Từ "Quốc tế hóa" đến "Trung lập hóa" Việt Nam-Biển Đông

27 Tháng Ba 20186:35 CH(Xem: 14375)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 28 MAR 2018


Mỹ "mượn" đường Đà Nẵng "đánh" Tầu giùm ta?


Từ "Quốc tế hóa" đến "Trung lập hóa" Việt Nam-Biển Đông


image005

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

21/3/2018

KỲ 8

(cùng chủ đề các bài trước, bài chia làm ba bài nhỏ)

Bài 2

Phần A 


Phải chăng các cuộc giao lưu thăm viếng của các võ tướng và chính khách từ Washington D.C. đến San Diego đến Hà Nội vừa qua là để chính danh cho Mỹ "mượn đường sạn đạo  Đà Nẵng" "đánh nhau" với Bắc Kinh, trước mắt là dành lại Biển Đông trong chiến lược "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông". (lkt)


Xu thế "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông"


image004

Hải đồ Vùng Một và Vùng Hai chiến thuật Vịnh Bắc Việt - Hải Nam - Hoàng Sa. Khoảng cách và vị trí các địa điểm có tính tương đối do sự hạn chế tài liệu cập nhật. VĂN HÓA MAP.

 

Xem ra thời Tổng thống Barrack Obama, Mỹ có vẻ như ở vào thế bị động trước cuộc tiến quân hung hãn của Bắc Kinh; chưa chắc đã là vậy. Đường đi nước bước của anh cờ hoa hết sức cẩn trọng trước con hổ đói mồi, thậm chí "nằm gai nếm mật", thậm chí như TT Obama ví như Việt Câu Tiễn thời Xuân Thu "đến và đi Bắc Kinh một mình thui thủi".


Hành trình về phương Đông lần này, thời Tổng thống Donald Trump có vẻ thông suốt cái của phương Đông. Trump không đến bằng vũ lực, tay trong tay vũ khí tinh xảo và tư tưởng "sen đầm". Trump cho Bộ tham mưu đến "dâng hương" trước khi hành động. Hương khói Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế. Ngô Nam Vương, Lê Đại Hành, Lê Thánh Tông, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo ... vi diệu vô lường.


Lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục. TT Trump làm nhiều chuyện giật mình. Điểu USS Carl Vinson đến trụ ở Đà Nẵng, một hoạt động quân sự  chưa từng có trong lịch sử "bang giao" Việt-Mỹ, điều Thủy quân Lục chiến Mỹ tới Úc, sẽ thượng dỉnh với Bắc Hàn , ra quyết định trừng phạt thương mại Bắc Kinh. Đáp lại, Bắc Kinh nói chẳng có gì phải lo. Tập chủ tịch sẽ lo tất!


Xét về khoản "đồ trường mã lực", "Tập chủ tịch vĩ đại suốt đời" ở phương Đông còn Trump tổng thống phương Tây giỏi lắm chỉ có 8 năm. Chuyện Biển Đông còn dài dài. Để chuẩn bị dài hơi cho Bắc Kinh lên ngôi bá chủ, họ Tập tận dụng tối đa cái yếu huyệt thời gian của "Tây phương chiến lược". Trump biết cái chuyện trước đây Mỹ đã "nhịn" nhiều quá nên cướp thời gian phản công kịch liệt. 


Thời chiến tranh Việt Nam, thời gian đã đánh đổ sức chịu đựng của nhiều nhiệm kỳ Bạch Ốc và sức ép của quần chúng nôn nóng. Bạch Ốc và bộ tham mưu phương Đông đã nhìn thấy từ chiến tranh cục bộ đến chiến tranh quy ước đến "Việt Nam hóa" chiến tranh ở Đông Dương chẳng mang lại lợi lộc gì ở cái chiến trường kỳ lạ.


Phương Tây với thuyết "Việt Nam hóa chiến tranh" nay đã thay hình đổi dạng sao cho phù hợp với Biển Đông: "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông". Tại sao không "Quốc tế hóa Việt Nam" mà "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông"?


Chiến tranh cục bộ trên mặt đất ở Việt Nam đã lùi vào thế kỷ 20 nhường chỗ cho chiến tranh trên đại dương bước vào thế kỷ 21. Khổ thay, mảnh đất chữ S dính liền với bờ biển chữ S và Biển Đông. Việt Nam-Biển Đông là một. Mất Biển Đông là Việt Nam cô đơn. Muốn hay không muốn Việt Nam phải quốc tế hóa từ đất tới biển. Nhưng đó là chính sách của Việt Nam, không phải chính sách của Liệt cường.


Mời hay không mời Liệt cường cũng đến. Hàng chục chiến hạm Liệt cường ghé đến Sàigon, Cam Ranh, Đà Nẵng Hải Phòng.


Mời hay không mời Biển Đông cũng tập hợp các nước "tham chiến": Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia. 6 nước 7 bên.  Đài Loan chỉ có một hòn đảo (Ba Bình) một bên, đang muốn vươn vị trí lên thành một nước có trọng lượng trong 7 nước.


Trong 7 nước, Trung Quốc hung hăng nhất, mạnh nhất, không cần biết luật hàng hải quốc tế, không cần biết chủ quyền lịch sử của các nước ven biển, bồi đắp xây dựng một lúc 7 hòn đảo nhân tạo trong thời gian kỷ lục. Liệt cường bèn nhẩy vào: Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, Pháp, Anh, Tân Tây Lan, Singapore, Nga. Quyền lực xưa nay của Liệt cường trên vùng biển Đông Nam Á đã bị Trung Quốc khống chế.


Quyền lợi của 7 nước là yêu sách chủ quyền biển đảo. Yêu sách của Liệt cường là quyền "tự do hàng không hàng hải" trên toàn cõi vùng Biển Quốc Tế rộng 3,5 triệu km2. Liệt cường đề xướng ra Vùng Biển Quốc Tế đi đôi với quyền Tự do hàng không hàng hải nhằm vô hiệu hóa đường lưỡi bò 9/10 đoạn do Trung Quốc tự vẽ. Chiến thuật sử dụng quyền tự do lưu thông là "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông".


Nhất thời, Việt Nam dù muốn hay không muốn cũng phải theo đà gió lớn của dòng thác Liệt cường. Không cưỡng lại được thì vui vẻ mời hàng loạt chiến hạm đến Sàigon, Cam Ranh, Đà nẵng, Hải Phòng, và sẵn sàng cho USS Carl Vinson mượn đường Đà Nẵng "oánh" Tầu giùm ta!


Có đúng và thật như thế không? Cái bẫy COC đã giăng lưới hốt cá rồi.


ASEAN+1 gồm  Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và Trung Quốc đã đặt bút ký vào văn kiện Bản dự thảo khung COC cuối năm 2017, trong đó Việt Nam là nước "nặng ký nhất chống Trung Quốc" cuối cùng cũng ký.


Cho dù có hay không có giá trị cụ thể ràng buộc pháp lý, COC sẽ thành Bộ luật biển đặc biệt áp dụng cho vùng biển Đông Nam Á dưới sự cai quản của Trung Quốc. Điểm cốt lõi của hội nghị COC là  lưỡi bò 9/10 đoạn khoanh vùng vẫn giữ nguyên trạng. ASEAN +1 đã phá vỡ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) La Haye bằng COC.


Cái "lúng túng" của ta bấy lâu nay vận động dư luận coi toàn bộ Biển Đông là của ta nhưng thực tế nay cho thấy Biển Đông chỉ là một phần của vùng "Biển Đông Nam Á". Dưới sự cai quản bộ luật biển COC do Trung Quốc chỉ đạo, Bắc Kinh sẽ chia đều quyền lợi cho các nước ven biển. May ra Trường Sa vẫn là của ta, còn Hoàng Sa thì để dành cho hậu duệ.


Sách lược đa dạng hóa, đa phương hóa mà Việt Nam chủ trương vô tình đã "hóa" vào xu thế quốc tế hóa. Tầm tay Việt Nam không biết có đủ dài để sống còn với xu thế Quốc tế hóa Biển Đông hay không, nhưng trước áp lực của anh hàng xóm khổng lồ, áp lực ve vuốt "dâng hương" của Hoa Kỳ như muối bỏ biển. USS Carl Vinson đến Đà Nẵng quá muộn so với ASEAN +1 = COC.  


Tạm lấy USS Carl Vinson làm tiêu điểm quốc tế hóa, thử điểm lại trận liệt "Mặt trận Biển Đông" thời ông Trump. Thử xem lại các vùng chiến thuật của Biển Đông tính từ nội thủy ra ngoài khơi 200 hải lý dựa theo luật biển UNCLOS 1982 nó sẽ tác động đến xu thế "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông" ra sao?


1. 5 vùng biển đảo chiến thuật


image006

Đà Nẵng, căn cứ tiền tiêu của USS Carl Vinson. Hải đồ minh họa VĂN HÓA MAP.


Theo tác giả, Biển Đông tính từ nội thủy ra 200 hải lý (EEZ) có thể chia làm 5 vùng chiến thuật:


- Vùng Một và Vùng Hai chiến thuật gồm Vịnh Bắc Việt và vùng biển đảo Hoàng Sa:


Vịnh Bắc Việt có diện tích tương đối nhỏ, cái ác nghiệt của Vịnh Bắc Việt là cùng sóng nước với "biển Tây đảo Hải Nam". Thật ra Vịnh Bắc Việt giáp 3 tỉnh: Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam, nhưng vị trí môi răng Vịnh Bắc Việt và Hải Nam (rộng khoảng 130,000 km2 -  số liệu chưa chính xác) là quan trọng hơn cả. Tạm gọi vùng biển chung này là Vịnh Bắc Việt- biển Tây đảo Hải Nam. Vịnh tựa như cái vũng biển lọt thỏm phía cực tây Thái Bình Dương, khá dài từ Móng Cái đến đảo Cồn Cỏ nhưng rất hẹp tính từ cảng Đông Phong, mũi Oanh Ca Hải Nam đến đảo Hòn Mê Thanh Hóa (180 hải lý).


Vịnh Bắc Việt có khoảng 1300 hòn đảo lớn nhỏ, quan trọng và lớn nhất là đảo Bạch Long Vỹ có diện tích khoảng 2km2 tùy theo mức thủy triều lên xuống. Chế độ thủy triều ở đảo Bạch Long Vỹ khác lạ với chế độ thủy triều ở vùng biển đảo Trường Sa trung tâm của Biển Đông. Độ sâu của vùng biển Vịnh Bắc Việt từ 30 - 60 mét. Tính chất địa lý, thềm lục địa của Bắc Việt kéo dài ra tới đảo Hải Nam tạo ra vùng biển có đặc tính riêng biệt, lòng biển tựa như  cái lòng chảo thung lũng phẳng khổng lồ nhô lên vô số đồi núi, nhiều núi cao hiểm trở ở đảo Hải Nam. 


Giữa Vịnh Bắc Việt và Hải Nam nhô lên đảo Bạch Long Vỹ đơn độc. Tuy lúc này trên đảo có đông dân cư sinh sống, có nguồn nước ngọt nhưng  các nhà chính trị và quân sự vẫn coi Bạch Long Vỹ là một hải cứ cực kỳ quan trọng về mặt an ninh quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến Hải Phòng và Hà Nội. Bạch Long Vỹ có cả Trung đoàn lính thủy và tên lửa trú phòng, là địa đầu giới tuyến hai vùng biển Bắc Việt - Hải Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có lần viếng thăm đảo đánh giá đảo rất quan trọng. Năm 2016, có nhiều tai nạn không quân rớt ở vùng biển đảo này. Theo Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Việt 25/12 năm 2000, Bạch Long Vĩ chỉ cách biển Hải Nam có 15 hải lý.


Theo wikipedia, Bạch Long Vĩ ("đuôi rồng trắng") là một đảo đồng thời là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở khoảng giữa vịnh, cách hòn Dáu (Hải Phòng) 110 km, cách đảo Hạ Mai (Vân Đồn, Quảng Ninh) 70 km và cách mũi Đại Giác trên đảo Hải Nam (Trung Quốc) 130 km.


Xem thêm:


- Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016.


- Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực PCA.


- UNCLOS 1982.


Một trong các đặc điểm vùng biển Vịnh Bắc Việt-Hải Nam không sâu, cho nên đối với tầu ngầm có sự đe dọa. Biển động thường xuyên, sóng gió mắt bão dữ dội từ trung tâm vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa theo gió mùa đông bắc kéo vào lục địa Bắc Việt.


Vịnh Bắc Việt-Hải Nam có lẽ thích hợp với chiến hạm xa bờ, gần bờ, tên lửa. Do cự ly vũ khí khá gần, nhược điểm của Vịnh Bắc Việt là các căn cứ quân sự và các thành phố duyên hải trở thành mục tiêu rất tốt cho đối phương; thứ đến, khả năng kinh tế Vịnh Bắc Việt-biển tây Hải Nam không có nhiều trữ lượng mỏ dầu khí, tiềm năng du lịch không cao. Nguồn khai thác cá không cạnh tranh đánh bắt so với số lượng hàng ngàn thuyền cá vơ vét của Trung Quốc.


Nếu tính theo luật biển UNCLOS 1982, từ đảo Hòn Mê bờ biển Thanh Hóa đến cảng Đông Phương đảo Hải Nam khoảng cách suýt soát 200 hải lý , từ đảo Cồn Cỏ (ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị) đến mũi Oanh Ca Hải Nam chỉ có 120 hải lý. (Xem bản đồ trên). Với khoảng cách chồng lấn nhau của 2 vùng biển, Việt Nam và Trung Quốc phải đi tìm giải pháp chung. Giải pháp này đòi hỏi 3 yếu tố quân sự, chính trị, kinh tế và chủ quyền lãnh hải.


Tháng 12 năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hiệp ước "Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề Cá vùng biển - lãnh hải giữa đảo Hải Nam và Vịnh Bắc Việt". Hiệp ước này vô cùng quan trọng, vì sao? Vì ít ra nó cũng giải quyết được vấn đề Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý theo luật biển UNCLOS 1982, tuy nhiên, hiệp ước 12/2000 cũng tạo ra nhiều tranh luận về sự thiệt thòi của Việt Nam.


Nhiều phản biện đối với bản Hiệp ước năm 12/2000. Nhiều dư luận so sánh đem Hiệp ước 12/2000 với Công ước Constans Pháp Thanh ngày 26/6/ năm 1887. Trải qua 113 năm thăng trầm lich sử, bối cảnh quan hệ Việt - Trung, khu vực và quốc tế đã tạo ra những nhu cầu mới về biên giới lãnh thổ, lãnh hải và sự vẹn toàn lãnh thổ. Điều kiện "ắt có và đủ" ở vào cuối thế kỷ 19 khi thế và lực quốc gia Việt đang bị Pháp đô hộ và Trung Hoa đang được cai trị lạc hậu của nhà Thanh. Cuộc so đo lãnh thổ lãnh hải thuộc địa gcủa Pháp với nhà Thanh đáp ứng các điều kiện khách quan của hai bên vào thời điểm ấy; cách đây hơn 113 năm khó ai có thể hình dung ra thế sự ngày nay. Tầm nhìn chiến lược Biển ở thế kỷ 19 không phải là tầm nhìn Biển ở thế kỷ 21.


Bước sang đầu thế kỷ 21, vấn đề Vịnh Bắc Việt không hoàn toàn lệ thuộc vào cây số vuông so với cự ly vũ khí hiện đại. Vấn đề là an ninh quốc phòng. An ninh của Bắc Việt sát nách căn cứ tầu ngầm nguyên tử Hải Nam là chuyện sinh tử. (Lấy ví dụ: trận hải chiến ở vũng Hoàng Sa năm 1974 cách Sàigon hơn ngàn cây số; trận bộ chiến 6 tỉnh biên giới năm 1979-1984 Lạng Sơn cách Hà Nội 160 cây số ; trận xâm lược bãi đá Gạc Ma năm 1988 cách Cam Ranh khoảng 700 hải lý; trận HD-981 cách Lý Sơn 123 hải lý đi kèm theo đại chiến dịch bồi đắp 7 đảo nhân tạo; Ví dụ như Philippines các đảo đá nằm trong EEZ 200 hải lý cũng bị Trung Quốc thôn tính như bãi đá Vành Khăn chỉ cách đảo Palawan 130 hải lý). Cuộc chiến ngày nay vô cùng biến dạng.


Vấn đề thứ hai là Luật biển Quốc tế UNCLOS 1882 chưa đáp ứng đầy đủ những điều khoản cụ thể đối với các vùng biển có tính đặc thù liên quan đến miền duyên hải các nước; đặc biệt trong tranh chấp Biển Đông, vấn đề hải giới, chủ quyền lãnh hải, vùng Biển Quốc Tế ở những đâu, rộng bao nhiêu, hải giới chủ quyền các mỏ dầu khí ngầm ăn thông lẫn nhau ... đang là vô số đề mục tranh cãi thậm chí đối đầu hiện nay; kết quả của Bản dự thảo khung COC ký cuối năm 2017 là một điển hình còn nhiều diễn biến chưa thể lường được.


image007

Hai khuôn mặt lạnh lùng và cái bắt tay không thân thiện giữa Ngoại trưởng Phạm Bình Minh (phải) và Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 8/8/2017 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố hồi đầu tháng Ba 2017 rằng Trung Quốc và 10 nước trong khối "đã đạt được bản dự thảo đầu tiên của COC" và hài lòng với dự thảo này.


Tuy nhiên, riêng với Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Việt tháng 12 năm 2000 đã đem lại chiến lược phòng thủ rất quan trọng đối với lãnh thổ Bắc Việt. Còn đối với Trung Quốc, Hiệp ước 12/2000 vừa là phòng tuyến an toàn phía tây vừa là cơ hội cho Trung Quốc có thời gian bành trướng xuống vùng  biển chiến lược phương nam.


Trong cuộc phỏng vấn của bổn báo Lý Kiến Trúc với Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Lê Công Phụng tháng 9 năm 2004 tại Hoa Thịnh Đốn về biên giới và lãnh hải Biển Đông, nhìn chung, Hiệp ước Phân định vùng đánh cá không quan trọng bằng Hiệp ước Phân định lãnh hải Vịnh Bắc Việt.


Tổng quan, trong bối cảnh "Mặt trận Biển Đông" hiện nay và kết quả của Bản hiệp định Khung COC, Vịnh Bắc Việt sẽ đóng vai trò gì, các hiệp ước Việt - Trung có làm khó dễ hay trở ngại cho chiến lược "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông mà  Liệt quốc đang khởi động. Tình hình chưa thể có câu trả lời dứt khoát. Không lý gì khi Hải quân Đại tướng Đô đốc Scott H. Swift và Đại sứ Ted Osius đến thăm cảng Hải Phòng ngày 06/10/2017; hơn 4 tháng sau, Tổng thống Mỹ Donald Trump điều Mẫu hạm và hạm đội tác chiến Carl Vinson tới Đà Nẵng.


Trong các bài trước, tác giả đề cập đến hải cảng Đà Nẵng, hải cảng quan trọng bậc nhất phía nam Vịnh Bắc Việt - cửa ngõ ra vào mỏ vàng bạc châu báu Đông dương  - vị trí lịch sử các cuộc tiến quân của nước ngoài, ba lần ngoại quốc mang súng đạn vũ khí đến Đà Nẵng là ba bản chất chiến tranh khác nhau, nhưng mục tiêu hàng đầu vẫn là ý đồ chiến lược quân sự.


Nếu Việt Nam, bán đảo Đông Dương là tầm ngắm diện địa cuối thế kỷ 20 thì Biển Đông là mục tiêu hàng đầu ở đầu thế kỷ 21, Biển Đông là cái mắt xích giữa con đường hàng hải Ấn Độ - Thái Bình Dương. Dù nằm ở một bên, Vùng Một chiến thuật Vịnh Bắc Việt và Vùng Hai chiến thuật - quần đảo Hoàng Sa cũng không thoát được an toàn nếu chiến tranh nổ ra.


Việt Nam có lẽ cũng thừa hiểu rằng, USS Carl Vinson đến Đà Nẵng lần này không hẳn để "mượn đường" đánh Tầu giúp ta như cái tiêu đề báo Văn Hóa đưa ra có dấu chấm hỏi. Trong lúc Trung Quốc đang dương oai cái thế thượng phong ở Biển Đông, muộn còn hơm không, Liệt cường và đồng minh gia tăng triển khai chiến lược quốc tế hóa Biển Đông, ngõ hầu dành lại thế cân bằng với Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.


Để hóa giải chiến lược "Quốc tế hóa Việt Nam-Biển Đông", giải pháp về lâu về dài và tránh được chiến tranh, giải pháp về khả năng "Trung lập hóa Việt Nam-Biển Đông" cũng là một đề án nhiều suy nghĩ./


Lý Kiến Trúc 


(Hết bài 2 A)


Xem tiếp:


- Vùng Ba chiến thuật-Biển Đảo trung tâm Trường Sa.


- Vùng Bốn chiến thuật-Biển Đảo Nam Trường Sa giáp Natuna.


- Vùng Năm chiến thuật-Biển Đảo Vịnh Thái Lan.


VÀI HÌNH ẢNH MINH HỌA


image008

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng lần thứ nhất năm 1885. Ảnh tư liệu lịch sử minh họa.


image009

Toàn quyền đầu tiên cai trị Việt Nam là Thống sứ Paul Bert (11 tháng 11 năm 1886 tại Hà Nội). Ảnh tư liệu wikipedia.


image010

Đơn vị Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng năm 1965.


image011

Chú thích trong bức ảnh cho thấy Chuẩn tướng Frederic J. Karch không thấy rõ quân hàm. 


image011image012

Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson neo đậu cách bến cảng Tiên Sa khoảng 1-2km.(cảng Tiên Sa nằm trong vịnh Đà Nẵng) ngày 05/3/2018.


image013

Phó Đô đốc Philip G. Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 (đang bắt tay), Phó Đô đốc John Fuller, Chỉ huy nhóm tác chiến USS Vinson và Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink tại Việt Nam trưa ngày 05/3/2018 tại bến cảng Tiên Sa.


image014

Trước USS Carl Vinson 6 năm, ngày 23/4/2012, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã đến thăm cảng Tiên Sa Đà Nẵng,(thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Nguồn Flickr.


image015

Đại sứ Mỹ Ted Osius đang diễn tả về lịch sử bãi cọc nhọn trước cửa sông Bạch Đằng với Tướng 4 sao Hải quân Đô đốc Scott H. Swift vào sáng 6/10/2017. Đa số cọc được cắm sâu dưới đáy sông nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ “chi” (之), cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn. Đại sứ Ted Osius nói: “Tại cửa sông Bạch Đằng này, các binh sỹ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền năm 938, Vua Lê Đại Hành năm 981 và Hưng Đạo Đại Vương năm 1288 đã đẩy lùi rất nhiều thủy quân xâm lược phương Bắc. Chú thích VH. ảnh Tùng Đinh.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14249)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17029)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16702)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21530)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15770)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 15918)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13215)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13287)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 13882)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14454)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 15971)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13540)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 12859)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13358)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15445)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 13848)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12531)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.