Chiến hạm Nhật, Tân Tây Lan, Pháp, lũ lượt đến Đà Nẵng, Cam Ranh, Sàigon/Mỹ tuần tra biển Đông

16 Tháng Tư 20176:03 CH(Xem: 12119)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  17  APRIL  2017


Chiến hạm Nhật, Tân Tây Lan, Pháp, lũ lượt đến Đà Nẵng, Cam Ranh, Sàigon/Mỹ tuần tra biển Đông


VĂN HÓA  (tổng hợp)


Chiến hạm hiện đại Nhật Bản thăm Cảng Cam Ranh


Dân trí - Sáng 12/4, tàu hộ vệ Fuyuzuki của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), trong chuyến thăm kéo dài đến ngày 15/4.


image003

Thủy thủ đoàn tàu hộ vệ Fuyuzuki của Nhật Bản thăm Cam Ranh, sáng 12/4 - Ảnh: Sở Ngoại vụ Khánh Hòa


Tàu hộ vệ Fuyuzuki thăm Cam Ranh trong bối cảnh quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng không ngừng được củng cố và tăng cường. Trong thời gian lưu lại Cam Ranh, các sĩ quan của tàu dự kiến sẽ có các hoạt động giao lưu thể dục - thể thao với Hải quân Việt Nam; chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cũng như lãnh đạo Vùng 4 Hải quân.


Fuyuzuki thuộc lớp tàu khu trục Akizuki, với lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài khoảng 150m. Lớp tàu khu trục Akizuki được xem là biến thể hiện đại hóa của lớp tàu Takanai, làm nhiệm vụ “lá chắn” mối đe dọa trên không, trên biển cho các tàu khu trục cỡ lớn Kongo, Hyuga, Izumo.


Fuyuzuki có thể đảm nhiệm vai trò tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước, dưới mặt nước và trên không.


Trước đó, vào giữa tháng 4 năm ngoái, 2 tàu huấn luyện của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản, gồm: tàu JS ARIAKE và tàu JS SETOGIRI cùng thủy thủ đoàn 500 người, do Đại tá Morishita Haruhiko, Chỉ huy trưởng biên đội tàu hộ vệ số 15 làm trưởng đoàn, cũng đã có chuyến thăm hữu nghị đến cảng quốc tế Cam Ranh.


image004

Khí tài hiện đại trên tàu hộ vệ Fuyuzuki của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản - Ảnh: Sở Ngoại vụ Khánh Hòa


Cảng Quốc tế Cam Ranh là một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu, được đưa vào hoạt động vào tháng 3/2016. Cảng nằm trong vịnh kín gió, độ sâu trên 20m, ít chịu ảnh hưởng giông bão, địa chất tốt phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn, bao gồm cả tàu sân bay 110.000 DWT (dead weight tonnage), tàu khách có dung tích 100.000 GRT (gross tonnage)… (theo Viết Hảo)


Chiến hạm HMNZS Te Kaha Hải quân Hoàng gia New Zealand tại cảng Tiên Sa


Dân trí - Chiều 12/4, tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand mang tên HMNZS Te Kaha cùng 178 nhân sự do Trung tá Stephen Lenik chỉ huy đã chính thức cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên đến Đà Nẵng.


Lễ đón tàu được tổ chức trọng thể ngay tại cảng Tiên Sa. Tham dự lễ đón tàu có đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân; Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng; Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 5; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố; Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng. Đáp lại thủy thủ đoàn HMNZS Te Kaha đã biểu diễn các bài hát múa truyền thống của Tân T6ay Lan (New Zealand).


image005

Lễ đón tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand - HMNZS Te Kaha được tổ chức trọng thể tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng chiều 12/4/17


image006

Chiến hạm HMNZS Te Kaha Hải quân Hoàng gia New Zealand lần đầu đến thăm Đà Nẵng 12/4/17


image007

Thủy thủ đoàn biểu diễn các bài hát múa truyền thống New Zealand ở cảng Tiên Sa.


Chuyến thăm Việt Nam của tàu HMNZS Te Kaha dự kiến kéo dài 4 ngày nằm trong lịch trình chuyến công du Châu Á dài ngày của tàu,tiếp nối chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thiếu tướng Peter Kelly - Tư lệnh lục quân New Zealand vừa qua.


Phát biểu trước chuyến thăm của tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand - HMNZS Te Kaha, bà Wendy Mathews - Đại sứ New Zealand tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi rất phấn khởi được chào đón tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand - HMNZS Te Kaha tới Đà Nẵng. Chuyến thăm là biểu tượng của mối quan hệ về mặt quốc phòng ngày càng mạnh mẽ, chia sẻ các cam kết về hợp tác an ninh, cũng như lớn hơn nữa là mối quan hệ song phương sâu sắc giữa hai nước. Tôi rất hài lòng được biết rằng chuyến thăm của tàu HMNZS Te Kaha sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa chúng tôi với thành phố Đà Nẵng năng động, trong bối cảnh Đà Nẵng sẽ là trung tâm sự chú ý của thế giới với Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại đây”. (theo Khánh Hiền)


Hai chiến hạm hiện đại của Pháp thăm Việt Nam


image008Chiến hạm Mistral (L9013) của Pháp. wikimedia


Chiến hạm Mistral hiện đại nhất của Pháp cùng với hộ tống hạm Courbet hôm nay 15/04/2017 đến Saigon và lưu lại một tuần lễ tại Việt Nam, trong chương trình hợp tác quốc phòng Việt-Pháp.


Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Pháp, tàu đổ bộ Mistral (L9013) và tàu hộ tống Courbet thực hiện chiến dịch hợp tác quân sự « Jeanne d’Arc 2017 ». Hai chiến hạm hiện đại này được triển khai bốn tháng tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ghé thăm các hải cảng ở Việt Nam, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, với một toán quân Anh biệt phái. Thông cáo nhấn mạnh, hoạt động này phản ánh sự cam kết của Pháp về trật tự quốc tế dựa trên cơ sở luật pháp, xúc tiến đối thoại.


Báo chí Việt Nam cho biết, Hải quân hai nước Việt Nam và Pháp sẽ giao lưu và tiến hành tập luyện chung. Chỉ huy đoàn tàu cũng đến chào ban lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân và bộ Tư lệnh thành phố.


Bên cạnh đó, Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam và bệnh viện 175 sẽ lên thăm bệnh viện dã chiến của Hải quân Pháp trên hai chiến hạm này, để chuẩn bị cho lực lượng quân y tham gia các hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong thời gian tới.


Chuyến thăm của đoàn tàu Hải quân Pháp nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp. Năm ngoái, chiến hạm chở trực thăng Tonnerre (L9014) cũng thuộc lớp Mistral cũng đã ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam từ ngày 02-06/05/2016.


Trước đó Reuters ngày 17/03/2017 đưa tin, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trước Trung Quốc, Pháp sẽ điều chiến hạm Mistral dẫn đầu các cuộc tập trận trên bộ và trên biển ở đảo Tinian, tây Thái Bình Dương. Cuộc tập trận có sự tham dự của quân đội Nhật, Hoa Kỳ, và Anh. Mistral là tàu đổ bộ có trọng tải lớn nhất của Pháp, chỉ sau hàng không mẫu hạm Charles De Gaulle./ (theoThụy My 15-04-2017)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Cận cảnh chiến hạm Hải quân New Zealand ở Đà Nẵng


12/04/2017


Chiến hạm HMZNS Te Kaha, hô hiệu F77 là một trong những tàu khu trục lớp Anzac được trang bị khí tài quân sự đầy uy lực của Hải quân New Zealand.


image009Chiến hạm HMZNS Te Kaha, hô hiệu F77 của Hải quân New Zealand tại Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)


Chiến hạm HMZNS Te Kaha, hô hiệu F77 có chiều dài 118m; chiều rộng 14,8m; mớn nước 6,2 m; lượng giãn nước 3.600 tấn; biên chế 178 người gồm 25 sĩ quan, 153 thủy thủ và được ra mắt vào năm 1995.


HMZNS Te Kaha được trang bị một động cơ tuốc bin khí LM 2500, 2 động cơ diesel MTU 12V1163 TB83, tổng công suất 39.000 mã lực cho phép tàu đạt tốc độ 27 hải lý/h, tầm hoạt động 6.000 hải lý (tương đương 11.000km).


image010 Chiến hạm HMZNS Te Kaha, hô hiệu F77 có chiều dài 118m; chiều rộng 14,8m.


Khu trục hạm HMZNS Te Kaha sở hữu hệ thống thiết bị điện tử quân sự tối tân như sonars: Thomson Sintra Spherion B Mod 5; Hệ thống tìm kiếm mục tiêu và tấn công tự động định dạng mảng; hệ thống radar Raytheon AN / SPS-49 (V) 8 ANZ (C / D-band); Radar tìm kiếm bề mặt: CelsiusTech 9LV 453 TIR (Ericsson Tx / Rx) (băng tần G); cùng hệ thống bản đồ điện tử Atlas Elektronik 9600 ARPA (I-band) phục vụ tác chiến điện tử và đánh chặn ESM: Thales Centaur ESM, Telefunken PST-1720 Telegon 10,…

Chiến hạm còn được trang bị hệ thống khí tài tối tân gồm: 1 pháo hạm 127mm Mk 45 Mod 2; pháo Phalanx CIWS 6 nòng cỡ 20 mm; súng máy 12,7mm đặt bên mạn hạm. Đặc biệt, chiến hạm được tang bị hệ thống tên lửa đối không và đối hạm Mk 41 Mod 5 VLS; AGM-119 Mk 2 Mod 7 Penguin Missile; ống phóng ngư lôi 324 mm Mk 32 Mod,…


image011Sân đỗ máy bay trực thăng phía đuôi có thể đáp ứng cho hoạt động của trực thăng cơ động Kaman SH-2G


Cùng hệ thống sân đỗ máy bay trực thăng phía đuôi hạm đáp ứng cho hoạt động của trực thăng cơ động Kaman SH-2G giúp chiến hạm mở rộng tầm hoạt động trên biển.


Một số hình ảnh về chiến hạm HMZNS Te Kaha của Hải quân New Zealand tại Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng):


image009Chiều 12/4, tàu cập cảng Tiên Sa sau hoạt động diễn tập chung trên biển với Hải quân Việt Nam


image012Sỹ quan, chỉ huy tàu và tùy viên quân sự xuống tàu, chính thức bắt đầu chuyến thăm Đà Nẵng


image013Lễ đón được thực hiện ngay tại chân cầu cảng Tiên Sa

image014Thủy thủ đoàn đón tiếp quan khách bằng những giai điệu mang đậm chất thổ dân New Zealand


image015Tàu được trang bị khí tài quân sự hiện đại và đầy uy lực cùng pháo hạm 127mm phía mũi hạm

image016Tàu sở hữu hệ thống thiết bị điện tử quân sự tối tân


image017Thiết bị điện tử dẫn đường

image018Pháo hạm pháo Phalanx CIWS 6 nòng cỡ 20 mm phía đuôi tàu


image010Hệ thống radar tự động tìm mục tiêu


image011

Hanggar máy bay và sân đỗ máy bay trực thăng phía đuôi hạm đáp ứng cho hoạt động của trực thăng cơ động Kaman SH-2G giúp chiến hạm mở rộng tầm hoạt động trên biển. (Hồ Xuân Mai/Viettimes)


Hai chiến hạm Nhật Bản đến Cam Ranh

12/04/2016


image020

Lần đầu tiên hai chiến hạm tối tân thuộc Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cùng 500 thủy thủ đoàn cập cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) thăm hữu nghị bốn ngày tại Việt Nam.

Sáng 12/4, đại tá Morishita Haruhiko, Chỉ huy trưởng Biên đội tàu hộ vệ số 15, làm trưởng đoàn cùng 500 thủy thủ đi trên hai tàu huấn luyện Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) cập cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa).


Đó là tàu hộ tống JS Ariake và JS Setogiri thuộc MSDF thăm hữu nghị bốn ngày tại Việt Nam. Đây là chuyến thăm thứ hai của tàu hải quân nước ngoài (sau tàu RSS Endurance của Hải quân Singapore) tới cảng quốc tế Cam Ranh, sau khi cảng này được khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 8/3/2016.


image019

Hai tàu huấn luyện của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản cập Cảng quốc tế Cam Ranh thăm hữu nghị Việt Nam. Ảnh: Đ.Q.


Theo kế hoạch, nhân chuyến thăm hữu nghị lần này, nhóm chỉ huy tàu thuộc MSDF sẽ đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân.


Phía Nhật Bản mời đại diện phía Việt Nam lên thăm tàu và phối hợp cùng Vùng 4 Hải quân tổ chức giao lưu thể thao giữa chiến sĩ, thủy thủ hai nước. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi tham gia một số hoạt động của đoàn.


Chuyến thăm của hai tàu MSDF diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản nói riêng có những bước phát triển mới trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.


image020

Khí tài quân sự hiện đại trên hai tàu huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản ở Cảng quốc tế Cam Ranh. Ảnh: Đ.Q.


Trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 9/2015 và chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen tháng 11/2015, lãnh đạo hai bên đã nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng song phương.


Chuyến thăm lần này của hai tàu Nhật Bản là một trong những hoạt động cụ thể triển khai các nội dung thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước thời gian qua, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước nói chung và lực lượng hải quân nói riêng ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.


Nhân chuyến thăm Việt Nam của tàu JS Ariake và tàu JS Setogiri, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen đã gửi thư tới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, Hải quân Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa.


Bức thư này được Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi đọc tại lễ đón hai tàu, ở Cảng quốc tế Cam Ranh.


image021

Lực lượng Hải quân, Bộ đội Biên phòng Việt Nam giao lưu với Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản ở Cảng quốc tế Cam Ranh. Ảnh: Đ.Q.


Trong thư, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen ghi rõ, cảng quốc tế Cam Ranh mới được đưa vào hoạt động trên vịnh Cam Ranh là cảng thiên nhiên tốt nhất trong khu vực, có vị trí quan trọng và thuận lợi.


Theo ông Nakatani Gen, cảng Cam Ranh sẽ mang lại lợi ích to lớn khi trở thành cơ sở cung cấp các dịch vụ hậu cần ổn định cho tàu quân sự và dân sự các nước tham gia thực hiện nhiều hoạt động hợp tác quốc tế.


Cảng quốc tế Cam Ranh sẽ có những đóng góp to lớn cho hòa bình và ổn định của Biển Đông nói riêng cũng như khu vực và thế giới nói chung.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam quyết định sáng suốt xây dựng cảng quốc tế tại Vịnh Cam Ranh và đưa Cảng quốc tế vào hoạt động.


Ông tin tưởng các chuyến thăm sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa nhân dân và quân đội hai nước nói chung và lực lượng hải quân nói riêng.


Hai chiến hạm khu trục tối tân nhất


Tàu Setogiri (DD-156) là chiến hạm thuộc lớp Asagiri, có chiều dài 137m, rộng 14,6m, lượng giãn nước toàn tải 4.200 tấn với thủy thủ đoàn gồm 250 người.


Tàu có nhiệm vụ tác chiến mặt nước và chống ngầm với hỏa lực mạnh, gồm 2 hệ thống phóng tên lửa Harpoon SSM với tổng cộng tám tên lửa đối hải Harpoon RGM-84C.


Các hệ thống ống phóng Mk29 Sea Sparrow trên tàu còn có thể bắn đi 18 tên lửa hải đối không tầm ngắn Sea Sparrow. Ngoài ra, còn có một đại bác Otobreda 76mm, với tầm bắn 30.000m, có thể bắn 120 viên đạn/phút, 2 hệ thống hỏa lực cận chiến Mk15 Phalanx 20mm.


Như vậy, tàu có khả năng phòng thủ điểm trước các tên lửa đối hạm cũng như máy bay tầm thấp… Tàu có thể chứa tối đa 2 trực thăng chống ngầm SH-60J(K).


Chiến hạm thứ hai DD-109 lớp Murasame 5.200 là một khu trục hạm tên lửa dẫn đường, mang trên mình hệ thống radar hiện đại, các tên lửa phòng không cùng hệ thống ống phóng thẳng đứng.


Tàu sở hữu những hệ thống điện tử rất mạnh mẽ, giúp tự động hóa nhiều thiết bị và máy móc, giảm nhiều công việc cho thủy thủ đoàn.


DD-109 có hệ thống ống phóng thẳng đứng MK 48 VLS, có thể sử dụng cho các loại tên lửa hải đối không Sea Sparrow và Evolved Sea Sparrow.


Trong khi đó hệ thống Mk41 VLS được lắp đặt ở dưới khoang có thể bắn các tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC…. DD-109 có tầm hoạt động hơn 8.300km, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, và được trang bị một trực thăng SH-60J ASW chuyên tuần tra chống ngầm./( Minh Hoàng)


2 chiến hạm tàng hình Pháp ghé cảng Saigon


15/04/2017


Ngày 15/4, hai tàu chiến Pháp Mistral và Courbet chính thức thăm Việt Nam và ghé cảng Saigon.


(An Ninh Quốc Phòng) - Ngày 15-4, tàu đổ bộ và chỉ huy Mistral cùng tàu chiến lớp La Fayette Courbet của Hải quân Pháp đã tới Việt Nam trong chiến dịch Jeanne d’Arc, một chương trình thường niên đào tạo tác chiến cho các sĩ quan, học viên của hải quân các nước.


image022

Hạm trưởng tàu Mistral, Thượng tá Stanislas de Chargeres. Ảnh: Hoàng Triều


Phát biểu trước báo giới tại cảng Sàigon, Hạm trưởng Mistral, Thượng tá Stanislas de Chargeres, nhấn mạnh nhóm tàu trong chiến dịch kéo dài 5 tháng lần này đều thuộc loại tàu triển khai trong các khu vực mang tính chiến lược đối với các lợi ích của Pháp. Ông khẳng định: “Vì vậy mà chúng tôi có mặt ở khu vực biển Thái Bình Dương này, đặc biệt là khu vực biển Đông ”.


Trong khi đó, ngay tại khu vực điều khiển của chiến hạm Courbet, Hạm trưởng Trung tá Xavier Bagot, xác nhận với báo giới rằng đây là một trong những chiến hạm tàng hình đầu tiên của Hải quân Pháp. Cũng như Mistral, trên tàu Courbet có đầy đủ trang thiết bị khí tài, hỗ trợ đào tạo tác chiến thực tế cho các sĩ quan, học viên trong tất cả các lĩnh vực chuyên ngành, trong đó đặc biệt có 13 học viên nước ngoài. Ngoài ra, trên nhóm tàu còn có sự hiện diện của 2 trực thăng và một biệt đội đến từ Hải quân Hoàng gia Anh.


image023

Hạm trưởng tàu Mistral – Thượng tá Stanislas de Chargeres và Hạm trưởng tàu Courbet – Trung tá Xavier Bagot, trả lời báo giới ngay tại phòng điều khiển Courbet. Ảnh: Hoàng Triều


image024

Các học viên tham gia chiến dịch Jeanne d’Arc. Ảnh: Hoàng Triều


image025

Chiến hạm lớp La Fayette Courbet neo đậu tại Cảng Sài Gòn. Ảnh: Hoàng Triều


image026

Cũng như Mistral, trên tàu Courbet có đầy đủ trang thiết bị khí tài, hỗ trợ đào tạo tác chiến thực tế cho các sĩ quan, học viên trong tất cả các lĩnh vực chuyên ngành. Ảnh: Hoàng Triều


image027

Nữ học viên hải quân Pháp của tàu Courbet. Ảnh: Hoàng Triều


Đến Việt Nam lần này, theo ông Stanislas de Chargeres, qua những cuộc diễn tập chung và các chuyến thăm của các chiến hạm này, hải quân Pháp đảm bảo sứ mệnh về bảo vệ, hiện diện và hợp tác quốc tế song song với việc thực thi tự do hàng hải./(Theo Người Đưa Tin)


Hải Quân Mỹ xác nhận đã cho một khu trục hạm tuần tra Biển Đông


image028Chiến hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) làm nhiệm vụ tuần tra tại Biển ĐôngẢnh : Wikipedia


Vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang sôi động, Hải Quân Mỹ ngày 14/04/2017 xác nhận là một tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường của họ đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.


Đó là khu trục hạm lớp Arleigh-Burke USS Stethem (DDG 63), đặt căn cứ tại cảng Yokosuka ở Nhật Bản, đã bắt đầu triển khai hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương từ đầu năm.


Ngoài nhiệm vụ tuần tra Biển Đông, chiến hạm này từng được cử đến vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên phối hợp với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Carl Vinson và Hải Quân Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung Đại Bàng Non/Foal Eagle 2017.


Trong một bản thông báo, Hải Quân Mỹ còn xác nhận rằng khi hoạt động trên Biển Đông, chiếc USS Stethem thường xuyên liên lạc với các phương tiện hải quân Trung Quốc, và đã áp dụng Bộ Quy Tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) nhằm « đảm bảo an toàn cho hai bên ».


Khu trục hạm Stethem, dưới quyền điều động của Hạm Đội 7, sắp tới đây sẽ được thêm hỗ trợ từ hai chiến hạm USS Dewey and USS Sterett thuộc Hạm Đội 3, cũng đang trên đường đến vùng Biển Đông.


Khởi hành từ bản doanh Hạm Đội 3 ở San Diego (California, Hoa Kỳ) vào cuối tháng Ba, hai khu trục hạm cũng thuộc lớp có trang bị tên lửa dẫn đường đã ghé cảng Hawaii hôm 12/04, trên đường sang Tây Thái Bình Dương.


Khu trục hạm USS Stethem tuần tra vùng Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy tiến trình quân sự hóa các đảo đá mà họ chiếm giữ./( Trọng Nghĩa 15-04-2017)
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16661)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18607)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16536)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16107)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14735)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21480)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17169)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15562)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15409)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 13961)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15289)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13704)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14084)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15271)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16124)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17835)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17644)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18149)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)