Trump: Sau 59 quả Tomahawk nã vào Syrie, USS Carl Vinson tiến vào bán đảo Bắc Hàn

09 Tháng Tư 20176:40 CH(Xem: 12877)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  10  APRIL  2017


Trump: Sau 59 quả Tomahawk nã vào Syrie, USS Carl Vinson tiến vào bán đảo Bắc  Hàn


image002

Hải đồ Văn Hóa Map mô tả đường đi của USS Carl Vinson từ Sigapore băng qua biển Đông tiến vào bán đảo Bắc Hàn.


USS Carl Vinson sẽ băng ngang biển Đông tiến về bán đảo Bắc Hàn


Tàu chiến Mỹ triển khai về phía bán đảo Triều Tiên


image003Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Nhóm tàu chiến Carl Vinson đang tiến về phía bán đảo Triều Tiên


Quân đội Mỹ vừa hạ lệnh đưa một nhóm các tàu chiến di chuyển về phía bản đảo Triều Tiên vào khi đang có những quan ngại ngày càng gia tăng về chương trình vũ khí của Bắc Hàn.


Toán tàu chiến Carl Vinson Strike Group gồm một hàng không mẫu hạm và các tàu khu trục, tuần dương khác.


Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nói việc điều động về phía vùng biển Tây Thái Bình Dương này là một biện pháp khôn ngoan để duy trì tính sẵn sàng chiến đấu tại vùng này.


Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump, cho biết Hoa Kỳ đã sẵn sàng hành động đơn phương nhằm giải quyết đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn.


"Bắc Hàn tiếp tục là mối đe dọa số một tại vùng do chương trình thử nghiệm hỏa tiễn vô trách nhiệm, liều lĩnh và bất ổn của họ và do việc theo đuổi khả năng có vũ khí hạt nhân của nước này," phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, ông Dave Benham, nói.


Những gì đang được triển khai?


image004

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Hàng không mẫu hạm Carl Vinson (giữa) được các tàu chiến khác đi kèm


Các tàu chiến đang được triển khai bao gồm Hàng không mẫu hạm loại Nimitz, chiếc USS Carl Vinson, cùng hai khu trục có hỏa tiễn dẫn đường và một tuần dương có hỏa tiễn dẫn đường.


Cùng với sức mạnh tấn công hàng loạt, nhóm tàu chiến do Đô đốc hải quân Nora Tyson dẫn đầu còn có khả năng phá hủy các hỏa tiễn đạn đạo đã được phóng ra.


Nhóm tàu chiến này đáng lẽ sẽ tới cặp bến tại Úc nhưng thay vào đó được điều động từ Singapore tới tây Thái Bình Dương nơi họ mới đây vừa tiến hành tập trận với Hải quân Nam Hàn./ (theo BBC 09/4/17)


Mỹ điều tàu chiến tới gần bán đảo Triều Tiên


image005Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tới cảng Busan, ngày 15/03/2017, để tham gia cuộc tập trận với quân đội Hàn QuốcREUTERS


Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ và đoàn tàu hộ tống hôm qua, 08/04/2017, đã lên đường tiến về phía bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh Hoa Kỳ lo ngại về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gia tăng.


AFP cho biết thay vì tới Úc theo lịch trình ban đầu, tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ và đoàn tàu hộ tống, xuất phát từ Singapore tiến về tây Thái Bình Dương, gần bán đảo Triều Tiên.


Chỉ huy Dave Benham - phát ngôn viên của bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ cho biết, mối đe dọa số một trong khu vực chính là Bắc Triều Tiên. Ông Dave Benham đánh giá chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng là vô trách nhiệm, thiếu thận trọng và gây mất ổn định. Còn một quan chức chính phủ Hoa Kỳ phát biểu : "Chúng tôi cảm thấy sự hiện diện gia tăng của Mỹ là cần thiết".


Như vậy là chưa đầy 48h sau khi phóng gần 60 tên lửa hành trình phá hủy một căn cứ không quân của Syria để trừng phạt chế độ của tổng thống Bachar al-Assad về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, Hoa Kỳ đã quyết định phô diễn sức mạnh trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên.


Trong bối cảnh Bình Nhưỡng đạt được nhiều tiến bộ trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hôm nay, nói rằng ông và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã trao đổi thẳng thắn và nhất trí về tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ về các vấn đề Bắc Triều Tiên.


Tờ The JapanTims News cho biết, hai nhà lãnh đạo hoàn toàn đồng ý là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc phải đoàn kết trong hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên.


Hôm qua, các quan chức Nhật Bản cũng cho biết là Tokyo đang chờ đợi phản ứng của Bắc Kinh về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc kết thúc./ (theoThùy Dương 09-04-2017)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN:


59 quả Tomahawk nổ như "sâm banh quốc yến" ở Mar-a-Lago


image006


Chưa đầy 24 giờ trên đất Mỹ 3 lần Tập bị “nắn gân”

Thứ sáu, 07/04/2017, 21:00 (GMT+7)


image007

image008
Ảnh: Reuters/VCG

(Quốc tế) - “Chúng tôi (vừa mới) thảo luận rất lâu nhưng hiện nay tôi vẫn chưa nhận được gì”, Tổng thống Trump hóm hỉnh nói về nội dung cuộc hội đàm với ông Tập trước bữa tối.


 “48 giờ cân nhắc”


Đêm 6/4 (giờ bờ Đông Mỹ), giữa lúc Tổng thống Donald Trump tổ chức dạ tiệc chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Bình tại tư dinh ở Florida thì các tàu chiến Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân của chính phủ Syria.


Dạ tiệc kết thúc, Tổng thống Trump đã không rời đi ngay mà mở cuộc họp báo đặc biệt, đưa ra lý do giải thích vụ tấn công tên lửa vào Syria.


Đa chiều (Mỹ) nhận định, vốn là một đội ngũ khéo léo trong các quan hệ công chúng, chính quyền Tổng thống Trump chắc chắn đã suy xét kỹ lưỡng việc lựa chọn thời điểm tấn công Syria.


Do đó, động thái ra lệnh khai hỏa tên lửa trong bối cảnh diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ cho thấy ông chủ Nhà Trắng muốn chứng minh cho các cử tri xem (khẳng định lời hứa khi tranh cử), cho Quốc hội thấy (cứng rắn đáp trả phe bảo thủ), đương nhiên cũng muốn gửi thông điệp tới thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.


Theo Đa chiều, “kế hoạch” tấn công Syria của Mỹ thực tế đã được hé lộ từ thông báo của Hội đồng an ninh quốc gia cũng như bài trả lời phỏng vấn tờ Financial Times và The New York Times trước đó của Tổng thống Trump.


Trước “24 giờ ở Mỹ của ông Tập”, Hội đồng an ninh quốc gia, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã có “48 giờ cân nhắc”, thông qua các cuộc thảo luận mới đưa ra quyết định cuối cùng – tấn công quân sự Syria,.


Phó Tổng thống Mike Pence đã ở lại Washington “trực ban” khi Tổng thống Trump đón tiếp người đồng cấp Trung Quốc tại Florida.


image009

Trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ, các tàu chiến Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tohamawk vào Syria. Ảnh: Reuters/VCG


3 lần “nắn gân”


Ngày 6/4 – thời điểm ông Tập đặt chân lên đất Mỹ, Tổng thống Trump đã chính thức hạ lệnh tấn công Syria nhằm chứng tỏ “thế mạnh” của Nhà Trắng trước nhà lãnh đạo Trung Quốc.


Truyền thông Mỹ như Washington Post đều cho rằng, động thái này của Trump là lời cảnh cáo việc Bắc Kinh đã “không làm gì” hoặc từ chối “không làm gì” trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên.


Tuy nhiên, theo Đa chiều, đây chỉ là một trong số những lần “nắn gân” phản ứng Bắc Kinh của đội ngũ Trump. Hai lần “nắn gân” khác đều liên quan trực tiếp đến cuộc gặp với ông Tập.


Theo đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tới sân bay tại Florida để đón Chủ tịch Tập Cận Bình. Trả lời phỏng vấn tại sân bay, ông Tillerson đã thể hiện quan điểm về Syria cũng như quan hệ Trung-Mỹ.


Trong bài phát biểu, Ngoại trưởng Mỹ không hề nhắc đến cụm từ “quan hệ giữa các nước lớn theo kiểu mới” nhưng lại nhấn mạnh một số tuyên bố sau:


Thứ nhất, mặc dù Trung-Mỹ đều thể hiện thiện ý nhưng Washington thực sự nhận thức được những thách thức đối với lợi ích quốc gia Mỹ do Bắc Kinh mang lại trong tương lai.


Thứ hai, về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ phát huy ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng, ngăn chặn quốc gia này phát triển vũ khí hạt nhân, đảm bảo ổn định, thịnh vượng cho khu vực Đông Bắc Á.


Thứ ba, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết đồng minh.


Thứ tư, hợp tác Trunng-Mỹ đều nên lấy kết quả làm định hướng, đều phải ưu tiên phúc lợi kinh tế của công nhân Mỹ, đảm bảo tính công bằng và lợi ích qua lại trong quan hệ kinh tế song phương.


So với những phát biểu công khai tại Bắc Kinh hồi tháng 3 vừa qua, tuyên bố này của Ngoại trưởng Mỹ được đánh giá là trực tiếp hơn, cũng được coi như là một sự “cảnh báo” của Washington trước cuộc gặp Trump-Tập sau đó.


Và lần “nắn gân” thực sự của Tổng thống Trump với Chủ tịch Trung Quốc lại thể hiện ở một câu nói của ông chủ Nhà Trắng ngay trước bữa tiệc.


Trước khi bắt đầu ăn tối, ông Trump đã đặc biệt giới thiệu về vợ chồng Chủ tịch Tập Cận Bình với các quan khách. Theo đó, Tổng thống Mỹ đã dùng cụm từ “incredibly talented” (tài hoa xuất chúng) và “great celebrity and singer” (nghệ sĩ nổi tiếng) để nói về bà Bành Lệ Viện.


Tiếp đó, ông còn nói: “Vô cùng vinh hạnh chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đến thăm nước Mỹ. Chúng tôi (vừa mới) thảo luận rất lâu nhưng hiện nay tôi vẫn chưa nhận được gì, thật sự chưa nhận được gì (tiếng cười trong khán phòng). Nhưng chúng ta có thể xây dựng tình hữu nghị. Trong thời gian dài, tôi tin rằng chúng ta sẽ có một quan hệ song phương tuyệt vời”.


Theo Đa chiều, dù xuất hiện trong không khí khá thoải mái, thân mật của buổi tiệc nhưng câu đùa “thảo luận rất lâu nhưng hiện nay chưa nhận được gì” dường như đã bày tỏ thâm ý của Tổng thống Trump.


“Tổng kết lại ba lần “nắn gân” thì câu nói đùa này kỳ thực là một áp lực tâm lý. Điều này cũng phản ánh thái độ vội vàng của Tổng thống Trump, phản ánh những trở ngại lớn của đối thoại Trung-Mỹ trong ngày thứ hai”, Đa chiều bình luận.


(Theo Soha News)

Trump ra lệnh bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào Syria và thông điệp cho Trung Quốc

Hồng Thủy


11:27 07/04/17


 (GDVN) - Theo AP, hành động của Trump ở Syria có thể mang thông điệp đến Trung Quốc rằng, tân chủ nhân Nhà Trắng không "ngán" các hành động quân sự đơn phương.


South China Morning Post, Hồng Kông ngày 7/4 đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi "tất cả các quốc gia văn minh" cùng với Mỹ tìm kiếm giải pháp kết thúc các cuộc tàn sát ở Syria, sau khi ông ra lệnh dội tên lửa hành trình vào Syria, ngay trước khi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida.


Đây là cuộc tấn công trực tiếp của Mỹ đầu tiên nhằm vào lực lượng quân chính phủ Syria, đồng thời là hoạt động quân sự ấn tượng nhất kể từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống.


Khoảng 60 quả tên lửa Tomahawk từ chiến hạm trên Địa Trung Hải đã được Mỹ dội thẳng vào căn cứ không quân Shayrat, miền Trung Syria, nơi các quan chức Mỹ nói rằng các máy bay quân sự Syria mang theo bom hóa học đã cất cánh.


Theo đài CNN, chính xác có 59 quả tên lửa Tomahawk đã được Mỹ phóng từ chiến hạm.


Lầu Năm Góc cho biết, dấu hiệu ban đầu cho thấy cuộc tấn công này đã làm hư hỏng nặng hoặc phá hủy các máy bay Syria cũng các công trình hạ tầng hỗ trợ tại căn cứ không quân Shayrat, làm giảm khả năng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.


Các nhà lập pháp Hòa Kỳ nhìn chung ủng hộ quyết định của ông Donald Trump trong vụ tấn công Syria vừa rồi, nhưng cảnh báo ông không được đơn phương bắt đầu một cuộc chiến tranh mà không tham khảo ý kiến Quốc hội. [4]


Cuộc tấn công diễn ra lúc 3 giờ 45 phút sáng thứ Sáu, giờ Syria. Phát biểu trên chuyên cơ Air Force One với báo giới khi lên đường tới Florida chủ trì cuộc đón tiếp ông Tập Cận Bình, ông Trump cho biết:


“Tôi nghĩ rằng những gì đã xảy ra ở Syria là một trong những hành động tội phạm thực sự nghiêm trọng không nên xảy ra và nó không được phép xảy ra”.


image010

Tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ phóng từ chiến hạm ngoài Địa Trung Hải vào Syria, ảnh: SCMP


Sự cố mà ông Trump nhắc đến là vụ tấn công vũ khí hóa học tại Syria hôm 4/4 khiến hơn 200 dân thường thương vong (theo Thời báo Hoàn Cầu [2]).


Sau vụ tấn công, ông nói với báo giới: Hoa Kỳ phải phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan và sử dụng vũ khí hóa học chết người, bởi việc chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học bị cấm là điều không thể chối cãi.


Hòa bình và hòa giải sẽ chiếm thế thượng phong chừng nào "Mỹ còn đại diện cho công lý", chủ nhân Nhà Trắng được AP dẫn lời cho biết. 


Điều đáng ngạc nhiên là, cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk vào căn cứ quân sự Syria của Mỹ đánh dấu một bước đảo ngược đáng chú ý trong chính sách của Donald Trump.


Bởi lẽ suốt chiến dịch tranh cử, ông là ứng viên phản đối mạnh mẽ nhất việc Mỹ bị lôi kéo vào cuộc chiến Syria, quốc gia bị tàn phá bởi xung đột và chiến tranh đã bước sang năm thứ 7 liên tiếp.


Nhưng Tổng thống Mỹ được cho là đã rất xúc động trước hình ảnh trẻ em Syria thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Ông gọi đó là "sự ô nhục cho nhân loại" đã vượt qua rất nhiều giới hạn đỏ.


Donald Trump đã không báo trước cuộc tấn công, mặc dù ông và các quan chức an ninh quốc gia khác đã liên tục cảnh báo chính phủ Syria suốt cả ngày thứ Năm 6/4.


image011

Tên lửa Mỹ tấn công Syria, ảnh: SCMP


Trong khi 3 năm rưỡi trước đó, người tiền nhiệm Barack Obama đã đe dọa ông Bashar al-Assad về một hành động quân sự sau vụ tấn công vũ khí hóa học giết chết hàng trăm người ở ngoại ô Damascus.


Chiến hạm Mỹ khi đó đã sẵn sàng ở Địa Trung Hải chỉ chờ lệnh Obama, nhưng khả năng tấn công đã bị đột ngột dừng lại bởi sự do dự của đồng minh Anh quốc lẫn Quốc hội Hoa Kỳ.


Đầu tuần này, thế giới sững sờ trước các đoạn video ghi lại cảnh chết chóc kinh hoàng trên các đường phố ở Syria, nơi thi thể trẻ em chất chồng lên nhau sau một vụ tấn công vũ khí hóa học.


Thông điệp cho Trung Quốc


Cuộc tấn công vào Syria xảy ra khi Tổng thống Mỹ đang tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ mát Mar - a - Lago ở Florida.


Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên dưới thời ông Donald Trump đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức an ninh, từ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đến Biển Đông.


Theo AP, hành động của Trump ở Syria có thể mang thông điệp đến Trung Quốc rằng, tân chủ nhân Nhà Trắng không "ngán" các hành động quân sự đơn phương, ngay cả khi các nước lớn như Trung Quốc ngáng đường.


Donald Trump đã chủ trương hợp tác chống khủng bố lớn hơn với Nga, nước hậu thuẫn vai trò của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.


image012

Vụ tấn công diễn ra khi Tổng thống Donald Trump đang tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, ảnh: SCMP.


Chỉ mới tuần trước, chính quyền ông Trump tỏ ra họ không còn quan tâm đến mục tiêu lật đổ Bashar al-Assad.


Hành động tấn công quân sự vào Syria bằng tên lửa của Mỹ có thể gửi thông điệp đến Trung Quốc khi Washington đang cố gắng thuyết phục Bắc Kinh ép Bình Nhưỡng từ bỏ theo đuổi vũ khí hạt nhân.


Tuy nhiên cuộc tấn công này cũng đang bị đặt ra những vấn đề về pháp lý. Khi Obama can thiệp vào Libya năm 2011, ông sử dụng sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và NATO.


Theo CNN, ông Donald Trump đã nhóm họp với các cố vấn an ninh quốc gia trước khi chủ trì tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình tối 6/4 tại Mar-a-Lago.


Ông ngồi ăn tối với vợ chồng ông Tập Cận Bình trong lúc tên lửa Tomahawk đang nã vào căn cứ Shayat.


Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có mặt tại Mar-a-Lago thời điểm tấn công, trong khi Phó Tổng thống Mike Pence đang ở Nhà Trắng. [4]


Bình luận từ truyền thông Trung Quốc


Xã luận Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc ngày 7/4 bình luận: 


"Quyết định tấn công quân sự chính phủ Syria của Donald Trump là nhằm tạo uy cho tân Tổng thống Mỹ. Ông Trump muốn chứng minh, cái gì Obama không dám làm thì ông ta dám.


Obama do dự không quyết, Donald Trump thì thái độ dứt khoát rõ ràng. Trump muốn chứng minh với thế giới, ông ta không phải Tổng thống doanh nhân, mà khi cần sẽ không ngại dùng sức mạnh quân sự Mỹ"...


..."Cuộc tấn công này cũng đánh dấu sự trở mặt của chính phủ Donald Trump với chính phủ Vladimir Putin, kết thúc tuần trăng mật giữa hai nhà lãnh đạo. Mâu thuẫn Mỹ - Nga lại được đẩy lên cao trào". [2]


Tân Hoa Xã ngày 7/4 bình luận nóng về sự kiện này:


Thứ nhất, Donald Trump nóng lòng muốn thể hiện hình tượng lãnh đạo cứng rắn với dư luận trong và ngoài nước Mỹ và xóa tan những tin đồn "thân Nga".


Thứ hai, Donald Trump muốn chứng tỏ lập trường cứng rắn của mình trong vấn đề Syria, tránh lặp lại "vết xe đổ của người tiền nhiệm Barack Obama".


Thứ ba, Donald Trump muốn chứng minh Mỹ không hề bị gạt ra bên lề trong vấn đề Syria, đặc biệt là sau các cuộc tấn công của Nga vào "lực lượng khủng bố" tại quốc gia này.


Tân Hoa Xã dự đoán, sau khi đạt mục tiêu chính trị trong đợt tấn công này, nhiều khả năng Mỹ sẽ không có các hoạt động quân sự tiếp theo tại Syria.


Nhưng điều đáng lo ngại nằm ở chỗ, cuộc tấn công của Mỹ không giúp gì cho việc giải quyết vấn đề Syria, mà làm cho tình hình càng trở nên phức tạp. [3]


Hồng Thủy


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.scmp.com/news/world/middle-east/article/2085667/us-launches-massive-cruise-missile-attack-syria


[2]http://opinion.huanqiu.com/editorial/2017-04/10439184.html


[3]http://us.xinhuanet.com/2017-04/07/c_1120768262.htm


[4]http://edition.cnn.com/2017/04/06/politics/donald-trump-syria-military/index.html


Tên lửa Tomahawk phủ bóng tiệc Tập-Trump?


  • BBC 7 tháng 4 2017

image013Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Trump ra lệnh khai hỏa bắn vào Syria trước khi ngồi vào tiệc với ông Tập Cận Bình


Phía Trung Quốc kỳ vọng nhiều ở cuộc gặp tại dinh thự riêng của Tổng thống Donald Trump ở Mar-a-Lago, Florida nhưng có vẻ như chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình bị vụ phóng hỏa tiễn Syria phủ bóng.


Theo bài của Joshua Berlinger trên CNN 07/04, ông Trump ra lệnh tấn công Syria ngay trước khi ngồi vào bữa tiệc tối thứ Năm đón lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và phu nhận, bà Bành Lệ Viện.


Đoàn Trung Quốc rời bữa tiệc lúc 21:00 để ra nghỉ ở một nơi gần đó, và ngay sau đấy, Tổng thống Trump mở cuộc họp báo nói vì sao ông ra lệnh bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào một căn cứ của quân đội Syria.


Bình luận của Willy Lam, nhà quan sát từ Hong Kong nói với CNN, cho rằng phía Trung Quốc rất muốn "nhận hào quang" từ chuyến thăm này.


Nhưng vụ bất ngờ bắn hỏa tiễn tấn công Syria của ông Trump đã phủ bóng lên chuyến đi.


Tin về vụ oanh kích Syria bị đài CCTV của Trung Quốc đặt xuống thấp, giữa bản tin.


image014

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chỗ ngồi có giấy ghi vị trí của hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc tại bàn tiệc ở Mar-a-Lago


Phần cao nhất tất nhiên là về cuộc gặp Tập - Trump.


Cả hai đồng minh của tổng thống Bashar al-Assad tại Syria là Nga và Iran đều đã lên án cuộc oanh kích.


Hoàn cầu Thời báo ở Trung Quốc phê phán vụ tấn công thể hiện chính sách "bất nhất" của ông Trump.


Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ và kêu gọi "không làm tình hình tồi tệ đi".


Trước các cáo buộc mà Hoa Kỳ nêu ra rằng quân đội Syria đã dùng khí Sarin làm thường dân bị chết, điều mà chính quyền Syria bác bỏ, Bắc Kinh chỉ nêu về mặt nguyên tắc là Trung Quốc phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học ở bất cứ tình huống nào.


image015

Image caption Ông Trump ra lệnh bắn hỏa tiễn Tomahawk vào một căn cứ ở Syria


Nói về "cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria gần đây", bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra chứ không nói là đó là vụ do quân đội Syria gây ra.


Đã nhận lời mời


Sau ngày đầu gặp gỡ tại Florida, hiện chưa rõ phái đoàn Tập Cận Bình đạt được gì từ ông Trump trong chuyến thăm.


Điều duy nhất báo chí Trung Quốc nói là ông Trump đã nhận lời mời sẽ thăm Trung Quốc trong năm 2017.


BBC News tường thuật từ Boston trong ngày thứ Sáu cho hay chủ đề thương mại được bàn đến tại Florida giữa phái đoàn Trung Quốc và nước chủ nhà.


Ông Tập cũng đề nghị tái khởi động một quan hệ Trung - Mỹ mới cho 45 năm tới, nhân sự kiện Hoa Kỳ và nước Trung Quốc cộng sản thiết lập quan hệ ngoại giao 45 năm trước.


Nhưng Hoàn cầu Thời báo cũng nói ông Trump ra quyết định "vội vã, bất nhất" trong vụ oanh kích Syria và tỏ ý lo ngại rằng tổng thống Mỹ có thể sẵn sàng ra tay về quân sự "đơn phương và bất ngờ".


Theo BBC News, sự tương phản đến từ chỗ ông Tập Cận Bình là "quan chức cộng sản nói năng nhỏ nhẹ" và ông Donald Trump là "tỷ phú địa ốc bạo miệng".


Cũng có tin cuộc gặp được thu xếp chỉ mới cuối tuần trước để ông Tập Cận Bình sang gặp Donald Trump tại Mỹ.


Còn theo một bình luận trên CNN, có thể quyết định bất ngờ cho oanh kích Syria của ông Trump lại làm tăng vị thế nói chuyện của ông với ông Tập, dù hai sự kiện có thể không liên quan.


image016

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Cuộc gặp diễn ra tại khu câu lạc bộ golf do gia tộc Trump làm chủ ở Mar-a-Lago, ven biển Florida


Lý do là, theo nhà bình luận Zhang Baohui từ Đại học Lingnan, Hong Kong, phía Trung Quốc nay thấy rằng kể cả trong trường hợp Bắc Hàn, ông Trump cho thấy ông ta sẵn sàng ra tay đơn phương, theo CNN.


Trước khi lên máy bay rời Tòa Bạch Ốc đến Florida đón ông Tập, ông Trump lại nói với báo chí rằng Trung Quốc "cần phải làm nhiều hơn để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí hạt nhân".


Trung Quốc từng phản đối mọi kế hoạch loại bỏ tổng thống Assad ở Syria và chống việc "can thiệp vào tình hình các nước khác".


Phía Hoa Kỳ nói họ có thông báo cho Nga về vụ tấn công nhưng không nói phía Trung Quốc có được báo trước hay là không.


Những diễn biến mới nhất này có vẻ như ông Trump đã khiến ông Tập bị động./


Tên lửa Bắc Hàn chào hàng Trump & Tập rơi tỏm vào biển Nhật


Bắc Hàn bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Nhật Bản


image017Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Vụ bắn tên lửa được Nam Hàn dõi theo với sự cảnh giác


Bắc Hàn vừa bắn một tên lửa đạn đạo tầm trung từ cảng Sinpo phía đông nước này ra Biển Nhật Bản, giới chức Mỹ và Nam Hàn nói.


Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn nói tên lửa này bay xa khoảng 60 km.


Đây là đợt bắn thử mới nhất trong hàng loạt các đợt thử tên lửa mà Bắc Hàn nói là thực hiện vì mục đích hòa bình nhưng phương Tây quan ngại là một phần trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.


Vụ phóng tên lửa diễn ra ngay trước hôm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ hội đàm với Tổng thống Donald Trump.


Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc tìm cách kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn, trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng áp lực lên Trung Quốc, một đồng minh truyền thống của Bình Nhưỡng, trong việc phải đóng vai trò tích cực hơn.


Liên Hiệp Quốc đã cấm Bắc Hàn tiến hành các vụ thử loại tên lửa hay hạt nhân, nhưng Bình Nhưỡng liên tục vi phạm lệnh cấm.


Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mô tả cuộc phóng tên lửa "lại là" một vụ tên lửa đạn đạo tầm trung khác và nói thêm rằng: "Mỹ đã nói quá đủ về Bắc Hàn rồi. Chúng tôi không muốn bình luận gì thêm."


image018

Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Bắc Hàn liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa trong những tháng gần đây


Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ nói rằng tên lửa này có vẻ là một tên lửa đạn đạo tầm trung KN-15. "Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (Norad) xác định tên lửa bắn từ Bắc Hàn không tạo thành mối đe dọa cho Bắc Mỹ."


Nhật nói vụ phóng tên lửa này mang tính "khiêu khích," trong khi đó Nam Hàn chỉ trích đó "là một thách thức rõ ràng" cho Liên Hiệp Quốc và là "một đe dọa cho sự hòa bình và an toàn của cộng đồng quốc tế cũng như bán đảo Triều Tiên."


Hồi tháng trước, Bắc Hàn cũng bắn đi từ khu vực Tongchang-ri, gần biên giới Trung Quốc, bốn tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói vụ thử đó "là mức đe dọa mới." / (theo BBC 5 tháng 4 2017)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN:


Bên trong Phòng Tình huống 'dã chiến' của ông Trump ở khu nghỉ dưỡng


00:02 09/04/2017


Tổng thống Donald Trump đã theo dõi cuộc tấn công đầu tiên trong nhiệm kỳ từ một phòng tình huống tạm thời tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bao quanh là các phụ tá.


Một tuần ồn ào và đẫm máu ở Syria Chỉ ít ngày sau vụ tấn công bằng chất độc hóa học tại Idlib cùng những ồn ào ngoại giao, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định trừng phạt Syria bằng hàng chục tên lửa hành trình.


Nhà Trắng vừa công bố bức ảnh về phòng tình huống đặc biệt này vào ngày 7/4. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer cho biết bức ảnh đã được chỉnh sửa vì lý do an ninh.


Trong bức hình, ông Trump chau mày theo dõi tình hình cuộc tấn công Syria qua màn hình. Trên bàn làm việc là thiết bị video an toàn và các bản báo cáo. Bên cạnh ông là Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.


image019

Phòng tình huống 'dã chiến' của Tổng thống Trump ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình. Ảnh: Twitter.
Các nhân vật trong ảnh: A - Joe Hagin, phó chánh văn phòng, B- Jared Kushner, cố vấn cao cấp của tổng thống, C - Steve Mnuchin, bộ trưởng Ngân khố, D - Wilbur Ross, bộ trưởng Thương mại, E - Sean Spicer, phát ngôn viên Nhà Trắng, F - Tổng thống Donald Trump, G - Rex Tillerson, ngoại trưởng, H - Steve Bannon, chiến lược gia trưởng Nhà Trắng.


I - Steven Miller, cố vấn cao cấp của tổng thống, J - Michael Aton, trợ lý tổng thống về các vấn đề chiến lược, K - Dina Powell, phó cố vấn an ninh quốc gia, L - Gary Cohn, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, M - HR McMaster, cố vấn An ninh Quốc gia, N - Reince Priebus, chánh văn phòng Nhà Trắng. Ảnh: Twitter.


Viết trên Twitter, ông Spicer cho biết Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Tướng Joseph Dunford không có mặt trong phòng mà tham gia qua video truyền hình được bảo mật từ Washington.


Ông cũng cho biết bức ảnh được chụp vào khoảng 21h15 ngày 6/4, ngay sau bữa tối của ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Hình ảnh này trái ngược với phản ứng trước đây của ông Trump đối với một cuộc thử tên lửa của Triều Tiên. Khi đó, ông Trump đang dùng bữa tối ngoài trời với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tại câu lạc bộ Mar-a-Lago.


Việc tổng thống Mỹ điều phối công việc khi các thực khách khác cũng có mặt và theo dõi đã khiến nhiều người chỉ trích. Lần này, với thông tin nhạy cảm hơn, ông Trump đã kín đáo rút vào sau các cánh cửa đóng kín.


image020

Bức ảnh "Phòng Tình huống dã chiến" của ông Trump so với bức ảnh nổi tiếng chụp TT Obama và các cố vấn đang theo dõi US Navy SEALs đột kích vào căn cứ của al-Qaedabắn chết trùm Osama bin Laden năm 2011. Hình ảnh của tài liệu trên bàn đã được làm mờ trước khi bức ảnh được công bố. Ảnh: White House.


Hình ảnh này lập tức được so sánh với bức ảnh mang tính biểu tượng của cựu Tổng thống Barack Obama cùng đội an ninh quốc gia trong Phòng Tình huống ở Nhà Trắng. Bức ảnh được chụp khi ông Obama đang theo dõi vụ tiêu diệt qua Osama bin Laden qua video trực tuyến.


Cả hai bức ảnh được chụp từ cùng một góc độ và đều trong hoàn cảnh các tổng thống tham dự cuộc họp báo cáo về các hoạt động quân sự mà họ đã ra lệnh.


Điểm đặc biệt trong bức ảnh mới là trong khi hầu hết nhân vật trong ảnh nhìn vào màn hình, Jared Kushner, con rể đồng thời là cố vấn cao cấp của ông Trump, lại nhìn về hướng khác. 


Những tuần gần đây, các nguồn tin nhận định Jared Kushner đang đối đầu với chiến lược gia trưởng Steve Bannon của Nhà Trắng. Hướng nhìn của Kushner trong ảnh cho thấy anh dường như đang quan sát Ngoại trưởng Rex Tillerson hoặc "ông trùm" Steve Bannon.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN:


Tên lửa S-400 của Nga án binh bất động khi Tomahawk Mỹ nã vào Syrie / Nga điều chiến hạm tới biển Đen


image006

image021

Căn cứ không quân Al-Shayrat tại Syria – mục tiêu của chiến dịch không kích Mỹ rạng sáng 7-4 (giờ địa phương) – nằm trong phạm vi hoạt động của hệ thống phòng không tiên tiến S-400 Growler của Nga. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ “đứng nhìn” 59 tên lửa hành trình Tomahawk dội xuống đó.


Người phát ngôn tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, từ chối trả lời câu hỏi tại sao Moscow không sử dụng S-400 và các hệ thống tiên tiến khác như Pantsir, S-300, Buk-M2, Tor… để ngăn chặn cuộc không kích. Sự im lặng này càng khiến người ta tò mò bởi theo các nguồn tin quân sự Nga, S-400 có thể theo dõi cùng lúc 300 mục tiêu và đủ khả năng đánh chặn tên lửa/chiến đấu cơ ở khoảng cách 400 km cũng như vươn tới độ cao 27 km. Như vậy, phạm vi hoạt động của S-400 bao phủ cả căn cứ không quân Hmeimim ở tỉnh Latakia trên bờ biển Syria lẫn Al-Shayrat (cách đó hơn 220 km) ở tỉnh Homs.


Nhiều lý do được đưa ra. Đầu tiên, dù các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga có thể chống lại tên lửa/máy bay, kể cả máy bay tàng hình nhưng chúng chưa bao giờ được thử nghiệm với tên lửa hành trình Mỹ. Tiếp đến, việc Moscow triển khai S-400 tại Syria, với sự đồng ý của nước chủ nhà, chỉ nhằm bảo vệ sân bay, căn cứ, quân đội và cơ sở hạ tầng của không lực Nga.


Trong khi đó, chuyên gia phân tích Sergei Sudakov đến từ Học viện Khoa học quân sự Nga (RAMS) nhận định nếu Syria sử dụng hệ thống phòng không của Nga để đối phó tên lửa Mỹ, nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột hạt nhân là rất lớn. Nhà phân tích Alex Kokcharov của Công ty Tư vấn IHS Maarkit có chung lập luận với ông Sudakov: “Tôi nghĩ Nga chọn cách tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ, ngay cả ở một nước thứ ba như Syria, vì điều này có thể làm tình hình leo thang ngoài tầm kiểm soát. Nga đã được Mỹ báo trước về vụ không kích, điều này giải thích tại sao không có thương vong về phía quân đội Nga tại căn cứ Al-Shayrat. Nga đủ khả năng đánh chặn Tomahawk nhưng không muốn làm vậy”.


Chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin cũng lưu ý Nga có thể đã thông báo để Syria sơ tán nhân viên và di dời thiết bị quân sự ra khỏi địa điểm mục tiêu. Nhờ vậy, thương vong trong vụ không kích là rất nhỏ. Đó cũng là lý do Nga cảm thấy không cần thiết phải đánh chặn tên lửa Mỹ.


(Theo Người Lao Động)


Chiến hạm Nga tiến vào Địa Trung Hải, đối đầu chiến hạm Mỹ


  • 07:30 08/04/2017

Ngày 7/4, tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich thuộc Hạm đội biển Đen của Nga tiến vào Địa Trung Hải, hướng về khu vực nơi hai tàu khu trục Mỹ vừa phóng tên lửa Tomahawk.


Một tuần ồn ào và đẫm máu ở Syria Chỉ ít ngày sau vụ tấn công bằng chất độc hóa học tại Idlib cùng những ồn ào ngoại giao, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định trừng phạt Syria bằng hàng chục tên lửa hành trình.


Một nguồn tin quân sự - ngoại giao ở Moscow nói với TASS rằng tàu Đô đốc Grigorovich của Nga tiến vào Địa Trung Hải vào cuối ngày 7/4 (giờ địa phương) và dừng chân tại một căn cứ hậu cần tại cảng Tartus của Syria. 


"Tàu chiến Nga được trang bị tên lửa hành trình Kalibr sẽ thăm cơ sở hậu cần ở Tartus, Syria," nguồn tin cho biết.


Nguồn tin cho biết thời gian tàu chiến Nga lưu lại cảng Syria còn tùy thuộc vào tình hình nhưng "dù thế nào cũng sẽ lâu hơn 1 tháng". Tuy nhiên, TASS vẫn chưa được các nguồn tin chính thức ở Nga xác nhận thông tin này.


image022

Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich, thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga. Ảnh: Sputnik.


Tàu Đô đốc Grigorovich xuất phát từ eo biển Bosphorus, dự kiến tiến vào Địa Trung Hải lúc 14h theo giờ Moscow. Trước đó, tàu đã được tiếp tế ở Novorossiisk và tham gia một cuộc tập trận chung với Thổ Nhĩ Kỳ ở biển Đen.


Cùng ngày, hãng tin Mỹ Fox News đưa tin một chiến hạm Nga đã đi vào vùng biển Địa Trung Hải và hướng về khu vực nơi hai tàu khu trục Mỹ (USS Ross và USS Porter) vừa phóng 59 tên lửa Tomahawk nhằm vào căn cứ không quân Shayrat của Syria đêm 6/4.


Fox News dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu Đô đốc Grigorovich "hướng về phía các chiến hạm Mỹ".


Dù Moscow chưa lên tiếng xác nhận, song động thái của tàu Đô đốc Grigorovich làm dấy lên nghi vấn đây là một phản ứng của Nga nhằm vào vụ nã tên lửa Tomahawk ở Syria do Mỹ tiến hành đêm 6/4/17.


image023

Tàu Đô đốc Grigorovich đang đi vào vùng biển Địa Trung Hải và hướng về khu vực nơi hai tàu khu trục Mỹ vừa phóng 59 tên lửa Tomahawk nhằm vào căn cứ không quân Shayrat của Syria đêm 6/4. Đồ họa: Daily Mail.


Ngày 7/4 (giờ Hà Nội), Mỹ bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs, Syria, do quân đội chính phủ kiểm soát. Đây là lần đầu tiên Mỹ tấn công trực tiếp vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad kể từ khi Syria rơi vào nội chiến 6 năm trước. 


Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi cuộc tấn công là "hành vi gây hấn đối với một quốc gia có chủ quyền". Moscow đồng thời đình chỉ đường dây nóng nhằm bảo đảm an toàn bay và tránh đụng độ giữa chiến đấu cơ Nga - Mỹ ở Syria, trong khi quân đội Nga tuyên bố hỗ trợ quân chính phủ Syria tăng cường khả năng phòng không./
03 Tháng Sáu 2022(Xem: 4434)
GIẤC MỘNG MỞ MANG BỜ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM CỦA BẮC KINH
18 Tháng Năm 2022(Xem: 4700)
BÊN LỀ THƯỢNG ĐỈNH W, D.C. 2022
01 Tháng Năm 2022(Xem: 4711)
06 Tháng Tư 2022(Xem: 4520)
31 Tháng Ba 2022(Xem: 4734)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ VÀ NATO? (Kỳ 4/phần 2)
27 Tháng Ba 2022(Xem: 4765)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ VÀ NATO? (Kỳ 4/phần 2)
14 Tháng Ba 2022(Xem: 5219)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ-NATO (Kỳ 3)
08 Tháng Ba 2022(Xem: 5271)
NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ & NATO (Kỳ 2)