Đại sứ Ted Osius nói về chuyến thăm VN của TT Obama

09 Tháng Sáu 201611:13 CH(Xem: 13458)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 10  JUNE 2016

Đại sứ Mỹ nói về chuyến thăm của Obama


image006

Image copyright Getty Image caption Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói đã 'đề nghị hỗ trợ' Việt Nam trong vụ cá chết

Nhân nói về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, Đại sứ Ted Osius khẳng định Hoa Kỳ “tôn trọng chủ trương của Việt Nam” về Vịnh Cam Ranh và nói “đã đề nghị hỗ trợ” trong thảm họa cá chết tại miền Trung.

Ông Osius đã tham gia một cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược (CSIS) ở Hoa Kỳ ngày 8/6, tại đó ông trả lời nhiều câu hỏi liên quan các chủ đề thu hút sự quan tâm.

Khi đề cập tới cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với đại diện xã hội dân sự hôm 24/5 ở Hà Nội, mà một số nhà hoạt động nói đã bị ngăn cản tham gia, ông Osius nói quả thực tổng thống "đã không thể ngồi trò chuyện cùng tất cả số đại diện xã hội dân sự mà tôi tham vấn ngài gặp".

"Ngài tổng thống đã nói rõ trong phát biểu trước công chúng của mình rằng ngài thất vọng vì không gặp được hết mọi người tuy ngài rất vui được nói chuyện với những người đã gặp."

Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng "đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".

Sau đó, vào khoảng giữa chương trình, ông Ted Osius thừa nhận rằng nhân quyền vẫn là lĩnh vực tồn tại nhiều khác biệt nhất giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Khi được hỏi về các tranh cãi quanh vai trò của cựu Thượng nghị sỹ Bob Kerrey trong Đại học Fulbright Việt Nam, Đại sứ Osius nói: "Đại học Fulbright là tổ chức độc lập, ban lãnh đạo không phải do Chính phủ Mỹ hay Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm. Đó là điều tốt".

Ông cũng cho rằng cuộc tranh cãi liên quan Đại học Fulbright là "lành mạnh". Theo ông, "không có đâu hướng tới tương lai và biết tha thứ hơn Việt Nam".

"Đó sẽ là điều xảy ra trong tương lai, người dân Việt Nam sẽ hướng tới tương lai và tha thứ."

Mua vũ khí


image008

Image copyright Getty Image caption Ông Ted Osius nói các tàu bè có thể sử dụng dịch vụ tại Cam Ranh nhưng không thể tiếp cận khu vực cảng quân sự cấm vào

Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam sẽ mua vũ khí gì của Mỹ sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ hoàn toàn, ông Ted Osius nói: “Những mặt hàng đầu tiên Việt Nam muốn mua từ chúng ta có lẽ là trang thiết bị nhằm giúp họ tăng cường an ninh hàng hải. Chúng tôi đã nhận được một số yêu cầu từ quân đội Việt Nam. Có thể sẽ có thêm yêu cầu trong thời gian tới nhưng tôi không cho là họ sẽ đột nhiên vội vàng mua sắm nhiều thứ.”

Ông Osius nhận định việc mua sắm vũ khí của Việt Nam từ Mỹ sẽ “từ từ, được cân nhắc thận trọng; các quyết định được đưa ra theo cơ sở cân nhắc chiến lược để có phương án tốt nhất”.

Ông cũng nói nếu có ai cho rằng Việt Nam tự nhiên chi tiêu phóng khoáng thì là suy nghĩ sai vì quá trình này sẽ mất thời gian, một phần vì "quy trình mua bán vũ khí của chúng ta [Hoa Kỳ] khá phức tạp và phía Việt Nam vẫn đang tìm hiểu hệ thống này".

Đặc biệt, theo ông Ted Osius, Việt Nam quan tâm tới việc cùng sản xuất vũ khí với Hoa Kỳ.

Quá trình mua bán vũ khí sẽ cần cách tiếp cận "kiên trì, từng bước một".

Ông Đại sứ Hoa Kỳ cũng đề cập đến Vịnh Cam Ranh của Việt Nam, và nói: “Chúng tôi tôn trọng chính sách ba không của Việt Nam".

Ông giải thích ba nguyên tắc này là: Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không liên minh quân sự với nước nào và không cho nước nào sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để phương hại một nước thứ ba.

“ Thứ trưởng Ngoại giao [Antony] Blinken khi tới Việt Nam trước chuyến đi của tổng thống đã nói rõ là Hoa Kỳ không muốn và sẽ không đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam."

'Đề nghị hỗ trợ' vụ cá chết

image010

Image caption Các cuộc biểu tình diễn ra vì thảm họa cá chết ở miền Trung Việt Nam

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cho hay Mỹ đã đề nghị giúp đỡ Việt Nam “gần như ngay lập tức” khi nghe tin về việc cá chết hàng loạt ở biển miền Trung hồi tháng Tư, dẫn đến biểu tình.

Tuy nhiên ông cho biết đề xuất này không được chấp nhận.

Đại sứ Osius nói đã có sự hợp tác giữa một số nhà khoa học Hoa Kỳ và nhà khoa học Việt Nam để tìm nguyên nhân cá chết, nhưng “sự hợp tác đó không phải có được từ đề nghị chính thức của chúng tôi,” ông khẳng định.

Về các cuộc biểu tình, ông Ted Osius cũng nói “quan điểm của chúng tôi là biểu tình ôn hòa là điều tốt".

"Thế nhưng chúng tôi không can thiệp bằng bất cứ cách nào. Đây là vấn đề nội bộ của Việt Nam và chúng tôi khuyến khích chính phủ Việt Nam ứng xử với các cuộc biểu tình bằng phương cách phù hợp”./ BBC 9/6/2016

14 Tháng Năm 2017(Xem: 12599)
Con Đường Tơ Lụa Mới : Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 13469)
Nếu những ai là dân hay là quân đội đã từng công tác, làm việc hay sinh sống ở tỉnh Quảng Đức, Thị xã Gia Nghĩa, quận Khiêm Đức, quận Kiến Đức, quận Đức Xuyên, quận Đức Lập, không ai là không biết đến cha Cường, cha Tuyên úy Công Giáo.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 11576)
Dư luận cho rằng, ông nhà văn Đức An tuy có lòng tốt nhưng việc làm của ông vô tình làm cho tinh thần vô úy vô vị lợi của Du Ca nam Califorrnia càng thêm sáng giá...
10 Tháng Năm 2017(Xem: 12397)
Gia đình nên yêu cầu Đại biểu Quốc Hội, trước hết Đại biểu Quốc Hội tỉnh Vĩnh Long gồm Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, giám sát việc khởi tố vụ án hình sự. LS Hà Nguyễn .
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12048)
Cha của người bị cho là "tự sát tại trại giam" ở tỉnh Vĩnh Long nói với BBC rằng gia đình "quyết định để thi hài đến ngày 8/5" và "nếu công an không minh oan sẽ đưa thi hài đi khắp cửa công ở tỉnh này".
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12272)
Việt kiều Mỹ Phạm Thị Thanh Ngọc khoe hàng thẻ miễn nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu gọi giám đốc công an địa phương đến hiện trường.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12233)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11898)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12217)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14490)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá