Các bên muốn gì?

09 Tháng Chín 20187:27 CH(Xem: 12737)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 10 SEP 2018


Các bên muốn gì?


Kỳ 3 - Đông Hải: Chiến trường quốc tế


image001image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

10/9/2018

(Kỳ 3)


Trong bài viết kỳ 3 dưới chủ đề: "Các bên muốn gì?" (ở biển Đông Hải), kỳ này tác giả lần lượt chú trọng vào các tác nhân Việt Nam, Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Nga.


Phán đoán diễn biến chung quanh bàn cờ mặt trận biển Đông Hải để các bên quyết định về các biện pháp đối phó là công việc của các nhà hoặch định chính sách chiến lược. Các sự kiện thời sự quốc tế nóng bỏng liên quan đến vùng biển South China Sea, không thể không dẫn đến những bước rẽ chiến lược.


Chẳng hạn như có lúc giới quan sát chính trị cho rằng phải có lực lượng hải quân Mỹ thường trực ở Biển Đông mới tạo thế cân bằng áp lực quân sự của Trung Quốc. Chỉ có vũ lực mới đối lại quân sự chứ không như Phán quyết PCA La Haye 12/7/2016, các đảo nhân tạo của Bắc Kinh vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, nay lại biến thành các hải cứ quân sự khổng lồ. Chẳng hạn, chính sách và đường lối chiến lược đối phó của Hoa Kỳ ở Biển Đông không thể mang lại sự tiếp cận gần gũi và có lợi cho các nước ven biển, đặc biệt đối với Việt Nam và Philippines. Đấy chính là câu chuyện sinh tử của các quốc gia ven biển South China Sea.


Trong việc tiến tới một giải pháp chung cuộc về vùng biển rộng 3,5 triệu km2 chưa được chính danh "tên họ" và vùng lãnh hải đặc quyền, Việt Nam và Philippines, hai quốc gia có nhiều tranh chấp nhất đối với Trung Quốc ở Đông Hải sẽ phải đòi hỏi quyền lợi, chủ quyền biển - đảo của nước mình đứng trước bàn cờ Biển nay đã trở thành bãi chiến trường quốc tế.


Trên thực tế, không thể phủ nhận vùng biển rộng 3, 5 triệu km2 đã và đang diễn ra các tranh chấp kịch liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng nếu bỏ qua bóng dáng của Nga, một cường quốc vẫn luôn là đồng minh chí cốt phía sau Việt Nam quả là một thiếu sót. Điều đó có thể nói lên việc nhân tố Nga sẵn sàng làm trọng tài ở Biển Đông. Trong suốt chiều dài diễn ra các vụ đụng độ và tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam cần có Nga, vũ khí Nga và Nga cũng cần có Việt Nam ở Đông Hải.


Từ khi Tổng thống Donald Trump (đảng Cộng Hòa) lên nắm quyền hành pháp, Việt Nam, Philippines và các nước ven biển có vẻ "nóng ruột" chờ đợi chính sách mới về Biển Đông của Trump có sự thay đổi lớn lao nào không so với thời kỳ của Tổng thống Barrack Obama (đảng Dân Chủ).


Sự thay đổi quan trọng nhìn thấy trong chiến lược Biển của Hoa Kỳ ở Châu á Thái bình dương biểu hiện qua Thông điệp của Tổng thống Donald Trump phát đi tại Hội nghị quốc tế APEC-Đà Nẵng ngày 10 tháng 11 năm 2017: "Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự do và Mở - FOIP". Nhận định về "chiến lược Trump" thông báo ở Đà Nẵng, giới quan sát cho rằng TT Trump "chấm hết" chính sách "Tái cân bằng về Châu Á" của cựu TT Obama.


"Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự do và Mở" được phân chiết qua ba mệnh đề: 1/ Vùng biển Đông Nam Châu Á bao gồm vùng biển rộng lớn kéo dài từ biển Ấn độ dương đến biển Tây Thái bình dương, đuôi của nó chấm dứt ở khu vực biển tây quần đảo Hawaii. 2/ Thuật ngữ "Tự do" hàm ý thương thuyền và chiến hạm Hoa Kỳ và đồng minh có quyền qua lại bất cứ nơi nào mà không bị cản trở. 3/ Thuật ngữ "Mở" hàm ý “toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương, Châu Á và Tây Thái Bình Dương và các quốc gia bao quanh được tự do giao dịch, công bằng, các bên cùng có lợi.


  image003


Cuối năm 2017 đầu năm 2018, Ngũ Giác Đài công bố chiến lược An ninh quốc gia và chiến lược Quốc phòng của Mỹ ở vùng Châu á Thái bình dương khẳng định khu vực này phải mang lại sự ổn định, an ninh, và quyền lợi, tất nhiên trước hết là của nước Mỹ. Con đường hàng hải xuyên qua Đông Hải mang lại lợi nhuận cho Hoa Kỳ từ 3,5 tỷ đôla hàng năm, đồng thời cũng là đường chuyển chở dầu khí cho Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản...


Các tư lệnh quốc phòng và ngoại giao của Mỹ như Tướng James Mattis, Rex Tillerson, tân ngoại trưởng Mike Pompeo liên tục phát biểu về chính sách chắc nịch của Hoa Kỳ tại các diễn đàn quốc tế, song song với việc tăng cường mạnh mẽ Các hoạt động hành quân tuần tra quân sự ở khu vực biển South China Sea cao hơn nhiều so với thời cựu TT Obama.


Sự hiện diện thường trực, hay đổi "ca trực"của hàng loạt các Hàng không Mẫu hạm như USS Ronald Reagan, USS George Washington, USS John C.Stennis,  USS Theodore Roosevelt, nổi tiếng nhất là Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson lần đầu tiên đến "đóng đô" ở vịnh Đà Nẵng miền trung Việt Nam sát kề quần đảo Hoàng Sa. Đi kèm theo Mẫu hạm là các biên đội chiến hạm tên lửa tác chiến vẫy vùng không thiếu một nơi nào từ cực nam đảo nhân tạo Vành Khăn (cách Palawan 130 hải lý) đến cực bắc quần đảo Hoàng Sa.


Một chi tiết thú vị không thể không nhắc đến tạm đánh giá về cường độ Hành quân tuần tra của Mỹ thời TT Trump, được trợ lực thêm các lực lượng hải quân Pháp, Anh, Ấn, Úc, Nhật, New Zealand, liên tục thực hiện các cuộc hành quân tự do hàng hải, mục đích đầu tiên là chứng tỏ sự hiện diện của hải quân Mỹ và đồng minh ở khắp mọi nơi trên cái vùng biển gọi là South China Sea. Mục đích kế tiếp là Bắc Kinh muốn gì cũng phải nói chuyện với Bên thứ Ba tức là Mỹ và đồng minh.


Mỹ và đồng minh đã xử rất "đẹp" với Bắc Kinh trong các cuộc hành quân tuần tra là đều "chừa" 12 hải lý quanh các "đảo nhân tạo" và đảo Hoàng Sa do Trung Quốc xây dựng và chiếm đóng.


image004

Ngày 31 tháng Giêng/2016, Chiế nhạm USS Curtis Wilbur áp sát đảo Tri Tôn thuộc nhóm đảo Hoàng Sa tây gần bở biển Quảng Ngãi Việt Nam nhưng vẫn nằm vòng ngoài 12 hải lý. Lính Trung Quốc đứng trên đảo Tri Tôn ngắm chiến hạm Mỹ mờ mờ ngoài khơi.


Có thể Hoa Thịnh Đốn chưa muốn "va chạm cứng" với Bắc Kinh nên còn để cho đảo của Trung Quốc còn có chút không gian để thở. Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson hùng dũng đến đóng đô ở vùng biển Đà Nẵng hôm 3/5/2018, tọa độ hành quân tuần tra của mẫu hạm này rơi vào vùng biển EEZ VN giáp ranh lưỡi bò số 9 của Trung Quốc nhưng không có "va chạm" cụ thể nào trên mặt bể.


So với các cuộc hành quân tuần tra (FONOPs) dưới trào TT Obama, các cuộc Hành quân tuần tra (FONOPs) thời Trump được nâng lên cấp số cộng, nhưng cũng chỉ là phản ứng phụ theo sau các hoạt động lấn sân lấn biển vũ bão của Trung Quốc, dẫn đến sự nghi ngờ của các nước ven biển, đó là chưa nói đến chi phí quân sự tốn kém mà các bên đổ hàng núi tiền vào cái vùng biển 3,5 triệu km2 mà thế giới gọi là South China Sea.


BÀI LIÊN QUAN: - FONOPs - OBAMA


Theo Văn Hóa, một cách tương đối về tầm nhìn địa chính trị và quân sự, thuật ngữ đường dây "Chiến lược Ấn độ - Thái bình dương" của Mỹ nên định hình bằng thuật ngữ: "Ấn độ - biển Đông Hải - Tây Thái bình dương".


Tương tự, "Một con đường - Một vành đai" của Trung Quốc nên định hình bằng thuật ngữ: "Các con đường - Các vành đai". Các con đường Các vành đai sẽ xóa bỏ đi phần nào ý nghĩ về sự lệ thuộc Trung Quốc (mất đất mất biển) bấy lâu nay một khi có sự thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng làm ăn ở các địa bàn dọc theo mảnh đất chữ S và bờ biển duyên hải.


Từ khi họ Tập lên ngôi Trung Nam Hải, gần như nỗ lực của Tập đầu tư rất lớn vào quốc phòng và hải quân. Các hoạt động hải quân của TQ không kém Mỹ và rất khác Mỹ ở "Chiến trường  Đông Hải". Các chiến dịch hải quân của TQ lên cấp độ hành quân tác chiến thay vì hành quân tuần tra hay phòng thủ.


Câu chuyện bên lề đối lại sự hiện diện của Tổng thống Trump ở Đà Nẵng và Hà Nội hôm 10/11/2017, năm tháng sau hôm 12/4/2018, đích thân Chủ tịch Tổng tư lệnh Tập Cận Bình đứng trên đài chỉ huy Mẫu hạm Liêu Ninh, chỉ huy tập đoàn hải quân Trung Quốc tập trận tác chiến ở vùng biển nam Hải Nam cách Hoàng Sa khoảng 130 hải lý.


Song song với các hoạt động vũ lực quân sự, các hoạt động ngoại giao chính trị Trung Quốc ra sức lôi kéo sự trợ thủ của 10 nước trong khối ASEAN (thật sự ASEAN bị lôi kéo dưới áp lực kinh tế, chính trị, quân sự kể cả lũng đoạn chính quyền) buộc phải ngồi vào bàn hội nghị bản Dự thảo COC về biển South China Sea.


Các phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị trong cuộc họp báo ở Sigapore vừa qua bộc lộ sự nóng nẩy của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy ASEAN tiến nhanh đến giai đoạn chót bản hiệp thương "Minh ước" COC (Code of Conduct) duy nhất, cuối cùng và chung quyết nhằm đối đầu với Bên thứ Ba nếu có các tình huống bất thường.  


Xin nhắc lại, trong bài viết trước, tác giả gọi "Vùng biển Quốc tế" là "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn, ngược lại "Minh ước COC - Code of Conduct Treaty" ra đời chính là "khắc tinh" của Vùng Biển quốc tế, và nếu các bên công nhận, nó sẽ còn đi xa hơn nữa. 


Các chiến dịch Hành quân tác chiến của Trung Quốc khác với Hành quân tuần tra của Mỹ, khác với RIMPAC 2018 của Mỹ tập trận bắn đạn thật ở khu vực biển tây Hawaii (cái đuôi của Ấn độ - Thái bình dương). Trung Quốc Hành quân tác chiến ngay ở vùng biển "Mắt xích Đông Hải" mà Bắc Kinh gọi là "ao nhà" của họ.


Tác chiến ở ao nhà có nghĩa là sẵn sàng nổ súng với Bên thứ Ba nếu bị "xâm phạm". Câu hỏi mà các nhà lãnh đạo ASEAN lo âu là Mỹ và đồng minh có sẵn sàng đánh nhau với Trung Quốc không? hoặc lỡ có ông hạm trưởng nào đó nổi khùng bóp cò tên lửa thì lò lửa Đông Hải sẽ ra sao? nước ta sẽ ra sao?


Dưới góc độ quân sự, một cách chuẩn xác, đường dây biển Chiến lược Ấn độ - Thái bình dương Tự do và Mở nếu Bên thứ Ba bỏ quên vùng biển trái độn - giữa đàng -  chỉ rộng 3,5 triệu km2 là một thiếu sót cực kỳ quan trọng.


Đứng trước xu thế trật tự mới khu vực Châu á Thái bình dương đang được các cường quốc định hình, ai làm chủ được diện mạo vùng biển trái độn - giữa đàng, cục diện an ninh và quyền lợi của "Chiến lược Ấn độ - Thái bình dương Tự do và Mở" của Mỹ, cũng như "Một con đường Một vành đai" của Trung Quốc sẽ phải thay đổi, hoặc trong hòa bình các bên cùng có lợi, hoặc chiến tranh phải nổ./


image005

Chiến hạm USS USS Vandegrift "thăm ngoại giao" cảng Sàigon ngày 19 tháng 11 năm 2003.


image006

Mẫu hạm USS Carl Vinson đóng đô ngoài khơi vịnh Đà Nẵng hôm 05/3/2008.


image007

Các diễn giả và chuyên gia vể Biển Đông trên thế giới tham dự 3 ngày Hội thảo Quốc tế Biển Đông từ 16-18/8/2016 tại Nha Trang chụp hình kỷ niệm. Ảnh LKT


 image008

(trái) Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn và nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tham dự Hội thảo Quốc tế Biển Đông ba ngày từ 14-16/11/2016 tại Nha Trang. Ảnh LKT.


image009

(Từ trái) Giáo sư Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ và nhà báo Lý Kiến Trúc tham dự hội thảo. Ảnh VH.

  

Lý Kiến Trúc


10/Sep/2018

(Xem tiếp kỳ 4)
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13057)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13495)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15254)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13057)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15840)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16104)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13491)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12986)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12825)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12622)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13472)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13433)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13220)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...