Tổng bí thư: Ô. Nguyễn Phú Trọng, Ô.Trương Tấn Sang hay Ô. Nguyễn Tấn Dũng?

24 Tháng Giêng 20166:07 CH(Xem: 16910)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 25  JAN 2016

image012

Kết quả Đại hội XII

Tổng bí thư: Ô. Nguyễn Phú Trọng,  Ô.Trương Tấn Sang hay Ô. Nguyễn Tấn Dũng?

image012

VH - Gần đến ngày cuối của đại hội XII, Ban chấp hành đảng CSVN vắt óc trong việc bỏ phiếu tín nhiệm các nhân vật nắm giữ cơ chế lãnh đạo chóp bu của đảng. Tình hình có vẻ nghiêng ngửa trong trận đấu tổng bí thư.

Dư luận trong ngoài mô tả về các hoạt động tiến hành Đại hội 2016 được xem là "gay cấn" chẳng  kém gì trận chung kết bóng đá thế giới. Cầu thủ nào tạo bàn thắng cuối cùng? Chưa biết. Nhưng đại hội chứng tỏ tinh thần nền Dân chủ tập trung  "ngoạn mục chưa từng thấy".

Các phát ngôn nhân của đảng rổn rảng, đó là tiến trình Dân chủ Tập trung cao nhất từ trước đến nay, thể hiện quyền hạn của Ban chấp hành Trung ương đảng và Hội đồng 1510 đại biểu (vốn bị tước đoạt bấy lâu nay), sẽ thực hiện cái quy chế dân chủ đó như thế nào vào ngày 27-28/1/2016.   

Tuy nhiên, theo nhận định riêng của báo Văn Hóa-California, vai trò của Tổng bí thư đảng CSVN trong thời điểm hiện nay, muốn gì thì muốn, cần phải đạt được sự "hài hòa" dưới lăng kính của hai ông chủ Tử Cấm Thành và Tòa Bạch Ốc.

Có vẻ như dư luận chờ và xem: Ai là người nhận được cái gật đầu "ưng ý" của hai đại cường Hoa - Mỹ trong tư thế một Việt Nam có đầy đủ "bản lĩnh và lễ độ" trước các mũi xung kích ở biển Đông, trước con đường Tơ lụa và TPP, người đó sẽ là tổng bí thư.

Khuôn mặt của tân tổng bí thư hầu như phải là khuôn mặt đại diện cho số phiếu cao nhất của "Lưỡng đảng trong một đảng" như trong bài viết của báo Văn Hóa trước đây; đồng thời, ông ta cần phải ứng xử "tư thế độc lập - toàn vẹn lãnh thổ" trước xu thế một trật tự thế giới mới. Với áp lực chiếm hữu ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở biển Đông, tân tổng bí thư không thể không đối mặt với chủ quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ lãnh hải.

Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm  vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay hình đổi dạng" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung, mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến khá hơn trước. Những bài tham luận dường như đang muốn chứng tỏ như vậy.

Thế nhưng, cứ theo chiều hướng thực tế hiện nay ở Việt Nam, nhiều nhà quan sát vẫn tiếp tục bi quan trước bộ máy "công an trị" đối với các tổ chức, các nhà hoạt động xã hội dân sự.  

Thử thách đầu tiên của tân Tổng bí thư hay một nhân vật đại diện nào khác, dẫn đầu qua dự phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California , phải chẳng đó là dấu hiệu của sự nghiệp "đổi mới cho thích hợp với tình thế" của Cơ chế và Thể chế Việt Nam, đúng ra,  chuẩn bị cho các bước tiến vào TPP.

Dư luận vẫn không quên từ ông Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cho đến ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều công khai ngỏ lời với Tổng thống Hoa Kỳ rằng sớm công nhận Việt Nam là một quốc gia theo nền kinh tế thị trường. Sự ngỏ lời rất đáng bàn cãi.

Khi tòa Bạch Ốc đưa ra đề nghị cuộc họp "thượng đỉnh" với 10 lãnh đạo ASEAN tại điền trang Sunnylands Garden ngày 15-16 tháng Hai 2016, tức là sau kết quả của đại hội XII, Tổng thống Obama chắc thể ông muốn nghe tân tổng bí thư đảng CSVN nói chúng tôi muốn cởi vứt bỏ cái áo cộng sản, đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản ... nhưng bế tắc quá!

Sunnylands  tuy không chính thức như một hội nghị thượng đỉnh, nhưng, cái đinh của hội nghị vẫn là con át chủ bài Việt Nam. Không thể phủ nhận tiếng nói VN trọng lượng hàng đầu của ASEAN (Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines). Một khi "con chốt" quyết định "sang sông" Dương Tử hay Potomac, nó sẽ tác động lớn đến chiến lược "xoay trục về Châu Á" của Hoa Kỳ hoặc chiến lược "Một con đường" của Trung Nam Hải.

Tổng thống Obama trước khi chia tay tòa Bạch Ốc, ông chuẩn bị những bước kế tiếp cho vị tổng thống tương lai, dù nhân vật này thuộc đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa. Chính sách "xoay trục về Châu Á Thái bình Dương" không thể ngừng lại; và ngược lại, tham vọng bá chủ ở biển Đông của Trung Quốc vẫn là một thế lực khó thể cản ngăn.

Vấn đề là Việt Nam "bó tay" hay "thỏa hiệp" trước thế lực này? (lkt-VH)

Hình ảnh và thời điểm đáng chú ý:

 image013

TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh 07 April 2015.

image015

TBT Nguyễn Phú Trọng và Tổng Thống Obama ở Tòa Bạch Ốc ngày 08 July 2015.

image017

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc hôm 25. July 2013.

 image018

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Chủ tịch Tập Cận Bình ký "Tuyên bố chung VN-TQ" ở Bắc Kinh ngày 3/9/2014.

image020

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Obama tại hội nghị Hague 24/3/14
image021

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Obama tại bên lề hội nghị Kuala Lumpur Malaysia hôm 21/11/15. Photo: VGP

 

image022

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hà Nội 22/12/15  
20 Tháng Mười 2023(Xem: 1570)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1840)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”