13465)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12558)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19644)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 13894)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014