Biển nam Trường Sa dậy sóng

08 Tháng Mười Hai 20157:01 CH(Xem: 16991)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 DEC 2015

Biển nam Trường Sa dậy sóng

Dấu hiệu quân sự của Thám thính cơ P-8 bám trụ ở Singapore
image003

Thám thính cơ P-8 A Poseidon

Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore.

Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.

Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A.

Tín hiệu P-8A bám trụ ở Singapore phần nào cho thấy Hoa Kỳ đã nhìn thấy áp lực của Trung Quốc đang có khuynh hướng nghiêng nặng về phía cực nam Biển Đông, thay vì tập trung vào việc đối phó với các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc ở Trung tâm quần đảo Trường Sa và mạn Tây biển Philippines. Trung Quốc gần đây đã điều hải cảnh xuống dòm ngó Swallow Reef, Natuna và James Shoal nhiều lần. Các biến động ở Biển Đông không thể không đề cập tới việc Khu trục hạm USS Lassen 82 xuất phát từ căn cứ Hải quân hoàng gia Kota Kinabalu-Malaysia đi tuần tra 12 hải lý đảo Su Bi.

Sự kiện Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter ngồi trên chiếc siêu trực thăng của hạm đội 7 Mỹ bay đến thăm Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang có mặt ở khu vực cực nam Biển Đông hôm 5/11/15 là một động thái quân sự trong việc Hoa Kỳ đối đầu với tham vọng bành trướng Biển Đông của Trung Quốc. Cùng bay với ông là Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein. Cùng vào thời điểm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ashton B. Carter đi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) ở Kuala Lumpur, Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã hiện diện ở biển Malaysia. (Có thể là ở căn cứ Hải quân Hoàng gia Kota KInabalu)" (VH)
image004

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter ngồi trên một siêu trực thăng của hạm đội 7 đi thăm USS Theodore Roosevelt.
image006

Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt có mặt ở khu vực cực nam Biển Đông hôm 5/11/15. 

25 Tháng Mười 2016(Xem: 14159)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014
18 Tháng Mười 2016(Xem: 14927)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16170)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 13883)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13411)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12699)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13025)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP