Thủ Tướng Phúc: "Tối nhậu nhiều quá rồi, trưa nhậu nữa sức đâu ... "cứu nước!"

01 Tháng Ba 20175:08 CH(Xem: 13086)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  02  MAR  2017


Thủ Tướng Phúc: Tối nhậu nhiều quá rồi, trưa nhậu nữa sức đâu "cứu nước!"


28/02/2017


"'Phải tuyệt đối cấm cán bộ, công chức ăn nhậu vào buổi trưa. Buổi tối đã nhậu nhiều quá rồi, trưa còn nhậu nữa thì sức đâu mà làm việc, phục vụ nhân dân”. 


image004

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa chiều 28-2-17 Ảnh: TR.TÂN


Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc đã nói vậy trong buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa chiều 28-2 và dù phì cười nhưng các đại biểu tham dự đều nhận ra ẩn ý của người đứng đầu Chính phủ.


“Phải xây dựng Khánh Hòa thành một địa phương hình mẫu về một chính quyền lắng nghe, đối thoại. Là tỉnh đứng đầu trong việc tạo môi trường hành chính thân thiện, tốt đẹp với người dân. Đó là một trong những việc để xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo. Theo đó, Khánh Hòa phải dứt khoát không được để cán bộ công chức uống rượu vào buổi trưa.


Cũng tại buổi làm việc, ông Lê Đức Vinh  - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm cấp vốn để xây dựng đường băng số 2 sân bay Cam Ranh, nhằm giải quyết lượng khách đến tỉnh ngày một đông hơn. Tỉnh Khánh Hòa cũng đề xuất dân sự hóa quần đảo Trường Sa, phát triển kinh tế; tạo mọi điều kiện, cơ chế đặc thù để xây dựng khu kinh tế đặc thù Bắc Vân Phong….


Theo Thủ tướng Phúc, tỉnh Khánh Hòa phải đưa du lịch thành nền kinh tế động lực, đến năm 2020 phải đón được 20 triệu khách du lịch, đóng góp ngân sách cho tỉnh từ 15-20%. “Tại sao các khu biệt thự, khách sạn, khu du lịch mọc lên như nấm mà không thể tăng nguồn thu” - Thủ tướng đặt câu hỏi.


Về đường cất hạ cánh số 2 sân bay Cam Ranh, trung ương giữ đúng cam kết để xây dựng. Ông Thủ tướng nói đặc khu kinh tế Vân phong là mô hình mới, lạ. Ông cũng yêu cầu tỉnh phải xây dựng Vân Phong thành cảng quốc tế của VN.


Về việc di dời trung tâm hành chính ra phía tây TP Nha Trang, Thủ tướng nói: “Tôi ủng hộ chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để nhường đất cho phát triển kinh tế”. (theo TTO) 


TRUNG TÂN


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN

Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Lê Thanh Quang không khó khăn lắm để thuyết phục các diễn giả tại Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam năm 2011, được tổ chức tại Khánh Hòa hôm 8/6, về hiệu quả kinh tế từ khai thác lợi thế biển của địa phương này.

Theo cách ông mô tả, Khánh Hòa, với những điểm nhấn là các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Vinpearl, Ana Mandara, với sản vật nối tiếng là yến sào… cho thấy biển đã đem đến nguồn lợi to lớn dường nào.

“Tuy nhiên, so với tiềm năng thì còn quá nhỏ nhoi”, Bí thư Quang chốt lại một câu cũng na ná các vị quan chức, chuyên gia nói trước và sau ông.

Và đó là thực tế không thể phủ nhận đối với phát triển kinh tế biển Việt Nam lâu nay, dù là quốc gia có bờ biển dài và diện tích phần mặt nước gấp ba lần đất liền.


image005

Chiến lược biển mới ở chặng khởi động

Tháng 2/2007, nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định kinh tế trên biển và ven biển sẽ đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước; sẽ triển khai xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực...

Tháng 10/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công xây dựng cảng Vân Phong, cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Hai dự án phát triển kinh tế biển đáng ghi nhận khác trong thời gian này là nhà máy lọc dầu Dung Quất và tuyến cáp điện 110 Kv xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc.

Cùng với tuyến đường 5 mới (Hà Nội - Hải Phòng), quốc lộ 51, các tuyến đường hành lang Đông - Tây…, Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đường bộ ven biển, kéo dài khoảng 3.041 km từ cảng Núi Đỏ (Quảng Ninh) tới cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang), tham vọng hình thành nên trục kinh tế biển.

Các mũi nhọn kinh tế biển cũng đã được hình thành. Theo Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trần Duy Đông, quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển đến năm 2020 đã có 18 khu với tổng diện tích đất và mặt nước là 721.782 ha.

Tính đến hết tháng 12/2010, các khu kinh tế trong cả nước đã thu hút được gần 700 dự án trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư gần 33 tỷ USD và 330.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 27 nghìn lao động.

Tuy nhiên, những con số và dự kiện kể trên là chưa tương xứng với tiềm năng. So sánh với một số nước có biển trong khu vực, giá trị hoạt động của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% của Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản.

Đánh giá về thực trạng kinh tế biển của Việt Nam, TS. Bùi Tất Thắng (Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, nhìn chung nhiều khu kinh tế biển gần như chưa có chuyển động đáng kể, nếu có cũng chỉ ở tầm phạm vi kinh tế của một tỉnh.

“Các khu kinh tế biển cũng chưa tạo được tính liên kết vùng và liên kết giữa chúng với nhau. Phía sau những khu kinh tế biển mạnh nhất chỉ là 4 vùng kinh tế trọng điểm của một nước nghèo, và cũng ít liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, nên chưa tạo được sự hậu thuẫn đủ lớn để phát triển các khu kinh tế biển”, ông Thắng nói.


image006

Sửa tư duy “làm ruộng trên cạn”

Kinh tế biển của Việt Nam phát triển với hai lợi thế quan trọng: tiềm năng tự nhiên hay còn gọi là lợi thế tĩnh (bờ biển dài, diện tích lãnh hải thuộc chủ quyền rộng, có các nguồn thủy sản, dầu khí, nhiều bãi biển đẹp...); và vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lược đặc biệt, do nằm trên các tuyến hải hành và các luồng giao thương quốc tế chủ yếu của thế giới.

Tuy vậy, lâu nay khi bàn đến lợi thế phát triển kinh tế biển của Việt Nam, sự chú tâm thường được dành cho loại lợi thế thứ nhất, mặc dù loại lợi thế thứ hai đang ngày càng trở nên quan trọng bởi sự gia tăng nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên lưu ý.
 
Chứng minh cho luận điểm của mình, vị chuyên gia đến từ Hà Nội này dẫn chứng. Mấy chục tỉnh sát biển đua nhau làm cảng biển, đã xây dựng gần một trăm cảng biển, “băm nát” nhiều dải cát để dựng lên khu nghỉ dưỡng cho người giàu…

Tuy nhiên, động lực “vươn ra biển lớn” của phong trào rầm rộ này thật sự không rõ ràng, bị chi phối bởi tư duy lợi ích dự án cục bộ thay vì một mục tiêu đua tranh phát triển lành mạnh và có tầm nhìn xa, ông nhấn mạnh điểm này.

Trên thực tế, cách tư duy về lợi thế như vậy được phản ánh trong việc đầu tư cho nghiên cứu, cho việc phát triển năng lực và các lĩnh vực kinh tế biển cụ thể như tập trung cho các ngành khai thác tài nguyên biển thủy sản, dầu khí, làm muối dưới dạng “thô”; khai thác hàng hải, du lịch và cảng biển ở trình độ nhìn chung còn thấp.

“Sự thiên lệch đó là kết quả tự nhiên, tất yếu của sự tiếp nối tư duy phát triển truyền thống, coi khai thác tài nguyên thô, dựa vào trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp và những năng lực hạn chế là cách thức chủ đạo của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế”, ông Thiên nêu vấn đề.

Theo vị chuyên gia này, cách thức khai thác biển như vậy chỉ là lối “đánh bắt ven bờ”, không mang tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại dương. Về thực chất, đó là việc mang cách thức phát triển nông dân cổ truyền, làm ruộng trên cạn ra khai thác biển.

Ông cho rằng, ưu tiên lúc này là xây dựng một số cứ điểm phát triển chiến lược mạnh ven biển. Và để làm được điều này, phải thoát khỏi cách tư duy chia đều các lợi ích phát triển từ ngân sách nhà nước cho các địa phương và các nhóm lợi ích lớn.

TS. Bùi Tất Thắng nói rõ thêm, việc xây dựng các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam cần nghiên cứu sâu hơn các lĩnh vực thế mạnh đặc thù, để hướng sự phát triển của mỗi khu vào một số lĩnh vực được chuyên môn hóa, tránh tình trạng các khu kinh tế này chẳng có điểm khác nhau đáng kể nào./(theo 12/6/ 2011VnEconomy)


Anh Quân
18 Tháng Mười 2016(Xem: 14719)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 15892)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 13643)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13209)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12422)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12768)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13237)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t