Indonesia tăng cường quân sự ở đảo Natuna

06 Tháng Mười Một 20167:11 CH(Xem: 13018)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  07  NOV  2016


Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN


Indonesia tăng cường quân sự ở đảo Natuna


image005

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (g) trên chiến hạm KRI Imam Bonjol ở vùng biển Natuna ngày 25/06/2016.Antara Foto/REUTERS


Để dự phòng các sự cố bắt nguồn từ tranh chấp Biển Đông, Indonesia sẽ tăng cường hệ thống vũ khí bố trí trên quần đảo Natuna. Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia đã xác nhận kế hoạch này vào hôm nay, 06/11/2016, sau khi tổng thống Widodo tuyên bố không nhượng bộ trên vấn đề chủ quyền.


Theo nhật báo Indonesia Jakarta Post, phát biểu với các phóng viên, bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết sẽ xây thêm một hải cảng tại Natuna, mở rộng thêm phi đạo tại căn cứ không quân trên đảo để có thể đón 4 chiến đấu cơ phản lực. Quân đội Indonesia sẽ đưa thêm chiến đấu cơ tới căn cứ không quân Ranai ở Natuna.


Quần đảo Natuna của Indonesia nằm sát Biển Đông. Dù không phải là một bên tranh chấp Biển Đông, nhưng Indonesia từ lâu nay vẫn mạnh mẽ phản đối việc đường lưỡi bò của Trung Quốc ăn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna. Trước nhiều hành vi quyết đoán của Bắc Kinh, Jakarta đã quyết định tăng viện cho lực lượng quân sự đồn trú tại quần đảo này.


Theo bộ trưởng Ryacudu, Indonesia đã lên danh sách các hệ thống vũ khí cần thiết để bảo vệ vùng biên giới, đặc biệt là các loại trang thiết bị thích hợp cho việc bảo vệ biên giới trên biển chống lại các mối đe dọa tiềm tàng cho lãnh thổ.


Ông giải thích rằng « Dù không phải đang trong tình trạng chiến tranh, nhưng vì Biển Đông rất gần cho nên Indonesia phải được chuẩn bị… Các hệ thống vũ khí của Indonesia đã tốt rồi, nhưng cần phải được bổ sung thêm để khỏi phải lúc nào cũng lo ».


Tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia được đưa ra sau khi tổng thống Indonesia Joko Widodo vào hôm qua đã khẳng định với hãng truyền thông Úc ABC rằng Jakarta sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp nào trên vấn đề chủ quyền đất nước ở Biển Đông. Ông Widodo cũng có lời lẽ cứng rắn tương tự khi trả lời phỏng vấn của nhật báo Úc Sydney Morning Herald.


Tuyên bố của tổng thống Indonesia được cho là một thông điệp cứng rắn gởi đến Trung Quốc vào lúc hai lãnh đạo Philippines và Malaysia có những động thái hòa hoãn với Bắc Kinh, cho dù đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông của hai nước này bị Trung Quốc thách thức./(theoTrọng Nghĩa  06-11-2016)

++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài


image007

Thủ tướng Malaysia Najib Razak và phu nhân Rosmah Mansor gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viên tại Nhà khánh trung ương, Bắc Kinh, ngày 03/11/2016.REUTERS/Jason Lee


Hành động « can thiệp » từ bên ngoài vào Biển Đông sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết tranh chấp. Tuyên bố này được ghi trong thông cáo báo chí chung công bố ngày 03/11/2016, sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh giữa thủ tướng Malaysia Najib Razak và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Trong bản thông cáo, cả hai bên cũng nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông nên giải quyết bất đồng một cách hòa bình, thông qua đàm phán phù hợp với luật pháp quốc tế như Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển - UNCLOS.


Thông cáo ghi rõ : « Tất cả các bên phải tự kiềm chế và tránh những hành động làm phức tạp vấn đề hoặc làm căng thẳng gia tăng ở Biển Đông ».


Một điểm khác là cả Malaysia lẫn Trung Quốc đều cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các nước được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Nhìn chung, bản thông cáo báo chí trên không khác gì mấy so với những phát biểu trước đây của hai bên liên quan đến vấn đề Biển Đông, ngoại trừ nội dung theo đó hai bên cho rằng bên ngoài không nên can thiệp vào Biển Đông, một ám ngữ thường được Bắc Kinh sử dụng để đả kích việc Mỹ dấn thân vào hồ sơ này.


Bên cạnh đó, việc hai bên nhắc đến nhu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển rất đáng chú ý trong bối cảnh Trung Quốc đã cực lực đả phá phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đã dựa trên Công Ước về Luật Biển để bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh.


Thủ tướng Malaysia sẽ kết thúc chuyến công du Trung Quốc vào ngày 05/11. Đây là lần thứ ba ông đi thăm Trung Quốc từ ngày nhậm chức vào năm 2009, nhưng chuyến đi này rất được chú ý xem Kuala Lumpur có lại ngả theo Bắc Kinh hay không giống như nước láng giềng Philippines mới đây đã tỏ thái độ xa rời đồng minh Mỹ để đi theo Trung Quốc.


Chính trong bối cảnh đó, nhận định mới đây của ông Najib Razak trên báo Trung Quốc China Daily ngày 02/11, theo đó các nước thực dân cũ không nên « lên lớp » các cựu thuộc địa, đã bị xem là một lời đả kích phương Tây vào lúc Kuala Lumpur xích lại gần Bắc Kinh.


Trong một cuộc họp báo vào ngày 03/11, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á Daniel Russel đã giảm nhẹ mức độ quan trọng của tuyên bố đó khi cho rằng ngôn từ của đương kim thủ tướng Malaysia không có gì mới, và cũng giống như lời lẽ của người tiền nhiệm của ông Razak là cựu thủ tướng Mahathir Mohamad.


Đối với ông Russel, sự kiện Kuala Lumpur đặt mua 4 chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc không phải là dấu hiệu về việc Malaysia xoay trục sang Trung Quốc, mà chỉ là một thỏa thuận thương mại bình thường./(theoTrọng Nghĩa  04-11-2016)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh?


image009

Thủ tướng Malaysia, Najib Razak (T) và chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, Bắc Kinh, ngày 03/11/2016.REUTERS/Jason Lee


Sau Philippines, phải chăng đến lượt Malaysia sẵn sàng chuyển hướng sang Trung Quốc và có thể gây thêm khó khăn cho chiến lược « xoay trục » sang châu Á của Hoa Kỳ ? Nhân chuyến công du Bắc Kinh của thủ tướng Najib Razak, báo Le Monde ngày 04/11/2016 có bài : « Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh chống lại Washington ».


« Malaysia và Trung Quốc quyết định mở một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác song phương » là tuyên bố của thủ tướng Malaysia nhân chuyến công du Trung Quốc. Một loạt hợp đồng có ý nghĩa biểu tượng cao, đặc biệt là việc Kuala Lumpur mua bốn tàu tuần duyên đã được ký kết. Đây là lần đầu tiên, Malaysia mua thiết bị quân sự của Trung Quốc vì cho đến nay, Kuala Lumpur thường mua của phương Tây. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) hoan hỷ : điều này phản ánh lòng tin cậy chính trị giữa hai nước.


Theo Le Monde, Trung Quốc đã thành công hai việc : Trước tiên, hợp tác trong lĩnh vực hàng hải giữa hai nước đánh dấu sự thành công của Trung Quốc trong dự án « con đường tơ lụa hàng hải », xây dựng các cơ sở hạ tầng cho phép nối liền Trung Quốc với các nước xung quanh.


Thứ hai là Malaysia chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, thay vì đàm phán đa phương như mong muốn của một số nước Đông Nam Á có tranh chấp với Bắc Kinh.


Câu hỏi đặt ra : Vì sao sự « chuyển hướng » của Malaysia lại xảy ra vào thời điểm hiện nay ? Le Monde trích dẫn phân tích của một số chuyên gia cho rằng đây là một trong những hậu quả của sự bực bội của thủ tướng Najib đối với Hoa Kỳ trong vụ bê bối tài chính 1MDB. Tháng Bẩy vừa qua, tư pháp Mỹ đã tịch biên một tỷ đô la tài sản của Malaysia, do bị nghi ngờ là biển thủ từ quỹ 1MDB và được « rửa » tại Hoa Kỳ.


Mặt khác, vụ tai tiếng này đã làm cho nhiều đồng minh truyền thống của Malaysia phải giữ khoảng cách, thậm chí tỏ ra khinh miệt. Thủ tướng Malaysia Najib không còn lựa chọn nào khác là phải quay sang Trung Quốc, vì lý do kinh tế và ngoại giao. Trung Quốc giờ đây là nhà đầu tư số một tại Malaysia, trong lúc đầu tư trực tiếp vào nước này tụt giảm mạnh, vì có nhiều đối tác ngần ngại làm ăn với Kuala Lumpur.


Thế nhưng, sự chuyển hướng của Malaysia gây lo ngại. Dân biểu Charles Santiago, thuộc phe đối lập cảnh báo : « Ông Najib coi Trung Quốc là một người bạn thực sự, một đối tác chiến lược. Chủ tịch Trung Quốc nói Trung Quốc và Malaysia gần gũi nhau như môi với răng. Nhưng hãy cẩn thận vì một ngày nào đó Trung Quốc sẽ cắn Malaysia », rằng Malaysia có nguy cơ bị buộc phải đáp ứng các đòi hỏi của Trung Quốc.


Sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đưa ra những tuyên bố muốn giữ khoảng cách với Hoa Kỳ, thậm chí còn dọa xem xét lại quan hệ liên minh quốc phòng với Washington, phải chăng Malaysia sẽ lại là « chiến lợi phẩm » của Trung Quốc tại châu Á ? Le Monde cho rằng còn quá sớm để đưa ra nêu ra những hậu quả cuối cùng.


Chuyên gia Lance Jackson, thuộc trung tâm nghiên cứu chiến quốc tế, nhận định : « Malaysia luôn tỏ ra thực dụng, quan tâm đến việc giữ quan hệ cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ». (theoMinh Anh  04-11-2016)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku


image011

Uotsuri, Minamikojima (giữa) và Kitakojima, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Nhật đã quốc hữu hóa vào tháng 8/2012Reuters


Tokyo lại lên tiếng phản đối Bắc Kinh ngày 06/11/2016 sau khi bốn tàu tuần duyên Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đang có tranh chấp với Trung Quốc, trong khi Nhật Bản coi khu vực này là một phần lãnh thổ không thể tách rời.


Theo thông tin của Tuần Duyên Nhật Bản, được hãng tin AFP trích dẫn, bốn chiếc tàu của Trung Quốc đã thâm nhập khu vực trên vào lúc 10 giờ, giờ địa phương (01 giờ, giờ GMT) ngày 06/11/2016 và ở lại đó hai tiếng rồi mới rời đi.


Cùng ngày, Tokyo đã lên tiếng phản đối tới bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông qua sứ quán Nhật tại Bắc Kinh, đồng thời nhấn mạnh các hòn đảo này là « một phần lãnh thổ vốn có của Nhật Bản ».


Theo phát biểu của một quan chức chính phủ Nhật Bản với AFP, văn phòng của thủ tướng Shinzo Abe đã tăng cường đội ngũ phụ trách theo dõi các hải thuyền Trung Quốc.


Đây là văn bản phản đối lần thứ 32 trong năm 2016 của Tokyo với Bắc Kinh liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thông qua các kênh ngoại giao. Cũng trong thời gian này, tàu của Trung Quốc đã 31 lần thâm nhập vào vùng biển Nhật Bản.


Nhật Bản thường chỉ trích Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực khi thường xuyên điều tàu tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, không có người ở. Tokyo quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo thuộc quần thể này từ tháng 8/2012.(theo  Thu Hằng  06-11-2016)


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:

Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA


image013

Dân Philippines bơi thuyền ra cắm cớ Phi ở bãi cạn Scarborough.


 

image015

Tàu hải cảnh TQ canh phòng Scarborough phun vòi rồng xua đuổi tàu cá Philippines đi đánh bắt cá gần bãi cạn Scarborough.


image017

Tàu cá Philippines trở về từ bãi cạn Scarborough ngày 31/10/16. Họ cho biết không còn bị tàu Trung Quốc ngăn cản.Reuters


image019

Ngư dân Philippines ở làng chài Cato trông những tàu cá trở về từ bãi cạn Scarborough ngày 31/10/16.Reuters


4 tàu Trung Quốc vẫn án ngữ ở Scarborough, ngư dân Phillippines không bị chặn


 (GDVN) - Thành công bước đầu lớn nhất của ông Duterte là tạm thời bịt lại nòng súng Trung Quốc ở Biển Đông, thay vì khiêu khích cho đối phương nhả đạn.


Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.


Tuy nhiên ngư dân Philippines đã đánh bắt cá ở đó mà lần đầu tiên không bị tàu Trung Quốc sách nhiễu như trước đây. Ông Delfin Lorenzana cho rằng đây là một sự phát triển rất đáng hoan nghênh.


image021

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, ảnh: Mindanews


Kể từ tháng 4/2012 chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines, tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên xua đuổi, sách nhiễu ngư dân Philippines mỗi khi họ tìm cách quay lại ngư trường truyền thống của mình.


Trung Quốc đã nới lỏng hoạt động kiểm soát Scarborough, để ngư dân Philippines được đánh bắt cá trong đầm phá bãi cạn sau một thỏa thuận đạt được giữa 2 nước khi Tổng thống Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh.


Người viết cho rằng, như vậy có thể thấy chiến lược đối thoại với Trung Quốc thay vì đối đầu của Tổng thống Rodrigo Duterte bước đầu phát huy hiệu quả.


Việc tàu hải cảnh Trung Quốc "mắt nhắm mắt mở" để tàu cá Philippines tự do đánh bắt ở Scarborough đã là một bước tiến duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông thay vì xung đột đối đầu.


Vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn này nói riêng, các tranh chấp phức tạp khác ở Biển Đông nói chung cần thêm thời gian, thiện chí và rất nhiều nỗ lực từ các bên mới có thể từng bước giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Người viết cho rằng, đây là cách ứng xử khéo léo của Tổng thống Rodrigo Duterte, mặc dù ông có nhiều phát ngôn gây sốc.


Thành công bước đầu lớn nhất của ông Duterte là tạm thời bịt lại nòng súng Trung Quốc ở Biển Đông, thay vì khiêu khích cho đối phương nhả đạn.


Tài liệu tham khảo:


http://www.newsobserver.com/news/nation-world/world/article111451217.html


Hồng Thủy 30/10/16

04 Tháng Tư 2016(Xem: 16204)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17460)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21375)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14816)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13505)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20452)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16603)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13030)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13506)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14036)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14593)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15206)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16964)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14499)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15384)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14359)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20462)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".