Các bên muốn gì?

30 Tháng Tám 201810:31 CH(Xem: 13529)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 31 AUG 2018

 

Những vấn đề của vùng biển 3,5 triệu km2 

 

Các bên muốn gì?

 image001image002

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA

(Kỳ 2 - tiếp theo bài "Văn bản duy nhất và bên thứ ba" VH 24/8/18)

31/8/2018

 

Đứng trước nhân số gần 1 tỷ 4 người Hán, đông dân nhất thế giới, nạn nhân mãn khủng khiếp nhất thế giới nếu nạn đói xẩy ra. Năm 2013, Tập Cận Bình "lên ngôi suốt đời" ở Trung Nam Hải, ông ta tự ví mình như Mao Trạch Đông thứ hai, với tham vọng đưa lục địa Trung Hoa trở thành cường quốc Biển ở Thái Bình Dương.

 

Ngay từ năm 2013-2014, ưu tiên hàng đầu của họ Tập là hiện đại hóa vũ lực quốc phòng và lực lượng hải quân. Đối với thế giới cộng sản, vũ lực là phương tiện tối ưu để đạt tới các mục đích. Chia đôi Thái Bình Dương là mục đích tối cao của họ Tập - Trung Quốc. Muốn chia đôi phải có vũ lực.

 

Một cách bóng bẩy, "Đại cục" bảo rằng: Phương Đông thuộc về Á châu. Phương Tây thuộc về Mỹ châu. Phương Âu thuộc về Âu châu. Chân vạc thế giới đã manh nha từ đầu thế kỷ 21, nền trật tự thế giới đã đến thời thiên hạ chia ba: Mỹ Nga, Tầu.

 

Mỹ vẫn và phải đứng đầu lãnh đạo thế giới. Muốn đứng đầu, Tổng thống Donald Trump phải "Make  America Great Again" và canh chừng sự hiệp thông giữa Nga Và Trung Quốc, từ trong quá khứ đã có mối tình lẫn mối thù đồng chí.

 

Trước cơn sóng gió mới, Việt Nam mở cửa cho "bên thứ ba" như Nhật, Úc, Ấn, thêm cả Pháp, Anh, Singapore ...  lũ lượt đến "thăm" các quân hải cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, kể cả chiến hạm Nga và Trung Quốc cũng kéo đến thăm "bến cũ". Bên cạnh đó, xin tiền, bán đất đầu tư.

image003

 

Mưu đồ chiến lược của họ Tập và phản ứng của quốc tế

 

Theo lệnh Bắc Kinh, Hải quân của họ Tập đấm cú đấm đầu tiên xuống biển Việt Nam. Điều giàn khoan HD-981 từ căn cứ Hải Nam âm thầm xâm nhập sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (theo luật Biển UNCLOS 1982).  Tọa độ HD-981 nằm ở vĩ độ hoành ngang với bờ biển đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi.

 

Nhiều chuyên gia Biển cho rằng khu vực biển này va chạm liền kề với khu vực biển nam Hoàng Sa.

image004

Giàn khoan HD-981, cú đấm đầu tiên của họ Tập dừng chân ở tọa độ lấn sâu vào vùng biển EEZ của Quảng Ngãi-Việt Nam. Trên nguyên tắc theo luật biển UNCLOS bờ biển VN ra ngoài ngoài khơi 200 hải lý, nhưng họ Tập coi như đó là hải giới của đường chữ U và EEZ Quảng Ngãi. Đây chính là cái rắc rối tranh chấp Việt - Trung ở vùng biển Hoàng Sa. Họ Tập nhanh chóng lập ra thành phố Tam Sa ở đảo Phú Lâm (Wood Island) di hàng ngàn dân ra sinh sống, mặc nhiên coi Tam Sa là thủ phủ của quần đảo Hoàng Sa không đơn thuần chỉ có 12 hải lý (22km) mà sẽ là 200 hải lý (370km). Một trong các hệ lụy đau đớn khi Sàigon mất nhóm đảo Hoàng Sa Tây về tay Trung cộng năm 1974 là ở chỗ này.   

 

Một cú đấm ba mũi giáp công

 

- Thăm dò sức phản kháng của dân chúng và Việt Nam; thăm dò mức độ phản kháng của quốc tế về luật hàng hải. Vào thời điểm tháng 5/2014, Kki Bắc Kinh có ý đồ cho HD-981 dừng chân ở tọa độ thềm lục địa Lý Sơn Quảng Ngãi tọa độ 17 độ, 3,75 phút vĩ Bắc, 109 độ, 59, 05 phút kinh Đông, khu vực này là đường ranh chữ U. Đoạn cuối của đường lưỡi bò 9 đoạn chấm dứt ở cửa Vịnh Bắc Việt, (Năm 2000, khi Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Việt ký kết giữa VN-TQ, đường lưỡi bò  trước đó là 11 đoạn, sau rút lại chỉ còn 9 đoạn). 

 

- Khai diễn cuộc "hành quân" hỗn hợp, bất ngờ, huy động hàng ngàn công binh Biển, chiến hạm,  hàng trăm tàu vận tải chở bê tông cốt sắt xi măng, tàu phá hủy san hô hút cát ... ngày đêm phun cát, đổ đất đá bồi đắp 7 rạn san hô ngầm ờ trung tâm khu vực biển Trường Sa biến thành 7 đảo nhân tạo quy mô cực lớn, bờ đảo có thể cao hơn mặt nước cả thước tránh sóng bão biển.

 

- Trong 7 đảo nhân tạo, có 3 đảo chiếm lĩnh vị trí chiến lược ở vùng biển Trường Sa (vùng biển này rộng trên  hai trăm nghìn km2), đó là "đảo" Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Xu Bi (Subi Reef) và Vằnh Khăn (Mischief Reef). Nếu "bên thứ ba" không làm dữ tạo ra "lằn ranh đỏ" ở bãi cạn Scarborough, nó cũng đã biến thành bãi nổi nhân tạo của Bắc Kinh. Điểm quan trọng về mặt quân sự, 3 đảo nhân tạo trên đều có sân bay dài, hải cảng sâu; với hai yếu tố ắt có và đủ về quân sự, không- hải quân TQ đủ khả năng quan sát, chủ động chiến trường. Bên cạnh 7 căn cứ cố định, một căn cứ nổi di động là Mẫu hạm Liêu Ninh không thể không nhắc đến ở "Mặt trận biển Đông Hải".   

 

Trên thực tế, hơn 100 thực thể đảo đá lớn nhỏ nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa, nay đã có thêm 7 "đảo bạn phương Bắc hiện trạng".

 

Ngày 12/7/2016, tòa trọng tài thường trực PCA ở La Haye ra phán quyết chung thẩm, "Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

"Tòa kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.

"Và đối với tất cả những thực thể đảo, đá (ngầm nói đến cả 7 đảo nhân tạo), Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

"Tòa kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.

"Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

"Toà kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác".

Dù Phán quyết tòa PCA có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm xử vụ Philippines kiện Trung Quốc, Bắc Kinh phớt lờ, coi như không, họ Tập vẫn tiếp tục gia cố các tụ điểm quân sự.

 

Tuy nhiên, phán quyết PCA xử vụ kiện Philippines - Trung Quốc, vẫn liên quan đến Việt Nam, một nhân tố tranh chấp quyền chủ quyền quan trọng bậc nhất đối với Trung Quốc và một số quốc gia liên quan như Philippines, Đài Loan, Malaysia.  

 

- Tòa án trọng tài thường trực PCA là gì?

- Thông cáo báo chí của PCA / Thông cáo báo chí của Mỹ.

 

Cần phải nói rằng vấn đề 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc dựng lên ở khu vực biển Trường Sa trước mắt không thuần túy "duy trì một cộng đồng dân cư ổn định" theo như phán quyết PCA, hoặc có ý di bớt dân lục địa ra sinh sống. Chúng là những công trình quân sự khổng lồ "đáng sợ" của Trung Nam Hải, vũ lực bước đầu của tham vọng "chinh phục và nuốt trọn" biển Đông Hải trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục 4 năm.

 

Ho Tập xoa tay thắng lợi ngay mũi giáp công thứ nhất. Lừa cả nước và đồng bào Việt hải ngoại chúi đầu vào HD-981 xâm lược VN, quên béng Trường Sa, quên lửng lưỡi bò liếm sát hải giới vùng biển Quảng Ngãi, tọa độ giàn khoan HD-981 "chết đứng" hơn một tháng đã giúp cho đoạn số 9 hiện diện ở vùng biển Hoàng Sa - Quảng Ngãi.

 

image005

Lưỡi bò 9 đoạn, đoạn số 9 diễn ra vụ HD-981.

 image006

Đường ranh lưỡi bò 9 đoạn gần như liếm sát vùng EEZ của Philippines, nhưng đối với Việt Nam, dường như chừa vùng EEZ.

 

Họ Tâp hoan hỷ mừng lễ "khánh thành" đảo nhân tạo ở Chữ Thập, văn công mỹ miều bay ra ca hát phục vụ lính tráng và lãnh thổ "hiện trạng", lại cho cả vợ con lục địa ra "đoàn tụ" lính tráng.

 

image007

Bắc Kinh khánh thành đảo nhân tạo Chữ Thập cách bờ biển Vũng Tầu khoảng 500 km.

 

Họ Tập thẳng tiến lên đài danh vọng ông chủ phương Đông sau khi hoàn tất cơ bản 7 đảo nhân tạo vào cuối năm 2017. Cao tay ấn, đánh vào cái nghèo và cần phát triển của khối ASEAN, họ Tập tung tiền mua chuộc giao lưu thương mại hai chiều, đầu tư hạ tầng cơ sở, cấp vĩ mô và vi mô các nước trong khối ASEAN (Việt Nam là mô hình đối tác hàng đầu).

 

Bước thứ hai về mặt quân sự là bước quan trọng bậc nhất về an ninh phòng thủ và tấn công của 7 đảo nhân tạo. Hàng trăm cơ sở và khí tài quân sự dựng lên trên các đảo nhân tạo (có cả trại gia binh). Các hình ảnh vệ tinh phổ biến rộng rãi vài năm vừa qua cho thấy các cơ sở xây trên đảo nhân tạo là "lô cốt" các hỏa điểm. Kế hoạch quân sự hóa đảo nhân tạo dùng cho không hải quân, tầu ngầm, tên lửa, rada ... sân bay, hải cảng kể như thành công.

 

Tin tức mới nhất cho biết Bắc Kinh đang có ý đồ lập nhà máy điện nguyên tử (nhỏ) và có thể có cả nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt cung cấp cho mạng lưới 7 đảo. Nếu có, cũng là chuyện tự nhiên thay thế cho tầu vận tải phải đi tiếp tế nuôi hàng ngàn con người trên 7 đảo.

 

Song song với việc bồi đắp 7 căn cứ hỏa lực ở vòng trong lưỡi bò 9 đoạn, vòng ngoài, họ Tập tung ra chiến dịch "Nhận dạng vùng phòng không (ADIZ) ở khu vực biển Hoa Đông (East China Sea) và liên tục tập trận. Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác.

- Lập vùng phòng không tại Biển Đông đối với Trung Quốc không dễ !

 image008

Mạng lưới hỏa lực của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và 7 căn cứ ở Trường Sa có khả năng bao trùm diện rộng vùng "Biển Quốc tế". An ninh quân sự bảo vệ "lãnh thổ" là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong cuộc đấu trí đối đầu giữa tướng lãnh hải không quân Mỹ và TQ. Ảnh có tính minh họa.

 

Thật ra, họ Tập áp dụng mưu "Thủy kế thiên" của Tôn Tử, dương Đông kích Nam nhắm vào tâm điểm của cuộc hải chiến chưa nổ súng giành biển lấn đảo ở South China Sea. Đối với Bắc Kinh. phải "nuốt trọn" cho bằng được Đông Hải (gồm biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines, biển nam Malaysia và Brunei) trước khi "người hùng khó lường" tân Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump ra tay. (TT Obama hết nhiệm kỳ 2 cuối năm 2016).

 

Tính từ ngày 01/5/2014 ngày HD-981 kéo đến dọa dẫm mưu đồ, đến nay đã 5 năm, lính Trung Quốc ở trên 7 đảo nhân tạo thoải mái nghe văn công mỹ miều đàn hát du dương, có nghĩa là "tuần tra cứ đi, đảo ta cứ xây... ôi dị kỳ!" (1). Chẳng có quả "tomahawk" to mồm nào phóng đến "thổi bay". Mặt trận Đông Hải, một thứ "Bát quái trận đồ" động não các bên thứ nhất , thứ hai, thứ ba đấu trí, đấu lực.

 

Có lúc dư luận cho rằng Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đã bắt tay nhau phù phép South China Sea trên lưng các nước trong khối ASEAN, kịch bản lập lại giống như thời Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972. Việt Nam thời chiến trên đất không còn nữa nay nhường cho Việt Nam thời chiến trên biển.

 

Lấy hai dấu tích đau đớn người Lính hai miền Nam Bắc Việt Nam đổ máu vùi thây dưới lòng biển Đông qua sự kiện Hoàng Sa 19/1/1974 (gần 45 năm), và sự kiện Gạc Ma 8/3/1988 (30 năm) làm mốc sự kiện Biển, có bi quan lắm không nhìn thấy Bắc Kinh kể như đã chiếm đoạt cái "ao nhà" rộng 3,5 triệu km2 làm thao trường lý tưởng cho hàng vạn "tàu cá đặc công", hải cảnh, các loại chiến hạm, tầu ngầm, thao dợt, tập trận. Ai đi qua đi lại, khai thác vùng biển này đều phải trình báo với ông chủ Bắc Kinh!

Câu chuyện South China Sea có thực chấm hết như thế không?

 

image009

Văn công mỹ miều tới ca hát phục vụ tinh thần lính và chuyên viên TQ trên đảo nhân tạo Chữ Thập.

 

Ông Tập, Ông Trump "muốn" là một chuyện, được hay không?

Từ thời Tổng thống Barrack Obama, Mỹ luôn kêu gọi các bên ASEAN công bố yêu sách lãnh thổ lãnh hải ở Đông Hải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chủ quyền lịch sử các bên đưa ra đòi quyền chủ quyền những thưc thể đảo đá đã chiếm hữu và chứng cứ lâu đời. Việt Nam công bố chiếm hữu và làm chủ 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô / cồn / 14 rạn san hô. Philippines nói làm chủ 10 thực thể địa lí, 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô. Đài Loan chiếm hữu 2 thực thể địa lí, gồm 1 đảo san hô và 1 rạn san hô (trên đó nổi lên 1 cồn cát. Malaysia nói chiếm giữ 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô nói chung, thực thể lớn và quan trọng của Malaysia là đảo đá Hoa Lau nằm ở cực nam Trường Sa. Malaysia cũng xây một ngọn đèn hiệu trên rạn san hô vòng Louisa. Brunei không chiếm thực thể nào chỉ đòi xác định chủ quyền vùng biển EEZ.

Riêng Trung Quốc tuyên bố tất cả các thực thể nằm trong đường lưỡi bò (chữ U) đều thuộc chủ quyền Bắc Kinh!  

Tất nhiên không nước nào trong khối ASEAN và thế giới nghe xuôi ta, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh đang làm chủ 7 đảo nhân tạo khổng lồ ở Trường Sa và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Có tin nói rằng Việt Nam hiện nay đang chiếm hữu và làm chủ 41 thực thể ở khu vực Trường Sa (Spratly Islands)

Phán quyến PCA 12/7/2016 viết các thực thể nguyên trạng tự nhiên ở South China Sea vẫn chưa được coi là "đảo", có nghĩa là tất cả các thực thể của Việt Nam, Philipiines, Malaysia, Đài Loan đề không được coi là "đảo" vì không có cộng đồng cư dân sinh sống mà chỉ là thực thể khai thác.

Phán quyết PCA về "đảo" là điều trăn trở của bổn báo Văn Hóa, nếu áp dụng đúng, đó là sự thiệt hại to lớn đối với Việt Nam. 5 hòn đảo lớn của Việt Nam chỉ đứng sau đảo Ba Bình Đài Loan đang chiếm giữ theo phán quyết PCA không được coi là "đảo".

Xin đề nghị mời các thẩm phán PCA đến thăm các hòn đảo này.

image010

Một người Việt Nam đang giặt giũ tắm rửa bên cạnh bể giếng nước ngọt trên đảo Song Tử Tây. Người này cho biết, nước ở giếng này được dùng nấu ăn hàng ngày. Ảnh LKT

image011

Cây trái đu đủ trên đảo Song Tử Tây. Ảnh LKT

Hoa Kỳ luôn khắng định không liên quan đến chủ quyền tranh chấp lãnh thổ, chỉ quan tâm đến các yêu sách hàng hải của các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc có phù hợp với pháp luật quốc tế về biển hay không, cũng như lập trường của các quốc gia ven biển.

Với quan điểm và chính sách như trên, Hoa Kỳ tiếp tục điều chiến hạm, tầu ngầm, phi cơ đến hoạt động ở bất cứ nơi nào trên biển South China Sea mà luật pháp cho phép.

Một cách chính thức cho dễ nhận diện trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Mỹ và Tầu, Hoa Kỳ gọi vùng biển Lưỡi bò 9 đoạn là vùng "Biển Quốc tế", tất nhiên ngoại trừ vùng EEZ của các nước ven biển.

image012

Đường chữ U khởi đầu do Tưởng Giới Thạch Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra vào năm 1947; đến đời Tập Cận Bình thường gọi là đường 9 đoạn; đối với Hoa Kỳ, toàn bộ đường 9 đoạn được gọi là vùng Biển Quốc tế.

Theo như bản đồ trên đây, vùng biển EEZ của các nước ven biển South China Sea bị vẽ sai.

Lấy ví dụ như đường lưỡi bò số 7, 8, 9, cách EZZ Việt Nam khoảng 350-400 km, đường vạch xanh vùng EEZ vẽ trên bản đồ không đúng. Bề ngang của South China Sea tình từ bờ biển Việt Nam sang bờ biển Philippines rộng khoảng 5000km.

Đến thời Tổng thống Trump, Hoa kỳ coi vùng "Biển Quốc tế" là vùng biển nằm trong hệ thống chuỗi đại dương Ấn độ - Thái bình dương, một cách chuẩn xác: Ấn độ dương- Biển Quốc tế - Thái bình Dương. Dựa trên chiến lược chuỗi đại dương này, Tổng thống Trump toàn quyền thực hiện các hoạt động hành quân tuần tra trên không, dưới biển.

Các dấu hiệu chuyển biến

image013

Sputnik Photo Agency / Reuters. Trump and Putin shake hands at the APEC summit in Danang, Vietnam, on Nov. 10.

 

Trước sự hung hăng phấn khích của Bắc Kinh hòng chiếm đoạt vùng biển cửa ngõ lớn thứ ba trên thế giới, ngày 10/11/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump xuất chinh đến họp ở APEC Đà Nẵng và Hà Nội; ngày 05/3/2018, Trump cử ngay Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson đến trụ ở cảng Đà Nẵng, tái huy động chiến dịch hành quân tuần tra "Tự do hàng hải hàng không ở vùng biển "Biển Quốc Tế"; ngày 03/4/2018, cụm tàu sân bay số 9 bao gồm Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và 3 khu trục hạm USS Halsey, USS Sampson, USS Preble, tuần dương hạm USS Bunker Hill tiến vào vùng Biển Quốc tế.

 

Đáp lại sự hiện diện của Tởng thống Trump ở Đà Nẵng và Hà Nội hôm 10/11/2017, năm tháng sau, đích thân Chủ tịch "vĩ đại" Tập Cận Bình đứng trên đài chỉ huy Mẫu hạm Liêu Ninh quan sát và chỉ huy hải quân tập trận hôm 12/4/2018 ở vùng biển nam Hải Nam.

 image014

Đường hoạt động của Mẫu hạm Hoa Kỳ và Trung Quốc ở vùng Biển Quốc tế. Mũi tên trắng: US Navy. Mũi tên đỏ: Mẫu hạm Liêu Ninh. Hải đồ minh họa VĂN HÓA MAP

 

image015

Chủ tịch Tập Cận Bình trên đài chỉ huy Mẫu hạm Liêu Ninh.

 

Trong một kỳ đi dự Hội nghị quốc tế về Biển Đông ba ngày 16-18/8/2016 ở thành phố biển Nha Trang-Việt Nam, phỏng vấn các học giả tham dự, bổn báo Lý Kiến Trúc có đưa ra khái niệm vùng Biển Quốc tế chính là "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn tức đường chữ U.

 

Khái niệm vùng Biển Quốc tế là "khắc tinh" của đường chữ U đề xuất trong hoàn cảnh "phức tạp và diễn biến khó lường" ở Mặt trận Đông Hải.

 

Khái niệm "khắc tinh" cụ thể hóa được Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động quân sự, quyền Tự do hành quân tuần tra, giám sát, do thám, tập trận, bảo vệ an ninh thương thuyền, và sự hiện diện thường xuyên của hải quân.

 

Đối lại ảnh hưởng và chiến thuật quân sự của Hoa Kỳ ở South China Sea, dựa trên quyền năng kinh tế và quan hệ chính trị, Bắc Kinh tập hợp khối ASEAN nghị hội ký kết văn kiện Các quy tắc ứng xử cụ thể ở biển South China Sea gọi tắt là DOC (The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) và tiếp tục tung ra "Văn bản cuối cùng" cho tiến trình COC (Code of Conduct).

 

Ngón đòn chính trị mà Bắc Kinh tung ra, COC được điều hợp bởi một nhân vật ngoại giao kiệt xuất: Ngoại trưởng Vương Nghị. Liệu COC có đè bẹp được quyền hành quân tuần tra và chiến hạm Mỹ hiện diện, bao vây thường trực.

 

Câu chuyện còn dài. Xin xem tiếp kỳ 3./

 

Lý Kiến Trúc  

(1) nhái lời của Nhạc sĩ Phạm Duy trong ca khúc "Đường em đi".

 

image016

Phỏng vấn Ts. Trần Công Trục, một trong những diễn giả từ Hà Nội đọc tham luận trong Hội nghị quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Nha Trang 17/8/2016.

 

image017

Từ phải, hai diễn giả đến từ Mỹ: Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại Học George Mason,
Virginia - Hoa Kỳ), Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine- Hoa Kỳ), và bổn báo Lý Kiến Trúc
(Văn Hóa Online-California) trên xe ca từ phi trường Cam Ranh về Nha Trang ngày 18/8/2016.

 

image018image019

Vị trí và khoảng cách đảo nhân tạo, căn cứ hỏa lực Chữ Thập cách Vũng Tàu và Sàigon khoảng 500km. Khoảng cách này chưa kiểm tra chính xác.
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 810)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1269)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1192)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông