Tấm lòng của một người Cha

14 Tháng Giêng 20166:46 CH(Xem: 16015)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 15 JAN 2016

Tấm lòng của một người Cha

12/01/2016, 20:26 (GMT+7)

(Bạn đọc) - Giữa lúc tình hình Đại hội Đảng 12 đến hồi gay cấn, ngày ngày trên các diễn đàn thảo luận, chúng ta vẫn không ngừng dự đoán kết quả của sự kiện chính trị 5 năm một lần này. Ắt hẳn mỗi người sẽ có một sự lựa chọn cho riêng mình. Nhưng cá nhân tôi lại suy ngẫm sự kiện này qua một lăng kính khác, từ bức thư được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị nhằm giải trình đối với Báo cáo số 9387/BC-UBKT của Ban Kiểm tra TƯ được lan truyền mạnh mẽ trên cộng đồng mạng hôm 18/12/2015.

Độ xác thực, tính chính danh của bức thư hiện vẫn là một dấu hỏi lớn, bởi vì đây là tài liệu bí mật quốc gia, theo lẽ thường sẽ không được công khai, lộ lọt. Bức thư có cả hai yếu tố thật và giả. Tuy nhiên, nếu đây là thật và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa thì tôi dám khẳng định rằng: Việt Nam sẽ mất đi một nhà lãnh đạo tài ba, hội tụ đầy đủ ba yếu tố ĐỨC – TRÍ – DŨNG.

Trong hai nhiệm kỳ vừa qua, ngoài việc ban hành hàng loạt chính sách an sinh xã hội, ưu đãi dành riêng cho nông – ngư dân, các dân tộc miền núi, cho người lao động và người già, điển hình như thành lập lực lượng kiểm ngư để bảo vệ ngư dân, thành lập hội đồng tiền lương cho người lao động thì với cá nhân tôi, ấn tượng mạnh nhất đối với Thủ tướng chính là một người cha sẵn sàng đấu tranh vì hạnh phúc của con gái mình.

image003

Đại hội Đảng 12 đang bước đến hồi gay cấn nhất

Chị Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng, và anh Nguyễn Bảo Hoàng, con trai ông Nguyễn Bá Bang – một Việt Kiều Mỹ từng có thời gian phục vụ cho VNCH, đã tự tìm hiểu và quyết định cùng nhau xây dựng gia đình. Thế nhưng, cuộc hôn nhân trên cơ sở tự nguyện này lại là mục tiêu, là cái cớ cho những kẻ cơ hội chính trị đả kích nhằm hạ uy tín của ông. Thủ tướng đã vì hạnh phúc của con gái, ủng hộ cho một cuộc hôn nhân mà biết chắc là sẽ bị các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc.

Một người cha có thể “đương đầu với cả thế giới” để che chở và bảo vệ hạnh phúc cho con. Một người cha có tấm lòng bao dung như thế, yêu thương con cái như thế thì chắc chắn người ấy sẽ luôn đưa ra những quyết định có lợi đối với đất nước, nơi hàng triệu người dân đang đặt niềm tin, hy vọng vào mỗi quyết định của ông.

Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?

Có mấy ai trong gia đình có người thân tham gia chế độ cũ không một lần từng bị ràng buộc và vuột mất cơ hội bởi cái “chủ nghĩa lý lịch” giáo điều kia? Kiềm giữ sự phát triển của lớp công dân trẻ chỉ vì lý do này có thể gây chia rẽ dân tộc và đào sâu thêm nỗi đau chiến tranh trong quá khứ. Tại sao thế hệ trẻ lại chịu trách nhiệm cho những việc làm của cha ông từ ngày thậm chí họ chưa được thai nghén? Thế thì hà cớ gì chúng ta cứ khư khư “chấp nhất” quá khứ?

Vì thế, tôi tin chỉ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới có khả năng đấu tranh để sửa đổi những quy định lỗi thời về lý lịch. Vì trên hết, ông hiểu quá rõ “lằn ranh chia rẽ dân tộc” này và ông đủ bao dung, đủ dũng cảm để thay đổi điều đó.

Không dừng lại ở đó, đương kim Thủ tướng chính là đại diện tiêu biểu cho lãnh đạo Việt Nam đầy nhiệt huyết và dũng cảm – như chính tên gọi của ông. Một lãnh đạo với tấm lòng bao dung, luôn chăm lo cho cuộc sống của người dân, luôn sáng suốt, minh mẫn vẫn chưa đủ. Muốn đất nước chuyển mình mạnh mẽ, người lãnh đạo còn cần chủ động trong mọi tình huống, dũng cảm, dám nghĩ dám làm khi đất nước đứng trước một cơ hội hay một cơn sóng dữ.

Hãy nhớ lại: Ai là nhà lãnh đạo duy nhất dám dõng dạc tố cáo hành vi xâm phạm chủ quyền Việt nam trước toàn thế giới hồi tháng 05/2014?

Ai đã có hàng loạt chuyến công du từ Đông sang Tây, mang về cho Việt Nam không chỉ hàng loạt thỏa thuận kinh tế, hợp đồng đầu tư, các Hiệp định Đối tác FTA mà còn tìm sự ủng hộ của các cường quốc và khu vực trong vấn đề chủ quyền Biển Đông của Việt Nam?

Ai là người gửi liên tiếp hai công hàm phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc và đại sứ Trung Quốc?

image005

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Tổng thống Obama tại Nay Pyi Taw, Myanmar ngày 13/11/2014 về tình hình Biển Đông

Còn nhớ trong bài phát biểu đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không ngại ngần đề cập tới vấn đề cải cách thể chế, đúng vào ngày Bản Hiến pháp 1992 Sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực. Hành động này cho thấy Thủ tướng là một lãnh đạo dám nghĩ dám làm, đất nước cần những con người như thế.

Trong bối cảnh Việt Nam đang dần khẳng định vị thế và là đối tác quan trọng của Mỹ và phương Tây trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nhất là khi Việt Nam sở hữu một lãnh đạo dám nghĩ dám làm, quyết liệt chống lại những chiêu bài thâu tóm biển Đông của Trung Quốc như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu, hy vọng chỉ là nếu, Thủ tướng thật sự “nghỉ ngơi”, còn ai đủ khả năng đặt chủ quyền quốc gia, dân tộc trên hết hay không?

Trong 02 tháng hiện diện Hải Dương 981, ngoài việc đưa ra tuyên bố đi vào lịch sử, ông còn thậm chí cho thu thập toàn bộ tài liệu khởi kiện Trung Quốc khi đến thời điểm thích hợp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm như: bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải…”

Thế nhưng, chẳng phải một con người hội tụ đầy đủ ĐỨC – TRÍ – DŨNG cũng như thỏa mãn tất cả yêu cầu của Tổng Bí thư đang xin KHÔNG TÁI CỬ ư? 

(Bạn đọc Phương Mai)

07 Tháng Năm 2017(Xem: 12030)
Cha của người bị cho là "tự sát tại trại giam" ở tỉnh Vĩnh Long nói với BBC rằng gia đình "quyết định để thi hài đến ngày 8/5" và "nếu công an không minh oan sẽ đưa thi hài đi khắp cửa công ở tỉnh này".
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12263)
Việt kiều Mỹ Phạm Thị Thanh Ngọc khoe hàng thẻ miễn nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu gọi giám đốc công an địa phương đến hiện trường.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12219)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11883)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12198)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14479)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12940)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12491)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12480)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.