Nga-Hoa "tập trận", Mỹ-Nhật "tuần tra", Việt-Phi đứng ở đâu?

14 Tháng Chín 20169:42 CH(Xem: 14986)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  21 SEP 2016


"Tuần tra" phá "Thế trận"


Nga-Hoa "tập trận", Mỹ-Nhật "tuần tra", Việt-Phi đứng ở đâu?


image005


DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN

1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ.
XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải"
2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!".
3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”.
4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý".
5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận.
6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc.
7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc".
8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra.

9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược".
10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật.
11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận".
XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược.
XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây.
XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP".

XEM THÊM: - TPP: VN nín thở chờ "động tịnh" ở Mỹ.
XEM THÊM: - Moscow: Vì sao Putin lại nhẩy vào biển Nam Hải?

XEM THÊM: - Liệu Mỹ có thắng "toàn bộ" sau phán quyết PCA?


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Bắc Kinh 30 tháng 8/2016

1.Thường Vạn Toàn - Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ
image007

Sáng 30-8, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sang thăm chính thức Trung Quốc được tổ chức tại trụ sở Bộ Quốc phòng Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh.

image008

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Thường Vạn Toàn duyệt đội danh dự Quân đội Trung Quốc


Giải quyết hòa bình bất đồng


Tại cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề Biển Đông.


Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định, quan điểm nhất quán của Việt Nam là hai bên cần tuân thủ nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước;


- giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982);


- nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp và nhất là không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp; duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông.


Kết thúc buổi hội đàm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Thường Vạn Toàn đã chứng kiến lễ ký tắt Bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Chiến lược quốc phòng Việt Nam và Viện Khoa học quân sự Trung Quốc.


image009

 Lễ ký tắt Bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Chiến lược quốc phòng Việt Nam và Viện Khoa học quân sự Trung Quốc 31/8/2016 tại Bắc Kinh.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Việt - Trung: Nguyên tắc ba điểm về biển Nam Hải

Tổng bí thư Đảng CSVN đến Trung Quốc trước khi đến Mỹ

02 Tháng Tư 201511:33 CH(Xem: 3452)


"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 03 APRIL 2015


6 điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh

image011
Ông Nguyễn Phú Trọng từng thăm Trung Quốc trong cương vị tổng bí thư Đảng CSVN

Tin cho hay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Trung Quốc từ ngày 7/4-10/4.

Chuyến đi này được thực hiện trước chuyến đi của ông Trọng tới Hoa Kỳ, dự kiến diễn ra vào tháng Năm.

Ban Đối ngoại Trung ương Đảng CSVN vừa thông báo ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc từ 7/4-10/4 theo lời mời của TBT Đảng CSTQ, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Theo chương trình, ông Trọng sẽ hội đàm với ông Tập, hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường; Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang và Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh.

Ông Du từng thăm Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái, được cho là để tiền trạm cho chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng.

Các nguồn tin nói nhân chuyến thăm, ông Trọng cùng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có mặt và phát biểu tại cuộc gặp hữu nghị thanh niên Việt-Trung lần thứ 15.

Chuyến thăm của ông tổng bí thư trùng hợp đợt kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, do vậy ông Trọng được trông đợi sẽ có các tiếp xúc với "những người bạn Trung Quốc của Việt Nam", đại diện Hội Hữu nghị Trung-Việt...

Sau Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Vân Nam.

Thỏa thuận Biển Đông

Tuy chưa có xác nhận chính thức, các nhà quan sát cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ vào tháng Năm này.

Việc ông đi Trung Quốc trước là hành động mang tính biểu tượng cao, nhưng cũng có thể khiến ông gặp nhiều chỉ trích.

Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Theo đó, có sáu nguyên tắc cơ bản để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trên biển, trong đó nhấn mạnh "lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng" và "kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển".

Sự thiếu vắng thông tin về thỏa thuận nói trên lúc đó cũng đã làm dấy lên nhiều chỉ trích./
 (theo BBC 2 tháng 4 2015)


‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung


image012
Ông Lê Hồng Anh gặp ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8/2014.

Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.

Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.

Sau đó, bản tin chính thức của Việt Nam cũng nói phái viên Việt Nam đạt được nhất trí về “ba nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới”.

Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”:

•    Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.

•    Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.

•    Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt", vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung này là:

1/•    Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.

2/•    Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...

3/•    Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Ba điểm này được nêu vào sáng 27/8/2014 khi phái viên Việt Nam gặp ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.



image013
Sau đó cùng ngày ông Tập Cận Bình đã tiếp ông Lê Hồng Anh.

Tường thuật về cuộc gặp, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Lưu Vân Sơn nói quan hệ Trung-Việt “từng một dạo xuất hiện cục diện căng thẳng và khó khăn, đây là điều mà chúng ta không muốn trông thấy”.

Theo ông, chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam”.

Sau đó cùng ngày, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tiếp ông Lê Hồng Anh.

Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh chuyển lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.

Hôm 26/8, ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh đã tuyên bố mục đích chuyến thăm “là để cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”./ (theo BBC 27/8/2014)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Singapore 30 tháng 8/2016


2. Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua"


 

image015

Image copyright AFP Image caption Chủ tịch Nước của Việt Nam, ông Trần Đại Quang vừa có chuyến thăm tới Singapore từ ngày 28-30/8/2016.


Biển Đông và xung đột hay hợp tác tiếp tục là một trong các tâm điểm quan tâm của dư luận và các giới quan sát chính trị, bang giao quốc tế khi vừa mới đây nhà lãnh đạo của Việt Nam, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, có phát biểu quan điểm tại một Viện Nghiên cứu khu vực trong chuyến thăm ba ngày của ông tới Singapore.


Phát biểu tại Đối thoại Singapore thứ 38 do Viện Yusof Ishak - Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức hôm 30/8/2016, ông Trần Đại Quang nói: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua”.


"Đánh giá về tình hình khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, tiếp tục là một trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - chiến lược, kinh tế, chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới. Biển Đông nằm trong lòng khu vực Đông Nam Á, đem lại nhiều lợi ích quan trọng không chỉ cho các quốc gia trong khu vực mà còn là tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của thế giới...


"Tuy nhiên, những diễn biến đáng quan ngại gần đây trong khu vực và trên Biển Đông đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, có nguy cơ làm xói mòn lòng tin, ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác khu vực../(theo BBC 1 tháng 9 2016)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ấn Độ 31 tháng 8, 2016


3. John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”


* Mỹ: Không có giải pháp quân sự ở biển Đông


 
image017

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói chuyện với các sinh viên ở New Delhi, Ấn Độ, 31/8/2016.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm nay, 31/8, cho biết Washington ủng hộ nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở biển Đông, đồng thời kêu gọi Philippines và Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc.


Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ lên tiếng như vậy trong chuyến thăm tới Ấn Độ, ít ngày trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc, mà dự kiến có thể bị phủ bóng bởi các tranh cãi về vấn đề biển Đông.


Ngoại trưởng Mỹ nói rằng “không có giải pháp quân sự” để giải quyết tranh chấp biển Đông, đồng thời nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không “thổi bùng xung đột” mà thay vào đó, “thuyết phục các bên giải quyết các tranh chấp thông qua tiến trình pháp lý và ngoại giao” .


Ông Kerry cũng kêu gọi Manila và Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc mà ông cho là “cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”.


Trung Quốc từng chỉ trích Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, như Nhật Bản và Australia, đã khuấy động, gây căng thẳng ở biển Đông.


Tuyên bố chung của Ấn Độ và Mỹ công bố hôm 30/8, sau các cuộc đàm phán về an ninh, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tự do hàng hải và bay ngang qua vùng biển Đông.


Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cảnh báo tại Singapore rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.


Ông Quang nói rằng nếu “chúng ta để cho bất ổn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp bùng ra xung đột vũ trang, sẽ không có người thắng, kẻ thua, mà tất cả sẽ thua”. / (VOA 31.08.2016 Theo Reuters, AFP, ISEAS)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


8 tháng 9/2016 Vientian Lào


4. TT Obama tuyên bố ở ASEAN-Lào: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý"


image019

Thông điệp của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh giới lãnh đạo trong vùng nhóm họp tại thủ đô Vientiane của Lào không qui kết trách nhiệm cho việc Trung Quốc bành trướng lãnh thổ tại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông, theo báo Asahi của Nhật.


“Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc để đảm bảo rằng những tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, kể cả trong vùng Nam Hải (Biển Đông),” ông Obama nói trong bài phát biểu khai mạc tại phiên họp với giới lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean).


Ông nói rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vào ngày 12 tháng 7 là có tính “ràng buộc” và “đã giúp làm rõ các quyền hàng hải trong khu vực.”/


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Quảng Đông 12 tháng 9/2016


5. Hải quân Nga-Hoa tập trận ngoài khơi Quảng Đông


image021

Chiến hạm Trung Quốc và Nga nhân cuộc tập trận năm 2014 ngoài khơi Thượng Hải, trên Biển Hoa Đông. Ảnh tư liệu chụp ngày 23/05/2014.Reuters / China Daily


Bắc Kinh biểu dương lực lượng. Ngày 12/09/2016, Không Quân Trung Quốc thông báo các máy bay oanh tạc, chiến đấu và tiếp liệu thực tập bay ngang eo biển Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Trong khi đó, Hải Quân Trung Quốc và hạm đội Thái Bình Dương của Nga thông báo bắt đầu tập trận. Chiến dịch mang tính biểu tượng kéo dài trong 8 ngày ở vùng biển Đông ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.


Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplâtre phân tích :


Với quân phục trắng, khó có thể phân biệt ai là sĩ quan Trung Quốc ai là thủy thủ Nga. Sáng hôm nay, truyền thông Trung Quốc công bố hình ảnh của cuộc tập trận chung một tuần lễ giữa Hải Quân hai nước tại vùng biển Nam Trung Hoa.


Đây là lần thứ năm kể từ năm 2012, hai cường quốc quân sự tổ chức tập trận chung nhưng lần này diễn ra tại một địa danh mang tính biểu tượng.


Cuộc tập trận này được Bắc Kinh loan báo hồi cuối tháng 7, tức là ngay sau khi Toà Trọng tài Quốc tế La Haye phủ nhận các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa hay Nam Hải).


Trung Quốc giành hầu hết vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên từ hải sản cho đến dầu khí và cũng là con đường huyết mạch của thương mại thế giới kể cả những vùng duyên hải của Việt Nam và Philippines.


Tuy khẳng định là không công nhận phán quyết của Toà Trọng Tài nhưng Bắc Kinh tức tối lên án " âm mưu " của Hoa Kỳ.


Việc tổ chức Thượng Đỉnh G20 tuần qua tại Hàng Châu được xem như một cách rửa hận : Trung Quốc và Nga cùng vai kề vai như hai đồng minh thân thiết trước phe Tây Phương chia rẽ. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhân cơ hội này chỉ trích Toà Trọng Tài Quốc tế, kẻ làm Trung Quốc khó chịu./ (theo Tú Anh RFI 12-09-2016)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Bắc Kinh 13 tháng 9/2016


Bắc Kinh "an ủi VN?"


6. Tập Cận Bình : Lợi ích chung Việt-Trung lớn hơn là bất đồng


image023

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 13/09/2016.REUTERS/Lintao Zhang


image025

Image copyright Getty



Lợi ích chung giữa Trung Quốc và Việt Nam lớn hơn nhiều so với những bất đồng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 13/09/2016 nói với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc như trên, và kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại.


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc công du Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, khi tiếp lãnh đạo chính phủ Việt Nam, tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình nói : « Trung Quốc và Việt Nam cần giải quyết tranh chấp và xúc tiến hợp tác trên biển thông qua đối thoại hữu nghị. Lợi ích chung giữa hai nước lớn hơn rất nhiều so với những bất đồng ». Theo nguyên thủ Trung Quốc, vấn đề Biển Đông phải được giải quyết qua tham vấn song phương, biến tranh chấp trên biển thành cơ hội hợp tác.


Trong cuộc hội đàm ngày 12/09, tại Bắc Kinh, thủ tướng Lý Khắc Cường nói với đồng nhiệm Việt Nam là hồ sơ Biển Đông bao gồm cả hai vấn đề chủ quyền và luật biển, cũng như « tình cảm dân tộc ». Ông Lý Khắc Cường khuyến cáo : « Trung Quốc và Việt Nam cần nỗ lực cùng nhau làm việc, nghiêm chỉnh chấp hành các đồng thuận cấp cao, quản lý và kiểm soát các tranh chấp, xúc tiến hợp tác hàng hải, tiếp tục tăng cường sự đồng thuận, cùng duy trì hòa bình và ổn định trên biển và tạo điều kiện phát triển quan hệ song phương ».


Cũng theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đáp lại rằng, vấn đề hàng hải cần phải được xử lý một cách thích hợp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không để các vấn đề trên biển làm ảnh hưởng đến việc phát triển quan hệ./(theo Thụy My RFI 13-09-2016)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


Philippines 13 tháng 9/2016


Duterte không phải là Aquino?


7. Duterte :"Mời" cố vấn Mỹ ra khỏi đất Phi / không tuần tra chung với quân ngoại quốc


* Washington bực tức việc ông Duterte muốn rút cố vấn Mỹ khỏi Philippines


TTO - Tổng thống Philippines yêu cầu các binh sĩ đặc nhiệm Mỹ rút khỏi nhóm đảo phía nam Philippines để tạo điều kiện cho chiến dịch chống khủng bố của Manila.


image027

Tổng thống Rodrigo Duterte trong một lần phát biểu với công chúng - Ảnh: AFP


Theo Reuters, trong phát biểu ngày 12-9, Tổng thống Duterte cho rằng sự hiện diện của cố vấn Mỹ tại khu vực Mindanao ở phía nam Philippines có thể gây phức tạp thêm cho các chiến dịch tiêu diệt nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf ở nước này.


Phát biểu trong một buổi lễ tuyên thệ của quân nhân mới, ông Rodrigo Duterte nói rõ: "Họ (lính Mỹ) phải đi thôi. Tôi không muốn tranh cãi với Mỹ. Nhưng họ phải đi thôi".


Ông giải thích thêm rằng những người Mỹ có thể sẽ bị nhóm khủng bố sát hại hoặc bị bắt làm con tin để đòi tiền chuộc.


Những phát biểu mới này của ông Duterte, sau sự cố được cho là thóa mạ Tổng thống Barack Obama cách đây một tuần, tiếp tục làm dấy lên những dư luận đồn đoán về sự bất ổn trong mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines.


Năm 2002, Washington điều các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm tới Mindanao để huấn luyện và cố vấn cho binh sĩ Philippines chống lại nhóm phiến quân Abu Sayyaf trong một chương trình có 1.200 người Mỹ tham gia.


Chương trình ngày kết thúc vào năm 2015 nhưng vẫn còn một nhỏ lượng binh sĩ Mỹ vẫn ở lại đó hỗ trợ về kho vận và kỹ thuật.


Trước những diễn biến mới tại Biển Đông, Washington đã thay đổi khá nhiều chính sách an ninh tại Philippines. Ngay trước khi ông Duterte nắm quyền, Washington và Manila đã chính thức thực thi Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường giữa hai nước, theo đó Mỹ được phép điều động lực lượng luân phiên tới 5 căn cứ quân sự tại Philippines./ (thao TTO 13/09/2016 )



D. KIM THOA


image030

5 căn cứ quân sự Mỹ trên đất Philippines ký kết thời TT Aquino.


 


Manila 13 tháng 9/2016


R.Duterte: Philippines không tuần tra chung với quân ngoại quốc

R.Duterte: Philippines không tuần tra Biển Đông chống Trung Quốc

 
image032

Tổng thống Rodrigo Duterte duyệt đội quân danh dự ở căn cứ không quân Pasay, Manila, Philippines, ngày 13/09/2016REUTERS/Romeo Ranoco


Một hôm sau khi yêu cầu quân đội Mỹ rời khỏi miền nam Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte vào hôm qua 13/09/2016 cho biết là Manila sẽ không tham gia bất kỳ một cuộc tuần tra nào trên Biển Đông để tránh rắc rối với Trung Quốc. Cũng trong chiều hướng đó, tổng thống Philippines còn hàm ý sẵn sàng mua vũ khí của Trung Quốc và Nga để trang bị cho quân đội nước này.


Phát biểu tại căn cứ không quân Villamor gần thủ đô Manila, ông Duterte xác định : « Chúng ta sẽ không tham gia bất kỳ một chiến dịch thuộc hải hành hoặc tuần tra biển nào (trên Biển Đông). Tôi sẽ không cho phép bởi vì tôi không muốn đất nước bị lôi kéo vào một hành động thù địch… »


Nguyên thủ Philippines nói tiếp : « Chúng ta sẽ không tổ chức tuần tra hoặc  tham gia bất kỳ một chiến dịch tuần tra nào của quân đội ngoại quốc vì tôi không muốn gặp rắc rối… Tôi chỉ muốn tuần tra vùng lãnh hải (12 hải lý) của Philippines mà thôi ».


Tương tự như khi có những tuyên bố khác về an ninh, tổng thống Duterte không cho biết chi tiết về quyết định nói trên, nhưng rõ ràng là ông đã cho thấy ý định hủy bỏ một thỏa thuận giữa Mỹ và Philippines được bộ trưởng Quốc Phòng hai nước công bố vào tháng Tư  (2016) vừa qua.


Vào thời điểm đó, khi ghé thăm Philippines, trong một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Philippines lúc đó là ông Voltaire Gazmin, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đã tiết lộ rằng tàu của Hoa Kỳ đã tiến hành tuần tra trên Biển Đông cùng với Philippines. Ông Gazmin đã cho rằng sự hiện diện của Mỹ sẽ giúp ngăn chặn các hành vi của Trung Quốc.


Tổng thống Philippines vào hôm qua cũng tiết lộ rằng ông đang cân nhắc việc mua vũ khí và thiết bị quân sự từ hai quốc gia đã sẵn sàng cho Manila vay tiền với lãi suất nhẹ trong vòng 25 năm. Ông Duterte không nói nhà cung cấp đó đó là ai, nhưng giới phân tích cho rằng đó là Trung Quốc và Nga.


Nếu khả năng này diễn ra, thì đấy sẽ là một thay đổi quan trọng của Philippines, nước từ 50 năm nay, chủ yếu mua vũ khí từ Mỹ./


Philippines 'không tuần tra chung với Mỹ'


image034

Image copyright Getty Images Image caption Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố hôm 13/9 rằng sẽ không cho phép quân đội tuần tra với nước ngoài tại vùng Biển Đông tranh chấp.


Tuyên bố này dường như đồng nghĩa việc hủy thỏa thuận mà tổng thống tiền nhiệm có với Mỹ đầu năm 2016.


Ông Duterte cũng nói đang cân nhắc mua thiết bị quốc phòng của Nga và Trung Quốc.


Tổng thống Philippines nói ông chỉ muốn quân đội tuần tra trong lãnh hải không quá 12 hải lý, chứ không đi vào vùng biển tranh chấp.


Ông tuyên bố phản đối việc cho quân đi cùng quân nước ngoài như Mỹ và Trung Quốc trong các cuộc tuần tra chung.


Báo Philippine Star nhận định giống như các tuyên bố khác về an ninh, ông Duterte không nói chi tiết.


Nhưng việc ông bác bỏ tuần tra chung có vẻ đi ngược lại thỏa thuận mà Mỹ và Philippines loan báo hồi tháng Tư.


Khi đó, lúc thăm Manila, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tiết lộ tàu Mỹ đã tuần tra chung với Philippines ở Biển Đông.


Trong diễn văn phát trên truyền hình, với khán giả là sĩ quan tại Manila, ông Duterte nói ông muốn mua vũ khí “ở đâu rẻ, không có điều kiện, minh bạch”.


“Tôi không cần máy bay chiến đấu, F-16, chả có ích gì.”


“Chúng ta không định chiến đấu chống nước nào.”


Từ năm 1950, 75% nhập khẩu vũ khí của Philippines là từ Mỹ./ (theo BBC 14 tháng 9 2016)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Hillary Clinton 'không ủng hộ TPP'


image036

Image copyright Reuters Image caption Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đã chính thức là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ


Cố vấn thân cận về ngoại giao của bà Hillary Clinton khẳng định bà sẽ không ủng hộ thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu trở thành Tổng thống Mỹ.


TPP là nỗ lực của Tổng thống Mỹ Barack Obama, tập hợp 12 nước thành viên, trong đó có Việt Nam.


Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này.


Tuy vậy, tại Mỹ vẫn không chắc TPP sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua hay không.


Trả lời phóng viên BBC Vincent Ni, bà Laura Rosenberger, cố vấn ngoại giao của bà Hillary Clinton, khẳng định bà Clinton sẽ không ủng hộ TPP nếu trở thành tổng thống Mỹ.


“Bà Clinton tin rằng các thỏa thuận thương mại cần có lợi cho nhân dân Mỹ. Bà có ba trắc nghiệm cho bất kỳ thỏa thuận nào: nó cần tạo ra việc làm cho người Mỹ, cần tăng lương cho người lao động Mỹ, và nó cần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ.”


image038

Image copyright AFP Image caption Chính phủ Việt Nam ủng hộ gia nhập TPP


“Khi xem bản chung cuộc của TPP, bà thấy nó không đáp ứng được ba trắc nghiệm trên. Vì thế bà quyết định rằng bà không thể ủng hộ.”


Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau.”


Khi được hỏi liệu việc này có làm các nước như Việt Nam thất vọng, bà Laura Rosenberger cho rằng quan hệ của Hoa Kỳ với các nước trong vùng châu Á “rất đa dạng, sâu sắc”.


“Thương mại không phải là điều duy nhất trong quan hệ. Với Việt Nam, chúng tôi đã thúc đẩy quan hệ về cả ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, ngoại giao nhân dân.”


Bà đề cập ví dụ chương trình Peace Corps vừa mới được phép mở tại Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama hồi tháng Năm.


“Bà Clinton quyết tâm làm sâu sắc thêm quan hệ với khu vực. Khi còn là ngoại trưởng, bà tin rằng Hoa Kỳ chưa có mặt đủ ở châu Á, một khu vực có tiềm năng to lớn trong thế kỷ 21.”


“Hoa Kỳ cần đầu tư đủ vào khu vực. Nếu trở thành tổng thống, bà sẽ tiếp tục điều này.”


Phán quyết The Hague


Trong cuộc phỏng vấn tại Mỹ của phóng viên Vincent Ni, cố vấn ngoại giao của bà Clinton, người từng nhiều năm làm tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nhắc lại khi còn là ngoại trưởng, bà Clinton can dự rất sâu trong vấn đề Biển Đông.


"Mọi người còn nhớ năm 2010 bà đến Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh khu vực và đã đề ra những nguyên tắc chung mà bà cho rằng quan trọng cho Hoa Kỳ và khu vực.”


“Phán quyết gần đây của tòa ở The Hague, về nhiều mặt, đã chứng thực cho những nguyên tắc mà bà từng đề ra.”


“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đứng cạnh các đồng minh và đối tác để giúp bảo đảm tranh chấp được giải quyết trong hòa bình. Đây là điều rất quan trọng với bà.”


Trung Quốc đã tuyên bố nước này không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague về vụ kiện của Philippines tại Biển Đông. / (theo BBC 29 tháng 7 2016)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Việt Nam 13 tháng 9/2016


Liên minh chính trị, quân sự Trung - Nga đã hình thành?


*  Trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Cá nhân tôi, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào nước bạn Nga”.


(GDVN) - Phát biểu của ông Tập Cận Bình cho thấy mong muốn của Bắc Kinh "hợp thức hóa mối quan hệ đã tồn tại và nghĩa vụ với nhau".


Đó là câu hỏi được Sputnik News đặt ra trong bài viết đăng ngày 9/9. Sputnik News cho hay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Nga tăng cường hợp tác song phương toàn diện, hỗ trợ lẫn nhau về chính trị trong cuộc họp với Tổng thống Putin bên lề hội nghị G-20.


Sputnik News dẫn lời nhà phân tích chính trị Rostislav Ishchenko, người đứng đầu Trung tâm Hệ thống phân tích - dự báo nói với RIA Novosti: 


"Trên thực tế một liên minh chính trị và quân sự giữa Nga và Trung Quốc đã tồn tại trong một thời gian dài và nó không phải là một bí mật với bất kỳ ai.


Tin đồn đã nhiều lần nổi lên rằng, điều này có thể sẽ được chính thức hóa.


Tuy nhiên tại hội nghị thượng đỉnh G-20 gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tiên đề cập đến sự cần thiết phải "chính thức hóa quan hệ", công khai như sự thừa nhận của truyền thông và chính trị Trung Quốc".


image039

Lính Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm đảo, ảnh minh họa: SCMP.


Ishchenko tin rằng, phát biểu của ông Tập Cận Bình cho thấy mong muốn của Bắc Kinh "hợp thức hóa mối quan hệ đã tồn tại và nghĩa vụ với nhau".


Lời đề nghị của Trung Quốc muốn củng cố tình hữu nghị với Nga nên được xem xét trong bối cảnh địa chiến lược lớn hơn. Đó là vai trò và ảnh hưởng quốc tế của Mỹ.


Những xu hướng địa chiến lược có thể khiến quá trình "chính thức hóa mối quan hệ đồng minh" giữa Nga và Trung Quốc sẽ là một quá trình phức tạp, nhưng một điều ước cuối cùng cũng sẽ được kỳ kết. [1]


Nga muốn tìm kiếm điều gì khi tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông?


Nga và Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận chung 8 ngày trên Biển Đông từ hôm nay 12/9. 


The Interpreter ngày 12/9 bình luận, đây là một quyết định khó hiểu của Moscow khi đưa chiến hạm đến vùng biển "nóng nhất châu Á", nhất là sau khi có phát biểu của Tổng thống Putin ủng hộ Trung Quốc chống lại Phán quyết Trọng tài.


Sự tham gia của một tàu đổ bộ Nga có lẽ là khía cạnh quân sự đáng chú ý nhất. Theo hải quân Trung Quốc, đổ bộ chiếm đảo là một trong những nội dung của cuộc tập trận chung diễn ra trong tuần này. [2]


Mặc dù Bộ Ngoại giao Nga khẳng định rằng, Moscow không đứng về phía nào trong các bên "tranh chấp lãnh thổ" ở Biển Đông, nhưng Russia Byond the Headlines ngày 8/8 dẫn lời một số chuyên gia Nga cho hay, thực tế chưa chắc đã phải như thế.


Chuyên gia quân sự Viktor Litovkin nói với tờ báo này:


"(Dù) tình nguyện hay miễn cưỡng, Nga đã ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc đối với các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.


Việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc sẽ cung cấp cho Nga khả năng chống lại các tên lửa SM-3, Tomahawk từ các tàu hải quân Mỹ."


Washington bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải là mâu thuẫn với (cái gọi là) lợi ích của Trung Quốc trong khu vực.


Các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) sẽ loại bỏ khả năng của các tàu chiến Mỹ trong việc điều hướng tại vùng biển này, Russia Byond the Headlines nhận định.


Alexey Maslove, một nhà nghiên cứu từ trường Higher School of Economics (National Research University), Moscow, Liên bang Nga nhận xét:


"Trong tương lai gần, khu vực này sẽ trở thành "sân nhà" cho cụm tàu sân bay Trung Quốc. Nga gần đây đã cố gắng tăng cường đáng kể hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự với Bắc Kinh.


Mục tiêu hiện tại của cuộc tập trận là để kiểm tra khả năng của các lực lượng hải quân hai nước trong việc hợp tác với nhau, giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự trong tương lai.


Tuy nhiên một liên minh như vậy không có khả năng giống như mô hình NATO."


Theo ông, Bắc Kinh và Moscow phát triển hợp tác trong lĩnh vực quân sự với tốc độ cao hơn nhiều so với hợp tác kinh tế. [3] (theo Hồng Thủy)

Tài liệu tham khảo:


[1]https://sputniknews.com/politics/20160909/1045123551/china-russia-alliance.html


[2]http://www.lowyinterpreter.org/post/2016/09/12/Russia-over-a-South-China-Sea-barrel.aspx


[3]http://rbth.com/international/2016/09/08/russia-could-gain-from-backing-china-in-south-china-sea-disputes-experts_628057


image040

Hình minh họa, ảnh: Internet, chưa rõ tác giả.

 


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Moscow 13 tháng 9/2016


Vì sao Nga nhẩy vào biển Nam Hải?


*  Trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Cá nhân tôi, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào nước bạn Nga”.


image042

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (p) nghênh đón tổng thống Nga Vladimir Putin trước buổi chụp hình các lãnh đạo về dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu (Trung Quốc) ngày 04/09/2016.Greg BAKER / AFP


Putin ủng hộ Trung Quốc chống Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông


(GDVN) - Phát biểu của Putin không làm thay đổi giá trị và hiệu lực của phán quyết trọng tài, mà nó chỉ làm thay đối cái nhìn và đánh giá của nhiều người về ông và...


Sputnik News ngày 5/9 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, chống lại Phán quyết Trọng tài hôm 12/7 và phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của một bên thứ ba vào Biển Đông.


Ông Vladimir Putin được Sputnik News dẫn lời cho biết:


"Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi đã phát triển sự tin cậy lẫn nhau, quan hệ rất thân thiện. Nhưng ông không bao giờ, tôi muốn nhấn mạnh điều này, không bao giờ tiếp cận tôi với yêu cầu bằng cách nào đó hãy bình luận, bằng cách nào đó hãy can thiệp vào vấn đề này.


Chúng tôi tất nhiên có ý kiến của riêng mình về vấn đề này. Đó là, trước hết chúng tôi không can thiệp vào, và chúng tôi tin rằng bất kỳ sự can thiệp của một sức mạnh không phải từ khu vực chỉ gây thiệt hại cho việc giải quyết những vấn đề này.


image043

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi họp báo tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Sputnik News.


Sự can thiệp của bên thứ ba không nằm trong khu vực, theo ý kiến của tôi, là có hại và phản tác dụng. Chúng tôi đoàn kết và hỗ trợ lập trường của Trung Quốc về vấn đề này - không công nhận Phán quyết của Tòa Trọng tài.


Đây không phải là một vấn đề chính trị, mà là thuần túy pháp lý. Nó có liên quan đến một thực tế rằng bất kỳ một thủ tục tố tụng trọng tài nào đều phải được khởi xướng bởi các bên tranh chấp, trong khi Tòa Trọng tài cần nghe những lập luận và quan điểm của các bên tranh chấp.


Như bạn đã biết, Trung Quốc đã không chấp nhận giải quyết qua cơ chế trọng tài ở Lahay và không ai nghe thấy lập trường của họ ở đó. Làm thế nào bạn có thể nhận thấy những phán quyết này là công bằng? 


Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc về những vấn đề này", Putin nói với các phóng viên trong một buổi họp báo bên lề G-20 tại Hàng Châu, Trung Quốc. [1]


Bởi lẽ đích thị Nga là một bên thứ 3 nằm ngoài khu vực, bởi lẽ Nga đang can thiệp trực tiếp vào vấn đề Biển Đông bằng cách chống lại một phán quyết trọng tài có hiệu lực pháp lý quốc tế của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982.


Tuy nhiên phát biểu của Putin không làm thay đổi giá trị và hiệu lực của phán quyết trọng tài, mà nó chỉ làm thay đối cái nhìn và đánh giá của nhiều người về ông và vị thế của nước Nga ngày nay. 


Có thể nhiều nhà phân tích tin rằng, sau G-20 một liên minh Trung - Nga chống lại trật tự quốc tế hậu Chiến tranh Thế giới II mà Bắc Kinh và Moscow tin là do Washington dẫn đầu, sẽ hình thành hoặc đã hình thành.


Thậm chí có người tin sự cải thiện quan hệ Trung - Nga dưới thời Putin - Tập Cận Bình chống Mỹ và phương Tây không khác gì việc Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Trung Quốc năm 1972 để hình thành một "liên minh" chống Liên Xô.


Tuy nhiên người viết đồng ý với nhận định của nhà nghiên cứu Nga Alexander Gabuev từ Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Canegie ở Mowscow trên South China Morning Post ngày 15/8 rằng, Trung - Nga không có khả năng trở thành đồng minh.


Nga cần thị trường, nguồn vốn của Trung Quốc, cần bán vũ khí cho Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng có thể cung cấp một số linh kiện thiết bị quân sự cho Nga. Còn theo người viết, Bắc Kinh cần tiếng nói của Moscow để vớt vát lại thể diện sau Phán quyết Trọng tài 12/7.


Năm 1950 Mao Trạch Đông đi Moscow ký Hiệp ước Hữu nghị, liên minh và tương trợ lẫn nhau với Liên Xô. Chỉ 10 năm sau, năm 1960 Mao Trạch Đông và Khrushchev cãi nhau, xúc phạm nhau ngay tại Đại hội Đảng Cộng sản Rumani. 


10 năm tiếp theo, năm 1970 Mao Trạch Đông tìm cách quay sang bắt tay với Mỹ chống Liên Xô. Năm 1979 Trung Quốc liên minh với Pakistan và Mỹ chống lại Liên Xô trong cuộc chiến tại Afghanistan.


Việt Nam cũng từng là nạn nhân của cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược giữa các siêu cường, nên hơn ai hết cần đề cao cảnh giác, dùng luật pháp quốc tế làm căn cứ để xem xét, ứng xử với các vấn đề quốc tế và khu vực. (theo Hồng Thủy )


Tài liệu tham khảo:


[1]http://sputniknews.com/world/20160905/1044988523/russia-china-putin.html


[2]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2002840/russian-president-vladimir-putin-tops-chinas-guest-list



* 19/9/2016: Nga, Trung Quốc diễn tập phòng không, chống tàu ngầm



image002

Ảnh tư liệu - Cuộc diễn tập hải quân Trung Quốc và Nga năm 2014.

Các lực lượng hải quân của Trung Quốc và Nga hôm 17/9, tiếp tục cuộc thao dượt chung, chú trọng vào khía cạnh phòng thủ và chống tàu ngầm trên biển Đông ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.

Tham gia cuộc tập trận này có các tàu khu trục trang bị tên lửa, các tàu chống tàu ngầm, máy bay trực thăng và các tàu ngầm thông thường.

Theo báo chí Trung Quốc, các tàu trên được chia thành hai nhóm, và cuộc đối đầu giả tưởng được tiến hành ngoài khơi bờ biển phía đông thuộc tỉnh Quảng Đông.

Một quan chức cấp cao tham gia cuộc thao dượt nói rằng cuộc diễn tập được thực hiện theo kịch bản thật, và đã đạt được mục tiêu đề ra.

Trung Quốc và Nga tiến hành cuộc tập trận kéo dài từ ngày 13 tới 19/9.

Trong khi các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam bày tỏ quan ngại về cuộc thao dượt chung giữa Bắc Kinh và Moscow, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói hôm 12/9 rằng nó “không nhắm vào một bên thứ ba nào”.

Một số chuyên gia cho rằng cuộc tập trận hải quân chung của Trung Quốc và Nga chỉ “có tính biểu tượng” và “chưa cho thấy sự tin cậy lẫn nhau” giữa hai nước.

Đây là cuộc tập trận thường niên thứ 5 giữa Trung Quốc và Nga kể từ năm 2012 sau khi hai nước thiết lập cơ chế hợp tác quốc phòng vào năm 2005./

VOA 18.09.2016 Theo Xinhua, SCMP

Đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận"

21/9: Duterte đổi giọng

Ông Duterte: Philippines cần Mỹ ở lại Biển Đông

 (GDVN) - Tôi thực sự không biết những gì xảy ra với người Mỹ, về cách họ nhìn chúng tôi. Họ nhìn xuống chúng tôi từ bên trên.

Philstar ngày 21/9 đưa tin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua tuyên bố, ông không tìm kiếm sự rút quân của Mỹ khỏi Philippines. Manila cần đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ bảo vệ đất nước chống lại sự xâm nhập trên Biển Đông.

Phát biểu tại Sư đoàn bộ binh 10 ở Mawab, ông Rodrigo Duterte giải thích: "Tôi chưa bao giờ nói Mỹ hãy ra khỏi Philippines. Hơn hết, chúng ta cần họ ở Biển Đông."

Ngày 12/9 tại Điện Malacañang ông Duterte nói, ông muốn các binh sĩ Mỹ rời Minadanao vì họ có thể bị phiến quân bắt cóc.

Sau vài ngày, Duterte làm rõ hơn khi đến Bulacan, ông muốn quân đội Mỹ rời khỏi Mindanao để chính phủ của ông có không gian đàm phán với phiến quân Moro. Duterte khẳng định, ông không chống Mỹ.



image006

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: The Telegraph. "Đó là lý do tại sao tôi đã nói họ nên rời Mindanao. Tôi không bao giờ nói họ: Đi ra ngoài." Ông Duterte phân trần.

Băn khoăn về Hoa Kỳ

Theo Rodrigo Duterte, chính phủ của ông chưa sẵn sàng cho chiến tranh, xung đột vì Philippines không đủ thiết bị để đương đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến.

"Chúng tôi không có vũ khí. Nhưng chúng tôi cũng không sẵn sàng đi đến chiến tranh với Trung Quốc. Theo như những gì tôi đang quan tâm, tôi chống lại nó, bởi vì nó sẽ chỉ là một vụ thảm sát." Tổng thống Philippines nói.

Ông than thở rằng, trong khi quân đội Philippines mua sắm máy bay chiến đấu dưới thời người tiền nhiệm, không hiểu sao những máy bay này không có đủ hỏa lực như tên lửa:

"Vấn đề là họ không muốn cho chúng ta tên lửa. Chúng tôi đã nhận chúng từ Hàn Quốc, chính xác, nhưng Hàn Quốc sẽ không bán cho chúng tôi mà không có sự đồng ý của Mỹ.

Máy bay của chúng tôi chỉ để trưng bày, nó không có tên lửa nên chúng tôi không thể sử dụng nó. Tôi thực sự không biết những gì xảy ra với người Mỹ, về cách họ nhìn chúng tôi. Họ nhìn xuống chúng tôi từ bên trên." [1]

Áp lực phải tuần tra vùng đặc quyền kinh tế

Cũng trên tờ Philstar hôm nay 21/9 đưa ý kiến của Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, cần phải hỏi ông Rodrigo Duterte, tại sao ông không muốn thực thi Phán quyết Trọng tài bằng cách tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, dù nước ông là bên đi kiện, thắng kiện:

"Tháng Bảy vừa qua, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague đã phán quyết rằng, yêu sách "quyền lịch sử" Trung Quốc đưa ra trong đường chín đoạn không có cơ sở pháp lý.

Australia đã phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của Bắc Kinh vì kêu gọi họ tuân thủ Phán quyết Trọng tài và hỗ trợ nhà cầm quyền Philippines đưa vụ kiện ra cơ quan tài phán trước đó.

Câu hỏi cần đặt ra với Philippines hiện nay là, họ đang làm những gì để củng cố Phán quyết Trọng tài?

Các bạn không ngạc nhiên khi Philippines không tuần tra vùng đặc quyền kinh tế mà Tòa đã phán quyết là thuộc quyền chủ quyền của họ?

Tòa Trọng tài thấy rằng, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines, còn bây giờ Philippines lại rút (hoạt động tuần tra) khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ."

Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio bình luận, Hiến pháp Philippines ủy quyền cho nhà nước phải bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế quốc gia. 

Ông Rodrigo Duterte đứng đầu nhà nước, đã tuyên thệ bảo vệ hiên pháp thì phải bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế quốc gia. Nhất là khi Phán quyết Trọng tài đã làm rõ, vùng đặc quyền kinh tế Philippines không có tranh chấp với Trung Quốc, đường 9 đoạn không có cơ sở pháp lý.

Trung Quốc chỉ là kẻ ngụ cư, ở nhờ trên Biển Đông, không có quyền hợp pháp để hiện diện tại đây. Nếu nói rằng vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vẫn tranh chấp là cách lật đổ Phán quyết Trọng tài. [2]

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.philstar.com/headlines/2016/09/21/1625911/we-need-us-south-china-sea-duterte


[2]http://www.philstar.com/opinion/2016/09/21/1625897/charter-requires-patrolling-eez


(theo Hồng Thủy  21/09/16)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

Thế trận Biển Đông đang thay đổi

20/09/2016


image008

Quân đội Trung Quốc và Nga tập trận tấn công đổ bộ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 14-9 - Ảnh: REUTERS

 

TTO - Tín hiệu đầu tiên đó là Philippines không còn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, thay vào đó Manila chọn con đường đối thoại song phương.

Theo báo Philippines Star, trong cuộc gặp với giới kiều bào tại Đại sứ quán Philippines ở Washington (Mỹ) cuối tuần qua, Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết Manila đang âm thầm dàn xếp với Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao nhằm tiến tới đàm phán song phương vô điều kiện về tranh chấp trên Biển Đông.

Việc Manila thay đổi cách tiếp cận vấn đề Biển Đông kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền khiến đồng minh và các nước ủng hộ lập trường của họ bối rối.

“Cần đối thoại song phương”

Tại cuộc gặp ở Đại sứ quán Philippines tại Washington, Ngoại trưởng Yasay giải thích thêm do quân đội Philippines được trang bị thua kém nên “không thể thắng Trung Quốc trong bất cứ trận chiến nào”, đây cũng là lý do tại sao Tổng thống Duterte trước đó ra lệnh cho hải quân Philippines không được tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông.

Ông Yasay giải thích thêm rằng từ góc nhìn của Bắc Kinh, có thể xem tuần tra chung là “một động thái khiêu khích”, khiến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình càng trở nên khó khăn. “Điều quan trọng là chúng ta phải nói chuyện với họ (Trung Quốc)” - ông Yasay nhấn mạnh.

Trước đó, phát biểu tại tọa đàm ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington, Ngoại trưởng Yasay nói Philippines chưa sẵn sàng đàm phán vì Bắc Kinh không muốn đưa vào nghị trình phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

“Quan điểm của chúng tôi là không đàm phán ngoài khuôn khổ phán quyết của Tòa trọng tài. Chúng tôi đang làm tất cả để đảm bảo đàm phán song phương (với Trung Quốc) sẽ diễn ra” - ông Yasay khẳng định.

Tuy nhiên ông Yasay không nói rõ Manila sẽ làm cách nào nếu Bắc Kinh không đồng ý. Cũng theo Ngoại trưởng Yasay, quan hệ Philippines - Trung Quốc không chỉ giới hạn ở mỗi tranh chấp lãnh hải. Hai nước còn các lĩnh vực đáng quan tâm khác như đầu tư, thương mại, du lịch... nếu thảo luận các vấn đề này trước có thể mở ra cánh cửa đàm phán về những bất đồng.

Trung Quốc cảnh cáo Nhật

Trong một diễn biến khác, cuộc tập trận hải quân quy mô nhất từ trước đến nay giữa Trung Quốc và Nga (Joint Sea-2016) diễn ra trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vừa kết thúc ngày 19-9.

Theo trang Sputnik của Nga, sự kiện này được lên kế hoạch trước vài tháng và trùng với kế hoạch diễn tập tuần tra “Tự do hàng hải” giữa Mỹ và Nhật Bản ở Biển Đông. Bắc Kinh nhiều lần cảnh báo Tokyo không được bước qua “lằn ranh đỏ” này nếu không muốn “gánh hậu quả”.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 17-9 cũng đồng loạt chỉ trích dữ dội sự can thiệp của Tokyo sau khi Bộ trưởng quốc phòng Tomomi Inada, trong chuyến thăm Mỹ hôm 15-9, tuyên bố Lực lượng phòng vệ Nhật sẽ tăng cường can dự vào Biển Đông thông qua hoạt động tuần tra chung với hải quân Mỹ.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu mô tả động thái này là “ngoại giao pháo hạm” và đe dọa Bắc Kinh có thể phản ứng bằng cách tăng tốc quân sự hóa hoặc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Trong kịch bản ADIZ, tờ báo Trung Quốc còn giải thích thêm “tàu chiến Nhật sẽ là mục tiêu chính của Trung Quốc”. “Chiến đấu cơ Trung Quốc có thể được triển khai bay ở độ cao thấp trên các con tàu Nhật để gây áp lực” - Thời báo Hoàn Cầu mô tả.

Ông Trương Bảo Huy, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Lingnan (Hong Kong), nhận xét sự hiện diện của Nhật ở Biển Đông sẽ không tác động đến hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc, tuy nhiên các chiến dịch hàng hải của Nhật có thể gây ra các kịch bản nguy hiểm.

Ông Trương cũng cho rằng mối quan tâm của Nhật đối với Biển Đông chủ yếu xuất phát từ lợi ích chiến lược vì họ không muốn Trung Quốc độc chiếm (?) tuyến hàng hải với 5.000 tỉ USD hàng hóa đi qua mỗi năm.

“Chúng ta không thể loại trừ tình huống tàu Trung Quốc đâm tàu Nhật hoặc có hành động cản đường. Trung Quốc chưa có hành động trực tiếp nào đối với Mỹ nhưng Nhật Bản là một câu chuyện khác. (Ông TRƯƠNG BẢO HUY (giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Lingnan, Hong Kong)

PHÚC LONG

20 Tháng Mười 2023(Xem: 1570)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1840)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”