Một cái nhìn mới lạ về VN - Hillary Clinton: 'không ủng hộ TPP'

31 Tháng Bảy 20165:10 CH(Xem: 13296)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 01  AUGUST 2016


Một cái nhìn mới lạ về VN - Hillary Clinton: 'không ủng hộ TPP'


image005

TT Obama và bộ tham mưu họp tại Phủ chủ tịch Hà Nội hôm 23/5/2016.


Hillary Clinton 'không ủng hộ TPP'


image007

Image copyright Reuters Image caption Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đã chính thức là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ


Cố vấn thân cận về ngoại giao của bà Hillary Clinton khẳng định bà sẽ không ủng hộ thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu trở thành Tổng thống Mỹ.


Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đã chính thức là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, và sẽ tranh chức tổng thống với ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.


TPP là nỗ lực của Tổng thống Mỹ Barack Obama, tập hợp 12 nước thành viên, trong đó có Việt Nam.


Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này.


Tuy vậy, tại Mỹ vẫn không chắc TPP sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua hay không.


Trả lời phóng viên BBC Vincent Ni, bà Laura Rosenberger, cố vấn ngoại giao của bà Hillary Clinton, khẳng định bà Clinton sẽ không ủng hộ TPP nếu trở thành tổng thống Mỹ.


“Bà Clinton tin rằng các thỏa thuận thương mại cần có lợi cho nhân dân Mỹ. Bà có ba trắc nghiệm cho bất kỳ thỏa thuận nào: nó cần tạo ra việc làm cho người Mỹ, cần tăng lương cho người lao động Mỹ, và nó cần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ.”


image009

Image copyright AFP Image caption Chính phủ Việt Nam ủng hộ gia nhập TPP


“Khi xem bản chung cuộc của TPP, bà thấy nó không đáp ứng được ba trắc nghiệm trên. Vì thế bà quyết định rằng bà không thể ủng hộ.”


Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau.”


Khi được hỏi liệu việc này có làm các nước như Việt Nam thất vọng, bà Laura Rosenberger cho rằng quan hệ của Hoa Kỳ với các nước trong vùng châu Á “rất đa dạng, sâu sắc”.


“Thương mại không phải là điều duy nhất trong quan hệ. Với Việt Nam, chúng tôi đã thúc đẩy quan hệ về cả ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, ngoại giao nhân dân.”


Bà đề cập ví dụ chương trình Peace Corps vừa mới được phép mở tại Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama hồi tháng Năm.


“Bà Clinton quyết tâm làm sâu sắc thêm quan hệ với khu vực. Khi còn là ngoại trưởng, bà tin rằng Hoa Kỳ chưa có mặt đủ ở châu Á, một khu vực có tiềm năng to lớn trong thế kỷ 21.”


“Hoa Kỳ cần đầu tư đủ vào khu vực. Nếu trở thành tổng thống, bà sẽ tiếp tục điều này.”


Phán quyết The Hague


Trong cuộc phỏng vấn tại Mỹ của phóng viên Vincent Ni, cố vấn ngoại giao của bà Clinton, người từng nhiều năm làm tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nhắc lại khi còn là ngoại trưởng, bà Clinton can dự rất sâu trong vấn đề Biển Đông.


"Mọi người còn nhớ năm 2010 bà đến Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh khu vực và đã đề ra những nguyên tắc chung mà bà cho rằng quan trọng cho Hoa Kỳ và khu vực.”


“Phán quyết gần đây của tòa ở The Hague, về nhiều mặt, đã chứng thực cho những nguyên tắc mà bà từng đề ra.”


“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đứng cạnh các đồng minh và đối tác để giúp bảo đảm tranh chấp được giải quyết trong hòa bình. Đây là điều rất quan trọng với bà.”


Trung Quốc đã tuyên bố nước này không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague về vụ kiện của Philippines tại Biển Đông.


image011

Image copyright Reuters Image caption Người Philippines vui mừng vì phán quyết ở Hague, nhưng Trung Quốc nói không công nhận


Nhưng trả lời BBC, bà Laura Rosenberger cho rằng Hoa Kỳ có thể có tác động quan trọng.


“Hoa Kỳ giúp đồng minh và đối tác có niềm tin rằng chúng tôi ở bên cạnh họ, và gửi tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc là không thể phá vỡ quy tắc.”


“Anh không thể bỏ qua phán quyết của một tòa án là một phần của hiệp định mà anh đã ký. Anh không thể phá vỡ quy tắc thương mại của WTO, không thể phá vỡ quy tắc về nhân quyền.”


“Bà Clinton rất coi trọng làm sao Trung Quốc sẽ là đối tác xây dựng và tuân thủ các quy tắc.”


Nói về quan hệ tương lai với Việt Nam, bà Laura Rosenberger nhận định Việt Nam đang có mối quan hệ “rất quan trọng, rất tiềm năng” với Hoa Kỳ.


“Nhưng tôi cũng nghĩ rằng Việt Nam cũng cần có thêm những bước về cải tổ, tôn trọng nhân quyền. Đó là những khía cạnh được bà Clinton quan sát kỹ.”


“Nhưng bà rất ủng hộ và khi là ngoại trưởng, bà đã khuyến khích mối quan hệ phát triển rộng và sâu hơn.”/ (BBC 29/7/16)

20 Tháng Mười 2023(Xem: 1570)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1840)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”