Dấu hiệu của chiến tranh

20 Tháng Chín 20186:08 CH(Xem: 12287)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 21 SEP 2018


Kỳ 4 - Các bên muốn gì?


Dấu hiệu của chiến tranh


image002

Tập Cận Bình, Vladimir Putin và Nguyễn Phú Trọng. Ảnh có tính minh họa.


image003

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

21/9/2018 (Kỳ 4)


Ngày 10 tháng 11, 2017, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên thân chinh đến "chiến trường" Đông Nam Á (APEC Đà Nẵng 2017), tuyên bố chính thức chính sách và chiến lược của Ngũ Giác Đài đối với khu vực Đông Nam Châu Á: Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do (FOIP)


Chiến lược của TT Trump tung ra nghe có vẻ mới, nhưng quan sát qua chiến thuật TT Trump áp dụng ban đầu cho thấy Hoa Kỳ vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch "Tự do hàng không hàng hải trên tất cả vùng biển nào luật pháp cho phép" (Freedom of Navigation Operations FONOPs) từ thời TT Obama, nhưng trên bình diện rộng, đường dây biển Indo-Pacific đã làm thay đổi nhận thức về bản đồ khu vực Đông Nam Châu Á vốn tồn tại từ sau thế chiến II.   


Trước hết, dù đường dây biển rộng lớn theo TT Trump bắt đầu từ biển Ấn Độ dương tới tây Thái Bình dương, giữa và mạch lưu thông đường dây biển rộng lớn này là một vùng biển tương đối nhỏ chỉ rộng có 3,5 triệu km2 thôi, nhưng "lắm chuyện".


Cho nên, vùng biển luật pháp cho phép mà Hoa Kỳ nói đến chính là việc TT Trump muốn vẽ lại nền trật tự ở cái hải địa bàn South China Sea. Đến thăm Việt Nam tháng 11, 2017, bay ngang qua vùng biển 3,5 truệu km2, ông đã nhìn thấy tất cả những gì đang diễn ra bên dưới.Việt Nam thường gọi là Biển Đông (East Vietnam Sea); Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương và một số học giả gọi là biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea); báo Văn Hóa gọi chung là Đông Hải (East Sea), bãi chiến trường quốc tế.


Thế nhưng, nội dung thực hiện Indo-Pacific và FONOPs có đủ hay không đủ để củng cố trật tự và an ninh dựa trên các quy tắc quốc tế, trong lúc thực tế cho thấy Trung Quốc càng lúc càng tiến hành một cách vũ bão quân sự hóa các đảo nhân tạo của họ ở trung tâm quần đảo Trường Sa và tiếp tục họ muốn gì nữa?


Quân sự hóa để làm gì? Câu hỏi ai cũng có thể trả lời được. Họ muốn gì nữa? Chưa có câu trả lời.


Vấn đề đặt ra là các động thái quân sự và chính trị của Trung Quốc (bên Đỏ) và Hoa Kỳ (bên Xanh +) hiện nay sẽ tạo ra những cơn bão lửa hay chung cuộc êm thắm trên bàn hội nghị đa phương, song phương. Đa phương gồm những nước nào và song phương gồm những nước nào?


Có thể tạm phân chia các bên như sau: Trung Quốc + ASEAN; Hoa Kỳ + Đồng minh gồm Ấn, Nhật, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Anh, Pháp ... Còn bên Nga thì sao? Con "sói già" Putin khi ẩn khi hiện, xưa là đồng chí cốt tử của miền Bắc trong thời Vietnam War.


Hai nước gần như "sống còn" với Đông Hải (East Sea) là Việt Nam và Philippines? (Philippines đã xác lập vùng biển phía tây của họ là biển Tây Philippines - West Philippines Sea). Không thể bỏ qua lập trường, quan điểm và thái độ ứng xử của hai nước vừa quan hệ với Hoa Thịnh Đốn, vừa hợp tác với Bắc Kinh là Việt Nam và Philippines. Tiếng nói và vị trí của hai nước này ảnh hưởng rất lớn trong các trận "đàm", "đánh" và thiết kế nền "trật tự mới" của Hoa Kỳ và Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Châu Á.   


Câu hỏi có lẽ không thừa trong tình hình hiện nay: Giải pháp quân sự có là giải pháp tốt nhất để “giải quyết một cách hòa bình vấn đề Biển Đông thông qua đối thoại, tránh những hành động gây phương hại ổn định và hòa bình khu vực.”


XEM THÊM:


- Ts Phạm Cao Dương: Đổi tên "Biển Nam Trung Hoa" thành "Biển Đông Nam Á".


Diễn tiến quân sự của bên Xanh +


Theo dõi các diễn biến trên Đông Hải: "chiến trường quốc tế" liên tiếp trong 3 kỳ báo "Các bên muốn gì" vừa qua, theo chúng tôi, để thu hẹp không gian hải địa bàn một cách tương đối tầm nhìn địa chính trị và quân sự, thuật ngữ đường dây Chiến lược Ấn độ - Thái bình dương (Indo-Pacific) của Mỹ nên định hình bằng thuật ngữ: "Ấn độ - Đông Hải - Tây Thái bình dương". Không gian này mô tả diễn biến trận liệt chiến trường gần gũi hơn.


Không còn nghi ngờ gì nữa. Tuyên bố chắc nịch của Vương Nghị ở Singapore ngày 4/8/2108 rằng: "Trung Quốc và ASEAN đã đạt được một "Văn bản duy nhất" làm nền tảng cho các cuộc thương lượng về Bộ Quy tắc ứng xử cụ thể (COC Code of Conduct) về biển Nam Trung Hoa (South China Sea). (Báo Văn Hóa gọi "Văn bản duy nhất" là "Minh ước COC") gần như chính thức mở màn trận chung kết sau bao nhiêu trận tranh chấp bán kết ở Đông Hải.


Song song với chính trị, hải quân của Bắc Kinh luôn ở trong tư thế sẵn sàng nổ súng nếu chiến tranh nổ ra.


Tổng tư lệnh của bên Đỏ là Tập Cận Bình đã từng đích thân đứng trên Mẫu hạm Liêu Ninh chỉ huy cuôc tập trận hải quân lớn nhất trừ trước đến nay. Hải địa bàn diễn ra ở phía nam đảo Hải Nam, cách Hoàng Sa hơn 100 hải lý, cách Trường Sa hơn 1000 hải lý. Với tốc độ của chiến hạm thế hệ mới, đi suốt 1000 hải lý chẳng bao lâu.


Chiến trường của các bên sẽ thu gọn ở Đông Hải (3,5 triệu km2) chứ không lây lan qua tây Thái bình Dương.


image004

Hải quân Trung Quốc trên Mẫu hạm Liêu Ninh.


image005

Mẫu hạm Liêu Ninh.


image006

Tập Cận Bình và các tướng trên Mẫu hạm Liêu Ninh ngày 12/4/2018.


Bên thứ ba (bên Xanh +) lên tiếng


Điểm lại các sự kiện của bên Xanh +:


Đáp lại tức khắc tuyên bố của Vương Nghị, cũng tại Snigapore, Ngoại trưởng Mike Pompei nhắn nhủ: bên thứ ba (bên Xanh +) sẽ lên tiếng.


Đối đầu với chiến thuật "biển người - biển xanh" của bên Đỏ, bên Xanh + Đồng minh gia tăng áp lực hải hành quân sự qua những chuyến "tuần tra - quan sát - động binh - và thăm viếng". Cái lý thú của sau các cuộc "tuần tra - quan sát - động binh - và thăm viếng" của các chiến hạm, đồng minh ta "ưa" ghé bến Việt Nam. Việt Nam hấp dẫn đến như vậy. (Báo Văn Hóa từng gọi quân cảng Cam Ranh là CamRanh Hotel.


Công khai và ngoạn mục hơn nữa, Mỹ còn cho mời các phóng viên quốc tế lên phi cơ do thám thực hiện các phi vị truyền hình, cho quốc tế thấy tận mắt rành rành các cứ điểm quân sự của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo.


Việc này Mỹ muốn nói lên điều gì? Xưa nay chỉ trong giới nghiên cứu và theo dõi tình hình Đông Hải mới để ý, còn dân chúng mải lo kiếm tiền lơ là chuyện ăn thua đủ, nay Mỹ muốn đánh động cho cả thế giới biết âm mưu và cuồng vọng bành trướng bá quyền Biển của Trung Quốc.   


Nhắc lại sự kiện TT Trump phái Hàng không Mẫu hạm (HkMh) nguyên tử USS Carl Vinson lần đầu tiên đến trụ ở vịnh Đà Nẵng-Việt Nam vào tháng 3/2018, dưới con mắt quân sự, việc phái một Mẫu hạm nguyên tử đến "chiến trường tuy cũ mà mới" không hẳn là một biểu tượng hào nhoáng.


Lịch trình thường xuyên của các HkMh và các chiến hạm Mỹ trong thời gian hoạt động ở South China Sea thường lui tới tiếp vận, nghỉ ngơi ở quân cảng Subic ở Manila-Philippines. Điều USS Carl Vinson đến bám trụ ở vùng biển EEZ Việt Nam không để hóng gió Biển Đông mà để nâng cấp số hành quân tuần tra lên mức độ cao hơn nữa ở vùng biển cận kề vùng EEZ của Trung Quốc.


(Cũng xin nói thêm là lằn ranh hải giới giữa hai vùng biển EEZ Việt Nam và Trung Quốc hiện đang tranh chấp do lằn đường lưỡi bò số 9 lấn sâu vào EEZ của Việt Nam khu vực biển Quảng Ngãi Lý Sơn).


Một ví dụ như việc Bắc Hàn-Bình Nhưỡng bắn liên tục nhiều quả tên lửa qua đầu Nhật Bản để đổi lấy cuộc hội đàm Un-Trump, Mỹ điều tàu ngầm nguyên tử USS Michigan về cảng Busan của Nam Hàn và USS Carl Vinson tiến vào vùng biển Nhật Bản, cho thấy bên cạnh các cuộc đàm phán chính trị, tên lửa, tầu ngầm mẫu hạm là đội quân tác chiến sẵn sàng xung kích.


Đối với Bắc Hàn, cậu Ủn 33 tuổi được ngồi hàng ngang với ông già 73 tuổi là "tự hào" nước ta ra ngõ là gặp anh hùng rồi, công bằng mà nói cái tâm cái tầm của cậu Ủn là yêu nước và mưu đồ thống nhất với Nam Hàn bằng con đường hòa bình chứ không nồi da xáo thịt.


Tổng thống Donald Trump đã chơi một ván bài đẹp ở Bắc Á cho nhân loại thân tâm an lạc thoát khỏi cảnh hạt nhân, nay Nam Á còn chờ Ngài đối với Tầu phù và ASEAN ra sao./

image001

Lý Kiến Trúc


California 20/9/2018


(Xem tiếp Kỳ 5 Dấu hiệu của Chiến tranh - Ván bài ngửa của Hà Nội)
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 810)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1269)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1192)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông