Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?

13 Tháng Mười Hai 20187:39 CH(Xem: 10419)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU  14 DEC 2018


Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?


Posted on 13/12/2018 by The Observer


image001

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng VN Ngô Xuân Lịch.


Tác giả: Lê Hồng Hiệp


Giữa tháng 10 năm 2018, nhà nghiên cứu Việt Nam Carlyle A. Thayer đưa tin rằng Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ mười lăm hoạt động giao lưu quốc phòng với Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, bao gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân. Nếu xét sự hợp tác chiến lược mạnh mẽ giữa hai nước trong những năm gần đây, bất chấp những bất định mà chính quyền Trump tạo ra, thì quyết định của Việt Nam đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều gì có thể lý giải cho sự thay đổi thái độ đột ngột này của Việt Nam?


Quyết định này có thể liên quan đến những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm vận động Việt Nam giảm mua thiết bị quân sự và vũ khí của Nga và chuyển sang mua từ Mỹ. Việt Nam có thể đã xem động thái này như là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Lý do này hoàn toàn có cơ sở bởi Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) nhằm trừng phạt các quốc gia mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis đã tìm cách thuyết phục Quốc hội miễn áp dụng luật này đối với Việt Nam, vốn đã nhập tới 90% số vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga. Tuy nhiên vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra. Do đó, Việt Nam có thể đã hủy các giao lưu quốc phòng dự kiến với Mỹ như một chiến thuật đàm phán để đảm bảo rằng Washington sẽ không áp dụng đạo luật này đối với Việt Nam.


Đồng thời, quyết định này cũng có thể là một trong những phản ứng của Hà Nội đối với sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khi cuộc đối đầu giữa hai người khổng lồ ngày càng trở nên rõ ràng hơn, Hà Nội có thể thấy nhận thấy khó có thể củng cố quan hệ quốc phòng với một cường quốc này mà không làm cho cường quốc kia phật lòng. Đối mặt với rủi ro này, Hà Nội có thể đã chọn trì hoãn hợp tác quốc phòng với Mỹ, ít nhất là tạm thời, để không làm Bắc Kinh phật ý.


Cuối cùng, tình hình tương đối tĩnh lặng hơn ở Biển Đông trong những tháng gần đây và các động thái ngoại giao của Bắc Kinh, như việc nêu mục tiêu đạt được thỏa thuận với các nước ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong vòng ba năm tới, có thể là một yếu tố khác khuyến khích Hà Nội làm chậm lại việc tăng cường quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Suy cho cùng, miễn là lợi ích quốc gia của Việt Nam ở Biển Đông được đảm bảo, Hà Nội sẽ không muốn từ bỏ chính sách lâu nay trong việc duy trì sự cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington. Nói cách khác, nếu Trung Quốc chấp nhận một lập trường mang  tính thỏa hiệp hơn đối với tranh chấp Biển Đông, Hà Nội sẽ không sẵn sàng xích lại quá gần Hoa Kỳ.


Quyết định của Hà Nội sẽ tác động tới triển vọng hợp tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam tới đâu vẫn là một điều chưa rõ ràng. Liệu Việt Nam có đảo ngược quyết định trên và tiếp tục đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Mỹ hay không sẽ phụ thuộc vào chính các yếu tố có thể đã làm chậm lại quá trình đó: a) liệu Hoa Kỳ có miễn áp dụng Đạo luật CAATSA đối với Việt Nam hay không; b) xu hướng tương lai của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, và c) liệu Trung Quốc có hung hăng trở lại trên Biển Đông hay không.


Trong khi câu hỏi đầu tiên là một câu hỏi ngắn hạn có thể sớm được trả lời thì hai câu hỏi còn lại có nhiều sự bất định hơn. Trong trường hợp Washington đồng ý miễn áp dụng Đạo luật CAATSA cho Việt Nam nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục hủy bỏ hoặc trì hoãn các hoạt động hợp tác quân sự có ý nghĩa với Hoa Kỳ thì chúng ta có thể kết luận rằng lý do chính khiến Việt Nam không muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Washington là vì sợ làm phật lòng Bắc Kinh. Trong trường hợp đó, do cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc rất có thể sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài, các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông có thể trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định quỹ đạo tương lai của quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.


Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary.

22 Tháng Giêng 2017(Xem: 13213)
Thượng nghị sĩ John McCain từ tiểu bang Arizona cùng một đồng nghiệp khác là Lindsey Graham hôm 22/1 tuyên bố sẽ bỏ phiếu chấp thuận ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ, dù vẫn còn quan ngại về quan hệ của cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil với Tổng thống Nga.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12969)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13937)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31372)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14875)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14351)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14836)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13453)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14665)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13212)
Images Show Intimate Meeting Between Pope Francis and Fidel Castro - ABC News
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12719)
Ngày 27/12, thêm một sự kiện lịch sử : Thủ tướng Nhật Bản cùng một tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama – đến đài tưởng niệm tôn vinh những người Mỹ đã hy sinh trong cuộc tấn công của Nhật.