Việt Nam khiếu nại trước WTO về thuế Mỹ đánh vào cá nhập khẩu

14 Tháng Giêng 20185:25 CH(Xem: 11274)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


Việt Nam khiếu nại trước WTO về thuế Mỹ đánh vào cá nhập khẩu

image003

Trụ sở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới tại Genève, Thụy SĩWTO


Việt Nam đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO/OMC) về các biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với cá phi lê nhập khẩu từ Việt Nam. Hồ sơ khiếu nại của Việt Nam đã được OMC công bố ngày 12/01/2018.


Theo phía Việt Nam, Mỹ đã vi phạm luật lệ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới trong cách áp đặt thuế trừng phạt đánh vào cá xuất khẩu của Việt Nam, bị cho là "bán phá giá", hoặc bán với giá rẻ một cách không công bằng trên thị trường Mỹ.


Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu cho cá Việt Nam, với trị giá cá dưới dạng phi lê nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng từ 100 triệu đô la trong năm 2007 lên thành hơn 520 triệu đô la trong năm 2016. Hiện nay, Việt Nam trở thành nguồn cung cấp cá phi lê lớn thứ ba cho Mỹ, sau Chi Lê và Trung Quốc.


Theo quy định của OMC, Hoa Kỳ có 60 ngày để giải quyết khiếu nại, hoặc Việt Nam có thể yêu cầu định chế quốc tế này phân xử.


Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam « kiện » Mỹ trước OMC. Hai lần trước là khiếu nại liên quan đến tôm xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam, với kết quả là vào cuối năm 2016, Mỹ phải đồng ý loại bỏ thuế chống bán phá giá cho Việt Nam và hoàn trả lại khoản thuế mà Việt Nam đã trả./ (theo Trọng Nghĩa 13-01-2018)


Mỹ đòi Việt Nam đăng ký 8 công ty Nhà nước tại WTO


image004Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer họp báo, Washington, 16/08/2017.REUTERS/Aaron P. Bernstein/File Photo


Trong một văn bản được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố hôm qua, 11/01/2018, Hoa Kỳ đã lưu ý rằng có tám doanh nghiệp Việt Nam cần phải đăng ký tư cách công ty quốc doanh, theo như các quy tắc thương mại toàn cầu.


Trong danh sách được phía Mỹ nêu ra có PetroVietnam và công ty con PV Oil, Petrolimex, Vietnam Air Petrol Company (Vinapco), Vinafood I, Vinafood II, công ty Vàng bạc Đá quý Saigon (SJC) và tập đoàn Than-Khoáng sản (Vinacomin).


Việt Nam đã gia nhập WTO cách đây vừa đúng 11 năm, vào ngày 11/01/2007, và theo chân Trung Quốc với việc chuyển đổi nền kinh tế, trên cơ sở lao động rẻ và tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.


Trước đây Washington từng có động thái tương tự với một số công ty Trung Quốc bị nghi ngờ cạnh tranh bất chính, vì có quan hệ với chính phủ. Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer đòi hỏi tăng cường tính minh bạch tại WTO.


Hồi tháng 10/2017, Việt Nam khi trả lời các chất vấn đã cho biết hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa và hoạt động theo điều kiện kinh tế thị trường, không còn được hưởng những ưu đãi như trước. Nhưng sau đó các nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ dựa trên những thông tin công khai, đã xác định một số doanh nghiệp không đăng ký tư cách công ty Nhà nước.


Việt Nam đang cổ phần hóa hàng trăm công ty quốc doanh, một phần do ngân sách thâm hụt và nợ công tăng cao, nhưng tiến trình này còn chậm chạp./(theoThụy My 12-01-2018)
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13479)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15237)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13032)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15820)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16087)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13468)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12946)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12800)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12603)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13454)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13419)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13198)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12469)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12930)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 12945)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".