Diễn văn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

12 Tháng Mười Một 201710:43 CH(Xem: 11742)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ  HAI 13  NOV  2017


Diễn văn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình


Khác với Tổng thống Mỹ Trump muốn tập trung phát triển thương mại song phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kêu gọi phát triển đa phương, mở cửa ở châu Á - Thái Bình Dương.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: 'Cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương'


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 11/11/2017 phát biểu trước lãnh đạo và doanh nhân các nền kinh tế thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit) diễn ra ở Cung hội nghị Ariyana, Đà Nẵng, ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.


Mở đầu bài phát biểu, ông Tập nhắc đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cách đây 10 năm, cho rằng cộng đồng quốc tế đã cùng nhau hợp tác giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Ông cho rằng kinh tế số đang phát triển nhanh chóng là xu thế mới của thế giới, là động lực mới của phát triển.


Thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi sâu sắc trong quản trị kinh tế toàn cầu, buộc các nước "cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương, cùng theo đuổi phát triển chung, thông qua xây dựng, phát triển các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai loài người".


Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh vào hợp tác song phương trong bài phát biểu trước, ông Tập cho rằng châu Á - Thái Bình Dương phải hợp tác đa phương với nhau, thúc đẩy nền kinh tế mở để có một tương lai tươi sáng hơn. "Mở cửa mang lại tiến bộ, đóng cửa sẽ bị bỏ lại phía sau".


"Trong vài thập kỷ qua, toàn cầu hóa kinh tế đã đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu. Trong thực tế, nó đã trở thành sự thay đổi lịch sử không thể đảo ngược. Để theo đuổi toàn cầu hóa, chúng ta cần để nó rộng mở hơn, bao trùm hơn, cân bằng hơn, công bằng hơn và mang lại lợi ích cho tất cả".


Thế giới cần phát triển sáng tạo, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng, tránh tình trạng gián đoạn, duy trì phát triển dựa trên đổi mới, cách mạng công nghiệp, kinh tế số và chia sẻ toàn cầu, đột phá trong kỹ thuật mới như trí thông minh nhân tạo.


Đề cập tới "Vành đai và Con đường", ông Tập cho rằng sáng kiến này sẽ khiến kinh tế châu Á - Thái Bình Dương rộng mở hơn, tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối, phối hợp kinh tế để gia tăng thịnh vượng chung cho cả châu Á, châu Âu và châu Phi.


image010

Chủ tịch Trung Quốc phát biểu trước cử tọa CEO Summit ở Cung hội nghị Ariyana, Đà Nẵng.


Ông cho biết Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều để chuyển đổi nền kinh tế, theo đuổi chính sách lấy con người làm trung tâm phát triển, để sự phát triển có lợi cho tất cả.vĐể phát triển kinh tế trong tình hình mới phải ưu tiên cải cách, giữ ổn định tăng trưởng, tăng năng suất lao động, hệ thống công nghiệp, kinh tế, sự hiện đại của nền tài chính, nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh liên kết qua Internet, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh, xây dựng nền kinh tế sáng tạo, cạnh tranh.


"Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đã có những bước đi định hướng, tăng cường cải cách cơ cấu về cung ứng và chúng tôi đang theo đuổi sự phát triển chất lượng cao hơn, công bằng hơn và bền vững hơn với những thành tựu đáng kể tăng 7.2%/ năm đóng góp 30% cho tăng trưởng toàn cầu, trở thành động lực chính của tăng trưởng toàn thế giới.".


Trung Quốc đã "nỗ lực loại bỏ hàng rào thể chế, thông qua cải cách toàn diện với 360 sáng kiến và 1500 biện pháp, những khuôn khổ cải cách đã được thực hiện ở nhiều lĩnh vực quan trọng, chuyển đổi mô hình ngoại thương và đầu tư nước ngoài".


Nhận định các khu kinh tế mới, các thành phố tiêu chuẩn là động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực, ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ tăng trưởng dựa trên sáng tạo, chất lượng cao, với các mô hình kinh doanh mới, từ đó truyền lại kinh nghiệm cho các nước.


"Chúng tôi sẽ nỗ lực tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, tiếp tục nâng cao đời sống thông qua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tạo dựng cơ sở công bằng đảm bảo an toàn, hạnh phúc cho người dân. Tiếp tục hướng đến xóa đói giảm nghèo, để chắc chắn rằng đến năm 2020, người dân nông thôn Trung Quốc sẽ thoát nghèo và mỗi người trong 1,3 tỷ dân Trung Quốc không ai bị bỏ lại phía sau".


Chủ tịch Trung Quốc nhắc lại mục tiêu phát triển của nước này được đề ra trong Đại hội 19, trong đó phấn đấu đến năm 2035 Trung Quốc sẽ là nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại với sự phồn thịnh, tự chủ, văn hóa tươi đẹp vào năm 2050.


Trung Quốc "sẽ nỗ lực xây dựng một thế giới thịnh vượng, văn minh, an toàn, sạch sẽ, đảm bảo sự hài hòa giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đảm bảo sự công bằng và hòa bình tạo ra khuôn khổ hợp tác quốc tế dựa trên bình đẳng, cùng có lợi, cũng như mong muốn xây dựng một nền chính trị và kinh tế thế giới ngày càng công bằng hơn."


"Khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn cần sống trong hòa bình ổn định thịnh vượng, luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng, hòa bình, đối tác toàn thế giới, theo khuôn khổ hợp tác quốc tế, dựa trên bình đẳng cùng có lợi", ông kết thúc bài phát biểu./ (theo VNEpress)
18 Tháng Tám 2016(Xem: 12763)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12490)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14417)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14430)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15644)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15026)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 14769)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14082)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13182)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12402)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13300)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14573)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 12806)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14064)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18320)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?