Mùa Giáng Sinh có đủ nồng ấm để bình thường hoá quan hệ VN-Vatican?

25 Tháng Mười Hai 201810:20 CH(Xem: 10518)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 26 DEC 2018


Mùa Giáng Sinh có đủ nồng ấm để bình thường hoá quan hệ VN-Vatican?


Phêro Nguyễn Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Hà Nội


24/12/2018


image006image007

Bản quyền hình ảnh Getty Images Bản quyền hình ảnh Thai An


Trong niềm hân hoan đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần và một mùa xuân sắp tới, người Công Giáo Việt Nam đón nhận tin vui, dù nó không hoàn toàn trọn vẹn.


Đó là việc Nhà Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà Thờ Giáo Xứ Thủ Thiêm thuộc Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh không bị di dời - có thể ảnh hưởng đôi chút nhưng về cơ bản vẫn không bị phá bỏ, di dời. Thông tin này được loan báo trên mạng xã hội chứ chưa thấy được đăng tải trên các phương tiện truyền thông chính thông của nhà nước nhưng cũng đủ làm cho giáo dân vui mừng.


Thông tin vui mừng thứ hai là việc Đức Thánh Cha đã tạo lập giáo phận mới, giáo phận thứ 27 của Giáo Hội Việt Nam.


Giáo phận Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở tách ra từ giáo phận Vinh, nằm trên địa giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Mọi người hay nói vui là giáo phận Bình Tĩnh (Quảng Bình - Hà Tĩnh), bởi việc thành lập giáo phận này cũng được diễn ra một cách rất "bình tĩnh". Hồ sơ xin chia tách và lập giáo phận Hà Tĩnh đã được lập từ khoảng 20 năm trước nhưng tới nay mới được phía chính quyền cho phép.


Tại sao nói là niềm vui chưa trọn vẹn? Bởi hồ sơ xin chia tách hai giáo phận Vinh và Hưng Hóa được trình nhưng mới chỉ được công nhận việc chia tách giáo phận Vinh chứ chưa cho phép Hưng Hóa được chia tách.


Hơn nữa, theo nhiều nguồn tin khả tín thì việc chia tách Vinh còn kèm theo gói điều kiện là Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp sẽ rời Vinh.


Thực ra, những tin tức này dẫu có được hiểu là những niềm vui nhưng nó chưa thể biểu lộ được những mong muốn mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung cũng như giáo dân nói riêng mong chờ. Bởi họ còn mong chờ lớn hơn là bầu khí quan hệ giữa Tòa Thánh (Vatican) và chính quyền Việt Nam sẽ cải thiện như thế nào.


Image caption Phêro Nguyễn: "Tin tức lan truyền trên mạng xã hội dịp trước Giáng Sinh 2018 nói Nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm sẽ không bị di dời, tuy tin này chưa được chính thức loan báo trên truyền thông chính thức của nhà nước."


Dẫu vậy thì những tin tức sau vòng đàm phán thứ bảy cũng cho thấy một một quan hệ nồng ấm hơn và hy vọng sẽ cải thiện sâu sắc hơn trong tương lai gần mà người tín hữu Công Giáo còn nghĩ đến viễn cảnh là họ được đón Đức Giáo Hoàng Phanxico tới thăm Việt Nam, hay cụ thể hơn đi viếng Đức Mẹ La Vang trong thời gian rất sớm.


Giáng Sinh ở Việt Nam


Giáng Sinh không phải của riêng người Công Giáo hay những Kito Hữu nữa. Giáng Sinh bây giờ của tất cả mọi người.


Những năm gần đây, người Việt Nam giao lưu nhiều với bạn bè thế giới và văn hóa chúc mừng Giáng Sinh có mặt ở mọi nơi cho dù những lời chúc mừng Giáng Sinh đến từ những người không hẳn là Kitô hữu gửi tới những người có khi cũng không phải Kitô hữu. Phật tử hay Do Thái Giáo, Ấn Độ Giáo hay Tin Lành, Hồi Giáo hay Công Giáo có lẽ cũng vẫn chúc mừng Giáng Sinh lẫn nhau.


Thực ra, Công Giáo đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước, khi những linh mục dòng Tên đến truyền đạo ở Việt Nam và năm 2010-2011 đã kỷ niệm 300 thành lập Giáo Phận tại Việt Nam.


Vì thế, lễ Giáng Sinh đã có ở Việt Nam rất lâu rồi nhưng sự hân hoan trên đường phố có lẽ chỉ xuất hiện ngót 30 năm nay sau khi Việt Nam mở cửa kinh tế và những Kitô hữu là các nhà đầu tư nước ngoài mang văn hoá Giáng Sinh tới đây cùng với những du học sinh ở nước ngoài về nước. Nó cho ta có cảm giác như đây là đất nước của Kitô Giáo dẫu con số giáo dân chỉ chiếm khoảng từ 6,5 đến 8 triệu.


Nếu hiểu theo yếu tố thần học tín lý thì Ngày Giáng Sinh là ngày kỷ niệm Ngôi Hai Thiên Chúa tức Chúa Giêsu Kitô giáng trần lần thứ nhất, đồng thời cũng mong chờ hướng tới ngày Chúa giáng trần lần thứ hai, ngày mà Chúa quay trở lại trong uy quyền và vinh quang để phán về xấu tốt thật giả để đưa tất cả về với Nước Trời.


Ngày đó, người Kitô hữu gọi là ngày Cánh Chung, tức là ngày tận thế, ngày của sự huỷ diệt. Ngày đó là ngày nào thì không biết nhưng người Kitô hữu luôn hướng tới.


Vì sao là ngày 25/12?


Chính xác thì việc tổ chức Giáng Sinh mới chỉ bắt đầu từ Thế kỷ 4 chứ không phải ngay sau khi Chúa giáng trần.


Trong Kinh Thánh nói rằng khi Chúa hài nhi sinh ra trong một cái máng cỏ tại hang đá ở Bethlehem, vùng đất thuộc Palestine bây giờ, thì có những mục đồng đang chăn gia súc và hướng theo các vì sao để tìm về miền đất mà được các nhà tiên tri báo rằng Thiên Chúa giáng trần.


Vào thời điểm cuối tháng 12, ở Trung Đông rất lạnh, không thể có mục đồng chăn gia súc ngoài đồng cỏ và bầu trời không thể nhìn thấy các vì sao. Các nhà khoa học Úc gần đây nói rằng, ngày chúa Giáng Sinh có lẽ là ngày 17 tháng 6 mà cũng không phải là năm thứ nhất công nguyên mà phải lệch một vài năm.


Nhưng vì sao lại là ngày 25 tháng 12 mà không phải là ngày khác?


Câu trả lời là ngày 25 là ngày người ta kỷ niệm ngày Thần Mặt Trời. Ngày bắt đầu của mùa xuân, người ta đón chào sự xuất hiện của mặt trời sau một mùa đông băng giá. Và Chúa cũng được người Kitô hữu ví như mặt trời và sự Giáng Sinh của Chúa như là sự xuất hiện của mặt trời mùa xuân. Và ngày đó là ngày 25 tháng 12, vì thế nên người Kitô hữu kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12.


Màu chủ đạo của Giáng Sinh là màu xanh và màu đỏ.


Giáng Sinh hiểu theo góc độ xã hội học còn là ngày của tình yêu và hoà bình. Màu xanh là màu của hy vọng, màu xanh của sự sống, màu của niềm tin, màu của hòa bình. Còn màu đỏ là màu của tình yêu, của màu đỏ trái tim và màu đỏ của máu. Rực đỏ như trái tim người đang yêu.


Màu đỏ của máu là màu của sự hy sinh để có tình yêu và sự sống. Màu đỏ là màu máu đổ xuông của Chúa để làm giá chuộc cho sự sống muôn đời. Khi máu đổ xuống, Chúa đã nói rằng xin Cha hãy tha thứ cho những nguời này (những người đem Chúa đi chịu chết) bởi họ không hiểu được những điều tội lỗi mà họ đang làm.


Vì thế Giáng Sinh cũng là thời điểm bắt đầu lại một chu kỳ mới với niềm tin, hy vọng, tình yêu và sự sống mới.


Nhưng niềm hy vọng nó cần phải hiểu trên cơ sở thực thế của cuộc sống.


Image caption "Giáng Sinh cũng là thời điểm bắt đầu lại một chu kỳ mới với niềm tin, hy vọng, tình yêu và sự sống mới"


Và trong chiều hướng đó, người Công Giáo luôn mong chờ một sự nồng ấm trong quan hệ giữa Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam. Bởi họ vừa là đối tượng bị tác động và là đối tượng thụ hưởng từ quan hệ này.


Kể từ sau năm 1954, ở Miền Bắc và sau 1975 ở Miền Nam, Tòa Thánh La Mã không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam.


Để nối lại quan hệ, hai bên đã tiến hành bảy vòng đàm phán. Vòng đàm phán thứ bảy vừa mới diễn ra tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 12. Hai bên đã tiến tới nhiều sự đồng thuận. Đồng thuận lớn nhất là việc thiết lập Đại Diện Thường Trú tại Hà Nội.


Thông tin này sẽ được loan báo vào dịp viếng thăm Hà Nội của Thủ Tướng Tòa Thánh, dự kiến đầu năm tới. Đây là bước tiến quan trọng để tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao.


Quan hệ Việt Nam - Tòa Thánh


Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất đồng.


Bất đồng lớn nhất là việc Giáo hội đòi lại những tài sản trước đây mà hiện đang được quản lý bởi chính quyền.


Sự căng thẳng trong việc tranh chấp này đã dẫn đến những biến cố lớn kéo theo sự tụ tập, phản đối của hàng vạn giáo dân tại nhiều địa điểm trên toàn quốc, điển hình như tại 42 phố Nhà Chung và 178 phố Nguyễn Lương Bằng ở Hà Nội.


Image caption Phêro Nguyễn: "theo nhiều nguồn tin khả tín thì việc chia tách Vinh còn kèm theo gói điều kiện là Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp (thứ ba, từ phải sang)sẽ rời Vinh."


Hầu như ở bất cứ địa phương nào, tỉnh nào của Việt Nam cũng có xảy ra tranh chấp đất đai giữa Giáo hội và xã hội.


Vì vậy, điều này sẽ luôn cần sự nỗ lực cả hai bên mà trong đó điều quan trọng là cả hai bên cùng phải lùi để cùng tiến lên.


Những cơ sở phục vụ cho mục đích giáo dục và y tế có thể không bị phía giáo hội đòi lại nhưng còn nhiều cơ sở đang bị sử dụng cho các mục đích phi bác ái đang là vấn đề lớn trong nhận thức giữa hai bên.


Đặc biệt, sau biến cố 2007 tại Nhà Chung và Thái Hà, thủ tướng chính phủ đã ra nghị quyết số 1940 trong đó quy định việc không được tư hữu hóa hay chuyển đổi mục đích các cơ sở vốn có nguồn gốc tôn giáo.


Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội vẫn hóa giá nhiều nhà cửa theo nghị định 61 như tại số 5 Quang Trung Hà Nội, dẫn đến những tranh chấp kéo dài và không có hồi kết. Điều này cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác.


Nhiều cơ sở khác đang trở thành mục tiêu công kích nhau giữa hai bên như tại Đồi Thiên An (Huế). Chính quyền lấy hầu hết diện tích của Dòng Biển Đức Thiên An sau năm 1975 và tư nhân hóa. Nhà Dòng tìm cách giữ lại và hai bên xảy ra căng thăng không có hồi kết.


Image caption Người dân tại giáo xứ Phú Yên tham gia đi kiện Formosa hồi tháng 10/2016


Nếu như không có giải pháp tổng thể thì việc đàm phán sẽ đi vào bế tắc bởi cả hai đều dựa trên những biểu tượng để đàm phán.


Chính quyền không chấp nhận quyền tư nhân đất đai. Nếu trả lại sẽ trở thành tiền lệ cho việc đòi lại đất đai bị thu hồi của toàn xã hội sau cải cách ruộng đất giai đoạn 1953-1954.


Giáo hội thì coi đất đai, tài sản là của Giáo hội và phải được tôn trọng.


Chính quyền coi việc chiếm hữu nhiều cơ sở như là biểu tượng của chuyên chính; biểu tượng thắng lợi của cách mạng. Còn Giáo hội muốn đòi lại vì nhiều vị trí mang tính biểu tượng như trường Hoàn Kiếm, Tòa Khâm Sứ. Nó như cái gai chèn cổ Tòa Giám Mục Hà Nội mà mọi giáo dân và toàn giáo hội muốn nhổ đi.


Nhiều giải pháp được đưa ra như việc trao đổi kín giữa hai bên.


Chẳng hạn như việc nhà nước trao lại 42 Nhà Chung làm Tòa Khâm Sứ; trả lại trường Hoàn Kiếm và sẽ xây trường Hoàn Kiếm tại khu vực siêu thị Nguyễn Kim vốn là đất của Tòa Giám Mục. Đất khu vực trường Tràng An, đất của Giáo Xứ Đa Minh sẽ đổi lại một khu vực rộng lớn tại Mỹ Đình để làm trung tâm mục vụ và giáo xứ Đa Minh mới. Nhiều cuộc trao đổi ngầm diễn ra nhưng vẫn chưa có phương án quyết định cuối cùng.


Phía chính quyền Hà Nội cũng có sự khác biệt giữa hệ thống bên Đảng và bên chính quyền.


Kể cá viêc tổ chức sinh hoạt cũng hiểu khác nhau.


Nếu như nhiều địa phương cho phép Giáo hội phát triển cộng đoàn, xây dựng giáo xứ mới, giáo họ mới thì nhiều địa phương miền núi như Kontum, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên hay miền núi Nghệ An coi việc xuất hiện của các linh mục như là sự đe dọa đến an ninh quốc gia.


Nhiều địa phương coi việc truyền chức linh mục, điều động nhân sự giữa các xứ như là chuyện nôi bộ của giáo hội thì nhiều địa phương phải xin phép. Có sự đồng ý của chính quyền mới được phép thực hiện. Ngay cả việc dâng lễ hàng tuần theo lịch Công Giáo mà Nhà xuất bản Tôn Giáo in hàng năm thì cũng bị nhiều địa phương cấm đoán, cho làm lễ này, không cho làm lễ kia.


Lớn hơn cả là việc tấn phong giám mục hay điều động giám mục vẫn phải có sự chuẩn thuận của chính quyền.


Image caption Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng, được Tòa thánh La Mã bổ nhiệm vào vị trí tân Tổng giám mục Hà Nội hồi cuối tháng 11/2018


Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp duy trì một tổ chức có tên gọi Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo thì nhiều giáo phận không cho phép linh mục tham gia, hoặc linh mục nào tham gia thì bị xếp sang một bên.


Nhưng hơn hết là việc nhận thức tôn trọng nhau có sự khác biệt.


Chương trình thời sự buổi sáng ngày 24 tháng 12 (ngày Giáng Sinh), Đài Tiếng Nói Việt Nam có bài xã luận lên án nhiều linh mục không đồng thuận với chính quyền. Nghệ An còn tổ chức đội cờ đỏ chỉ để đánh phá các linh mục. Tất nhiên, nhiều linh mục cũng có những cách thức phản ứng lại.


Ngay cả nhận thức về sự tham gia của Giáo hội trong lĩnh vực y tế và giáo dục cũng có những cách hiểu khác nhau trong chính quyền. Vì thế mà nguồn lực của Giáo hội chưa được phát huy để triển khai trong hai lĩnh vực này.


Một Mùa Giáng Sinh nữa lại tới và người Công Giáo Việt Nam lại tiếp tục cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp hơn. Tương lai của đất nước, tương lai của Giáo Hội và tương lai nồng ấm trong quan hệ giữa giáo hội và chính quyền.


Bài thể hiện quan điểm riêng của người viết.
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13650)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13242)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13779)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14465)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17255)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16883)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21822)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15984)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16116)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13445)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13485)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14043)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14681)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16201)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13778)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13066)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13575)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15672)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.