Thái Lan hút nước Mekong trước khi chảy xuống Nam Bộ

21 Tháng Ba 20162:01 SA(Xem: 14578)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 21  MAR  2016

Thái Lan trấn an Việt Nam về việc hút nước tạm thời từ sông Mekong

image009

Nước sông Mekong đã xuống mức thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên Thái Lan, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác rất cần nước.

Sau khi Việt Nam nêu đề nghị, Trung Quốc thông báo xả nước từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng của nước này từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để tăng lượng nước của sông Mekong.

Tại cuộc họp thứ 43 của Ủy hội sông Mekong từ ngày 15 đến 17/3 ở Cần Thơ, ông Trần Đức Cường, phát ngôn viên của Hội đồng Việt Nam trong Ủy hội, cho hay ước tính từ 27 đến 54% lượng nước Trung Quốc xả ra sẽ đến Việt Nam. Song ông nói thêm phải mất 2 đến 3 tuần nước mới đến Việt Nam.

Lúc này, Thái Lan đã bắt đầu bơm nước từ sông Mekong vào các đường dẫn của nước này, khơi ra sự lo ngại từ các nước cuối nguồn Mekong như Việt Nam, nước đang chịu hạn hán tệ nhại hất từ gần một thế kỷ trở lại đây.

Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan.

Tiến sỹ Somkiat Prajamwong thuộc Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan nói: “Các trạm bơm này chỉ là tạm thời để giúp người dân bị khủng hoảng hạn hán”.

Dự án Huai Luang tương đối nhỏ. Tuy nhiên, Ban Tài nguyên Nước Quốc gia Thái Lan đã phê duyệt một trạm bơm lớn hơn nhiều cho khu vực này, có thể bơm 150 mét khối nước một giây từ sông Mekong.

Cục Thủy lợi Thái nói phải 2 năm nữa việc xây trạm bơm lớn mới diễn ra và công trình sẽ tuân thủ các thỏa thuận khu vực về quản lý dòng sông Mekong.

Tại cuộc họp của Ủy hội sông Mekong vừa rồi ở Cần Thơ, đoàn Việt Nam đã đề xuất Thái Lan cung cấp thông tin cụ thể về dự án lấy nước ở Huai Luang phục vụ nông nghiệp. Đoàn Thái nói đang có nghiên cứu về dự án mới và thông tin sẽ sớm được công bố.

Tiến sỹ Somkiat nói: “Chúng tôi nghe nói Việt Nam đã gửi thông điệp đến Thái Lan, song có thể họ đã hiểu nhầm tình hình của chúng tôi… Lượng nước mà chúng tôi lấy không gây tác động lớn”.

Thái Lan cũng như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác vô cùng cần nước vì lâu nay bị thiếu nghiêm trọng.

Mực nước sông Mekong đã xuống mức thấp nhất trong vòng 90 năm qua. Trong khi Thái Lan tiếp tục chặn dòng các phụ lưu đổ vào sông Mekong và chuyển dòng một số nhánh nhỏ, Việt Nam cho hay đã ghi nhận mực nước thấp kỷ lục trên dòng Mekong kể từ năm 1926.

Nước xuống thấp đã làm tăng nhiễm mặn ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Ủy hội sông Mekong đã lập mô hình tính toán và dự báo xâm nhập mặn trên dòng chính sông Mekong ở Việt Nam có thể vào sâu 162 kilomet trong năm nay, tức là đi tới tận gần biên giới với Campuchia. Mức bình thường của các năm khác là 98 kilomet sâu trong đất liền.

Tình trạng thời tiết bất thường do hiện tượng El Nino đã làm đảo lộn mọi dự báo thời tiết, đồng nghĩa với việc gây ra thêm thách thức về nguồn nước cho vùng Đông Nam Á cũng như cho quan hệ giữa họ với nhau./

VOA 18.03.2016  Theo ABC, Asian Correspondent, Thanh Niên.

03 Tháng Hai 2017(Xem: 12172)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13075)
Tư tưởng "Người Mỹ trên hết" và chống toàn cầu hóa của Tổng thống Donald Trump đang tạo thêm cơ hội cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13157)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 13803)
- Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ sẽ 'đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tại đó'. - Truyền thông Trung Quốc nói rằng các bình luận của ông Spicer khiến Washington đang 'tuyên chiến'. - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "cam kết theo đuổi các đàm phán hòa bình với toàn bộ các quốc gia có liên quan" trong cuộc tranh chấp, và nói Bắc Kinh "tôn trọng các nguyên tắc tự do đi lại và bay phía trên các vùng biển quốc tế".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 13220)
Thượng nghị sĩ John McCain từ tiểu bang Arizona cùng một đồng nghiệp khác là Lindsey Graham hôm 22/1 tuyên bố sẽ bỏ phiếu chấp thuận ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ, dù vẫn còn quan ngại về quan hệ của cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil với Tổng thống Nga.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12984)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13942)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31385)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14892)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14362)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14851)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13471)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14681)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.