"Nghệ thuật tác chiến dầu khí" Việt Mỹ bác bỏ - công kích phá thủng lưỡi bò 9 đoạn

09 Tháng Bảy 20176:22 CH(Xem: 15035)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  HAI 10 JULY  2017


image001


"Nghệ thuật tác chiến dầu khí" Việt Mỹ bác bỏ - công kích phá thủng lưỡi bò 9 đoạn


VĂN HÓA


image003

Lý Kiến Trúc

10/7/2017


image004Biển Đông và dầu khí.


Việt Nam có thể đóng vai trò như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của Washington ở Đông Nam Á do lợi dụng ưu thế của một quốc gia ven biển có nhiều hải cảng nước sâu, núi cao bao bọc, bờ biển dài liền lạc từ Bắc tới Nam (106o - 108o  kinh tuyến Bắc), như cái bao lơn khổng lồ chiến lược nhìn bao quát toàn bộ khu vực biển Đông, có bờ biển thoai thoải vươn ra hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa.


Các tuyến hàng hải quốc tế di chuyển từ Ấn Độ dương ra Thái bình dương đều phải đi ngang qua biển Đông của VN, vùng biển chứa 250 hòn đảo, đá lớn nhỏ đan xen chen chúc, quý giá, đẹp lộng lẫy ở về phía mặt trời không bao giờ tắt.


Tiếng súng ở Hoàng Sa tạm thời im ắng, nhưng nếu nổ ra ở Trường Sa, có lẽ trên thế giới chưa có mặt trận hải chiến nào mà các đối thủ chỉ cách nhau khoảng mươi cây số như ở Trường Sa - ai cũng có trong tay đủ loại vũ khí tối tân tầm gần tầm xa. Chỉ cần có cái ống nhòm kha khá, có thể nhìn thấy lố nhố lính tàu phù ở đảo bên kia.


Với sức mạnh quân sự chưa được mạnh lắm, Việt Nam có khả năng vô hiệu hóa áp lực của Bắc Kinh hay không? trong lúc, "biển Đông nằm trong lòng khu vực Đông Nam Á, đem lại nhiều lợi ích quan trọng không chỉ cho các quốc gia trong khu vực mà còn là tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của thế giới"? (1)


Có lẽ thế, ông tướng phó Quân ủy Trung ương Trung Nam Hải họ Phạm rít lên giọng tenor ở Ba Đình quận Hoàn Kiếm: "Tất cả các đảo ở Nam Hải đều là của Trung Quốc từ thời thượng cổ!" Oai thật.


Hiểu theo thâm ý của ông ta thì từ thời thượng cổ tức là cách đây mấy chục vạn năm đã có nhà nước Trung Quốc!


Thế mà chờ mãi ở Hà Nội, trung tâm chính trị cả nước, không thấy "xã hội nhân bản" nào cất cao giọng nói: "Tất cả các đảo ở biển Đông đều là của Việt Nam từ thời trái đất sinh ra!" Tiếc thật. 


Chiến lược xoay trục của Mỹ về Châu á Thái bình dương khởi đi từ thời TT Obama, dù cho chính quyền nhân dân Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ đã về tay ông Trump-đảng Cộng Hòa, nhưng những dấu hiệu về chính sách của Mỹ ở vùng Nam Bắc Á - Thái bình dương dường như không thay đổi lớn, ngoại trừ ông Bắc Hàn - đói rã rời mà vẫn hung hăng con bọ xít.


Quả thật Trung Nam Hải không tiếc tiền đổ vào hiện đại hóa hải quân; từ sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974, với một binh chủng hải quân cổ lỗ, họ đã có những bước nhẩy vọt. Tầm nhìn của Bắc Kinh về đại dương xa thật. Dư luận giật mình trước mẫu hạm, chiến hạm, tầu ngầm nguyên tử, đặc công dân quân thuyền cá, giàn khoan khổng lồ, v v, thật ra chỉ lộ sự hung hãn của loại thực dân đế quốc mới hù dọa mấy anh yếu bóng vía ở Đông nam á.


Qua các hội nghị quốc tế ở Đông nam á, có thể thấy thái độ của mười nước trong hiệp hội Asean có vẻ khiếp nhược trước con mãnh hổ Bắc Kinh, đa số có khuynh hướng "trùm chăn chờ thời" thủ thân vi đại nhìn trận đấu của mãnh hổ và sư tử biển.


Thế nhưng Mỹ không khoanh tay chịu thua trước anh có nền kinh tế ngấp nghé làm mưa làm gió thiên hạ.


Các Đô Đốc tư lệnh hoặch định chiến lược, chiến thuật tác chiến của hải quân Mỹ vùng Thái bình dương vẫn tại vị, không có sự thay đổi vị trí các tư lệnh hải quân của Mỹ. Đô đốc Harry Harris, Jr.,  Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương còn phong độ chán, nhưng tầm nhìn quân sự cứng rắn cộng với bộ óc thực dụng của TT Donald Trump hầu như nhất quán với tầm nhìn mềm mỏng của TT Barack Obama tiền nhiệm. Bắc Kinh đã cho về vườn tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi thay bằng Đô Đốc Thẩm Kim Long (tháng 1/2017)  nguyên tư lệnh Hạm đội Nam Hải là đơn vị đặc trách mặt trận biển nam Trung Hoa. (*)


Tháng Ba 2014, báo Financial Times dẫn lời Đô Đốc Harris cảnh báo rằng "sự thịnh vượng của tất cả mọi quốc gia chúng ta sẽ tùy thuộc vào việc liệu các nước có giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo nan giải hiện nay qua các cuộc đàm phán đa phương hay không".


Trả lời cho Đô Đốc Harris, các cuộc đàm phán song phương hay đa phương diễn ra mấy năm nay giữa ASEAN và TQ hầu như chẳng đi tới đâu.


Mọi biện pháp chính trị tung ra chẳng hạn như Tòa án trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) nhằm công phá tham vọng của TQ nhắm vào đưởng lưỡi bò 9 đoạn, thời gian đầu ồn ào lên một lúc, song hầu như rơi vào khoảng không qua cái mỉm cười ý nhị của Chủ tịch Tập Cận Bình; ông phán: Phán quyết PCR không ảnh hưởng gì tới Trung Quốc!


image005

Người biểu tình bên ngoài Lãnh sự Trung Quốc ở Manila, Philippines, hôm 12/7/2016 trước khi Tòa trọng tài quốc tế ở La Hague phán quyết bác bỏ những tuyên bố chủ quyền trên hầu hết biển Đông của Trung Quốc. Việt Nam và nhiều nước trong khu vực đều có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.


Mà hình như các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng chẳng bao giờ nhắc tới PCA, trước sau gì chỉ một mực: "trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển UNCLOS  năm 1982"; Đằng sau cái Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 là cái gì? Lời tuyên bố của mỗi ông trong Bộ chính trị có thể hàm chứa ý một ý nghĩa khác.  


Có lẽ đó là bức màn sắt khó phân tích đối với các chính trị gia Mỹ khi tìm hiểu chính xác chính sách "nhất quán" của Việt Nam để hoặch định lối chơi với VN, nhất là vấn đề biển Đông. Mối quan hệ tay ba: Việt - Hoa - Nga luôn luôn là một ẩn số.


Bổ sung cho Phán quyết PCA, những chỉ dấu tìm kiếm "đồng minh chiến thuật" của Mỹ trước hết là đối với Philippines, quốc gia thứ hai có nhiều quyền lợi và an ninh biển đảo sau Việt Nam. Do chính sách nghiêng ngả về Bắc Kinh của TT Duterte (bắt nguồn từ lợi nhuận là trên hết, một phần do Duterte chán Mỹ quá), khiến cho Hoa Thịnh Đốn (dù không xen vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ) vẫn rơi vào cái thế nan giải trước các bất đồng và những thỏa thuận ngầm của Asean với Bắc Kinh. Kết luận chiến dịch PCA: thành công và thất bại 50%. 


Thời cơ


Dấu mốc quan trọng liên quan đến sự biến chuyển ngoạn mục ở biển Đông được ghi nhận qua hai hội nghị thượng đỉnh xoay chuyển hiện trạng mặt trận biển Đông. Ở bờ tây Thái bình dương hôm 15/5/2017, hai ông Trần Đại Quang - Tập Cận Bình ký kết bản Tuyên bố chung Bắc Kinh-Hà Nội; chỉ sau có mười lăm ngày, bên bờ đông Thái bình dương hôm 31/5/2017, hai ông Nguyễn Xuân Phúc - Donald Trump ký kết bản Tuyên bố chung Việt - Mỹ 2017.


So sánh ngôn từ các bản tuyên bố và hành động diễn biến sau đó từ các cuộc họp tay ba Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ về biển Đông, xin ghi nhận:


Ngày 12/1/2017, ông Nguyễn Phú Trọng (1) ký kết với ông Tập Cận Bình có đoạn như sau: "Lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),” phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)”;


image006Buổi Tiệc trà lịch sử của ông Tập Cận Bình đãi ông Nguyễn Phú Trọng 12/1/2017 "phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)" có nghĩa là COC không dính líu tới Mỹ; - Sự nghiệp chính trị của ông ở đây!


Ở Diễn đàn Singapore Lecture 38 - hôm 30/8/2016, ông Trần Đại Quang (2) nhấn mạnh: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.”


Ngày 15/5/2017, ông Trần Đại Quang ký kết với ông Tập Cận Bình trong Thông cáo chung Việt-Hoa nói về biển Đông có đoạn như sau: "Tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thoả thuận. Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); Kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.


image007

Buổi hội đàm giữa Tập Cận Bình và ông Trần Đại Quang tại Bắc Kinh hôm 15/5/2107 "sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp" có nghĩa là hiện trạng biển Đông bây giờ ra sao thì cứ nguyên như vậy, hòa cùng một nhịp với ông Trọng; - Sự nghiệp chính trị của ông ở đây!


Tuyên bố của hai ông Trọng & Quang đã nói lên quan điểm về biển Đông rất rõ ràng.


Ngày 31/5/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc ký kết với ông Donald Trump trong Tuyên bố chung Việt - Mỹ ở Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc có đoạn như sau: "Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Biển Đông là tuyến đường hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc tế. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác; bày tỏ lo ngại về tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á –Thái Bình Dương. Hai bên cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các bên cần kiềm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng thẳng, như việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tổng thống Trump nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".


image008

Cái bắt tay lịch sử ở tòa Bạch Ốc hôm 31/5/2017 mở đường cho mối quan hệ chiến lược Việt Mỹ thời kỳ mới. Đoạn văn về biển Đông dài và đề cập cụ thể hơn hẳn hai bản tuyên bố của ông Trọng và ông Quang, so với quan điểm của hai ông kia, ông Phúc mời ông Trump là "hai bên" chúng ta cùng nhau sát cánh giải quyết biển Đông kể cả việc cắt cái lưỡi bò nếu cần;  - Sự nghiệp chính trị của ông ở đây!


Ngày 19/6/2017; Phó Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tướng 3 sao Phạm Tường Long và bộ tham mưu quân sự đến Hà Nội, ông Long tuyên bố: "Tất cả các đảo ở Nam Hải đều là của Trung Quốc từ thời thượng cổ". Hà Nội nghe xong nín thở.


image009

Thượng tướng 3 sao Phó Quân ủy Trung ương Trung Quốc tuyên bố nảy lửa ở Ba Đình, Hà Nội nín thở; - Sự nghiệp chính trị của hai ông bộ chính trị là ở Bắc Kinh!


  "Nghệ thuật tác chiến dầu khí"


Tháng 1/2017: Tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil và PetroVietnam đã ký kết thỏa thuận liên doanh để phát triển dự án phát điện chạy bằng khí đốt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, trị giá tới 10 tỷ USD từ đầu tháng 1/2017. Dự án liên doanh nêu trên được biết đến với tên gọi “Blue Whale” (Cá Voi Xanh) được phía Exxon Mobil và PetroVietnam ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của nguyên Ngoại trưởng John Kerry.


Nhắc lại, trong năm 2011, Trung Quốc đã cảnh báo Exxon Mobil ngay sau khi đại công ty này công bố thăm dò được một trữ lượng lớn khí đốt ở Lô 118, nằm trong khu dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi Đà Nẵng.


Ngày 2/7/2017, Khu trục hạm USS Stethem hành quân ở vùng Tri Tôn, một đảo quân sự nằm giữa đảo Hoàng Sa và đảo Lý Sơn Quảng Ngãi.


Ngày 5/7/2017, Khu trục hạm USS Coronado "ứng chiến" ở Cam Ranh, một quân cảng chiến lược quốc tế nằm giữa miền trung Việt Nam có khả năng quan sát rộng khắp biển Đông từ Bắc xuống Nam.


image010

Người viết ở quân cảng Cam Ranh.


Ngày 7/7/2017, đúng 37 ngày sau khi ông Thủ tướng Phúc tạm biệt tòa Bạch Ốc, vận dụng câu "các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác", chính phủ Hà Nội (ô. Phúc) phối hợp nhịp nhàng với chiến hạm Mỹ nổ phát súng khai mạc chiến dịch "nghệ thuật tác chiến dầu khí", bật đẻn xanh cho ExxonMobil tiến hành khai thác mỏ Cá Voi Xanh 118, mỏ này nằm lửng lơ giữa vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) và sát rìa vạch 9 đoạn lưỡi bò. (Xem bài "Đường đi bí ẩn của Cá Voi Xanh trên báo Văn Hóa).


Ngoài dự án khai thác mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil , ông Phúc còn phát lệnh khởi động dự án Cá Rồng Đỏ - Talisman Tây Ban Nha ở lô 136-03. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển Đông Nam của Việt Nam khoảng 450km. Khoảng cách này cho thấy lô 136-06 lọt thỏm trong vùng "phi quân sự" EEZ - Lưỡi bò (nếu có) hoặc Lằn ranh vùng Biển Quốc Tế.


Khai hỏa dự án phía nam (thuộc vùng 4 hải quân) ở khu vực bồn trũng nam Côn Sơn là một động tác khẳng định lời nói đi đôi việc làm của "hai bên".


image011

Công ty Gazprom - Nga trên thực tế đã tham gia dự án khai thác mỏ khí Hải Thạch – Mộc Tinh tại Việt Nam từ năm 2003 và cho đến nay, tổng sản lượng khai thác tại cụm mỏ này đã đạt khoảng 6,6 tỷ m3 khí. Trong đó, riêng trong năm 2016, đã đạt sản lượng 2 tỷ m3 khí. Hai mỏ này thuộc khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý, thế nhưng nó cũng nằm trong khu vực lưỡi bò vắt chéo viển vông của Trung Quốc. Gần sát bờ biển Vũng Tàu là mỏ Bạch Hổ, trước năm 1975, cựu TT Nguyễn Văn Thiệu đã ra châm lửa khai thông mỏ này tuyên bố từ nay Việt Nam có dầu tức là có tiền (Oil & Money).


Chiến pháp sâu xa của Việt Nam đã đến lúc tận dụng sơ hở của luật biển UNCLOS1982 là chưa xác định được tọa độ chính xác, khoanh vùng diện tích khu vực hải giới "độn" giữa lằn ranh 200 hải lý (nôm na gọi là vùng phi quân sự đặc quyền kinh tế bất khả xâm phạm) và vùng Biển Quốc Tế tự do lưu thông hàng hải - hàng không - khai thác tài nguyên ở biển Đông / biển nam Trung Hoa. Một số mỏ dầu nằm lửng lơ giữa hai lằn ranh này, trong đó có Cá Voi Xanh, Cá Rồng Đỏ, Mộc Tinh, Hải Thạch, Lan Tây, v,v...  


Mỏ Cá Voi Xanh - lô 118 ở khu vực bờ biển Đà Nẵng, mỏ Cá Rồng Đỏ - lô 136-06 ở khu vực bồn trũng nam Côn Sơn. Một số mỏ trước đây đã từng xẩy ra các cuộc tranh cãi chủ quyền và quyền chủ quyền khai thác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam đã biến các mỏ này thành "mỏ chính trị" trong ý đồ phá đứt đường lưỡi bò 9 đoạn.


Tháng 6, 2012; theo Wall Street Journal số ra ngày 28/6/2012, "tranh cãi dữ đội giữa Hà Nội và Bắc Kinh khi Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp – CNOOC) thông báo mời khách thầu thăm dò - khai thác 9 lô dầu khí trải dài từ Bắc (Qui Nhơn) xuống Nam (Côn Sơn).


image012


 

 Ngày 02/07/2017, để bảo vệ an ninh công việc khai thác hai dự án nói trên, ban  tham mưu "tác chiến chiến thuật"của Mỹ đã điều động "tiền quân" khu trục hạm USS Stethem tạo áp lực phía bắc, áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa. Thực ra đây chỉ là động tác giả nhắm vào mục tiêu Tri Tôn, mục đích chính là án ngữ con đường hải quân TQ tiến xuống từ căn cứ Hải Nam. Tiền quân chiến hạm tung ra nhằm bảo vệ đại công ty ExxonMobil khai thác lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng.


image013

"Tiền quân" khu trục hạm USS Stethem lảng vảng quanh khu vực biển đảo Tri Tôn từ hôm 2/7/2017 để canh phòng cho ExxonMobil khai thác lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng.


Và "hậu quân" Khu trục hạm USS Coronado với Tiếp vận hạm USNS Salvo "ứng chiến" ở Cam Ranh dòm chừng khu vực nam Côn Sơn.


image014Từ ngày 5 đến ngày 10/ 7/2017, tại căn cứ quân sự Cam Ranh biên đội tàu Hải quân Hoa Kỳ gồm chiến hạm tác chiến ven bờ USS Coronado số hiệu LSC-4 và tàu tiếp vận USNS Salvo số hiệu TARS-52 cùng 118 thành viên do Đại tá Lex Walker, Phó chỉ huy biên đội khu trục hạm số 7, Hải quân Tây Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã cập cảng quốc tế Cam Ranh. Trước đây vào ngày 11-15/6/2017, USS Coronado đã ghé Cam Ranh. Trở lại Cam Ranh lần này - nhìn xuống phía nam là ngoài khơi biển Phan Thiết, nơi công ty dầu khí Talisman Tây Ban Nha tiến hành khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn. (VH)


Chiến hạm còn chưa đủ, theo thông báo của Không lực Hoa Kỳ hôm 07/07/2017, hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ đã bay đêm trên không phận Biển Đông. Không biết rõ, B-IB có vần vũ trên bầu trời Tri Tôn hay nam Côn Sơn hay không. B-IB được coi là chiến đấu cơ kiêm oanh tạc cơ hiện đại nhất của Hoa Kỳ, hiện đồn trú tại Guam và Singapore.


image015Ảnh minh họa : oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ.Reuters


Chiến thuật liên hoàn binh pháp Việt - Mỹ là nghệ thuật chính trị qua việc cuộc điều quân nghi binh tuần tra tự do hàng hải ở đảo Tri Tôn cách Hoàng Sa vài chục hải lý và sử dụng khí tài tối tân trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Trước khi diễn ra việc khai thác mỏ không lâu, thôgn tin rò rỉ cho biết những toán "đặc công biển" của VN đã tung hoành ở vùng biển nghi là giàn khoan Lam Kinh hay HD-981 nhăm nhe xâm nhập vào lãnh hải VN.


Giới quan sát chính trị cho rằng, về mặt kinh tế, trữ lượng khai thác mỏ dầu và lợi nhuận dầu khí ở một số mỏ không cao và không quan trọng bằng quyết định chính trị "chiến thuật tác chiến dầu mỏ" đầy táo bạo của Việt - Mỹ đã đẩy ông Tập Cận Bình và ông tướng tầu họ Phạm vào thế há miệng mắc quai, chỉ có sai phát ngôn viên la lối om sòm.


Kết luận


Việt - Mỹ đã thực hiện bước đầu thành công chiến thuật "Nghệ thuật tác chiến dầu khí" nhằm bác bỏ - công kích phá đứt đường lưỡi bò 9 đoạn từ Tri Tôn đến nam Côn Sơn. Chiến thuật này trở thành bài mẫu về lý thuyết quân sự có thể nhân lên ở các nơi khác.


Chiến dịch diễn ra bất ngờ, nhanh chóng, khai thông lộ trình tiến vào biển sâu, nó sẽ là biện pháp hòa bình tuyệt vời trả lời cho việc "không có chuyện các bên cùng thua", giải quyết tận gốc những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển  và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép"./ (lkt)


(*) - Việt Nam trong cơn sóng gió mới. BBC 3/11/2010/Lý Kiến Trúc.


(1) Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng tại tiệc trà ở Bắc Kinh.


(2) Phát biểu của ông Trần Đại Quang tại Diễn đàn Singapore Lecture 38.


(3) Phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc ở tòa Bạch Ốc Hoa Thịnh Đốn.


+++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


-Từ Tuyên bố chung Bắc Kinh đến Tuyên bố chung Hoa Thịnh Đốn 2017


- USS Decatur hành quân thắng lợi ở Hoàng Sa.


- USS Dewey hành quân áp sát đảo nhân tạo Vành Khăn.


- USS Curtis Wilbur áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn cách Lý Sơn 123 hải lý.


- USS Stethem hành quân nghi binh ở Tri Tôn lần 2.

18 Tháng Mười 2016(Xem: 14719)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 15894)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 13644)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13209)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12423)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12770)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13238)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t