Dự thảo COC 2019: VN + TQ sẽ ra sao?

02 Tháng Giêng 20197:14 CH(Xem: 11717)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ NĂM  03 JAN 2019


image002

Tranh hí họa Biển Đông : cường quốc và nước nhỏ.


image003

Mặt trận Biển Đông: Mũi tên đỏ: thế lực của Trung Quốc.       Mũi tên xanh: vành đai bao vây của Mỹ. VĂN HÓA MAP.


image004

Đảo nhân tạo Chữ Thập, căn cứ hỏa lực chiến lược do Trung Quốc bồi đắp án ngữ con đường hàng hải quốc tế, cách bờ biển VN khoảng 550km.VĂN HÓA MAP


Dự thảo COC 2019: VN + TQ sẽ ra sao?


Việt Nam dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán cứng rắn về vấn đề Biển Đông trong khi đang tích cực thúc đẩy các điều khoản có thể khiến Bắc Kinh không hài lòng, theo bản dự thảo COC đang đàm phán mà Reuters được tiếp cận.


Việt Nam 'cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông'?

image005

Bản quyền hình ảnh DigitalGlobe/ScapeWare3d Image caption Đá Chữ Thập ở Biển Đông là một trong các điểm Bắc Kinh tiếh hành bồi đắp, xây cất trong những năm gần đây


Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Reuters bình luận dựa trên bản dự thảo Bộ quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) mà hãng tin này tiếp cận được.


Việt Nam dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán cứng rắn về vấn đề Biển Đông trong khi đang tích cực thúc đẩy các điều khoản có thể khiến Bắc Kinh không hài lòng, theo bản dự thảo COC đang đàm phán mà Reuters được tiếp cận.


Hà Nội muốn định chế hóa hàng loạt hành động mà Trung Quốc đã thực hiện trên vùng biển Biển Đông đang tranh chấp là các hành động bất hợp pháp, bao gồm việc xây dựng đảo nhân tạo, phong tỏa và triển khai các vũ khí tấn công như tên lửa, Reuters dẫn chiếu tới nội dung bản dự thảo COC mà các bên đang đàm phán. Tuy nhiên, Reuters không nêu rõ bản dự thảo mà họ có được là bản nào.


Dự thảo cũng cho thấy Hà Nội đang thúc đẩy lệnh cấm đối với bất kỳ tuyên bố mới nào về Khu vực Nhận dạng Phòng không - điều mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013.


Các quan chức Trung Quốc không bác bỏ khả năng sẽ có tuyên bố tương tự đối với Biển Đông.


Bản dự thảo cho thấy Hà Nội cũng đang đòi các nước phải làm rõ những yêu sách của họ đối với tuyến giao thương huyết mạch trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, một nỗ lực rõ ràng nhằm phá vỡ Đường Chín Đoạn gây tranh cãi mà Trung Quốc tự tuyên bố.


"Sẽ có một số trao đổi đầy thử thách giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng qua văn bản của thỏa thuận này," Reuters dẫn lời ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu ở Biển Đông, người đã xem bản dự thảo này, nói.


"Phía Việt Nam muốn bộ quy tắc COC sẽ bao gồm những điểm hoặc hoạt động bị cấm vì Trung Quốc đã thực hiện những điều/hoạt động này trong 10 năm qua."


Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết các cuộc đàm phán về COC đã có một số tiến bộ gần đây, với việc Việt Nam tích cực tham gia và các quốc gia khác thể hiện tinh thần xây dựng và hợp tác.


'Cấm nước ngoài tập trận trên Biển Đông'


image006


Bản quyền hình ảnh TRUONG GIANG


Dự thảo cũng xác nhận thông tin từ các báo cáo trước đó rằng Trung Quốc muốn các cuộc tập trận quân sự của các cường quốc 'bên ngoài' khác trên Biển Đông sẽ bị cấm trừ phi được sự đồng ý của tấn cả các bên ký kết COC.


Bắc Kinh cũng muốn không cho các hãng dầu khí nước ngoài vào hoạt động tại Biển Đông với việc hạn chế các thỏa thuận phát triển chỉ trong phạm vi khai thác chung giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.


Giới chuyên gia trông đợi là cả hai nội dung trên sẽ bị một số nước ASEAN phản đối mạnh mẽ.


Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra tại Myanmar trong quý một 2019, Reuters dẫn nguồn một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết.


Vào tháng Tám, các quan chức Trung Quốc và ASEAN đã ca ngợi biên bản đàm phán ban đầu là một cột mốc và một bước đột phá khi được các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN và Trung Quốc ủng hộ.


COC sẽ được đàm phán trong năm tới bởi các quan chức cấp cao của ASEAN và Trung Quốc và chưa được công bố công khai.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tháng trước kêu gọi các bên ký kết hiệp ước vào năm 2021, một thời gian biểu mà một số đặc phái viên và các nhà phân tích cho là khó có thể đạt được.


Đòi hỏi của Trung Quốc


Bộ quy tắc COC được xây dựng dựa trên Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) vốn được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.


Tuy nhiên, tài liệu chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được trong vấn đề Biển Đông này đã không ngăn chặn được việc khu vực có tuyến giao thương đường biển quốc tế quan trọng này trở thành nơi tranh chấp gay gắt giữa các bên.


Trung Quốc kể từ 2014 đã tăng cường hiện diện quân sự và gia tăng việc xây cất, bồi đắp các đảo nhân tạo tại vùng biển có tranh chấp.


Hoa Kỳ và các cường quốc khu vực khác, trong đó có Nhật Bản và Ấn Độ, không phải là các bên tham gia đàm phán, nhưng có mối quan tâm to lớn đối với tuyến hải hành nối Đông Bắc Á với Trung Đông và Châu Âu.


Một số quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Úc, đã cùng Hoa Kỳ tăng cường triển khai các hoạt động hải quân trên Biển Đông. Tuy nhiên, các hoạt động này thường bị hải quân Trung Quốc theo sát.


Mỹ đang thúc đẩy các nước đồng minh Thái Bình Dương tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông trong nỗ lực đối đầu với Trung Quốc, theo Stars and Stripes.


Bản thảo dài 19 trang vẫn còn chưa làm rõ các lĩnh vực chính bao gồm phạm vi địa lý chính xác, liệu nó có ràng buộc về mặt pháp lý hay không và các tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào, Reuters nói./ ((theo BBC 01/1/ 2019)


- Sòng bạc Quốc tế biển Đông: "Át chủ bài" nào sẽ làm chủ An ninh Biển Đông?
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14912)
Ngày 17-11 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York trong 90 phút. Ảnh: REUTERS
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15286)
Tại Hội nghị Apec Lima Peru, ông Trần Đại Quang đã gặp ông Tập Cận Bình bàn "song phương" biển nam Trung Hoa; gặp ông Putin bàn "Đối tác chiến lược toàn diện"; gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14858)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13742)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13296)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13898)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13718)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12417)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13030)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13414)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12667)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12993)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13635)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12789)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19837)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14161)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014