ASEAN 50: Vương Nghị phát "điên" vì Phạm Bình Minh cứng rắn về Biển Đông?

07 Tháng Tám 20176:01 CH(Xem: 17153)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG 1 A  - THỨ  BA  08  AUGUST  2017


ASEAN 50: Vương Nghị phát "điên" vì Phạm Bình Minh cứng rắn về Biển Đông?


image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA


08/8/2017

BÀI 7

Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 50 đã mở ra từ hôm  02/08/2017 tại Manila, thủ đô Philippines, trước hết là cuộc họp của các quan chức để chuẩn bị cho loạt hội nghị cấp ngoại trưởng ASEAN, cũng như với các đối tác.


Ông Lê Minh Lương là Tổng thư ký của ASEAN và ông Phạm BìnhMinh, PhóThủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cầm đầu phái đoàn tham dự hội nghị.


Nhiều sự kiện nóng diễn ra trong việc thông qua dự thảo khung của Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông (COC) giữa ASEAN +Trung Quốc.


Manila cũng là nơi diễn ra Hội Nghị Ngoại Trưởng của Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN ARF, khối Thượng Đỉnh Đông Á EAS, tập hợp các nước ASEAN và các đối tác, từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, cho đến Mỹ, Nga, Ấn Độ… Theo Philippines, ngoại trưởng của 27 quốc gia tham gia các hội nghị tại Manila.

 

image002


Cách đây 15 năm, ngày 4/11/2002 tại Phnom Penh, ỷ vào thế nước lớn đang lên, Trung Quốc đã sử dụng chiêu "áp lực mềm" "dụ khị" 10 nước Đông Nam Á ký vào bản Hiệp ước DOC (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea). (1) xem Nguyên văn DOC mục TÀI LIỆU)


Thật ra cũng không dễ gì "dụ khị",  nhưng do hoàn cảnh 10 nước Đông Nam Á đang ở thế yếu, Mỹ lơ là bối cảnh khu vực nên gượng đặt bút vào. Tuy nhiên , ASEAN cũng nhận biết rằng bản văn kiện chính trị DOC 10 điểm này không phải là Luật áp dụng cho các Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hay biển nam Trung Hoa theo cách gọi của Trung Quốc (South China Sea) và DOC chỉ là màn dạo đầu của Trung Quốc.


15 năm sau, ngày18/5/2017, trong quá trình tranh chấp, va chạm thực tế diễn ra về chủ quyền biển đảo, về quyền tài phán, về quyền lợi kinh tế ở Biển Đông, tình hình căng thẳng nhất vẫn xẩy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc đến nỗi các nhà phân tích cho rằng, chỉ có Việt Nam là dám đứng dậy chống Trung Quốc, do hai nước có sự chồng lấn bờ biển, thềm lục địa và chủ quyền lịch sử, đó là chưa nói đến hai cuộc xâm lăng quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam.


Các cuộc tranh chấp dai dẳng nhiều năm dẫn đến các hội nghị bàn về các Quy tắc ứng xử cụ thể ở Biển Đông gọi là COC (Code of Conduct  for the South China Sea). Coi bộ không xong, Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc đã ngầm "đe dọa": "việc thảo luận và lập COC được quy định trong DOC, và đó là điều mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đã cam kết".


Tất nhiên lời đe dọa này không chỉ nhắm vào Việt Nam mà vào cả khối ASEAN.


Trong 10 nước: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Miến Điện, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore; có 6 nước, 7 bên liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brune, Indonesia, Trung Quốc và Đài Loan.


Lập trường của các nước có thể nhìn thấy qua một số góc độ gần nhau như Việt Nam, Philippines, Malaysia, ngoại trừ nước vuốt đôi Bắc Kinh là Campuchia, các nước còn lại hơi lừng khừng.


Thế nhưng ASEAN có đủ sức mạnh để nói chuyện tay đôi với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi quốc gia của mình chưa? Việt Nam được coi là ngọn cờ đầu trong việc bảo vệ lợi ích của mình và nền hòa bình ở Biển Đông.   


Không thể để Bắc Kinh làm mưa làm gió mãi ở con đường hàng hải quốc tế Biển Đông, Hoa Thịnh Đốn buộc phải nhẩy vào kèm theo lời tuyên bố: Biển Đông là Vùng Biển Quốc Tế.


Ngày 12/7/2017, báo Văn Hóa Online viết: Vùng "Biển Quốc Tế" sẽ bùng nổ? Đó còn là một bí mật và COC có khả năng dời tới năm sau nữa.


Một nhà phân tích nhận định, Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore nói: "Dù có COC hay không, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục làm mọi cách để củng cố vị thế chiến lược của họ ở Biển Đông đối với Hoa Kỳ. Khi nào Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Mỹ để trở thành đối tác hữu hảo, họ sẽ chẳng cần đến COC, lẫn tình hữu nghị với ASEAN".


Trong cuộc bàn thảo về COC đang diễn ra ở Hội nghị ASEAN 50 tại Manila  từ ngày 6,7,8, 2017, "ngôn từ" cứng rắn của ông Phạm Bình Minh đã làm hội nghị phải "chững" lại khi đặt bút vào bản Thông cáo chung ASEAN 50 về COC khuya hôm 7 tháng 8, 2017.


Có thể Trung Quốc đã không đạt được thỏa thuận nào với Mỹ (Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có mặt bên lề hội nghị) và o ép Việt Nam theo hướng của họ tại Manila cho nên Vương Nghị mới tức tối theo như "một số hãng tin nước ngoài đã đưa tin cho biết ông Vương Nghị, vào phút chót, đã hủy cuộc họp dự kiến với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong ngày 7-8-2017".


Có đúng như vậy không?


Tin đặc biệt của đặc phái viên Quỳnh Trung trên Tuổi Trẻ Online sáng ngày 8/8/17cho biết: Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Manila, theo xác nhận của Bộ Ngoại giao Việt Nam.


image003Cái bắt tay và hai khuôn mặt trong ảnh. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 7-8 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN


Vì sao vậy? Vì trong quá trình hội nghị, Vương Nghị đã đụng phải lập trường cứng rắn của Phạm Bình Minh đòi phải có một số "ngôn từ" trong bản thông cáo chung có thể là về "chủ quyền Dầu khí, quyền tài phán, về đường lưỡi bò vô lý và sự hiện trạng bất hợp pháp các tổ hợp quân sự khổng lồ giữa Biển Đông"....


Ngoài ra, cũng theo tin TTO, trong tối 7-8-17, bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và các đối tác, ông Phạm Bình Minh còn "gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Ngoại trưởng New Zealand Gerry Brownlee, và Đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh Châu Âu (EU) Federica Mogherini".


Không thể biết đích xác các cuộc gặp gỡ song phương ông Minh đã thảo luận những gì với họ, nhưng bất thình lình, hôm 07/08/2017, gần như hỗ trợ lập trường của Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã đưa ra bản Thông cáo chung "phụ họa thêm cho lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trong bản Thông Cáo Chung ASEAN công bố khuya hôm qua, yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông « tự kềm chế và không quân sự hóa » vùng biển này".


Bản Thông cáo chung của ba Ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc đã không ngần ngại tố cáo các hành vi «bồi đắp đảo, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang bị tranh chấp» tại Biển Đông. Bản Thông cáo cũng cho rằng mọi quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) phải « mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả ».


Rõ ràng, Thông cáo chung Mỹ, Nhật, Úc là tiếng nói "chính thức" ở hội nghị ASEAN 50 giáng mạnh vào tham vọng âm mưu thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc qua COC. (Mặc dù Mỹ, Nhật, Úc không là thành viên trong hội nghị ASEAN + Trung Quốc).


Văn Hóa cho rằng, bước ngoặt quan trọng của ASEAN 50 là ở bàn Thông cáo chung Mỹ, Nhật, Úc.


image008Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Mình (phải) gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 7-8 tại Manila, Philippines - Ảnh: TTXVN


image010  Ảnh trên: Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và ngoại trưởng Nhật Taro Kono (giữa) và ông Lê Minh Lương Tổng thứ ký ASEAN. REUTERS/Mohd Rasfan/Pool.


Ba nét mặt thể hện ba trạng thái khác nhau. Với sự trợ lực của Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (góc phải) tại diễn đàn ASEAN, Manila, Philippines ngày 7/8/2017, Việt Nam đã khiến cho Trung Quốc "tức tối" đến phát "điên" lên.


Ông Phạm Bình Minh đòi hỏi những gì trong bản Thông Cáo Chung Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN AMM-50, có thể ghi nhận:


- «ghi nhận những lo ngại của một số bộ trưởng ASEAN về vấn đề bồi đắp đảo và những hoạt động trong khu vực có thể làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực».


- «nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kềm chế»


- Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông phải là một "ràng buộc pháp lý".


Nội dung Thông cáo chung ASEAN, theo RFI 07/8/17, "Văn bản của ASEAN đã không dám chỉ trích Trung Quốc, không nói gì về sự cần thiết của một bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc về pháp lý, cũng như hầu như hoàn toàn im lặng về phán quyết của tòa La Haye về Biển Đông".


Theo báo GDVN 06/8/17, ông Robespierre Bolivar phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippinescho biết: Nỗ lực xây dựng "khuôn khổ" COC gồm 2 trang.


Tờ The Sunday Times đưa tin, bản dự thảo "khuôn khổ" COC nhấn mạnh rằng, đây không phải là công cụ giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.


Về các cuộc đàm phán xung quanh "khuôn khổ" COC tại Manila, Bộ trưởng Thương mại Philippines cho rằng, một COC ràng buộc về pháp lý không chỉ có lợi cho ASEAN, mà có lợi cho cả Trung Quốc nữa.


Chưa ai nắm được nguyên văn Nội dung 2 trang bản Thông cáo chung ASEAN 50 và tiếp cận quan điểm lập trường của các nước nào khác với các nước nào trong 10 nước ASEAN. Có khả năng tiếng nói chung gồm: Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei.


Ngoài Campuchia ra mặt vuốt đuôi Trung Quốc và Vương Nghị "căm hờn" đổ thừa chỉ có Việt Nam chống lại; nhưng nếu bản Hiệp ước COC chỉ dừng lại ở "cấu trúc khuôn khổ" giữa ASEAN + Trung Quốc, ông Phạm Bình Minh có thể lùi một bước để chuẩn bị cho Hội nghị Quốc tế COC giữa ASEAN + Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật, Úc vào tháng 11, 2017 sắp tới.


image012

Ngoại trưởng các nước chụp ảnh trước Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á ở Philippines, 7/8/2017.


Một điểm nữa cũng cần lưu ý, kinh tế, chính trị và quân sự như hình với bóng Mặt trận Biển Đông trên bàn hội nghị ASEAN 50. Phó Quân ủy trung Ương Hà Nội tướng Ngô Xuân Lịch hiện đang làm việc ở Hoa Thịnh Đốn. ExxonMobill đang khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh gần Tri Tôn và giàn khoan Cá Voi Xanh (Lam Kình - Blue Whale) đang chập chờn ngoài Biển Đông./ (lkt)

20 Tháng Mười 2023(Xem: 1570)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1839)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”