Việt Nam hoan nghênh nếu Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí

12 Tháng Năm 201611:59 CH(Xem: 12750)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 13  MAY  2016

VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama?

Việt Nam hoan nghênh nếu Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí

Thứ năm, 12/05/2016

Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết Việt Nam sẽ hoan nghênh việc Mỹ đẩy nhanh quá trình dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, động thái sẽ phản ánh sự tin tưởng giữa hai nước.

“Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters.

Theo đó, Việt Nam hoan nghênh “những tiếng nói ủng hộ” trong nội bộ nước Mỹ, những người đã kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận kéo dài nhiều năm qua.

Theo hãng thông tấn Anh, Việt Nam từng đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ và phương Tây nhằm tăng cường sức mạnh của chiến đấu cơ, máy bay trực thăng, máy bay tuần tra. Tuy nhiên, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam không có ý định thành lập liên minh quân sự để đối đầu với các nước khác và duy trì chính sách tự vệ.

“Việc Việt Nam mua các thiết bị quốc phòng từ các nước đối tác là điều hoàn toàn bình thường, phù hợp với chính sách quốc phòng hoà bình. Chúng tôi không phải đồng minh hoặc liên kết quân sự với bất kỳ quốc gia nào nhằm chống lại các nước khác”, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là nguồn cơn gây tranh cãi trong nội bộ Mỹ trong thời gian gần đây khi Tổng thống Barack Obama sắp có chuyến thăm Việt Nam cuối tháng này.

Một số trợ lý của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định có thể chưa đến lúc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong khi đó, phía bên kia, bao gồm nhiều quan chức của Lầu Năm Góc, lập luận rằng việc giúp Việt Nam tăng cường khả năng đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc nên là vấn đề ưu tiên.

Ngày 3/10/2014, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Washington đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí mà họ áp đặt đối với Việt Nam. Giới quan sát cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí có thể xoá đi những vết tích còn sót lại sau Chiến tranh Việt Nam và tăng cường mối quan hệ bình thường hoá 21 năm qua.

(Theo Tri Thức)

++++++++++++++++++++++++++++++

image003

Mỹ trở lại Đông Dương và Bàn cờ thế ở Biển Đông

(nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba  năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry.

Đường đi của chiến hạm USS Vandegrift-54 trước khi cập cảng Sàigon được hình dung: một từ eo biển Malacca qua quân cảng Singapore; hai từ Đài Loan vượt qua cửa biển lớn Cao Hùng – Luzon. Tất nhiên nó phải xuyên qua vùng biển nam Hoàng Sa, vùng biển bắc Trường Sa để từ Cát Lái tiến vào bến Bạch Đằng.

Nói tóm lại, mãi 30 năm sau, USS Vandegrift-54 là chiến hạm trinh sát có nhiệm vụ thực hiện chuyến hải hành khai thông tuyến đường “tự do hàng hải” ở Biển Đông.

Có thể Mỹ đã nhìn thấy nguy cơ “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc từ lâu, nhưng USS Vandegrift-54 trở lại Đông Dương quá chậm. Vì chăng “mật ước” nào đó giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh (thời Nixon – Mao Trạch Đông), Mỹ phải tuân thủ mật ước đổi chác cho cuộc rút lui trong hòa bình và danh dự. Các đời tổng thống Mỹ sau này phải “ngó lơ” cho Bắc Kinh hùng hổ chiếm Hoàng Sa Tây của VNCH, chiếm Gạc Ma của VN thống  nhất suốt 30 năm. (lkt)

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Việt Nam lại tổ chức hội thảo vũ khí

image006

Image copyright AFP Image caption Việt Nam đang muốn hiện đại hóa quốc phòng

Hãng tin Reuters cho hay tuần này Hà Nội tổ chức hội thảo có sự tham gia của các công ty sản xuất vũ khí hàng đầu Hoa Kỳ.

Reuters không cho hay chính xác thời điểm diễn ra sự kiện này.

Hội thảo diễn ra chỉ hơn một tuần trước chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam và trong khi Washington đang cân nhắc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với quốc gia cựu thù.

Báo chí trong nước không cung cấp thông tin gì về cuộc hội thảo này, nhưng theo Reuters, các hãng lớn như Boeing và Lockheed Martin đều có mặt.

Hồi tháng Tư năm ngoái, hàng chục công ty lớn trong lĩnh vực quốc phòng quốc tế, trong đó có Boeing, BAE Systems, Lockheed Martin và Honeywell International đã tham dự một hội thảo tương tự.

Sự kiện này một lần nữa cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông.

Theo một số thống kê, Việt Nam đứng thứ tám thế giới về ngân sách nhập khẩu vũ khí, nhưng chưa được phép mua vũ khí sát thương từ Mỹ.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, ngân sách này trong thời kỳ 2011-2015 tăng gần 700% so với thời kỳ 2006-2010.

Riêng năm 2014, Việt Nam chi 4,3 tỷ đôla để mua vũ khí từ nước ngoài, tăng 9,6% so với năm trước đó.

Hà Nội một thời gian nay đã tiếp xúc với các nhà sản xuất phương Tây để hiện đại hóa lực lượng phòng không, không quân và hải quân, nhất là trong mảng phòng thủ biển. Nga vẫn là nhà cung cấp số 1 của Việt Nam.

Phát ngôn viên của Lockheed Martin và Boeing xác nhận với Reuters là các hãng này có tham gia hội thảo.

Boeing khẳng định việc mua bán sẽ "theo sát diễn tiến trong chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam" và cho hay hãng này tự tin "có khả năng đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của Việt Nam đặc biệt về trinh sát và theo dõi tình báo".

Đó là những mảng mà theo các chuyên gia về an ninh, Việt Nam đang rất quan tâm.

Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp cho Việt Nam sáu tàu tuần tra trong gói hỗ trợ quân sự 18 triệu đôla./

BBC 11/5/2016

++++++++++++++++++++++++++++++++

Tàu tuần tra hãng Mỹ đóng cho Việt Nam đang chạy thử

07/03/2016

Trang tin Workboat (Mỹ) mới đây cho biết hãng Metal Shark ở bang Louisiana đang khẩn trương chế tạo 30 chiếc tàu tuần tra cao tốc loại 45 feet cho Cảnh sát biển Việt Nam; hiện những chiếc đầu tiên đang ở nhà máy tại Franklin và hãng còn giới thiệu clip về loại tàu này.

image008

Tàu tuần tra 45 feet hãng Metal Shark đóng cho Việt Nam có tốc độ cao, lại có khả năng dừng khẩn cấp chỉ trong khoảng cách 2-3 thân tàu

Cuối tháng 2.2016, hãng Metal Shark trên Facebook đã đăng tải ảnh chụp 6 chiếc tàu vỏ nhôm loại dài 45 feet (13,7 m) phía trước xưởng mới mở của hãng tại Franklin, bang Louisiana. Theo Workboat, đầu năm 2015 hãng này đã mở thêm phân xưởng mới để hoàn tất các hợp đồng từ chính phủ Mỹ, trong đó có việc đóng các tàu tuần tra theo chương trình Buôn bán vũ khí cho nước ngoài (FMS).

Chương trình này đang đặt hãng đóng 30 tàu tuần tra loại 45 feet cho Cảnh sát biển Việt Nam, theo cam kết mà Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 6.2015 đã công bố viện trợ 18 triệu USD mua tàu tuần tra cao tốc vỏ nhôm lớp Metal Shark Defiant 75 (loại 75 feet, tức hơn 22 m) cung cấp cho Cảnh sát biển Việt Nam.

10 Tháng Năm 2023(Xem: 2106)
Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương