Từ "Quốc tế hóa" đến "Trung lập hóa" Việt Nam-Biển Đông

27 Tháng Ba 20186:35 CH(Xem: 14363)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 28 MAR 2018


Mỹ "mượn" đường Đà Nẵng "đánh" Tầu giùm ta?


Từ "Quốc tế hóa" đến "Trung lập hóa" Việt Nam-Biển Đông


image005

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

21/3/2018

KỲ 8

(cùng chủ đề các bài trước, bài chia làm ba bài nhỏ)

Bài 2

Phần A 


Phải chăng các cuộc giao lưu thăm viếng của các võ tướng và chính khách từ Washington D.C. đến San Diego đến Hà Nội vừa qua là để chính danh cho Mỹ "mượn đường sạn đạo  Đà Nẵng" "đánh nhau" với Bắc Kinh, trước mắt là dành lại Biển Đông trong chiến lược "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông". (lkt)


Xu thế "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông"


image004

Hải đồ Vùng Một và Vùng Hai chiến thuật Vịnh Bắc Việt - Hải Nam - Hoàng Sa. Khoảng cách và vị trí các địa điểm có tính tương đối do sự hạn chế tài liệu cập nhật. VĂN HÓA MAP.

 

Xem ra thời Tổng thống Barrack Obama, Mỹ có vẻ như ở vào thế bị động trước cuộc tiến quân hung hãn của Bắc Kinh; chưa chắc đã là vậy. Đường đi nước bước của anh cờ hoa hết sức cẩn trọng trước con hổ đói mồi, thậm chí "nằm gai nếm mật", thậm chí như TT Obama ví như Việt Câu Tiễn thời Xuân Thu "đến và đi Bắc Kinh một mình thui thủi".


Hành trình về phương Đông lần này, thời Tổng thống Donald Trump có vẻ thông suốt cái của phương Đông. Trump không đến bằng vũ lực, tay trong tay vũ khí tinh xảo và tư tưởng "sen đầm". Trump cho Bộ tham mưu đến "dâng hương" trước khi hành động. Hương khói Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế. Ngô Nam Vương, Lê Đại Hành, Lê Thánh Tông, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo ... vi diệu vô lường.


Lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục. TT Trump làm nhiều chuyện giật mình. Điểu USS Carl Vinson đến trụ ở Đà Nẵng, một hoạt động quân sự  chưa từng có trong lịch sử "bang giao" Việt-Mỹ, điều Thủy quân Lục chiến Mỹ tới Úc, sẽ thượng dỉnh với Bắc Hàn , ra quyết định trừng phạt thương mại Bắc Kinh. Đáp lại, Bắc Kinh nói chẳng có gì phải lo. Tập chủ tịch sẽ lo tất!


Xét về khoản "đồ trường mã lực", "Tập chủ tịch vĩ đại suốt đời" ở phương Đông còn Trump tổng thống phương Tây giỏi lắm chỉ có 8 năm. Chuyện Biển Đông còn dài dài. Để chuẩn bị dài hơi cho Bắc Kinh lên ngôi bá chủ, họ Tập tận dụng tối đa cái yếu huyệt thời gian của "Tây phương chiến lược". Trump biết cái chuyện trước đây Mỹ đã "nhịn" nhiều quá nên cướp thời gian phản công kịch liệt. 


Thời chiến tranh Việt Nam, thời gian đã đánh đổ sức chịu đựng của nhiều nhiệm kỳ Bạch Ốc và sức ép của quần chúng nôn nóng. Bạch Ốc và bộ tham mưu phương Đông đã nhìn thấy từ chiến tranh cục bộ đến chiến tranh quy ước đến "Việt Nam hóa" chiến tranh ở Đông Dương chẳng mang lại lợi lộc gì ở cái chiến trường kỳ lạ.


Phương Tây với thuyết "Việt Nam hóa chiến tranh" nay đã thay hình đổi dạng sao cho phù hợp với Biển Đông: "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông". Tại sao không "Quốc tế hóa Việt Nam" mà "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông"?


Chiến tranh cục bộ trên mặt đất ở Việt Nam đã lùi vào thế kỷ 20 nhường chỗ cho chiến tranh trên đại dương bước vào thế kỷ 21. Khổ thay, mảnh đất chữ S dính liền với bờ biển chữ S và Biển Đông. Việt Nam-Biển Đông là một. Mất Biển Đông là Việt Nam cô đơn. Muốn hay không muốn Việt Nam phải quốc tế hóa từ đất tới biển. Nhưng đó là chính sách của Việt Nam, không phải chính sách của Liệt cường.


Mời hay không mời Liệt cường cũng đến. Hàng chục chiến hạm Liệt cường ghé đến Sàigon, Cam Ranh, Đà Nẵng Hải Phòng.


Mời hay không mời Biển Đông cũng tập hợp các nước "tham chiến": Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia. 6 nước 7 bên.  Đài Loan chỉ có một hòn đảo (Ba Bình) một bên, đang muốn vươn vị trí lên thành một nước có trọng lượng trong 7 nước.


Trong 7 nước, Trung Quốc hung hăng nhất, mạnh nhất, không cần biết luật hàng hải quốc tế, không cần biết chủ quyền lịch sử của các nước ven biển, bồi đắp xây dựng một lúc 7 hòn đảo nhân tạo trong thời gian kỷ lục. Liệt cường bèn nhẩy vào: Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, Pháp, Anh, Tân Tây Lan, Singapore, Nga. Quyền lực xưa nay của Liệt cường trên vùng biển Đông Nam Á đã bị Trung Quốc khống chế.


Quyền lợi của 7 nước là yêu sách chủ quyền biển đảo. Yêu sách của Liệt cường là quyền "tự do hàng không hàng hải" trên toàn cõi vùng Biển Quốc Tế rộng 3,5 triệu km2. Liệt cường đề xướng ra Vùng Biển Quốc Tế đi đôi với quyền Tự do hàng không hàng hải nhằm vô hiệu hóa đường lưỡi bò 9/10 đoạn do Trung Quốc tự vẽ. Chiến thuật sử dụng quyền tự do lưu thông là "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông".


Nhất thời, Việt Nam dù muốn hay không muốn cũng phải theo đà gió lớn của dòng thác Liệt cường. Không cưỡng lại được thì vui vẻ mời hàng loạt chiến hạm đến Sàigon, Cam Ranh, Đà nẵng, Hải Phòng, và sẵn sàng cho USS Carl Vinson mượn đường Đà Nẵng "oánh" Tầu giùm ta!


Có đúng và thật như thế không? Cái bẫy COC đã giăng lưới hốt cá rồi.


ASEAN+1 gồm  Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và Trung Quốc đã đặt bút ký vào văn kiện Bản dự thảo khung COC cuối năm 2017, trong đó Việt Nam là nước "nặng ký nhất chống Trung Quốc" cuối cùng cũng ký.


Cho dù có hay không có giá trị cụ thể ràng buộc pháp lý, COC sẽ thành Bộ luật biển đặc biệt áp dụng cho vùng biển Đông Nam Á dưới sự cai quản của Trung Quốc. Điểm cốt lõi của hội nghị COC là  lưỡi bò 9/10 đoạn khoanh vùng vẫn giữ nguyên trạng. ASEAN +1 đã phá vỡ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) La Haye bằng COC.


Cái "lúng túng" của ta bấy lâu nay vận động dư luận coi toàn bộ Biển Đông là của ta nhưng thực tế nay cho thấy Biển Đông chỉ là một phần của vùng "Biển Đông Nam Á". Dưới sự cai quản bộ luật biển COC do Trung Quốc chỉ đạo, Bắc Kinh sẽ chia đều quyền lợi cho các nước ven biển. May ra Trường Sa vẫn là của ta, còn Hoàng Sa thì để dành cho hậu duệ.


Sách lược đa dạng hóa, đa phương hóa mà Việt Nam chủ trương vô tình đã "hóa" vào xu thế quốc tế hóa. Tầm tay Việt Nam không biết có đủ dài để sống còn với xu thế Quốc tế hóa Biển Đông hay không, nhưng trước áp lực của anh hàng xóm khổng lồ, áp lực ve vuốt "dâng hương" của Hoa Kỳ như muối bỏ biển. USS Carl Vinson đến Đà Nẵng quá muộn so với ASEAN +1 = COC.  


Tạm lấy USS Carl Vinson làm tiêu điểm quốc tế hóa, thử điểm lại trận liệt "Mặt trận Biển Đông" thời ông Trump. Thử xem lại các vùng chiến thuật của Biển Đông tính từ nội thủy ra ngoài khơi 200 hải lý dựa theo luật biển UNCLOS 1982 nó sẽ tác động đến xu thế "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông" ra sao?


1. 5 vùng biển đảo chiến thuật


image006

Đà Nẵng, căn cứ tiền tiêu của USS Carl Vinson. Hải đồ minh họa VĂN HÓA MAP.


Theo tác giả, Biển Đông tính từ nội thủy ra 200 hải lý (EEZ) có thể chia làm 5 vùng chiến thuật:


- Vùng Một và Vùng Hai chiến thuật gồm Vịnh Bắc Việt và vùng biển đảo Hoàng Sa:


Vịnh Bắc Việt có diện tích tương đối nhỏ, cái ác nghiệt của Vịnh Bắc Việt là cùng sóng nước với "biển Tây đảo Hải Nam". Thật ra Vịnh Bắc Việt giáp 3 tỉnh: Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam, nhưng vị trí môi răng Vịnh Bắc Việt và Hải Nam (rộng khoảng 130,000 km2 -  số liệu chưa chính xác) là quan trọng hơn cả. Tạm gọi vùng biển chung này là Vịnh Bắc Việt- biển Tây đảo Hải Nam. Vịnh tựa như cái vũng biển lọt thỏm phía cực tây Thái Bình Dương, khá dài từ Móng Cái đến đảo Cồn Cỏ nhưng rất hẹp tính từ cảng Đông Phong, mũi Oanh Ca Hải Nam đến đảo Hòn Mê Thanh Hóa (180 hải lý).


Vịnh Bắc Việt có khoảng 1300 hòn đảo lớn nhỏ, quan trọng và lớn nhất là đảo Bạch Long Vỹ có diện tích khoảng 2km2 tùy theo mức thủy triều lên xuống. Chế độ thủy triều ở đảo Bạch Long Vỹ khác lạ với chế độ thủy triều ở vùng biển đảo Trường Sa trung tâm của Biển Đông. Độ sâu của vùng biển Vịnh Bắc Việt từ 30 - 60 mét. Tính chất địa lý, thềm lục địa của Bắc Việt kéo dài ra tới đảo Hải Nam tạo ra vùng biển có đặc tính riêng biệt, lòng biển tựa như  cái lòng chảo thung lũng phẳng khổng lồ nhô lên vô số đồi núi, nhiều núi cao hiểm trở ở đảo Hải Nam. 


Giữa Vịnh Bắc Việt và Hải Nam nhô lên đảo Bạch Long Vỹ đơn độc. Tuy lúc này trên đảo có đông dân cư sinh sống, có nguồn nước ngọt nhưng  các nhà chính trị và quân sự vẫn coi Bạch Long Vỹ là một hải cứ cực kỳ quan trọng về mặt an ninh quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến Hải Phòng và Hà Nội. Bạch Long Vỹ có cả Trung đoàn lính thủy và tên lửa trú phòng, là địa đầu giới tuyến hai vùng biển Bắc Việt - Hải Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có lần viếng thăm đảo đánh giá đảo rất quan trọng. Năm 2016, có nhiều tai nạn không quân rớt ở vùng biển đảo này. Theo Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Việt 25/12 năm 2000, Bạch Long Vĩ chỉ cách biển Hải Nam có 15 hải lý.


Theo wikipedia, Bạch Long Vĩ ("đuôi rồng trắng") là một đảo đồng thời là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở khoảng giữa vịnh, cách hòn Dáu (Hải Phòng) 110 km, cách đảo Hạ Mai (Vân Đồn, Quảng Ninh) 70 km và cách mũi Đại Giác trên đảo Hải Nam (Trung Quốc) 130 km.


Xem thêm:


- Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016.


- Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực PCA.


- UNCLOS 1982.


Một trong các đặc điểm vùng biển Vịnh Bắc Việt-Hải Nam không sâu, cho nên đối với tầu ngầm có sự đe dọa. Biển động thường xuyên, sóng gió mắt bão dữ dội từ trung tâm vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa theo gió mùa đông bắc kéo vào lục địa Bắc Việt.


Vịnh Bắc Việt-Hải Nam có lẽ thích hợp với chiến hạm xa bờ, gần bờ, tên lửa. Do cự ly vũ khí khá gần, nhược điểm của Vịnh Bắc Việt là các căn cứ quân sự và các thành phố duyên hải trở thành mục tiêu rất tốt cho đối phương; thứ đến, khả năng kinh tế Vịnh Bắc Việt-biển tây Hải Nam không có nhiều trữ lượng mỏ dầu khí, tiềm năng du lịch không cao. Nguồn khai thác cá không cạnh tranh đánh bắt so với số lượng hàng ngàn thuyền cá vơ vét của Trung Quốc.


Nếu tính theo luật biển UNCLOS 1982, từ đảo Hòn Mê bờ biển Thanh Hóa đến cảng Đông Phương đảo Hải Nam khoảng cách suýt soát 200 hải lý , từ đảo Cồn Cỏ (ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị) đến mũi Oanh Ca Hải Nam chỉ có 120 hải lý. (Xem bản đồ trên). Với khoảng cách chồng lấn nhau của 2 vùng biển, Việt Nam và Trung Quốc phải đi tìm giải pháp chung. Giải pháp này đòi hỏi 3 yếu tố quân sự, chính trị, kinh tế và chủ quyền lãnh hải.


Tháng 12 năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hiệp ước "Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề Cá vùng biển - lãnh hải giữa đảo Hải Nam và Vịnh Bắc Việt". Hiệp ước này vô cùng quan trọng, vì sao? Vì ít ra nó cũng giải quyết được vấn đề Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý theo luật biển UNCLOS 1982, tuy nhiên, hiệp ước 12/2000 cũng tạo ra nhiều tranh luận về sự thiệt thòi của Việt Nam.


Nhiều phản biện đối với bản Hiệp ước năm 12/2000. Nhiều dư luận so sánh đem Hiệp ước 12/2000 với Công ước Constans Pháp Thanh ngày 26/6/ năm 1887. Trải qua 113 năm thăng trầm lich sử, bối cảnh quan hệ Việt - Trung, khu vực và quốc tế đã tạo ra những nhu cầu mới về biên giới lãnh thổ, lãnh hải và sự vẹn toàn lãnh thổ. Điều kiện "ắt có và đủ" ở vào cuối thế kỷ 19 khi thế và lực quốc gia Việt đang bị Pháp đô hộ và Trung Hoa đang được cai trị lạc hậu của nhà Thanh. Cuộc so đo lãnh thổ lãnh hải thuộc địa gcủa Pháp với nhà Thanh đáp ứng các điều kiện khách quan của hai bên vào thời điểm ấy; cách đây hơn 113 năm khó ai có thể hình dung ra thế sự ngày nay. Tầm nhìn chiến lược Biển ở thế kỷ 19 không phải là tầm nhìn Biển ở thế kỷ 21.


Bước sang đầu thế kỷ 21, vấn đề Vịnh Bắc Việt không hoàn toàn lệ thuộc vào cây số vuông so với cự ly vũ khí hiện đại. Vấn đề là an ninh quốc phòng. An ninh của Bắc Việt sát nách căn cứ tầu ngầm nguyên tử Hải Nam là chuyện sinh tử. (Lấy ví dụ: trận hải chiến ở vũng Hoàng Sa năm 1974 cách Sàigon hơn ngàn cây số; trận bộ chiến 6 tỉnh biên giới năm 1979-1984 Lạng Sơn cách Hà Nội 160 cây số ; trận xâm lược bãi đá Gạc Ma năm 1988 cách Cam Ranh khoảng 700 hải lý; trận HD-981 cách Lý Sơn 123 hải lý đi kèm theo đại chiến dịch bồi đắp 7 đảo nhân tạo; Ví dụ như Philippines các đảo đá nằm trong EEZ 200 hải lý cũng bị Trung Quốc thôn tính như bãi đá Vành Khăn chỉ cách đảo Palawan 130 hải lý). Cuộc chiến ngày nay vô cùng biến dạng.


Vấn đề thứ hai là Luật biển Quốc tế UNCLOS 1882 chưa đáp ứng đầy đủ những điều khoản cụ thể đối với các vùng biển có tính đặc thù liên quan đến miền duyên hải các nước; đặc biệt trong tranh chấp Biển Đông, vấn đề hải giới, chủ quyền lãnh hải, vùng Biển Quốc Tế ở những đâu, rộng bao nhiêu, hải giới chủ quyền các mỏ dầu khí ngầm ăn thông lẫn nhau ... đang là vô số đề mục tranh cãi thậm chí đối đầu hiện nay; kết quả của Bản dự thảo khung COC ký cuối năm 2017 là một điển hình còn nhiều diễn biến chưa thể lường được.


image007

Hai khuôn mặt lạnh lùng và cái bắt tay không thân thiện giữa Ngoại trưởng Phạm Bình Minh (phải) và Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 8/8/2017 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố hồi đầu tháng Ba 2017 rằng Trung Quốc và 10 nước trong khối "đã đạt được bản dự thảo đầu tiên của COC" và hài lòng với dự thảo này.


Tuy nhiên, riêng với Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Việt tháng 12 năm 2000 đã đem lại chiến lược phòng thủ rất quan trọng đối với lãnh thổ Bắc Việt. Còn đối với Trung Quốc, Hiệp ước 12/2000 vừa là phòng tuyến an toàn phía tây vừa là cơ hội cho Trung Quốc có thời gian bành trướng xuống vùng  biển chiến lược phương nam.


Trong cuộc phỏng vấn của bổn báo Lý Kiến Trúc với Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Lê Công Phụng tháng 9 năm 2004 tại Hoa Thịnh Đốn về biên giới và lãnh hải Biển Đông, nhìn chung, Hiệp ước Phân định vùng đánh cá không quan trọng bằng Hiệp ước Phân định lãnh hải Vịnh Bắc Việt.


Tổng quan, trong bối cảnh "Mặt trận Biển Đông" hiện nay và kết quả của Bản hiệp định Khung COC, Vịnh Bắc Việt sẽ đóng vai trò gì, các hiệp ước Việt - Trung có làm khó dễ hay trở ngại cho chiến lược "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông mà  Liệt quốc đang khởi động. Tình hình chưa thể có câu trả lời dứt khoát. Không lý gì khi Hải quân Đại tướng Đô đốc Scott H. Swift và Đại sứ Ted Osius đến thăm cảng Hải Phòng ngày 06/10/2017; hơn 4 tháng sau, Tổng thống Mỹ Donald Trump điều Mẫu hạm và hạm đội tác chiến Carl Vinson tới Đà Nẵng.


Trong các bài trước, tác giả đề cập đến hải cảng Đà Nẵng, hải cảng quan trọng bậc nhất phía nam Vịnh Bắc Việt - cửa ngõ ra vào mỏ vàng bạc châu báu Đông dương  - vị trí lịch sử các cuộc tiến quân của nước ngoài, ba lần ngoại quốc mang súng đạn vũ khí đến Đà Nẵng là ba bản chất chiến tranh khác nhau, nhưng mục tiêu hàng đầu vẫn là ý đồ chiến lược quân sự.


Nếu Việt Nam, bán đảo Đông Dương là tầm ngắm diện địa cuối thế kỷ 20 thì Biển Đông là mục tiêu hàng đầu ở đầu thế kỷ 21, Biển Đông là cái mắt xích giữa con đường hàng hải Ấn Độ - Thái Bình Dương. Dù nằm ở một bên, Vùng Một chiến thuật Vịnh Bắc Việt và Vùng Hai chiến thuật - quần đảo Hoàng Sa cũng không thoát được an toàn nếu chiến tranh nổ ra.


Việt Nam có lẽ cũng thừa hiểu rằng, USS Carl Vinson đến Đà Nẵng lần này không hẳn để "mượn đường" đánh Tầu giúp ta như cái tiêu đề báo Văn Hóa đưa ra có dấu chấm hỏi. Trong lúc Trung Quốc đang dương oai cái thế thượng phong ở Biển Đông, muộn còn hơm không, Liệt cường và đồng minh gia tăng triển khai chiến lược quốc tế hóa Biển Đông, ngõ hầu dành lại thế cân bằng với Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.


Để hóa giải chiến lược "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông", giải pháp về lâu về dài và tránh được chiến tranh, giải pháp về khả năng "Trung lập hóa Việt Nam-Biển Đông" cũng là một đề án nhiều suy nghĩ./


Lý Kiến Trúc 


(Hết bài 2 A)


Xem tiếp:


- Vùng Ba chiến thuật-Biển Đảo trung tâm Trường Sa.


- Vùng Bốn chiến thuật-Biển Đảo Nam Trường Sa giáp Natuna.


- Vùng Năm chiến thuật-Biển Đảo Vịnh Thái Lan.


VÀI HÌNH ẢNH MINH HỌA


image008

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng lần thứ nhất năm 1885. Ảnh tư liệu lịch sử minh họa.


image009

Toàn quyền đầu tiên cai trị Việt Nam là Thống sứ Paul Bert (11 tháng 11 năm 1886 tại Hà Nội). Ảnh tư liệu wikipedia.


image010

Đơn vị Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng năm 1965.


image011

Chú thích trong bức ảnh cho thấy Chuẩn tướng Frederic J. Karch không thấy rõ quân hàm. 


image011image012

Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson neo đậu cách bến cảng Tiên Sa khoảng 1-2km.(cảng Tiên Sa nằm trong vịnh Đà Nẵng) ngày 05/3/2018.


image013

Phó Đô đốc Philip G. Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 (đang bắt tay), Phó Đô đốc John Fuller, Chỉ huy nhóm tác chiến USS Vinson và Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink tại Việt Nam trưa ngày 05/3/2018 tại bến cảng Tiên Sa.


image014

Trước USS Carl Vinson 6 năm, ngày 23/4/2012, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã đến thăm cảng Tiên Sa Đà Nẵng,(thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Nguồn Flickr.


image015

Đại sứ Mỹ Ted Osius đang diễn tả về lịch sử bãi cọc nhọn trước cửa sông Bạch Đằng với Tướng 4 sao Hải quân Đô đốc Scott H. Swift vào sáng 6/10/2017. Đa số cọc được cắm sâu dưới đáy sông nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ “chi” (之), cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn. Đại sứ Ted Osius nói: “Tại cửa sông Bạch Đằng này, các binh sỹ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền năm 938, Vua Lê Đại Hành năm 981 và Hưng Đạo Đại Vương năm 1288 đã đẩy lùi rất nhiều thủy quân xâm lược phương Bắc. Chú thích VH. ảnh Tùng Đinh.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17558)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 19722)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 19995)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 70841)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 22960)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17209)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 15884)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 18240)
- Diễn tập răn đe dưới đất không có súng phòng không. - Quả đấm thép tung ra giờ thứ 25 làm nhức đầu 1500 đại biểu đảng. - Lần trước HD 981, lần này 46 lần bay ra đảo sân bay Chữ Thập Tàu khựa cướp của VN. - Sinh mệnh Việt Nam treo trong Đại hội XII. - TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại 2 năm nữa mới đủ. - Tứ trụ triều đình tạm thời "vũ như cẩn" hai năm. - Đục nước béo cò, ngư ông thủ lợi!
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 14859)
"Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 14746)
"Theo kế hoạch, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 14 sẽ khai mạc vào đầu tuần; với nội dung chính: Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và biểu quyết thông qua để xác định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho Đại hội Đảng CSVN khóa 12. Đây là phần việc mà Hội nghị Trung ương 13 đã phải gác lại..."
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 26318)
- "Theo tin của BBC và VOA, Hà Nội hôm 5/1/16 đã bố trí một cuộc "hành quân giả định" gọi là "diễn tập công tác bảo vệ đại hội Đảng 12" tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, với 5.200 bộ đội, công an, lực lượng vũ trang, 125 xe đặc chủng và khoảng 100 xe chở quân đặc nhiệm". - Giới quan sát chính trị nghi ngờ sắp có một cuộc đảo chánh trước Đại hội XII? Tuy nhiên, một giới chức cao trong nước cho báo Văn Hóa biết, Hà Nội vẫn yên tĩnh, Ba Đình không thấy xe tăng xuất hiện".
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16064)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17637)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15270)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16235)
- Vì sao kế hoặch mua chùa Phật Quang ở Santa Ana của Ht Trí Lãng bị phá hủy? - Ht Trí Lãng kết tội 3 người: Ht Huyền Việt, Tt Giác Đẳng, Ông Võ Văn Ái là thủ phạm. - Tố cáo nguồn thu nhập của ông Võ Văn Ái hàng trăm ngàn đô la. - Tố cáo tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ hô biến!
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18692)
Công bố 2 bản Chúc thư của Ht Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang Kỳ 2: Ai đã thực hiện "quỉ kế soán ngôi" Tăng Thống?
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18479)
Kỳ 2: Trả lời phỏng vấn. Kỳ 3: HT Quảng Độ giữa hai thế lực giằng, kéo! Xem tiếp trang trong
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21509)
- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ. - Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17587)
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km². Ảnh Hải đồ Văn Hóa. (Xem tiếp trang trong).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16823)
- Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. - Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.