Súng chống người nhái của Trung Quốc hiệu quả cỡ nào?

21 Tháng Năm 20178:26 CH(Xem: 13356)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  THỨ HAI 21  MAY 2017


Súng chống người nhái của Trung Quốc hiệu quả cỡ nào?


20/05/2017


TTO - Các tờ báo chuyên về vũ khí cho rằng sản phẩm súng chống người nhái của Bắc Kinh, một lần nữa, lại là hàng sao chép của nước khác.


image005

Hệ thống CS/AR-1 của Trung Quốc (trái) là một bản sao hoàn hảo của hệ thống DP-65 của Nga (phải) - Ảnh: IHS Jane's


Ngày 17-5, xuất hiện thông tin Trung Quốc đưa súng chống người nhái trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Loại vũ khí này hoạt động ra sao và Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa nó tới Trường Sa?


Sản phẩm sao chép từ Nga


Theo Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc, loại súng chống người nhái nói trên được xác định là CS/AR-1 do Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc (Norinco) của Trung Quốc sản xuất. Nó được trình làng lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không Chu Hải (Trung Quốc) năm 2014.


Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc khi đó đã lên tiếng dọa dẫm, nhấn mạnh CS/AR-1 sẽ là thứ vũ khí làm khiếp sợ những nước có ý đồ gây rắc rối với Bắc Kinh trên Biển Đông.


Theo nhà sản xuất Norinco, CS/AR-1 có thể được lắp đặt trên hầu hết các tàu chiến của hải quân Trung Quốc. Một hệ thống CS/AR-1 hoàn chỉnh gồm 10 ống phóng và thiết bị điều khiển.


DP-65 của Nga thực hành bắn tiêu diệt mục tiêu trên biển - Nguồn: Youtube


Trang web của Norinco cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Trung không có dòng nào nhắc đến hay mô tả chi tiết tính năng kỹ chiến thuật của CS/AR-1.


Nhưng theo thông tin được nhà sản xuất cung cấp tại triển lãm năm 2014, hệ thống CS/AR-1 có khả năng xoay vòng 360 độ, góc bắn từ -30 đến 70 độ. 


Hệ thống này được thiết kế theo dạng mô-đun, tức là có thể tháo lắp và thay thế từng thành phần riêng biệt trong trường hợp cần di tản hoặc bảo trì, sửa chữa.


Phía Norinco quảng cáo toàn bộ hệ thống CS/AR-1 được điều khiển thông qua bảng điều khiển kỹ thuật số nhằm tăng tính chính xác và tốc độ phản ứng. Không rõ hệ thống này có được tích hợp trang bị cảm biến hay hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) hay không.


CS/AR-1 có thể bắn được loại đạn mang đầu nổ mạnh (HE) cỡ 55 ly, tầm bắn tối đa khoảng 500m. Loại đầu đạn này khi được bắn xuống nước có thể tạo ra một vụ nổ, có thể làm bị thương thậm chí giết chết người nhái nằm trong bán kính nổ của nó.


Nhà sản xuất từ chối cho biết quá trình phát triển CS/AR-1, chỉ nói nó đã được thiết kế trong một vài năm gần đây. 


image006

Hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga chế tạo, nhìn từ phía sau. DP-65 chủ yếu được lắp trên các tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga


Tuy nhiên, dựa theo hình dáng bên ngoài và cơ chế hoạt động, CS/AR-1 là một bản sao “hoàn hảo” của hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga chế tạo.


DP-65A được phát triển và sản xuất bởi nhà máy V.A. Degtyarev của Nga kể từ năm 1991. Hệ thống này được triển khai trên tàu chiến và các công trình phòng thủ ven biển, chống lại sự xâm nhập của người nhái.


Điểm khác biệt duy nhất giữa DP-65 và CS/AR-1, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, có lẽ là góc xoay và loại đạn được sử dụng. Trung Quốc đã sao chép và cải tiến để CS/AR-1 có góc xoay rộng hơn so với phiên bản gốc.


Cũng theo IHS Jane’s, Trung Quốc đã mua các hệ thống DP-65A từ Nga và lắp đặt nó trên một số tàu chiến. Năm 2012, DP-65 được nhìn thấy trên một tàu chiến của Trung Quốc gần khu vực đá Chữ Thập của Việt Nam.


Chỉ hiệu quả ở vùng nước cạn


Hệ thống DP-65 trên tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok của Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga


Trao đổi với Tuổi Trẻ, một nhà nghiên cứu vũ khí nhận định bất kỳ loại vũ khí nào, dù hiện đại đến đâu cũng có điểm yếu và cách khắc chế. 


image007

Hệ thống DP-65 trên tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok của Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga


Cho đến bây giờ, vẫn chưa có bất kỳ chi tiết nào về hệ thống CS/AR-1 của Trung Quốc, nhưng có thể suy đoán dựa trên bản gốc của nó là DP-65.


Cần hiểu là góc bắn sẽ ảnh hưởng đến tầm xa của đạn. CS/AR-1 và DP-65 có góc bắn tương tự nhau (DP-65A: -38 đến 48 độ; CS/AR-1: -30 đến 70 độ) nên tầm bắn tối đa và tối thiểu sẽ khá tương đương nhau.


Với giới hạn góc bắn như vậy, phiên bản gốc DP-65 có tầm bắn từ 50 - 500m, nên có thể suy đoán giới hạn tầm bắn của bản sao chép CS/AR-1 cũng nằm trong phạm vi tương tự.


Điều đó cũng có nghĩa, nếu người nhái vượt qua an toàn khỏi tầm bắn tối thiếu của CS/AR-1 (tức dưới 50m), hệ thống này sẽ không phát huy tác dụng.


Tạp chí IHS Jane’s bình luận: hiệu quả tác chiến của CS/AR-1 vẫn còn là một dấu chấm hỏi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu và điều kiện mặt nước. 


CS/AR-1 sẽ chỉ hữu dụng tại các vùng nước nông, nơi môi trường hoạt động của người nhái bị hạn chế đáng kể và đầu đạn HE có thể phát huy tối đa sức công phá.


Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá khách quan, bởi cho đến bây giờ vẫn chưa biết chính xác Trung Quốc sử dụng đầu đạn HE loại gì cho CS/AR-1. Điều này là quan trọng, bởi loại đạn được sử dụng sẽ quyết định độ sâu và phạm vi sát thương.


Lấy DP-65 của Nga làm ví dụ. Hệ thống này có thể bắn được các loại đạn RG-55M và RGS-55. Riêng đối với đạn RG-55M, nó có thể tiêu diệt người nhái lặn ở độ sâu 40m, bán kính sát thương 16m.


Hệ thống DP-65 của Nga sử dụng thiết bị định vị âm thanh dưới nước (sonar) ANAPA-ME để tự động phát hiện mục tiêu là các người nhái hay thiết bị phá hoại của kẻ thù. Loại sonar này sẽ chỉ đường cho hệ thống khai hỏa vào khu vực có mục tiêu. Không có thông tin về loại sonar được Trung Quốc sử dụng hay cách thức CS/AR-1 phát hiện mục tiêu.


DUY LINH


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

Trung Quốc đưa súng chống người nhái ra Trường Sa

17/05/2017


TTO - Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc loan tin Bắc Kinh đã triển khai hệ thống súng xoay vòng chống người nhái ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


 

image008

Dàn súng rốc-két chống người nhái CS/AR-1 được Trung Quốc triển khai trái phép ở Trường Sa - Ảnh: IHS Jane's


Hãng tin Reuters dẫn lại bài viết của tờ này cho biết dàn súng rốc-két được triển khai trái phép ở đá Chữ Thập là loại Norinco CS/AR-1 55 ly do Trung Quốc tự phát triển. Đây là diễn biến mới nhất liên quan tới các động thái quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.


Tờ báo của Trung Quốc không nói rõ loại vũ khí này đã được đưa trái phép tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam khi nào nhưng nói rõ đây là một phần trong nỗ lực chống lại lực lượng đặc công của Việt Nam kể từ tháng 5-2014.


Lâu nay, chính quyền Bắc Kinh nhiều lần ngụy biện cho hành động quân sự hóa của mình ở các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng vỏ bọc "phục vụ cho dân sự".


Thế nhưng, các hình ảnh vệ tinh của nước ngoài đã được giới chuyên gia phân tích cho thấy những điều ngược lại. Trung Quốc cho xây dựng các nhà chứa máy bay cùng nhiều công trình phòng thủ, radar kiên cố, âm mưu biến các thực thể nhân tạo trái phép của họ thành tiền đồn quân sự.


Theo Tạp chí về quân sự IHS Jane's, dàn súng rốc-két Norinco CS/AR-1 55 ly lần đầu được giới thiệu tại Triển lãm hàng không Châu Hải của Trung Quốc năm 2014. Hệ thống súng xoay nòng này do Tập đoàn công nghiệp phương bắc (Norinco) của Trung Quốc sản xuất.


Các thông số kỹ thuật chi tiết của CS/AR-1 không được tiết lộ. Theo quan sát của IHS Jane's, hệ thống này có bề ngang khoảng 1m, cao 1,6m; bao gồm 10 ống phóng có khả năng xoay 360 độ và bắn được đạn cỡ 55 ly. Tầm bắn tối đa khoảng 500m với đầu đạn nổ mạnh (HE). 


Trong quân đội Trung Quốc, hệ thống CS/AR-1 chủ yếu phục vụ trong lực lượng hải quân. BẢO DU
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11344)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 12061)
Ông David Đào bị gãy mũi, mất 2 răng cửa và choáng.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 24342)
- Chà đạp 5 tình ca Bolero cũ mà đòi đi "hòa giải" dân tộc! - Nguyên Tt Dũng "mê" ca khúc Thành phố buồn của Lam Phương.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13504)
- Trump: Sau 59 quả Tomahawk nã vào Syrie, USS Carl Vinson tiến vào bán đảo Bắc Hàn
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13069)
Hải đồ Văn Hóa Map mô tả đường đi của USS Carl Vinson từ Sigapore băng qua biển Đông tiến vào bán đảo Bắc Hàn.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12947)
Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 6.4 (giờ Mỹ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida và gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã ra tận cửa đón tiếp ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viện bước xuống từ chiếc limousine màu đen. Hai lãnh đạo cấp cao bắt tay nhau với những cử chỉ rất hòa nhã, thân thiện.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12204)
« Mar-a-Lago » tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « Biển Hồ », hoặc « Biển trở nên hồ ». Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình có thể chú ý đến cái tên của dinh cơ ông Trump ở Palm Beach, nơi họ đang gặp gỡ để thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12335)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 14365)
Tổng thống Mỹ Donald Trump chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Florida cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12450)
Ngày 6/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Ma - a La-gô) của ông ở Florida ...
04 Tháng Tư 2017(Xem: 13100)
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, khi đến nơi, hai khu trục hạm USS Sterett và USS Dewey có thể phối hợp hoạt động với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thuộc Hạm Đội 3, vốn đã được được điều đến hoạt động trong vùng từ tháng Hai vừa qua.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 12741)
Ngày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
02 Tháng Tư 2017(Xem: 13232)
gày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. -- Hình ảnh người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam tháng 3-1973. - Diễn văn của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội Hoa Kỳ
02 Tháng Tư 2017(Xem: 12126)
- "Nhất thể hóa", Tổng bí thư kiêm luôn thủ tướng?
28 Tháng Ba 2017(Xem: 12557)
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.