Các bài viết của Ts Vũ Cao Phan, Trương Nhân Tuấn, Trần Công Trục về phán quyết của PCA đối với VN

21 Tháng Bảy 20169:19 CH(Xem: 14059)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 22  JULY 2016


image008image010

Image caption - Ảnh trên: Bản đồ phân biệt hai nhóm đảo Hoàng Sa tây (Nguyệt Thiềm) và Hoàng Sa đông (nhóm An Vĩnh, đảo Phú Lâm nằm ở nhóm này) nằm cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý. Ảnh dưới: Hải đồ trận hải chiến 19/1/1973.


- Nhắc lại: Trước đây trên báo Văn Hóa, viết về trận hải chiến ở phía tây Hoàng Sa (nhóm Nguyệt Thiềm) giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng ngày 19/1973, có bài viết với đề tựa: "Hải chiến bất phân thắng bại" sao lại bỏ Hoàng Sa?


- Năm 1947, Tưởng Giới Thạch Tổng thống chính quyền Trung Hoa Dân quốc tự vẽ ra năm 1947, đưa quân ra chiếm đóng đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa phía đông.


- Năm 1949, Mao Trạch Đông đánh bại họ Tưởng, Tưởng chạy ra Đài Loan kéo quân ở Phú Lâm về, Mao bèn đưa quân ra chiếm Phú Lâm.


- Tháng 9 năm 1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu theo lệnh của Vua Bảo Đại dẫn đầu đoàn Quốc gia Việt Nam tham gia hội nghị 51 nước tại San Francisco giải quyết vấn đề Nhật trả lại các thực thể địa lý cho Đồng minh và các quốc gia bị Nhật chiếm đóng; nhưng Thủ tướng Hữu không đòi lại được Hoàng Sa và Trường Sa cho Quốc gia Việt Nam; năm sau đó ông bị vua Bảo Đại "cách chức".


- Năm 1954 khi Pháp thất trận Điện Biên Phủ ký kết Hiệp định Geneve đã bàn giao Hoàng Sa lại cho chính quyền  nam Việt Nam là Việt Nam Cộng Hòa, nhưng chưa thấy văn kiện nào Sàigon đòi lại toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mà chỉ đưa quân ra đóng ở phía Hoàng Sa tây. (Văn Hóa phân biệt ra 2 phía tây Hoàng Sa và đông Hoàng Sa - tính từ kinh tuyến 112 bắc chạy thẳng xuống vĩ tuyến 16 nam).


- Năm 1958, trong "Công hàm" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Đồng thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai Trung cộng biết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "tán thành" và "tôn trọng" "bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.


- Từ tháng 7 năm 2012, Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa đặt dưới sự cai quản của thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam.


- Ngày 12/7/2016, phán quyết của tòa PCA kết luận về tính pháp lý và qui chế các "đảo - đá" ở biển "nam Trung Hoa"./


* Gõ vào mục tìm kiếm trên báo Văn Hóa hàng chữ :"Cổ Tấn Tinh Châu" xem thêm các bài viết về Hoàng Sa tây.


Cựu Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu: Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại đảo Ducan Hoàng Sa năm 1959.



image012
Image caption - Thủy quân Lục chiến VNCH đổ bộ tái chiếm đảo Duy Mộng. Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và Hải quân quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa tây. Ảnh tư liệu của VH.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Có thể làm gì sau phán quyết tòa PCA?


TS. Vũ Cao Phan Nhà nghiên cứu, Đại học Bình Dương


 

image014

Image copyright Reuters Image caption Người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm và cảm xúc của mình sau khi tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết hôm 12/7.


Việt Nam không phải là một bên theo đuổi vụ kiện mà Tòa Trọng tài (PCA) đã đưa ra phán quyết “có tính ràng buộc pháp lý và chung thẩm” ngày 12/7/2016 nhưng chắc chắn Việt Nam đã hưởng lợi từ phán quyết ấy không ít.


Vấn đề là từ đó, nước này sẽ tận dụng quyền của mình như thế nào, huy động khả năng của mình đến đâu để tranh đấu cho lợi ích của chính mình.


Đây là một vụ kiện và người kiện – Philippines – đã giành được công lý nên nhiều người đã nghĩ ngay tới việc Việt Nam cần đưa Trung Quốc ra tòa, chẳng hạn nên bắt đầu ngay bằng vụ Hoàng Sa, nơi mà các bằng chứng lịch sử và pháp lý đều đứng về phía Việt Nam?


Các kiện cáo về chủ quyền cũng có thể đi đường vòng, và còn có thể tìm đến các tòa án khác ngoài PCA như Tòa án quốc tế về Công ước Luật biển (ITLOS), hay tòa cao nhất, Tòa Công lý quốc tế (ICJ) của Liên Hợp Quốc nhưng đều vướng các chế tài tương tựTS. Vũ Cao Phan


Tòa PCA được lập ra do Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc và việc phục vụ Công ước ấy không cho phép Tòa tham gia vào các vụ kiện tụng tranh chấp chủ quyền đầy rắc rối hoặc chỉ tham gia với hai điều kiện cần và đủ: các bên đều thừa nhận có tranh chấp và thuận đưa tranh chấp ấy ra tòa sau khi đã không thương lượng, đàm phán được với nhau.


Còn một điều kiện thứ ba không hoàn toàn bắt buộc nữa: trưng cầu dân ý với dân bản địa tại khu vực tranh chấp (khái niệm bản địa lại cũng gây tranh chấp) như đối với các vụ kiện tụng về Manvinat/Falkland, Gibraltar, Tây Sahara…


Với một đội ngũ luật sư mà Trung Quốc phải thừa nhận là giỏi nhất thế giới và tiếc nuối vì đã tìm đến trễ, Philippines ra hầu tòa không phải để yêu cầu chủ quyền mà để hỏi xem những gì mà người khác (Trung Quốc) đã làm trên Biển Đông có phù hợp với UNCLOS – Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc hay không.


Chỉ đặt vấn đề như vậy, nhưng Philippines vẫn hồi hộp vì một quy định của Công ước (Điều 288), rằng việc có thẩm quyền để xét xử hay không phải do “chính tòa án (được thành lập theo Công ước) quyết định” và họ đã vỡ òa khi ngày 29/10/2015 tòa này ra phán quyết khẳng định họ có thẩm quyền.


Và như ta đã biết, mặc dù các phán quyết vừa qua của PCA như vấn đề tính pháp lý của đường 9 đoạn, quy chế của các cấu trúc trên Biển Đông… không phải là phán quyết về chủ quyền nhưng Trung Quốc vẫn gân cổ cãi, “không chấp nhận, không thừa nhận, không thi hành”.


Các kiện cáo về chủ quyền cũng có thể đi đường vòng, và còn có thể tìm đến các tòa án khác ngoài PCA như Tòa án quốc tế về Công ước Luật biển (ITLOS), hay tòa cao nhất, Tòa Công lý quốc tế (ICJ) của Liên Hợp Quốc nhưng đều vướng các chế tài tương tự. Điều quan trọng nữa là Chính phủ có vượt qua được chính mình trong quyết tâm tìm đến công lý? Như thế ta có thể hiểu rằng việc kiện tụng, đưa nhau ra tòa là một việc hoàn toàn không đơn giản, không dễ dàng.


Đàm phán khả thi hơn kiện?


image016

Image copyright AFP Image caption Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông dựa trên lập trường đi kèm một bản đồ đường chín đoạn (hay đứt đoạt hoặc Lưỡi Bò) ở khu vực tranh chấp này.


Trong khi đó, con đường thương lượng, đàm phán để tìm đến chân lý là khả thi hơn, nhất là sau phán quyết vừa rồi của PCA. Tại sao?


Đối với những tranh chấp đa phương, với thực thể mà nhiều phía nhận quyền sở hữu, sẽ phải theo con đường đàm phán đa phương; còn những tranh chấp song phương thì chẳng thể, chẳng cần thêm vào một bên thứ ba nào khác ngoại trừ đó là quan tòa. Tôi đang nói về Hoàng Sa.


Việt Nam có đủ các căn cứ pháp lý, lịch sử và đã dùng các căn cứ pháp lý, lịch sử ấy để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với quần đảo này. Nhưng do thực tế, Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc.


Trung Quốc đã phi lý, sử dụng tiêu chuẩn kép trong tranh chấp chủ quyền. Ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (Đông Hải) trong khi Nhật Bản chiếm giữ thì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đòi hỏi đàm phán (dù họ chưa từng một ngày hiện diện ở đây)TS. Vũ Cao Phan


Nhưng bế tắc ấy có thể phá vỡ, với những lý do sau đây:


Một, Trung Quốc đã phi lý, sử dụng tiêu chuẩn kép trong tranh chấp chủ quyền. Ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (Đông Hải) trong khi Nhật Bản chiếm giữ thì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đòi hỏi đàm phán (dù họ chưa từng một ngày hiện diện ở đây).


Còn ở Hoàng Sa thì sau khi đánh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam, bồi đắp rồi xây dựng căn cứ ở đấy, Trung Quốc tuyên bố không có tranh chấp và bác bỏ đàm phán.


Hai, Trung Quốc hay nói đến lịch sử thì lịch sử ghi nhận rằng: Năm 1976, khi người đứng đầu nhà nước Việt Nam, ông Lê Duẩn yêu cầu đàm phán về Hoàng Sa thì ông Đặng Tiểu Bình cho rằng lúc đó đang có nhiều việc bận, vấn đề này nên để lại xem xét sau. Cách đề cập như vậy đã gián tiếp thừa nhận có “vấn đề Hoàng Sa” giữa hai nước, điều mà sau này Trung Quốc quay lại bác bỏ.


Ba, phán quyết đưa ra ngày 12/7 của Tòa trọng tài khẳng định “ngư dân Philippines có quyền đánh cá truyền thống ở bãi Scarborough”. Sự khẳng định này là cơ sở quan trọng cho lập lý của Việt Nam, về quyền đánh cá truyền thống của ngư dân mình ở quần đảo Hoàng Sa.


'Không thể không đàm phán'


image018

Image copyright AP Image caption Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực bất lợi cho Trung Quốc, có lợi cho Philippines và có thể được Việt Nam khai thác có chọn lọc, tùy theo lợi ích, theo giới nghiên cứu.


image020

Không thể không đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù có thể thấy trước là đàm phán sẽ kéo dài, rất dài, thậm chí không có được hồi kết thỏa mãn, nhưng phải đàm phán, vì chính lợi ích rất cụ thể của người dân mình, thay vì chỉ là… (im lặng).


Việt Nam đã tính phải bỏ bớt ngư trường, chuyển đổi nghề cho ngư dân quanh vùng vì vụ Formosa (không phải chỉ vì xả thải độc hại mà vì lầm lẫn lớn hơn là bằng lòng xây một nhà máy thép đồ sộ ở đây).


Còn ở hải phận Hoàng Sa, đã thấy trước cứ tình hình này, ngư dân cũng sẽ không còn nơi đánh cá, kiếm cơm. Ngư trường dân mình thu lại còn bao nhiêu?


Có kiên quyết đòi hỏi và theo đuổi đàm phán hay không là hoàn toàn ở Chính phủ. Có cơ hội nhưng Chính phủ có thực sự quyết tâm không lại là chuyện khácTS. Vũ Cao Phan


Người viết đã từng đề cập không chỉ một lần, trên diễn đàn này (của BBC), việc Việt Nam phải đòi hỏi bằng được một cuộc đàm phán cho Hoàng Sa, chỉ vì trước hết và trên hết là quyền đánh cá của ngư dân mình. Tháng nào cũng vài vụ, một năm mấy chục vụ người dân Hoàng Sa bị bắt, bị cướp (họ gọi là tịch thu) ngư cụ và hải sản đánh bắt được, bị đâm cho chìm thuyền.


Vụ mới nhất, ngày 9/7 vừa rồi, người Trung Quốc ép ngư dân Việt nhảy xuống biển rồi đâm chìm tàu, sau đó còn càn rỡ nói họ đã cứu 5 ngư dân Việt bị tai nạn trong khi hành nghề.


Có ai xúc động, đau đớn trước tình cảnh thống khổ diễn đi tái lại ấy của ngư dân mình? Hỏi đã mấy lần Việt Nam đòi Trung Quốc bồi thường và đã có lần nào họ chịu đáp ứng?


Không ai biết sự phản đối của Việt Nam đến đâu trên thực tế, trong khi người Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh:


“Quan hệ giữa hai nước đi đúng quỹ đạo, giữ vững đại cục, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau...”


Có kiên quyết đòi hỏi và theo đuổi đàm phán hay không là hoàn toàn ở Chính phủ. Có cơ hội nhưng Chính phủ có thực sự quyết tâm không lại là chuyện khác.


Tôi cũng kính trọng những người yêu nước hô hào phải có một vụ kiện. Bằng cách nào, ở đâu, hãy giúp cho Chính phủ. Hay cũng chỉ lên giọng dân túy, chẳng khác mấy một vị quan to đã đem đời con, đời cháu ra thề...


Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế từ Đại học Bình Dương, Việt Nam. (BBC)


++++++++++++++++++++++++++++++++


Tại sao Việt Nam không kiện Trung Quốc?


Trương Nhân Tuấn Gửi cho BBC từ Pháp


image022

Image copyright AFP Image caption Phán quyết 12/7 của Tòa PCA là chưa từng có tiền lệ


Câu hỏi "Kiện hay đàm phán?" đã được đặt ra sau khi Tòa Trọng tài PCA ra phán quyết ngày 12/7 về vụ Philippines đơn phương kiện Trung Quốc về cách diễn giải và áp dụng bộ Luật Biển 1982.


Kết quả phán quyết ra sao mọi người đều biết: Philippines đã thắng lớn trong vụ kiện.


Đường chữ U chín đoạn, yêu sách của Trung Quốc về "quyền lịch sử" (và trong chừng mực "danh nghĩa lịch sử") ở khu vực Biển Đông đã bị Tòa bác bỏ. Đơn giản vì các yêu sách về lịch sử này đã không được Trung Quốc chứng minh.


Dầu vậy, theo Tòa, ngay cả khi các yêu sách (lịch sử) này được chứng minh, chúng cũng không còn ý nghĩa, vì nó đi ngược lại tinh thần Công ước về Luật Biển 1982 (UNCLOS).


Tòa cũng cho rằng các đảo thuộc Trường Sa không có cái nào được xem là "đảo" để có thể yêu sách vùng "kinh tế độc quyền" 200 hải lý. Phán quyết 12/7/2016 vì vậy hạn chế yêu sách của Trung Quốc thể hiện qua tấm bản đồ đường 9 đoạn gởi lên LHQ năm 2009.


Trên lý thuyết, yêu sách đường chữ U chín đoạn của Trung Quốc không còn lý do hiện hữu ở vùng biển Trường Sa nữa. Việt Nam vì vậy cũng thắng lớn.


Nguyên nhân thất bại của Trung Quốc, dĩ nhiên đến từ các yêu sách vừa phí lý, vừa quá lố của nước này. Nhưng chính yếu là do Trung Quốc đã không tham gia vụ kiện.


Các động thái của Trung Quốc, ngay vừa khi Tòa bắt đầu nhận đơn của Philippines, như cho bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo tại các bãi cạn, đá... mà họ chiếm được của Việt Nam năm 1988... đối với Tòa là một sự khiêu khích trắng trợn, coi thường luật pháp quốc tế.


Phán quyết ngày 12/7 của Tòa là một cái tát vào mặt Trung Quốc (và là một bài học cho Việt Nam). Đáng lẽ phán quyết đã không đến nỗi nặng nề như vậy. Nguyên lý là kẻ vắng mặt lúc nào cũng bị thiệt thòi.


Việt Nam kiện, hay đàm phán, về cái gì với Trung Quốc?


image024

Image copyright BBC Chinese Image caption Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền về chủ quyền ở Nam Hải (Biển Đông)


Phán quyết của Tòa PCA ngày 12/7 đã không chỉ giải quyết những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Trường Sa mà còn mở cho Việt Nam nhiều cơ hội pháp lý (và ngoại giao) để giải quyết Hoàng Sa, vấn đề đã bị "đông lạnh" ít ra từ năm 1975 đến nay.


Cho rằng Việt Nam thắng lớn không phải là quá lố.


Vấn đề Trường Sa coi như "không đánh mà thắng", không mua mà được. Việt Nam còn có thể khai thác "chiến thắng" này cho khu vực Hoàng Sa, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bao gồm: tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, khác biệt lập trường phân định biển (đến từ các việc đối kháng về cách diễn giải về Luật Biển như vùng nước quần đảo, tình trạng pháp lý các thực thể ở Hoàng Sa...)


Kiện, vấn đề thuộc "pháp lý", đàm phán thuộc ngoại giao. Vấn đề là Việt Nam có thể kiện, hay đàm phán, với Trung Quốc về cái gì tại Hoàng Sa?


Tranh chấp về chủ quyền Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hơn thế kỷ.


Từ thập niên 30-40 của thế kỷ trước, nhà nước bảo hộ Pháp, đã hai lần thách thức Trung Quốc giải quyết tranh chấp Hoàng Sa trước một trọng tài quốc tế. Cả hai lần Trung Quốc đều khước từ.


Trung Quốc cũng không hề "đàm phán" với nhà nước bảo hộ Pháp về Hoàng Sa. Họ chờ dịp thuận tiện thì ra tay. Tháng Giêng 1974 mở ra cho Trung Quốc cơ hội ngàn năm: Việt Nam Cộng hòa đang bị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa uy hiếp về quân sự trong khi "đồng minh" Mỹ đã rút lui theo Hiệp định Paris 1973.


Trung Quốc đưa quân chiếm trọn Hoàng Sa, qua một cuộc chiến bất cân xứng về lực lượng giữa hải quân Trung Quốc và hải quân VNCH.


Sau 1975, VNDCCH thắng trận và "thống nhất đất nước", không thấy hai bên Việt Nam và Trung Quốc đả động gì đến Hoàng Sa.


Chưa bao giờ Trung Quốc muốn ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam về vấn đề Hoàng Sa cả. Nhưng từ phán quyết ngày 12/7 của Tòa, Việt Nam có thể "ép" Trung Quốc ngồi vào bàn "đàm phán" với mình về tranh chấp Hoàng Sa.


Chỉ đến tháng Hai 1979, chiến tranh biên giới bùng nổ, Việt Nam ra tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa cũng như giải thích lại nội dung các tuyên bố đơn phương trước đây của Việt Nam liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa như Công hàm 1958).


Không có đàm phán


Hòa bình được thiết lập, bang giao hai bên Việt-Trung được hàn gắn, từ đầu những năm 90, qua hệ quả của Hội nghị Thành Đô.


Từ đó đến nay không hề nghe có "đàm phán" nào giữa hai nước về Hoàng Sa. Việc phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tiếp nối theo việc phân định Vịnh Bắc Bộ (hiệp ước ngày 25-12-2000), vẫn trong tình trạng bế tắc mặc dầu công trình phân định Vịnh Bắc Bộ đã kết thúc từ lâu. Nguyên nhân dĩ nhiên đến từ tranh chấp chủ quyền cũng như hiệu lực các đảo Hoàng Sa.


Cho đến khi Trung Quốc kéo giàn khoan HY 981 đặt trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 100 hải lý, cách đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa) khoảng 20 hải lý, mâu thuẫn giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc mới được biểu lộ ra trước công chúng.


Đối với Việt Nam, hành vi Trung Quốc đặt giàn khoan HY 981 nhằm thám hiểm, thăm dò thềm lục địa là xâm phạm đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, được thiết lập theo Luật Biển 1982. Lập luận của Trung Quốc là giàn khoan HY 981 hoạt động trong khu vực biển và thềm lục địa của quần đảo Hoàng Sa.


Khủng hoảng đem đến do giàn khoan HY 981 hiển nhiên bắt nguồn từ việc đối kháng cách diễn giải bộ Luật Biển 1982 về "hiệu lực các đảo" thuộc quần đảo Hoàng Sa theo điều 121. Ngoài ra còn có quan điểm của Trung Quốc về lãnh hải, thể hiện qua hệ thống đường cơ bản của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã công bố từ năm 1996.


Khủng hoảng do giàn khoan HY 981 đem lại ít nhiều hệ quả trong xã hội Việt Nam. Dầu vậy vẫn không có "đàm phán" nào giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa.


Tin tức từ trong nước cho biết, từ lâu, Trung Quốc không nhìn nhận "có tranh chấp với Việt Nam về Hoàng Sa". Đối với Trung Quốc, Hoàng Sa là chuyện đã rồi, đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ một "đàm phán" nào với Việt Nam về vấn đề này.


Sau vụ giàn khoan HY 981, ta có thể khẳng định rằng tin tức nói trên là đúng. Không hề có "đàm phán" nào giữa Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa. Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cho ta biết yêu sách về biển của Trung Quốc.


Chưa bao giờ Trung Quốc muốn ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam về vấn đề Hoàng Sa cả.


image026

Image copyright Vnexpress.net Image caption Vụ giàn khoan 981 đánh động dư luận trong nước về vấn đề Hoàng Sa


Nhưng từ phán quyết ngày 12/7 của Tòa, Việt Nam có thể "ép" Trung Quốc ngồi vào bàn "đàm phán" với mình về tranh chấp Hoàng Sa.


Việt Nam có thể vịn vào 3 khoản : 1/ các đảo Hoàng Sa, tương tự như Trường Sa, không có cái nào phù hợp cho đời sống một cộng đồng dân chúng cũng như có thể có một nền kinh tế tự tại. 2/ không hiện hữu vùng nước quần đảo và 3/ ngư trường Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.


Từ những luận điểm này Việt Nam có thể "đàm phán song phương" với Trung Quốc để thực hiện các điều: 1/ phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và xác định đường phân định giữa bờ biển Việt Nam và đảo Hải Nam. 2/ Trong vùng lãnh hải 12 hải lý các đá thuộc Hoàng Sa là ngư trường lịch sử của Việt Nam.


Đàm phán "song phương", bởi vì các việc phân định biển và việc xác định ngư trường truyền thống các đá ở Hoàng Sa là chuyện "riêng" giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Chỉ khi nào Trung Quốc một mực từ chối "đàm phán", lúc đó ta mới có thể nghĩ đến việc đi kiện.


Bởi vì, việc "đi kiện" (trước Tòa án về Luật Biển) chỉ được một bên áp dụng khi mà mọi phương án "ngoại giao" (tức đàm phán) đều cạn kiệt. Luật Biển 1982 xác định rõ việc này ở các điều 281 và 282.


Việt Nam bị ràng buộc bởi các tuyên bố chung, theo đó hai bên giải quyết các tranh chấp thông qua thủ tục "đàm phán" và (việc đàm phán) dựa trên căn bản: "tuân thủ những nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước... nghiêm túc thực hiện những Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc".


Do đó, ngay khi cả việc "đàm phán" đã kiệt, vì Trung Quốc không chấp nhận đàm phán, như vụ giàn khoan 981, việc đi kiện đối với Việt Nam vẫn không dễ.


Kiện gì? Ở đâu?


image016

Image copyright AFP Image caption Đường lưỡi bò yêu sách chủ quyền của Trung Quốc


Chúng ta đâu ai biết được "những nhận thức của lãnh đạo" về Hoàng Sa và Trường Sa là gì? Lãnh đạo này là ai? (Nếu là ông Hồ Chí Minh hay ông Phạm Văn Đồng, thì Việt Nam xem như mất Hoàng Sa và Trường Sa). Những "thỏa thuận" giữa hai bên về "nguyên tắc cơ bản" gồm những nguyên tắc nào?


Vì vậy, theo tôi, nếu ta không làm sáng tỏ những chi tiết ghi trên thì việc "lo liệu hồ sơ" đi kiện cũng hoài công.


Bởi vì, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về Hoàng Sa đã trên 100 năm, tranh chấp Trường Sa bắt đầu từ sau Thế chiến Thứ hai, cũng đã tròn 70 năm. Từ 1975, Việt Nam đã có vô số cơ hội đi kiện Trung Quốc để giải quyết vấn đề mà Việt Nam đã không đi kiện.


Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines chỉ bộc phát mới đây. Philippines chỉ bắt đầu yêu sách một số đảo Trung Quốc từ thập niên 50, mà nguyên tắc về thụ đắc chủ quyền lãnh thổ của Philippines cũng không tuân thủ theo tập quán quốc tế. Manila chỉ kiện Bắc Kinh qua sự việc Trung Quốc chiếm các đá Scarborough, uy hiếp quân đội Philippines ở bãi Cỏ Rong, (HAY CỎ MÂY)  cho xây dựng đảo nhân tạo ở bãi chìm Vành Khăn... Tức những sự kiện chỉ xảy ra mới đây, không quá 5 năm.


Việt Nam không kiện Trung Quốc hẳn nhiên có một số lý do tiềm ẩn. Và có thể Việt Nam sẽ không bao giờ kiện được Trung Quốc, cũng bởi những lý do tiềm ẩn này.


Nhưng từ phán quyết 12/7 của PCA, Việt Nam có thể vịn vào một số phán lệnh làm cơ bản, từ đó "ép" Trung Quốc ngồi vào đàm phán với mình về Hoàng Sa. Nếu Trung Quốc chấp nhận đàm phán, tức là Trung Quốc đã nhìn nhận "có tranh chấp" ở Hoàng Sa.


Nếu đi kiện, Việt Nam cũng không thể kiện ra ngoài nội dung các bảo lưu của Trung Quốc (về chủ quyền, về phân định biển). Việt Nam chỉ có thể kiện ở các nội dung tôi đã liệt kê ở trên.


Mà theo các điều 282, 283 của Luật Biển, Việt Nam chỉ có thể kiện khi "đàm phán" đã kiệt. Phi lý là vậy. Ý kiến của một số học giả không chủ trương đàm phán với Trung Quốc, vậy thì Việt Nam có thể làm gì? Nếu kiện thì kiện cái gì và kiện ở đâu? (BBC)


Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, nhà nghiên cứu sống ở Pháp.


++++++++++++++++++++++++++++


Có phải Việt Nam "thiệt thòi" vì phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông?


Ts Trần Công Trục


18/07/16


 (GDVN) - Những lập luận của Tòa đã khiến chúng ta phải soi lại mình để có những hiệu chỉnh cho phù hợp ngay từ trong nhận thức về những khái niệm cơ bản.


LTS: Đằng sau những cảm xúc vui mừng, phấn khởi và chào đón phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc hôm 12/7 vừa qua, vẫn còn không ít những quan điểm băn khoăn về quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam có bị ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào bởi phán quyết này?


Tiến sĩ Trần Công Trục, một chuyên gia hàng đầu về biên giới lãnh thổ và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.


Sau khi Hội đồng Trọng tài (còn gọi là Tòa Trọng tài) 5 thành viên thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ra phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, dư luận quốc tế cũng như trong nước đã rất hân hoan, vui mừng phấn khởi chào đón thắng lợi vĩ đại của luật pháp quốc tế, của UNCLOS 1982, của công lý và lẽ phải ở Biển Đông.


Bên cạnh "đường lưỡi bò" đã bị cắt bởi lưỡi dao công lý sắc bén và nhận được sự tán đồng, đánh giá cao từ dư luận, phán quyết của Tòa Trọng tài về các cấu trúc địa lý ở Trường Sa và hiệu lực pháp lý của chúng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, bởi nó liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.


Cá nhân tôi đã nhận được những câu hỏi, thắc mắc băn khoăn về quyền lợi của đất nước ở Trường Sa sau phán quyết này sẽ ra sao?


Có những quan điểm lo ngại rằng, việc Tòa Trọng tài phán quyết không thực thể nào ở Trường Sa có đủ điều kiện hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Điều 121, UNCLOS 1982, vậy thì những thực thể chúng ta vẫn quen gọi là "đảo" lâu nay có còn là "đảo", hay phải gọi là "đá"?


Việc hai bãi Vành Khăn và Cỏ Mây được Tòa Trọng tài phán quyết rằng chúng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa nói chung, hai thực thể này nói riêng?


image028

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh: Hồng Thủy.


Chính những lo ngại này do hiểu biết, nhận thức chưa đúng, chưa đủ và chưa thấu đáo về các quy định của UNCLOS 1982 và phán quyết trọng tài đã làm không ít người cho rằng Việt Nam "thiệt thòi", "mất quyền lợi" vì phán quyết của Tòa Trọng tài.


Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin làm rõ các khía cạnh pháp lý của các cấu trúc địa lý ở Trường Sa để chúng ta cùng có cái nhìn chuẩn xác về UNCLOS 1982, quyền và lợi ích hợp pháp về hàng hải của chúng ta ở Trường Sa đến đâu.


Những khái niệm cần làm rõ sau phán quyết trọng tài Biển Đông


Một là, UNCLOS 1982 quy định chiều rộng lãnh hải tính từ đường cơ sở là "tối đa không quá 12 hải lý". Như vậy phải thấy rằng, lãnh hải có thể có bề rộng 12 hải lý, có thể nhỏ hơn 12 hải lý chứ không phải chỉ là 12 hải lý.


Vì vậy mới có quy định chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS 1982  “tính từ đường cơ sở là 200 hải lý" chứ không phải chỉ là 188 hải lý hay thềm lục địa mở rộng tính từ đường cơ sở là " không quá 350 hải lý".


Hai là, thế nào là "đảo", thế nào là "đá" theo UNCLOS 1982, bởi khi Tòa phán quyết rằng, tất cả các thực thể ở Trường Sa cũng như toàn bộ quần đảo với tư cách một thực thể thống nhất không thể tạo ra vùng biển vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đã khiến dư luận rất băn khoăn. (TRÍCH CÂU NÀY SAI)


Vậy lâu nay những thực thể chúng ta vẫn gọi là "đảo" phải chăng sau phán quyết phải đổi tên thành "đá"?


Hiểu như vậy là máy móc và sai bản chất quy định trong Điều 121, UNCLOS.


Điều 121, UNCLOS 1982 về "Chế độ đảo" quy định: 


1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.


2. Với điều kiện phải tuân thủ Khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.


3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.


Như vậy, theo quy định của UNCLOS 1982 thì chỉ có 2 khái niệm: một là “đảo”, cấu thành một cách tự nhiên bởi  đất, đá, rạn san hô, cát, sỏi…phải luôn luôn nổi lên trên mặt nước khi thủy triều lên cao nhất.


Hai là các thực thể địa lý không phải là đảo, bất kể là đất, đá, san hô, cát sỏi …, nếu chúng lúc nổi lúc chìm hay chìm hoàn toàn theo mực nước thủy triều.


Về quy chế pháp lý, Khoản 3, Điều 121, UNCLOS 1982 đã quy định rất rõ hiệu lực khi xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng:


Đảo nào thích hợp cho đời sống của con người và có đời sống kinh tế riêng thì có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


Còn đảo nào không thích hợp cho người sinh sống và không có đời sông kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải không quá 12 hải lý, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 


Nói cách khác, “đá” trong Điều 121, UNCLOS 1982 là một tính chất để phân loại vùng biển hiệu lực pháp lý của một đảo, chứ không phải tên gọi một loại thực thể có vai trò tương đương “đảo”.


Bản thân tên Điều 121 là “Chế độ đảo” chứ không phải là "Chế độ đảo và đá" cũng đã cho thấy rõ điều này.


Ngoài ra, các thực thể không phải là đảo, nếu tồn tại cách bờ biển đất liền hay một đảo dưới 12 hải lý, thì có thể sử dụng để làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cho bờ biển đất liền hay đảo đó.


Tuy nhiên điều kiện để các thực thể này được dùng làm điểm vạch đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải là, phải xây dựng trên đó một công trình nhân tạo nổi.


Còn nếu chúng ở cách bờ biển đất liền hay một đảo trên 12 hải lý thì không được sử dụng làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.


Các công trình nhân tạo, kể cả là đảo nhân tạo được xây dựng trên đó chỉ được phép xác lập một vùng an toàn bán kính 500 m bao quanh các công trình nhân tạo đó.


Như vậy không có chuyện Việt Nam “chịu thiệt” vì phán quyết trọng tài của Tòa. Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Ba Bình, Thị Tứ...vẫn là đảo đúng nghĩa theo khái niệm, quy định tại Khoản 1, Điều 121, UNCLOS 1982.


Việc không có đảo nào  trong quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vì không thực thể nào đáp ứng được điều kiện tại Khoản 3, Điều 121, UNCLOS 1982 về khả năng duy trì đời sống của con người hay có đời sống kinh tế riêng như phần giải thích không thể rõ ràng hơn nữa trong phán quyết của Tòa như dưới đây.


Ba là, thế nào là “có thể duy trì sự sống của con người hay có đời sống kinh tế riêng”? Điều này Phán quyết Tòa Trọng tài đã giải thích rõ như sau:


"Toà Trọng tài xem xét đến quyền hưởng các vùng biển và quy chế của các cấu trúc. Trước tiên, Toà tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi khi thuỷ triều lên đỉnh hay không.


Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy.


Toà nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Toà cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc.


Sau đó, Toà tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không.


Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.


Toà kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.


Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc.


Toà cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. 


Toà kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác.


Theo đó, Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất."


image029

Trước khi bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Vành Khăn, Trung Quốc đã xây dựng một tiền đồn quân sự bê tông cốt thép kiên cố bất hợp pháp tại đây. Ảnh: Internet.


Bốn là
, về Vành Khăn và Cỏ Mây


Có thêm một lưu ý khi tiếp cận nội dung Phán quyết, đó là: 


"Toà nhận thấy có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền được hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có."


Như vậy sẽ có người đặt câu hỏi Vành Khăn, Cỏ Mây là những rặng san hô, bãi cát ngầm ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển được Tòa xác định là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế theo đề nghị của Philippines có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa nói chung, hay 2 thực thể này nói riêng hay không?


Theo tôi, Tòa đã nói rất rõ: Phán quyết của Tòa không giải quyết vấn đề chủ quyền / phân định biển. 


Vậy có thể hiểu là, riêng vấn đề chủ quyền đối với Vành Khăn, Cỏ Mây thì Tòa không ra phán quyết, mà sẽ được các bên liên quan giải quyết về vấn đề chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ.


Lúc đó sẽ phải chứng minh Vành Khăn và Xu Bi về mặt địa chất, địa mạo là một phần của Trường Sa hay một phần thềm lục địa của Philippines.


Bởi khi xác lập chủ quyền hợp pháp đối với Trường Sa từ khi quần đảo này còn là đất vô chủ, nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác định rõ, quần đảo này bao gồm "các đảo và các thực thể phụ thuộc". (YẾU TỐ LỊCH SỬ BỊ TÒA BÁC BỎ)


Cần nghiên cứu kỹ các khái niệm pháp lý để tránh sai lầm, trục lợi


Nội dung thứ 2 trong Phán quyết của Tòa Trọng tài đã phân tích, giải thích cặn kẽ, cụ thể và rất thuyết phục về giá trị hiệu lực của các thực thể địa lý trong Biển Đông để sử dụng cho việc xác định các vùng biển và thềm lục địa của chúng.  


Có thể thấy rằng những lập luận của Tòa đã khiến chúng ta phải soi lại mình để có những hiệu chỉnh cho phù hợp ngay từ trong nhận thức về những khái niệm cơ bản thế nào là đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo, các thực thể địa lý (hay còn gọi là các cấu trúc địa lý) không được coi là đảo? (ĐÓ LÀ THEO NHẬN ĐỊNH CỦA RIÊNG TỪNG QUỐC GIA)


Chẳng hạn, “tổng thể quần đảo Trường Sa” đượcTòa kết luận đó là một “thực thể thống nhất” có quy chế pháp lý riêng, chứ không theo quy chế của “quốc gia quần đảo” quy định tại Điều 47, UNCLOS 1982.


Đây là nội dung rất chính xác, đánh giá một cách tinh tế, rất có giá trị, bởi Trung Quốc từng giải thích và áp dụng Điều 47, UNCLOS 1982 để công bố hệ thống đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải của cả quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) năm 1996.


Đây chính là ví dụ điển hình cho việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982 của Trung Quốc. Họ cũng đang có phương án lặp lại điều tương tự ở Trường Sa. Tuy nhiên, với phán quyết này, Tòa đã cảnh báo và ngăn chặn tính toán này của Trung Quốc.


(TQ KHÔNG CẦN THIẾT ĐỂ Ý TỚI UNCLOS)


Còn Việt Nam chúng ta cũng như một số bên liên quan cho đến nay mới chỉ đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc về các vùng biển tạo ra bởi các thực thể ở Trường Sa, Hoàng Sa theo UNCLOS 1982 chứ chưa công bố phạm vi cụ thể của các vùng biển này theo UNCLOS 1982.


Trở ngại nằm trong chính trong nhận thức của chúng ta. Bởi vì, có không ít người cho rằng Việt Nam cũng nên xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho một số thực thể ở Trường Sa với hy vọng sẽ "dễ quản lý".


Những quan điểm này không muốn để Trung Quốc và các thế lực khác dễ dàng qua lai tự do trong vùng nước nằm ở khoảng giữa các thực thể này vì cho rằng điều đó gây bấy lợi cho việc phòng thủ, bảo về đảo.


Tuy nhiên, điều đó có thể gây nên hiệu ứng “lợi bất cập hại”, vô tình “vẽ đường cho hươu chạy”. Chính phán quyết mới nhất của Tòa cho thấy chúng ta không thể áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 một cách tùy tiện để phục vụ những mục đích ngắn hạn, nhất thời.


Mặt khác, chúng ta càng  (CẦN) làm rõ yêu sách các vùng biển tạo ra bởi các thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa mà chúng ta có chủ quyền, cũng như những thực thể chúng ta đang quản lý thực thi chủ quyền trong thực tế, sẽ càng góp phần vào việc thượng tôn pháp luật, bảo vệ UNCLOS 1982 và hạn chế bớt những mâu thuẫn, tranh chấp có thể nảy sinh do tình trạng nhập nhằng ngoài thực địa.


Để làm được điều này, một lần nữa chúng ta cần nghiên cứu kỹ UNCLOS 1982 và phán quyết của Tòa để hiểu cặn kẽ, từ những khái niệm hết sức cơ bản, bởi hiện nay vẫn còn nhiều nhận thức hết sức mơ hồ.


Những nhận thức này cũng có lúc đã tác động đến chủ trương, phương án xử lý trên thực tế một số tình huống xảy ra như: Xác nhận phạm vi đâu là nội thủy, đâu là lãnh hải, đâu là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đâu là vùng chồng lấn, vùng nhạy cảm…


Bởi quy chế và phương thức đấu tranh, ứng xử trong từng tình huống ở mỗi vùng biển khác nhau là hoàn toàn khác nhau. 


Điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả của những phương án đấu tranh về pháp lý, an ninh, quốc phòng; có tác động tích cực hoặc tiêu cực về mặt đối nội, đối ngoại, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, trên mặt trận đấu tranh dư luận.


Chẳng hạn, những thông tin sai trái do nhận thức mơ hồ này có lúc lại được phổ biến công khai trên phương tiện thông tin chính thức của Nhà nước Việt Nam khiến dư luận bất bình. 


Điều đáng nói nữa, nhận thức “mơ hồ” này đã trở thành căn cứ “thuyết phục” để cho ra đời các dự án tiêu tốn nhiều tỷ đồng của ngân sách nhà nước, như dự án xây dựng cột mốc đánh dấu vị trí các điểm cơ sở của hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.


Đó là một việc làm “vô tiền khoáng hậu”, nếu không muốn nói là vô bổ, không hề có quy định nào của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đề cập đến.


UNCLOS 1982 đã quy định rất rõ ràng rằng, sau khi công bố các điểm cơ sở, quốc gia ven biển chỉ cần thể hiện hệ tọa độ địa lý các điểm đó lên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp và lưu chiểu tại các tổ chức quốc tế của Liên Hợp Quốc:


Điều 16: Hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý


“Các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được vạch ra theo đúng các Điều 7, 9 và 10 hoặc các ranh giới hình thành từ các điều đó và các đường hoạch định ranh giới được vạch ra đúng theo các Điều 12 và 15, được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ thích hợp để xác định được vị trí của nó. 


Nếu không, thì có thể thay thế bằng một bản kê các tọa độ địa lý các điểm, có ghi rõ hệ thống trắc địa đã được sử dụng.


Quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc một bản để lưu chiếu.”
 
Chẳng những vậy, không một quốc gia nào đi cắm mốc các điểm cơ sở để đánh dấu đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ định vị phát triển như hiện nay.


Trong khi vị trí cắm mốc đánh dấu đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải lại thường xuyên chịu tác động dịch chuyển của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thủy triều, hải lưu...nên không ai đi làm những việc tốn tiền và vô bổ như vậy.


Qua những nguồn thông tin khác nhau, người viết được biết có cả những đề xuất xây dựng các cột mốc chủ quyền ở trên tất cả các hải đảo của Việt Nam cho nó hoành tráng và thống nhất, thay cho các cột mốc chủ quyền cũ không đẹp và thông nhất về kích cỡ, hình thức.


Đề xuất, ý tưởng này là điều không thể chấp nhận được. Bởi lẽ các cột mốc chủ quyền cũ nhưng có giá trị pháp lý và lịch sử khẳng định việc xác lập, thực thi chủ quyền một cách hòa bình, hợp pháp của Nhà nước ta với các hải đảo ấy. 


Bất cứ cột mốc nào mới dù có đúc bằng vàng cũng không có giá trị pháp lý, nên những ý tưởng, đề xuất như thế này cần được nghiên cứu thấu đáo, kẻo lại tiền mất tật mang.


Chúng ta đã mất không ít di tích lịch sử văn hóa chỉ bởi tư duy “đập đi xây mới cho hoành tráng”. Nhưng với những bằng chứng về chủ quyền lãnh thổ mà đập đi xây mới, không chỉ tiền mất tật mang, mà làm như vậy sẽ là tự hủy bỏ các bằng chứng pháp lý - lịch sử vô cùng giá trị của chủ quyền lãnh thổ, cương vực quốc gia.


Như vậy, nội dung phán quyết của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 tuyên về hiệu lực của các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa như phân tích ở trên, rõ ràng đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức pháp lý hết sức có giá trị để vận dụng trong thực tế có hiệu quả nhất. 


Thiết thực nhất là phán quyết sẽ có tác động tích cực để gỡ được nút thắt của tiến trình ASEAN và Trung Quốc gặp phải trong quá trình  tiến hành tham vấn, đàm phán để ký được một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mà ai ai cũng đang kỳ vọng.  


Sở dĩ trước đây COC không đi đến đâu vì tranh cãi chủ yếu xung quanh phạm vi áp dụng nó. Vì muốn hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đòi hỏi phạm vi điều chỉnh của COC phải nằm trong toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn


Và tất nhiên không một quốc gia nào ven Biển Đông chấp nhận điều phi lý này. COC không thể ký kết được chính là do cái nút thắt này. Hy vọng phán quyết sẽ giúp cho các bên có được công cụ và phương pháp để tháo gỡ nó nhằm nhanh chóng ký kết được COC. 


Một lần nữa tôi xin được chia sẻ, chúng ta hoan nghênh và đánh giá cao Phán quyết của Tòa Trọng tài không phải vì Phán quyết này có lợi cho riêng một quốc gia nào.


Cũng không phải vì có thể lợi dụng nó phục vụ cho động cơ chính trị, nhằm thỏa mãn cảm xúc thắng thua, cắn xé lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi khu vực và thế giới.


Cái chính là chúng ta cần phải xem phán quyết này là thằng lợi chung của luật pháp, công lý và phải có trách nhiệm sử dụng nó như là một công cụ hữu ích để gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển vì sự sống còn của nhân loại!


Ts Trần Công Trục



+++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Số đặc biệt:


Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng


01 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 4123)


Thái độ của Mỹ sau trận Hoàng Sa 1974


 Ông Henry Kissinger từng đóng vai trò quyết định trong chính sách của Hoa Kỳ với Đông Nam Á nhiều năm liền


Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.


Loạt sách Quan hệ Ngoại giao của Hoa Kỳ là hồ sơ chính thức về hoạt động ngoại giao của chính phủ Mỹ bắt đầu từ 1952, tập hợp các văn bản gốc như biên bản cuộc họp, điện tín, thư từ.


Các sử gia của Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoàn tất 25 cuốn về chính quyền Kennedy, 34 cuốn về chính quyền Johnson, trong khi ý định làm 54 tập về thời kỳ Nixon và Ford (1969-1976) vẫn còn dở dang.


Biên bản cuộc họp ngày 25/01/1974, một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa (17 - 19 tháng Giêng), tường thuật cuộc họp về Đông Dương do Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chủ trì.


'Tránh xa'


Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."


Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"


Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."


Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"


Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.


"Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."


Đô đốc Thomas H. Moorer, 25/1/1974


"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.


"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."


Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"


William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."


Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."


Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:


"Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?


Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.


Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.


Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.


Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."


Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."


Cũng cần nhắc lại, trong một cuộc gặp trước đó, ngày 23/1/1974 với ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington, Ngoại trưởng Kissinger nói: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này."


Bảo vệ Philippines hay không?


Trong một cuộc họp ngày 31/1/1974 của Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Kissinger khi đó được thông báo: "Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa."


"Đài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy."


Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ - Philippines có được dùng nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công.


Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines.


Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: "Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn."


Ngoại trưởng Kissinger kết luận: "Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ."


Chỉ cho đến gần đây, hồi tháng Bảy 2011, Thượng Nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích công khai về hiệp ước an ninh Mỹ - Philippines trong tranh chấp Biển Đông.


Ông Jim Webb khi đó nói: "Sự minh bạch của chúng ta trong vấn đề này là vô cùng quan trọng với đồng minh, Philippines và cho toàn vùng Đông Nam Á."/


BBC - thứ hai, 3 tháng 10, 2011

06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15261)
"Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”. Ông Nén cũng bày tỏ hy vọng rằng, với những “đòn roi và oan ức” mà ông phải chịu đựng, ông mong “các điều tra viên, thẩm phán khi đặt bút phán quyết một điều gì hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho một người nào nữa”. Ảnh bên: Một Thế Giới.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15670)
“Có nên yêu cầu ông Huỳnh Văn Nén, người tù 17 năm và gia đình - và các luật sư giải oan truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nạn nhân chịu “đòn roi và oan ức" này không?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16727)
TÓM TẮT CÁC BẢN TIN TRANG TRONG: 1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861 của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận. 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ. 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến. 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. tiếp trang trong)
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 51041)
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 22833)
- Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”* - "Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió". - "Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược. Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17535)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18391)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18927)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18074)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16912)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17465)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 21372)
- "Luật sư Nam cho hay hôm thứ Ba, ông cùng luật sư đồng nghiệp Lê Văn Luân đã tới nhà của bà Đỗ Thị Mai, là mẹ đẻ của Đỗ Đăng Dư, để tìm hiểu 'đúng, sai' về việc bà Mai nói bà bị Công an Hà Nội 'ép phải từ chối luật sư' bảo vệ quyền lợi của gia đình, mà cụ thể là từ chối Luật sư Nam. Tuy nhiên, khi ra về ông và ông Luân đã bị tám người bịt mặt 'bằng khẩu trang' dùng xe máy chặn đầu xe ô tô và 'hành hung, đánh đập'. - "Trước khi bàn giao chức Giám đốc CA Hà Nội, Tướng (Nguyễn Đức) Chung nên cho khởi tố, bắt, điều tra ngay những kẻ "cản trở các luật sư thi hành công lý" này. Hành động bây giờ của Tướng Chung sẽ rất có ý nghĩa, nó giúp ông rũ bỏ những đồn đoán liên quan tới các thế lực ngầm. Giúp ông đặt chân lên một con đường, rất có thể còn đi xa, với tư thế của một người cầm quyền chính danh," nhà báo Huy Đức nêu quan điểm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 21449)
- "Chùa Phật Quang" đã bước vào pháp đình. Phiên xử sẽ diễn ra tại Houston Texas theo sự tố tụng của Tổ hợp Luật sư The Tammy Tran Law Firm. - Ba nhân vật sẽ đối chứng trước tòa là ông Phạm Đăng tức Tt Thích Giác Đẳng, luật sư Steve Điêu và ông Hoàng Bách và sẽ kéo thêm nhiều người khác liên quan ra hầu tòa, làm chứng. - Biến cố chùa Phật Quang dẫn tới vụ án Phật Quang có phải là hệ quả tất yếu từ bản "Chúc thư của Ht Huyền Quang"? Xem tiếp trang trong.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 16205)
- "Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về điều ông gọi là "sai lầm" trong cuộc tiến quân vào Iraq do Mỹ lãnh đạo năm 2003". - "Trong con mắt phương Tây, Saddam Hussein là một nhà độc tài, đàn áp đẫm máu người dân Iraq trong hơn ba thập kỷ cầm quyền, kích động các cuộc chiến tranh với láng giềng Iran và Kuwait, sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Kurd ở miền Bắc Iraq".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 20146)
"Đây là một hiểu lầm đưa đến hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Vấn đề chuyển pháp lý khác xa với chuyện di dời Viện Hóa Đạo ra hải ngoại. Mãi cho đến giờ phút này, ngay trong Đại Hội 2015 tại San Jose, Thượng Tọa vẫn thừa nhận trước đại hội và ống kính truyền thông rằng ĐTT đã chỉ định cho TT toàn quyền điều hành Viện Hóa Đạo trong và ngoài nước. Do chính nhận định này TT đã cho rằng giáo hội vừa được đăng bạ pháp lý tại bang Texas Hoa Kỳ với danh xưng “The Unified Buddhist Church of Vietnam” (UBCV) – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo là giáo hội duy nhất, và TT toàn quyền điều phối nhân sự và các ban ngành".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 161404)
-"Biến cố chùa Phật Quang" bước vào giai đoạn pháp lý .Bản tin từ Phòng TTPGQT ở Paris ngày 16/10/2015 cho biết: "Phía Sư Giác Đẳng và Steven Điêu không hồi đáp lòng mong mỏi đối thoại và hòa giải bằng đường lối Lục hòa, nên bước thứ hai bắt đầu hôm thứ năm 15-10 khai mở thủ tục pháp lý của sự Tố tụng". - Tuy nhiên, bản tin PTTPGQT không giải trình rõ bước một "đối thoại" với nhau những gì? "hòa giải" với nhau những gỉ? (Bấm vào đây đọc tiếp trang trong). Ảnh từ trái: Các ông: Mai Xuân Châu, Steve Dieu, sư Giác Đẳng và Trần Đình Minh.
16 Tháng Mười 2015(Xem: 18255)
LTS: Sau khi báo Văn Hóa loan tin: "Liệu cái búa Tố tụng của Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt chùa Phật Quang? Tòa soạn nhận được hai e-mail: Thư mời họp báo + Thông báo khẩn tạm hoãn họp báo; tòa soạn có cuộc trao đổi với ông Trí Tâm Đặng Đức Kiên và bà Diệu Nghiêm ... :
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20060)
LTS: Sau khi báo Văn Hóa loan tin: "Liệu cái búa Tố tụng của Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt chùa Phật Quang? Tòa soạn nhận được hai e-mail: Thư mời họp báo + Thông báo khẩn tạm hoãn họp báo; tòa soạn có cuộc trao đổi với ông Trí Tâm Đặng Đức Kiên và bà Diệu Nghiêm ... : (Đọc tiếp trang trong).