"Huyền thoại Hoàng Cơ Minh"

24 Tháng Mười Một 201510:52 CH(Xem: 50951)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 25 NOV 2015

 

Về một vị Chủ tịch Sống, Chiến đấu, và Tự sát ở chiến trường biên giới Thái-Lào-Việt

 

Huyền thoại Hoàng Cơ Minh: "Vị tướng kháng chiến duy nhất - tự sát tại mặt trận sau 1975"

 

LÝ KIẾN TRÚC

(Hiệu đính và bổ sung)

 

LTS: Người viết bài này xác định không là "hội viên", hay "member" của Mặt Trận hay của Việt Tân, nhưng không chối là một thân hữu khá gần gũi với anh chị em VT nhiều năm. (Đôi lúc còn là "mục tiêu đáng gờm" của MT và VT, chuyện có lúc bị lên án "dở" - sẽ nói sau). Với chức năng và trách nhiệm của một nhà báo, trước những sinh hoạt của các tổ chức ái hữu cộng đồng, các tổ chức chính trị, nhà báo có ý thức loan tải vô vị lợi, khách quan, vì đó là những hoạt động đóng góp vào sự thăng tiến không ngừng của một sắc dân trẻ trên xứ sở Hiếp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Dưới góc cạnh riêng, nhân vật được miêu tả dưới đây không thể phủ nhận đó là một con người canh cánh tâm hồn ray rứt về quê hương, dân tộc ... Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió).

 

Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”*

 

Vài mốc lịch sử:

 

- Tháng 5/1975: Phó Đề đốc Hải quân Hoàng Cơ Minh chỉ huy soái hạm HQ-3 di tản chiến thuật đến Guam, tạm trú trong trại Barrigada. Tại đây, Tướng Minh đã "mơ về đường mòn Hoàng Cơ Minh, áo bà ba đen, quấn khăn rằn Nam bộ". (*)

 

- Năm 1980: Tướng Hoàng Cơ Minh và Đại tá Phạm Văn Liễu gặp nhau ở San Jose bàn chuyện đại sự.

 

- 30/4/1980: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thành lập. Chủ tịch Mặt Trận: Tướng Hoàng Cơ Minh. Đại tá Phạm Văn Liễu: Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại.

 

- 18/8/1981 -  26/11/1981: Tướng Hoàng Cơ Minh và 14 chiến hữu gồm có các vị như: là Trung tá Lê Hồng, ô. Nguyễn Trọng Hùng, Trương Tấn Lạc, Nguyễn Thành Tiễn, Trần Thiện khải, ... rời Hoa Kỳ đến Bangkok liên lạc với tướng Thái Hadsayin thuê đất, thuê rừng nằm ở biên giới Thái-Lào, thuộc làng Nong Noi, tỉnh U Bon, lập căn cứ khu chiến.

 

- 26/11/1981: Tại khu chiến căn cứ 81 Nong Noi, Tướng Hoàng Cơ Minh cùng 14 chiến hữu công bố Cương Lĩnh Chính Trị cùa MT trong một buổi lễ.

 

- 10/9/1982: Việt Nam Canh Tân Cách Mạng đảng (Việt Tân) thành lập trong buổi lễ tại khu chiến 81. Tướng Hoàng Cơ Minh sáng lập và là vị Chủ tịch đảng đầu tiên. Cương lĩnh và Chủ trương của Việt Tân là "chấm dứt độc tài và canh tân đất nước".

 

- 16/4/1983: Tướng Hoàng Cơ Minh và các ông Bùi Đức Trọng, Trương Tấn Lạc, Nguyễn Trọng Hùng từ khu chiến về tham dự Đại hội Chính nghĩa tổ chức tại thành phố Garden Grove, Quận Cam nam California. Hàng ngàn người, rừng cờ đón từ phi trường Los Angeles đến Garden Grove.

 

- 28/4/1983: Đại hội Chính nghĩa tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đống. Hàng ngàn người, rừng cờ tham dự.

 

- 27/12/1983: Đài phát thanh Việt Nam Kháng Chiến do Kháng chiến qân Ngô Chí Dũng làm trưởng đài. Ngô Chí Dũng còn rất trẻ, được coi như thủ túc đắc lực của Hoàng Cơ Minh. Nhiều ý kiến cho rằng Dũng là một trong số ít kiến trúc sư sáng lập đảng Việt Tân, bên cạnh có Nguyễn Kim và Lý Thái Hùng.

 

- 27/12/1984: Hội đồng Kháng chiến toàn quốc ra quyết định giải nhiệm trách vụ Đại tá Phạm Văn Liễu Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại, Trung tá Nguyễn Kim Hườn từ khu chiến về thay thế.

 

- Năm 1985: Chiến dịch Đông Tiến I, vượt sông Mekong, qua Nam Lào do Đại Tá Dương Văn Tư chỉ huy. 20 kháng chiến quân hy sinh. (*)

 

- Năm 1986: Chiến dịch Đông tiến II lần thứ nhất với 130 kháng chiến quân tiến về phía Đông-Nam nhưng vượt sông Mekong tại Pác Xế bất thành nên đành phải rút. Tất cả các căn cứ, hậu cứ khu chiến sau đó theo lệnh đều bị xóa sạch. Tướng Hoàng Cơ Minh và các Quyết đoàn Kháng chiến quân chỉ có đi - không có về.

 

- Năm 1987: Chiến dịch Đông Tiến II lần thứ hai, sau 48 ngày đêm vượt rừng núi với 110  kháng chiến quân vượt sông Mekong. Đêm 27/8/1987, trong trận huyết chiến cuối cùng tiến về Sa Thầy, Kontum, toàn bộ chỉ huy chiến dịch tan vỡ, Tướng Hoàng Cơ Minh Minh, các lãnh đạo khác tự sát, chiến hữu chôn vùi xác tướng Minh bên bờ suối thuộc vùng Atopeu, Nam Lào một số lớn Kháng chiến quân bị bắt. Nhạc sĩ Trần Thiện Khải, người sáng tác bài "Trăng Chiến Khu" cũng đã tự sát sau khi bị thương trong chiến dịch này. (*)

 

 - Năm 1990: Thiếu úy mũ đỏ Đào Bá Kế Tiểu đoàn 1 và 9 Nhẩy dù (gia nhập Mặt Trận tháng 12/1984), Quyết đoàn trưởng trong chiến dịch Đông Tiến III với hơn 30 Kháng chiến quân theo con đường của "Ông Thầy", vượt rừng núi biên giới Thái - Lào, vượt sông Mekong tiến vào đất Việt, đụng trận, bị bắt, ra tòa, CS kết án 17 năm tù.

 

- 22/4/1991: Bốn cán bộ của MT bị câu lưu ra tòa về tội không khai thuế.

 

- 15/6/1996: Tòa án hạt Santa Clara ra phán quyết hủy bỏ vụ truy tố.

 

- 1996-2004: Mặt Trận gần như im lặng.

 

- 19/9/2004: Đảng Việt Tân chính thức ra mắt tại Bá Linh, hơn một ngàn đoàn viên khắp thế giới về tham dự. Đại hội bầu ông Lý Thái Hùng làm Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Kim Hườn làm Chủ tịch đảng. (Nhà báo Lý Kiến Trúc ở nam California được mời tham dự Đại hội này).

 

 *

Giòng máu Âu Lạc là giòng máu cách mạng. Hình như người Việt Nam nào lưu trữ giòng cách mạng trong máu đều tiềm ẩn ý thức, tâm thức "phá hủy" và "kiến tạo". Giòng máu cách mạng là giòng máu lý tưởng. Theo đuổi lý tưởng tới cùng là máu cách mạng.

 

Quyền lên tiếng, quyền lý tưởng là bản chất quyền cách mạng. Quyền lên tiếng đối lập 100% quyền bịt miệng. Quyền hành động là bản chất của quyền cách mạng. Đúng hay Sai hành động - chủ nghĩa cách mạng là vấn đề khác. Lịch sử sẽ luận. Luật pháp sẽ minh. Công luận sẽ phê.

 

Ông Hoàng Cơ Minh là một con người của cách mạng, của lý tưởng cách mạng, của hoạt động cách mạng. Ông là vị tướng duy nhất sau biến cố 1975, vào "bưng", lấy thân ông, lấy mạng ông, lấy tâm não ông, ra đi vì cách mạng và: "Để làm gì cho Tổ Quốc!". Đúng hay Sai, thời gian, lịch sử, luật tắc, sẽ phơi ra áng sáng, sẽ công tâm phán xử.

 

Nhưng trước hết, trên hết, trong chuỗi dài 40 năm lịch sử cộng đồng tỵ nạn, cái chết  hùng tráng của phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, Chủ tịch Mặt Trận, Chủ tịch tiên khởi đảng Việt Tân, để lại một gia tài đi vào huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh  - với đầy đủ tính cách của người anh hùng cái thế, và nhiều rối rắm hệ lụy một thời gian dài hoạt động của Mặt Trận ở hải ngoại lẫn trong khu chiến.

 

 image004image006
image008

Sơ đồ các căn cứ của Mặt Trận trên vùng biên giới Thái-Lào thuộc làng Nong Noi, tỉnh U Bon: Căn cứ 81; Căn cứ 83; Căn cứ 27; Căn cứ 84; Căn cứ 80; Căn cứ 6; Căn cứ Chí Linh; Khu K 24.

 

"Huyền thoại Hoàng Cơ Minh":

 

Thứ nhất: ông là vị tướng của QLVNCH di tản ra hải ngoại, duy nhất khởi động cuộc kháng chiến chống cộng sản sau năm 1975. (Có thể có các vị tướng lãnh khác, các nhân vật khác, cũng hoạt động, theo nhiều cung cách khác nhau,  âm thầm, kín đáo ...).

 

Thứ hai: ông là vị tướng duy nhất sống và chiến đấu ở núi rừng "khu chiến" (Thái Lan, Cam Bốt, Hạ Lào) cho đến giây phút cuối cùng trong một trận huyết chiến, vùi thân bên bờ suối giữa rừng thiêng.

 

Thứ ba: ông là vị tướng đích thân cầm súng, điều quân, ngay tại trận tiền và tự sát ở trận tiền.

 

Thứ tư: ông là nhà lãnh đạo chính trị, chủ tịch sáng lập một đảng chính trị, giương cao khẩu hiệu: "Giải thể chủ nghĩa - chế độ cộng sản".

 

Thứ năm: ông là Chủ tịch số một của một tổ chức có danh xưng là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Ông cũng là Chủ tịch số một sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng đảng, gọi tắt là Việt Tân. Ông tổ chức lễ ra mắt Cương lĩnh của Mặt Trận và đảng Việt Tân trong khu chiến. Đại hội quyết nghị  Chủ tịch đảng Hoàng Cơ Minh không thấy viết, không thấy xác định, ai là Phó đảng Việt Tân.

 

5.1- Trong một bài viết của ông Phạm Hoàng Tùng cho biết: "4/ Ngô Chí Dũng: (thường gọi là Hoàng Nhật, từ Nhật Bản về), Trưởng Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến trong hầu như suốt giai đoạn kháng chiến, từ năm 1.983 tới năm 1.990. Chiến hữu Ngô Chí Dũng cũng là người có trách vụ tổ chức và phát triển Đảng Việt Tân trong khu chiến cách mạng - khi Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh mất, lên nắm quyền Chủ Tịch, mất tích hay bị thủ tiêu bí mật".

 

image010

Người mặc quần áo bà ba đen bạc màu và có gương mặt còn trẻ là anh Ngô Chí Dũng.

Người ngồi cạnh anh Dũng và để hai tay trên bàn là anh Nguyễn Kim. Ông Hoàng Cơ Minh ngồi trước lá cờ Đảng Việt Tân. Hình này chụp tại một cơ sở MT ở tỉnh U Bon- Thái Lan nằm ở ngoại vi khu chiến.

Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.

 

image012

Nguồn: từ sách Trên Đường Đông Tiến.

 

image014

Nguồn: từ sách Trên Đường Đông Tiến.

 

 

image016

Ngô Chí Dũng (áo đen) chủ tọa lễ gia nhập đảng Việt Tân của một Kháng chiến quân trong căn cứ khu chiến. Nguồn: Sách TĐĐT

 

Thứ sáu: Chủ tịch Mặt Trận hầu như làm việc toàn thời gian ở "khu chiến". (Khu chiến là chữ của MT). Thỉnh thoảng ông về nước Hoa Kỳ, được đón rước như một vị anh hùng cái thế. Rừng người, rừng cờ, rừng tiếng hô, đón ông như cơn sóng thần bão tố. Tất nhiên, rừng tiền cũng rót vào như nước. Tất nhiên, cặn bã, rác rưởi, hung bạo, cũng lượn theo cơn sóng thần lên cơn.

 

image018

Đại hội Chính nghĩa ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn năm 1983. Nguồn: từ sách Trên Đường Đông Tiến.

 

 

image020

Đại hội Chính nghĩa ở thành phố Garden Grove, nam California năm 1983.

 

image022

Một hình ảnh tiêu biểu của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh khi nói chuyện trước đồng bào.

 

Thứ bẩy:

7.1- Hội đồng Mặt Trận đề bạt một người thay mặt ông Hoàng Cơ Minh điều hành tổ chức Mặt Trận ở hải ngoại là cựu Đại tá VNCH Phạm Văn Liễu. (Tác giả tập hồi ký Trả Ta Sông Núi).

 

7.2- Danh xưng cao nhất của Mặt Trận dành cho Đại tá Liễu là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại. Các bộ phận Khu vực từ K1 đến K8 được điều động trực tiếp  bởi ông Phạm Văn Liễu. Riêng K9 theo như ông Liễu và nhiều lãnh đạo Việt Tân nói: (Xem Phần số 5)

 

7.3- Quyền hành và lãnh đạo chỉ huy của Đại tá Liễu ở hải ngoại gần như là số một trong suốt thời gian từ 1981-1985, nhưng đến cuối năm 1984, Đại tá Phạm Văn Liễu ly khai ra khỏi Mặt Trận và thành lập một tổ chức khác. Đây là vụ khủng hoảng đầu tiên nghiêm trọng đối với Mặt Trận và Việt Tân. (Sau này, Việt Tân cũng xẩy ra nhiều vụ khủng hoảng khác, sẽ nói sau).

 

 image024

7.4 - (Mở ngoặc thêm vấn đề này: Chưa có tài liệu nào bạch hóa lý do chính yếu việc Đại tá Liễu ly khai, giã từ Mặt Trận.

- Có thể bắt nguồn từ lời "huấn dụ" của sĩ quan tình báo hải quân Richard Armitage chăng, khi ông Liễu và ông Minh đi gặp ông Richard Armitage tại nhà riêng? (sau Đại hội Chính Nghiã ở Virginia năm 1983),  nhà tình báo Mỹ đã chỉ ra tầm nhìn xa, rất xa, đối với cộng đồng VN, đối với các tổ chức phục quốc, đối với vị thế VN trên bàn cờ thế giới, nhưng ông Minh bỏ ngoài tai. Ông Liễu nhìn thấy. Ông Liễu nhận định tương đối rõ: "Không có Mỹ thì việc làm của ông Minh sẽ thất bại". Ông Liễu khôn hơn, hiểu ý Mỹ hơn, không đi vào con đường mòn kháng chiến, huy động tiền của, nhưng cay cú và "phá" chơi cho bõ. 

- Có thể vì vấn đề tài chánh tập trung vào tay Hoàng Cơ Định?;

- Có thể vì lý do nhân sự lãnh đạo lộ ra tính cục bộ gia đình?;

 - Có thể vì mâu thuẫn trong lý luận và sách lược?;

- Có thể vì ngôi sao Hoàng Cơ Minh quá sáng chói làm lu mờ hình ảnh chiến lược gia Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại Phạm Văn Liễu?

- v,v...

 

7.5- Dưới quyền Đại tá Liễu thực sự có bộ phận K9 không? (K - viết tắt chữ khu bộ), chính xác là những ai trong đó? Họ có còn sống không? Họ làm những công việc gì? Bộ phận K9 thực sự có một tiểu ban gọi là "Biệt đội ám sát" không? "Biệt đội ám sát K9" (nếu có - rất đặc biệt), ví như là một tổ chức có bóng mà không có hình, có hình mà không có bóng.

 

7.6- Từ ngày thành lập Mặt Trận cho đến ngày chấm dứt (1980 -2004), không có một nhân vật nào trong Mặt Trận và trong đảng Việt Tân nhận là có "Biệt đội ám sát K9". (Mở ngoặc: Giả sử như trên tế nếu có tiểu ban "Biệt đội ám sát K9" thì Ai là hung thủ bắn giết các nhà báo? Cơ quan FBI sau nhiều năm điều tra hồ sơ này nhưng vẫn chưa tìm ra manh mối thủ phạm! Nếu tìm ra thủ phạm, hoặc nếu thủ phạm bị lương tâm căn rứt, tự thú, ra đầu thú, khi đó, K9 chắc chắn sẽ lộ nguyên hình).

 

image026

Nạn nhân của những vụ ám sát và mưu sát. Nguồn: propublica.org

Thứ tám: Người chỉ huy và ra lệnh trực tiếp cho "Biệt đội ám sát K9" ngụ ở "khu chiến" hay ngụ ở "hải ngoại"? Một "Ẩn số dấu mặt!". Ai là người cầm súng nã đạn vào nhà báo, vợ nhà báo? Người này còn sống hay đã mất tích? Một "Ẩn số dấu mặt!".

 

8.1 - Những câu hỏi chung quanh cái chết của 5 nhà báo cho đến nay, chưa chắc đoàn viên và lãnh đạo Việt Tân thế hệ trẻ sau này đều biết, biết về cả "Biệt đội ám sát K9".

 

8.2 - "Ám sát", "Thủ tiêu", "Hành động đe dọa", "Hành vi xâm phạm thân thể, tài sản", "Khủng bố tinh thần", "Bạo hành" ... là điểm tối kỵ đối với cá nhân hay một tổ chức chính trị đã hình thành và đang hoạt động tại Hoa Kỳ. 

 

Thứ chín: "Đi và huyền thoại"

 

image027
image028
image030
image032

Y sĩ Trung tá Trần Đức Tường đang huấn luyện về y khoa thường thức cho các Kháng chiến quân trong dịp ông lên đường tham gia khu chiến. Nguồn: Trần Đức Tường / sách TĐĐT.

 

image034

Bữa cơm chính nghĩa ở khu chiến.

 

image036

Mái chòi tranh che chở nắng cháy, mưa rừng.

 

Với kinh nghiệm lão luyện của một vị tướng chỉ huy  trên chiến trường nam Việt Nam từ trước 1975 (dù là trong binh chủng hải quân) , ông Hoàng Cơ Minh thừa hiểu rằng: ông đang chơi canh bạc phiêu lưu mạo hiểm. Dường như ông muốn lợi dụng ngay cơ hội Mỹ thỏa hiệp với CSVN mở chiến dịch tìm kiếm tù binh Mỹ, hài cốt lính Mỹ, nhân viên mất tích Mỹ ... trong chiến tranh Việt Nam (VIETNAM WAR POW/MIA vấn đề tù binh chiến tranh/nhân viên mất tích trong chiến tranh Việt Nam, cho nên, ông bỏ ngoài tai lời "khuyên" của ông Richard Armitage, ông quyết tâm đi theo lý tưởng của ông tới cùng.

 

9.1 - Với kinh nghiệm của một tướng lãnh sống và làm việc dưới chế độ chính trị VNCH trước 1975, ông Minh chắc phải nhìn thấy bài học của chế độ Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu. Các vị lãnh đạo của VNCH đều thuộc câu "Thời thế thế thế thời phải thế", nhưng mỗi người có cách hành xử riêng của họ. Vì qyền lợi, vì bàn cờ chiến lược Đông Tây xoay chiều, nước lớn sẵn sàng bỏ rơi những con tốt, cho dù tốt đã sang sông.

 

9.2- Ông Hoàng Cơ Minh ra sức xây dựng các lực lượng vũ trang nhỏ chiêu mộ từ người Thái, Lào, cựu binh VNCH, tập trung về các căn cứ thuộc tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), cách Bangkok 500 km về phía Đông Bắc.

Chiến thuật của tư lệnh Hoàng Cơ Minh là lấy du kích đánh du kích.

Chiến lược của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh là dựa vào hàng trăm ngàn lòng dân hải ngoại bùng lên như ngọn lửa đòi giải phóng quê hương.

Niềm tự hào khí phách của giòng dõi bản thân và niềm hào khí của các "Quyết đoàn" quyết tử hy sinh vì "Nhân nghĩa chi cử vụ tại an dân, Điếu phat chi sư tất tiện khử bạo"; vị tướng dẫn đầu đoàn quân kháng chiến khiêm nhường đi vào cửa tử, chết cho tự do và chết cho quê hương.

 

image038

Tỉnh U Bon -Thái Lan (chấm đỏ trên bản đồ) nằm gần sát biên giới Lào và Việt Nam. Ảnh minh họa Google images

 

image040

Sông Mekong ở Nam Lào. Muốn vào đất Việt phải vượt qua con sông này. Bên kia sông là ánh đèn dầu hiu hắt quê hương. Ảnh minh họa. Google images

 

image042

Khi vượt qua sông Mekong ở Hạ Lào, các "Quyết Đoàn" Đông Tiến II lần thứ hai hành quân qua bên phần đất Việt ráp ranh Kontum - Tây Nguyên; trận đánh nổ ra trong đêm 27/8/1987, tư lệnh Hoàng Cơ Minh bị thương và tự sát ở trận tiền. Xác của ông được chiến hữu vùi lấp vội, bên bờ suối. Nhưng sau đó  bộ đội CS tìm ra, khai quật, chụp hình và cho công bố hình ảnh này tại Sàigon trong phiên tòa xử các Kháng chiến quân.

9.3 - Song song với việc xây dựng lực lượng vũ trang, ngày 10 tháng 9, năm 1982, Chủ tịch Mặt trận Hoàng Cơ Minh tổ chức một đại hội tại căn cứ 81 tỉnh Ubong, khai sáng Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng với Cương lĩnh xóa bỏ chế độ độc tài và chủ trương canh tân đất nước.

9.4- Điểm chú ý trong đại hội sáng lập đảng Việt Tân: Không thấy, không nghe ông Hoàng Cơ Minh đề xuất ai là Phó đảng Việt Tân; việc này khác việc đại hội đề xuất cựu Đại tá Phạm Văn Liễu là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại của Mặt Trận. Có thể trong tính toán của tướng Minh lúc bấy giờ, Mặt Trận là tổ chức nổi, Việt Tân là tổ chức chìm. Việt Tân là giấc mơ lớn của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh.

image043

9.5- Một điểm không thể hiểu được: Trong cuộc vạn lý trường chinh, từng đường đi nước bước của ông Hoàng Cơ Minh từ Mỹ cho đến Thái đến Lào, mọi động tịnh của Mặt Trận đều được thông báo rành rọt công khai. Thế là sao? Ngày xưa, Kinh Kha sang Tần chỉ có Thái tử Đan âm thầm tiễn biệt bên bờ sông Dịch. Ngày nay, nhớ lại, cuộc hành quân 719 sang đất Lào quân ta diễn binh cờ khí thế rầm rộ, vì vậy mà bị lọt vào vòng vây trùng điệp. Ngày nay, Mặt Trận sang sông khu chiến chẳng khác gì Lam Sơn 719. Binh pháp thời nay quái lạ!

9.6 - Việt Tân là bửu bối của Mặt Trận, là đứa con cưng của Hoàng Cơ Minh về sự nghiệp chính trị. Ông Minh nhìn xa, viễn kiến về chế độ độc tài đảng trị trước sau gì cũng thoái hóa và tàn lụi. Ông nghe, ông đọc được lòng dân. Ông ấp ủ Việt Tân làm nên nghiệp lớn. Nhưng ông vội khẳng khái ra đi.
“Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”*

 

9.7 - Việc điều hành Mặt Trận đã gây ra nhiều điều "rắc rối", thiếu minh bạch. Tiếc thay.

 

Thứ mười: Có động lực siêu hình mãnh liệt nào thôi thúc chủ nghĩa anh hùng ở con người Hoàng Cơ Minh biết đi là chết, biết giao chiến là chết, biết vượt tuyến về "đất Mẹ" là chết?

Có phảng phất linh hồn của những tướng lãnh tuẫn tiết ở chiến trường miền nam Việt Nam trước 1975 soi đường cho ông đi vào cõi vinh quang ?

Có đâu đây oan hồn của 5 nhà báo Mỹ gốc Việt lên tiếng đòi "nợ"?

Có âm u anh hồn của những kháng chiến quân bỏ thây nơi núi rừng khu chiến xa xăm?

 

Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược. Họ cùng nhau cười vang nối vòng tay thỏa chí anh hùng.

Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại:

Huyền thoại Hoàng Cơ Minh./

 

( California 24 Nov, 2015)

 

* Lời ông Hoàng Cơ Minh theo bài viết của ông  Nguyễn Xuân Nghĩa.

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Trách chi người đem thân giúp nước...

Giao Chỉ, San Jose mở lại hồ sơ Kháng Chiến

Thế giới đang chuyển động vì cuộc chiến chống khủng bố từ Trung Đông qua Âu Châu đến Mỹ châu. Thế giới Người Việt hải ngoại cũng đang bàn tán về vụ nghi án các nhà báo bị thanh toán 35 năm về trước.

Là người lên tiếng đầu tiên về cuốn phim phóng sự Terror in Little Saigon, chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi tiếp theo. Căn cứ vào sự hiểu biết và nhận định riêng, chúng tôi sẽ lần lượt trả lời. Nhưng trước hết, xin gửi đến quý vị độc giả thân hữu một tài liệu hơn 10 năm trước. Tôi viết về cuốn sách của tác giả Phạm Hoàng Tùng do Đỗ Thông Minh xuất bản.

Bài báo này viết để giới thiệu thiên hồi ký của một kháng chiến quân đã đi theo thầy Minh cho đến những giờ phút cuối, bị bắt, bị tù, được trả tự do, đã vượt biên hiện ở bên Cam Bốt. Sách của anh không được Kháng Chiến và Việt Tân sau này nhìn nhận, nhưng tôi vẫn đọc và tổ chức ra mắt tại San Jose.

Ngày xưa khi cô gái hậu phương trách anh trai tiền tuyến, có nhạc sĩ đã khuyên rằng: Trách chi người đem thân giúp nước...Tôi muốn dùng câu này để gửi đến thân hữu trong niềm thông cảm. Từ vị tướng quân cho đến đoàn viên vô danh. Họ đã cùng đi vào cõi chết.

Chúng ta còn sống đến giờ này. Nhân danh điều gì mà phê phán. Và sau đây là câu chuyện viết cho thiên bút ký để quý vị hiểu rõ phần nào những gì đã xảy ra ở miền 3 biên giới vào thập niên 80. Bài viết này đã có phần bổ túc và sửa chữa tài liệu, nhưng nội dung và tình cảm không thay đổi.

*

Nhân mùa lễ Tạ Ơn 2015 viết lại chuyện cũ.                                               

Từ Mayflower trên biển đến con tầu Kháng chiến trong rừng

Giới Thiệu Hồi Ký Kháng Chiến

Cuốn sách đặc biệt ra đời mang tên ‘Hành Trình Người Đi Cứu Nước,’ hồi ký của một kháng chiến quân viết về cuộc chiến phục quốc do tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo. Xin giới thiệu cùng bạn đọc sau đây lời bạt viết về cuốn hồi ký kháng chiến nói trên


Ghi chú của nhà xuất bản:

Giao Chỉ là bút hiệu của cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc, hiện là Giám Đốc Trung Tâm Định Cư IRCC, Inc. tại San Jose, USA.

Bài này đã được phổ biến rộng rãi trước khi phát hành sách, chúng tôi xin phép tác giả in vào đây như ghi nhận từ một độc giả
 

Lời Bạt của Giao Chỉ, San Jose.

Bài viết về cuốn hồi ký của một kháng chiến quân.

“Này em, anh sẽ về bên kia biên giới.
Đèn nhà ai hay đốm lửa quê người...”

 

*

Tháng 3/1975, tôi gặp tướng Hoàng Cơ Minh lần đầu tiên tại Cam Ranh, một vị Phó Đề Đốc Hải Quân nóng nảy, bồn chồn vừa nhận toàn bộ trách nhiệm tư lệnh cuộc triệt thoái từ duyên hải. Trong số rất nhiều tướng lãnh của 2 quân khu, ông Thiệu chỉ còn đặt hy vọng vào vị phó đề đốc trẻ tuổi của hải quân thuộc dòng họ Hoàng Cơ.

Sau lễ chào cờ lần cuối, hạm đội chở phần còn lại của cả 2 quân đoàn suôi Nam. “Trùng khơi vạn lý, như chưa vừa ý, lắc lư con tàu đi,” bài ca vui tươi ngày nào bây giờ chuyên chở biết bao nhiêu cay đắng. Tôi có mặt trên một chiến hạm của đoàn tầu đau thương đó.

Hai tháng sau, tháng 5/1975, tôi gặp lại ông Hoàng Cơ Minh trong trại Barrigada trên đảo Guam. Gần 30 vị tướng tá của một đạo quân tan hàng nằm chờ phi vụ vào Mỹ. Ông Nguyễn Cao Kỳ được đem đi trước, rồi đến ông Ngô Quang Trưởng. Tôi nằm bên trung tướng Đồng Văn Khuyên, mặt dài như chiều đông.

Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III xuống sân đánh bóng chuyền cho quên ngày tháng. Tướng Không Quân Phan Phụng Tiên lâu lâu lại buông lời cay đắng. Tướng Trần Văn Minh im lặng, chửi thề không thành tiếng. Không một tướng tá nào còn được chút dũng khí của những ngày chinh chiến. Riêng ông Hoàng Cơ Minh là người duy nhất nói đến chuyện trở về.

Những ý kiến rời rạc, mơ hồ dường như đã bắt đầu hình thành. Con đường trở về sẽ vô cùng khốc liệt và ý ông Hoàng Cơ Minh nói là phải dùng tất cả các phương pháp của cộng sản để đánh cộng sản. Chuyện đó sau này thành sự thật. Giấc mơ về đường mòn Hoàng Cơ Minh, áo bà ba đen, quấn khăn rằn Nam bộ đã được nghĩ đến. Nắm tay giơ cao, tiếng hô giải phóng hay là chết, đã hiện ra trong giấc ngủ trại Barrigada, giữa tiếng ồn ào của phi trường đảo Guam.

Sau cùng, chuyến bay cuối tháng 5/1975 từ hải đảo đã đưa vào lục địa Hoa Kỳ một vị tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa duy nhất quyết tâm trở về với tấm lòng hết sức sắt đá. Đó là Phó Đề Đốc Hải Quân Hoàng Cơ Minh.

Năm 1980 ông Minh và ông Liễu đến San Jose gặp riêng vài anh em để kết nạp đoàn viên. Tôi có mặt đêm hôm đó, tuy không chính thức gia nhập nhưng hứa chắc rằng sẽ ủng hộ. Đến nay vẫn giữ lời.

Bẩy năm sau, vào ngày 28/8/1987, vị Phó Đề Đốc một thời Tư lệnh hành quân biển của Hải Quân VNCH đã nằm chết bên bờ suối, giữa rừng già miền Nam Lào. Hôm nay, khi ghi lại chuyện này năm 2015, chợt thấy các niên trưởng của tôi thời kỳ nằm chờ ở Guam, chẳng ông nào còn sống. Nhưng tôi vẫn còn phải nhắc lại chuyện xưa...

Người lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, đảng trưởng đảng Việt Tân với hơn100 kháng chiến quân vượt sông Mekong trong các chiến dịch Đông Tiến tìm đường về Việt Nam. Đến vùng Xalavang trên đất Lào, đạo quân kháng chiến bị săn đuổi bởi số địch quân đông đảo nên đã hoàn toàn tan rã. Các kháng chiến quân bị bắt đã kể lại với nhau trong tù về những cái chết đau thương và hào hùng. Vị Tư Lệnh và các cấp chỉ huy Kháng Chiến đều tử thương hay tự sát sau khi bị thương.

Vào đầu thập niên 80, cộng sản Hà Nội và thế giới Mác Xít đang ở trên đỉnh cao của chiến thắng. Không thể có con đường nào khác gọi là đấu tranh chính trị. Chỉ còn giấc mơ trở về gây dựng cơ sở chiến đấu trong lòng địch. Cả một ước mơ dù đội đá vá trời nhưng vẫn có người cố thực hiện. 

 Từ Úc châu, Võ Đại Tôn lập Chí Nguyện Đoàn Phục Quốc và tìm đường về vào năm 1981. Ông đã bị bắt và xuất hiện trong cuộc họp báo hết súc anh hùng tại Hà Nội ngày 13/7/1982.

Trong chốn trần ai tri kỷ tôi hiểu rằng ông Tôn bỏ vợ con bên Úc lên đường qua Thái vào đất Lào chẳng hề ngây thơ nghĩ rằng đi về là lấy lại quê hương. Với dòng máu biệt động quen thuộc, ông chỉ muốn dò đường tìm đến chiến khu của nhà cách mạng quen biết trên đất Lào là tướng Van Pao. Từ đó sẽ tính bước kế tiếp. Nhưng mộng lớn không thành...

Từ Paris, Pháp, Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam thuộc nhóm Lê Quốc Túy phát động, với Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và hàng chục người… đã xâm nhập bằng đường biển Cà Mau, bị bắt và xử ngày 18/12/1984.

Trong Chí Hòa, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch bị xử bắn ngày 8/1/1985, máu đỏ bức tường khám lớn. Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy là các cựu sĩ quan Không Quân VNCH. Sau này ông Hạnh được chính tổng thống Pháp can thiệp, Hà Nội trả tự do. Mấy năm trước ông qua Mỹ thăm bạn, không may bị tử vong. Đám tang ngưới anh hùng kháng chiến gốc không quân VN hết sức cô đơn giữa cộng đồng Việt Bolsa. Chỉ duy có bạn vàng Vũ Văn Ước lẽo đẽo đi sau quan tài. Bác Ước ngày nay cũng lại theo bạn Mai Văn Hạnh về miền vĩnh cửu.                
              

Và sau cùng, từ Mỹ, Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh đã tìm đường về suốt 10 năm từ 1981 đến 1990 qua 4 giai đoạn. Tất cả đều lấy đất Thái Lan làm bàn đạp.

Năm 1985, hai nhóm cán bộ chính trị Tiền Phương Kháng Chiến đã đi xuyên qua Cam Bốt để dò đường về nước nhưng đều bị bắt tại Nam Vang.

Cũng năm 1985, Đông Tiến I, vượt sông Mekong, qua Nam Lào do Đại Tá Dương Văn Tư chỉ huy đến gần biên giới Việt Nam phía Bắc Kontum thì bị Pathet Lào và Việt Cộng đánh đuổi và tan rã, 20 kháng chiến quân hy sinh. Số còn lại trở về Thái Lan.

Năm 1986, Đông tiến II lần thứ nhất với 130 kháng chiến quân tiến về phía Đông-Nam nhưng vượt sông Mekong tại Pác Xế bất thành nên đành phải rút. Trước khi lên đường, Mặt Trận đã triệt tiêu toàn thể căn cứ trên đất Thái, nên khi rút về lại phải sống tạm ngoài trời trong rừng già gần 1 năm chờ tái xuất quân.

Năm 1987, với 110 kháng chiến quân cuộc Đông Tiến II lần thứ hai khởi sự, vượt sông Mekong và bị quân địch quá mạnh đánh tan. Toàn bộ chỉ huy và Tư Lệnh Hoàng Cơ Minh tự sát, một số lớn tử trận và bị bắt.

* Đặc biệt là sau khi Đông Tiến II lần thứ hai hoàn toàn thất bại, thành phần còn lại tại hậu cứ Thái Lan và Tổng Vụ Hải Ngoại tại San Jose, Cali, Mỹ cũng không biết rõ tin tức. Nên chiến dịch Đông Tiến III vẫn tiếp diễn với người chỉ huy hậu cứ là một sĩ quan Dù, ông Đào Bá Kế đi vào đất chết muộn màng năm 1990 với số thành phần khỏe mạnh còn lại, những tân kháng chiến quân mới tuyển từ trại tị nạn... đều chấp nhận lên đường chuyến chót.
Tất cả xóa xổ căn cứ tại Thái Lan tiếp tục đi theo con đường Đông Tiến I, vượt sông Mekong tìm về biên giới Lào-Việt ở phía Bắc Kontum.

Trong giai đoạn này thật sự không còn sự hiện diện của Tướng Minh và vòng đai kỷ luật sắt đá. Nhưng lạ lùng thay, những phần tử còn lại của Kháng Chiến không tan hàng mà lại đồng lòng lên đường. Không ai thật sự biết rõ tâm tư của anh em, nhưng có thể họ đi tìm “ông thầy”.

Thêm một lần sau cùng, toán quân này cũng bị chặn đánh, bị giết, bị bắt.

Người chỉ huy Đông Tiến III là Đào Bá Kế bị án tù chung thân, cho đến năm 2000 còn bị giam tại nhà tù miền Bắc. Sau đó ông Kế được trả tự do về Hậu Giang. Chúng tôi có liên lạc tìm cách lập hồ sơ đoàn tụ qua Mỹ nhưng còn nhiều khó khăn.

Tin sau cùng, Đào Bá Kế đã qua Thái Lan nhưng đã mất liên lạc. (Rất mong biết tin.. )

Tất cả các anh hùng kháng chiến suốt 10 năm (1981-1990), tuy hoàn cảnh mỗi người một khác và đôi khi việc tuyên truyền quá cường điệu phóng lên con số hàng ngàn tay súng nhưng riêng sự gian khổ và khốc liệt hoàn toàn có thật.

Ông Đỗ Thông Minh tham dự từ những ngày đầu nói rằng khi họp với tướng lãnh Thái ông Minh phóng đại con số tổ chức và quân số để được yểm trợ và trang bị. Anh em lại nói rằng ông Minh trông cậy vào số người đông đảo trong trại tỵ nạn sẵn sàng ghi danh theo kháng chiến. Dù sao thì cũng là sự phóng đại sai lầm.


Vào những năm 80, bài hát bất hủ được ban hợp ca Thùy Dương cất lên vừa hùng tráng vừa bi thảm: “Này em, anh sẽ về bên kia biên giới, đèn nhà ai hay đốm lửa quê người”.

Hơn 100 kháng chiến quân đã hy sinh trên đường tìm về bên kia biên giới.

Vượt con sông Mekong, thấy ánh sáng leo lắt đêm khuya, tưởng là ánh đèn của thôn xóm trên đất nước thân yêu, ngờ đâu vẫn chỉ là đốm lửa quê người. Chiến hữu chung quanh Tướng Hoàng Cơ Minh chẳng còn được mấy người, sức cùng lực kiệt, trải qua bao nhiêu gian khổ và cô đơn, ông đã tự chọn cái chết, nằm lại bên bờ suối.

Bên kia bờ đại dương, cả một Tổng Vụ Hải Ngoại đang trầm kha xâu xé làm cho lòng tin tan vỡ! Khi lên như sóng trào dâng, khi xuống như nước vỡ bờ.
Bên này tiền tuyến chỉ có trên dưới 200 tay súng bị săn đuổi suốt những năm tháng dài. Thái Lan bắt đầu đổi thái độ, không còn muốn cho đóng quân, Lào Cộng hợp lực với Việt Cộng truy kích. Kháng chiến quân bị thương phải tự sát hoặc đã bị các chiến hữu hạ sát để khỏi rơi vào tay địch. Không còn đường nào khác.

Con đường giải phóng là con đường một chiều: “Giải phóng hay là chết”. Những người thân tín của ông Minh trong hàng ngũ lãnh đạo không còn nữa, Đại Tá Dương Văn Tư đã hy sinh, Trung tá Lê Hồng đã qua đời.

Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh với một đời hành quân biển đã bỏ quân phục đại lễ mầu trắng và biển cả màu xanh, để tìm về bộ quần áo đen, khăn rằn Nam Bộ nằm chờ đợi giây phút cuối cùng ở giữa rừng núi Hạ Lào.

Ông đã dùng chiêu thức của cộng sản để đánh cộng sản và đường lối này cũng đã tạo ra bao nhiêu sóng gió. Sau cùng, giải phóng hay là chết, khi không thành công thì chết là giải thoát. Và một phát súng cuối cùng đã nổ, Tướng Hoàng Cơ Minh đã chết. Nhưng tiếng súng của ông tự sát phải chờ đến 14 năm sau mới chính thức nghe được tại San Jose vào tháng 7/2001. Chờ đợi lâu như thế cũng lại là một sai lầm.

Tất cả các câu chuyện kể trên và còn nhiều chi tiết hết sức đặc biệt, hầu hết đều được giãi bày trong cuốn Hồi Ký của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng trong tác phẩm 2 cuốn tựa đề “Hành Trình Người Đi Cứu Nước”.

Tôi được học giả Đỗ Thông Minh từ Đông Kinh gửi riêng cho đọc bản in thử từ máy điện toán. Tập hồ sơ tổng cộng 900 trang là một tài liệu hết sức quan trọng để các nhà nghiên cứu và toàn thể thế hệ Việt Nam sau này hiểu rõ câu chuyện tìm đường về của những năm 80.

Với bản danh sách khá đầy đủ các kháng chiến quân đã hy sinh, đã bị tù đày và cả những người hiện còn sống xót đều là nhân chứng của một giai đoạn anh hùng và cũng hết sức bi thảm.

Riêng câu chuyện về cuộc đời của tác giả Phạm Hoàng Tùng năm nay trên dưới 60 tuổi đã trải qua 14 năm (1984 - 1997) đi kháng chiến và chịu rất nhiều hệ lụy. 


Phạm Hoàng Tùng cũng như hàng trăm ngàn thuyền nhân khác đã lên đường tìm tự do vào đầu năm 1982, từ Sài Gòn đi thuyền rồi qua đường bộ đến Nam Vang lần thứ 1.

Năm 1983, lại vượt biển vào Thái, được đưa tới trại tị nạn Sikhiu. Anh trở thành 1 trong số 964.000 thuyền nhân mà thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ghi nhận tổng số 5 đợt trong 20 năm từ 1975 đến 1995.

Phạm Hoàng Tùng đã không chết trên biển Đông, anh cũng không đi Mỹ định cư. Nếu Phạm Hoàng Tùng đi Mỹ vào khoảng 1984 - 85, thì bây giờ cũng đã thành người Mỹ trên 30 năm ở San Jose… trong số hơn 100.000 dân Việt tại Thung Lũng Điện Tử.

Nhưng phần số con người đã thay đổi khi anh chấp nhận trả hết giấy tờ tị nạn để đi theo Kháng Chiến.

Vào khu chiến năm 1984, làm việc trong đài phát thanh.

Tháng 9/1986, tham dự Đông tiến II lần 1,

tháng 7/1987, tham dự Đông tiến II lần 2, rồi bị bắt giải về Sài Gòn. Năm 1990, cải tạo lao động ở Phú Yên.

Năm 1993, trốn trại về Sài Gòn rồi vượt biên đến Nam Vang lần thứ 2.

Bây giờ Phạm Hoàng Tùng cô thế, ở lại làm người Việt lưu vong trên đất Cam Bốt, lập gia đình, có vợ và đã trải qua 30 năm (1982 - 1987 và từ 1993 tới nay) trên đất khách quê người.

Lấy tin tức từ chiến hữu kháng chiến khi gặp lại nhau trong trại giam và từ kinh nghiệm bản thân, tác giả viết lại hành trình của một người đi cứu nước. 

Anh đã dâng hiến tất cả tương lai, hy vọng và tuổi thanh niên cho lý tưởng. Anh tìm thấy ở Kháng Chiến cả mộng lẫn thực. Bình tĩnh và công bình, tác giả ghi lại những đau thương dằn vặt của từng chiến binh và người lãnh đạo không phải bằng lời nói mà bằng các hành động.

Đặc biệt chỉ cần sơ lược về hoàn cảnh hết sức tuyệt vọng hàng ngày, hết sức khó khăn, căng thẳng mỗi ngày, ta có thể hình dung được tâm trạng của người lãnh tụ Kháng Chiến ra sao.

Tướng Hoàng Cơ Minh dưới ngòi bút của tác giả hiện thân của sự quyết đoán, cao ngạo, không tin người và hết sức tàn nhẫn. Nhưng rõ ràng là không có đường lối nào khác, ít nhất là vào thời điểm của các cuộc Đông Tiến.

“Một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là hết lối quay về.”

Tác giả đã kể lại những vụ xử tử kháng chiến quân muốn đào ngũ, những vụ thi hành kỷ luật sắt đá trong chiến khu.

Toán cận vệ trung thành của lãnh đạo xuống tay hết sức lạnh lùng, tàn nhẫn và dứt khoát không tha thứ bất cứ ai. Ngay cả với ông Nguyễn Hữu Nhiều, vị bác sĩ duy nhất của khu chiến.


Xem ra trước sau chỉ có trên dưới 200 tay súng, đủ mọi thành phần, có thể nói là một toán quân ô hợp. Với kỷ luật sắt đá, lãnh đạo đã tôi luyện thành các du kích quân bắt đắc dĩ, ngày đêm học tập. Người từ hải ngoại về rất ít, đa số từ trại tỵ nạn. Quân đội VNCH có, mà bộ đội đào ngũ cũng có.

Người vì lý tưởng, người căm thù cộng sản và có cả những thành phần ảo tưởng, chỉ muốn thoát ra khỏi trại tỵ nạn vì chờ đợi mòn mỏi không thấy tương lai. Tất cả đều được đưa vào vòng cương tỏa chặt chẽ để dứt khoát không thể thoát ra được.

Chỉ cần một người trốn về là tất cả huyền thoại vỡ lỡ và những câu chuyện khắc nghiệt đau thương ở khu chiến sẽ làm đổ vỡ tổ chức toàn thế giới.

Tác giả kể lại nhưng không một chút oán hận, đôi khi còn có vẻ phân trần cho hoàn cảnh.

Toàn thể tác phẩm là một bản liệt kê những cái chết.

Bắt đầu là những vụ lên án và xử tử các âm mưu đào ngũ.

Tiếp theo là những nhu cầu đôn đốc tạo thành áp lực bừng bừng lửa dậy tại hải ngoại đòi hỏi tiền tuyến phải làm một cái gì.

Cuộc Đông Tiến bắt đầu mặc dù chỉ có vài trăm tay súng. Chỉ biết tìm cách vượt sông Mekong đi mãi về phía Đông, không có một lệnh hành quân rõ ràng.

Lần đầu bị thất bại. Lần sau trước khi lên đường phá sạch trại để hết đường về, nhưng rồi chưa đi được, lại phải trở về sống bờ sống bụi chờ chuyến sau. 

Mỗi lần Đông Tiến là một lần thương vong. Trận chiến hoàn toàn không cân xứng. Đi vào đất địch với quân số ít ỏi, không có phương tiện liên lạc. Địch không đánh quân ta cũng có thể chết đói, chết khát.

Địch tấn công với quân số gấp 10 lần. Quân ta chết là may mắn, bị thương là không có phương tiện cứu chữa. Không thể để lọt vào tay địch, bị tra tấn lộ tin tức rồi cũng bị giết chết. 

Vì vậy quân bạn ra tay trước, Kháng Chiến tự giết hết thương binh của ta, hoặc là thương binh phải tự sát.

Kháng chiến quân tài hoa là nhạc sĩ Trần Thiện Khải, người sáng tác bài Trăng Chiến Khu… đã tự sát sau khi bị thương trên đường Đông Tiến lần 2.

Đoàn quân Đông Tiến như Hốt Tất Liệt ngày xưa dẫn quân Thát Đát tiến về phía mặt trời. Cứ phương Đông mà đi cho đến khi ngựa hết nước, người hết sức, nhưng rồi quân Mông Cổ còn có đường về. Kháng Chiến thì tan hàng ngay tại Hạ Lào. Đi như thế không bị địch đánh thì cũng chết. Dù về đến đất Kontum thì cũng không thể mở được đầu cầu. Cho dù mở được đầu cầu thì làm gì có đại binh theo sau.

Những cuộc hành quân gian khổ, điên cuồng như thế mang ý nghĩa gì" Ông Minh rõ ràng chỉ muốn tìm về chết tại quê hương!

Ba trăm chín tư năm trước, con tàu Mayflower của Âu Châu nhổ neo đi về phương Tây với 102 người. Một nửa là di dân và một nửa là thủy thủ đoàn, cũng là một hành trình vô vọng. Con tàu tả tơi đến miền Đông Hoa Kỳ năm 1620, mùa Xuân đầu tiên chết 52 người vì đói khát và bệnh tật. Còn lại 50 người sống xót và các dòng họ hậu duệ của con tàu “Hoa Tháng Năm” ngày xưa trải qua 4 thế hệ bây giờ đã có đến 35 triệu người trong số trên 300 triệu dân Hiệp Chúng Quốc. Một cuốn sách biên khảo vừa xuất bản đã ghi lại vào ngày Lễ Độc Lập năm nay.

Trên chuyến khởi hành đến Mỹ và sau khi sống những năm đầu đầy thử thách ở Tân Thế Giới, di dân đã có lúc hung bạo, tàn nhẫn với nhau. Sử sách đều có ghi lại. Tuy nhiên, Mayflower đã thành công, nhưng con tàu Đông Tiến của Hoàng Cơ Minh đã không nở hoa “Kháng Chiến”.

Khi Tướng Minh tổ chức đại hội tại San Jose để khai trừ người phụ tá số một là Đại Tá Phạm Văn Liễu, thì tại Nam California cũng có đại hội của ông Trần Minh Công tổ chức để đặt vấn đề với ông Minh. Đó là vào ngày 29/12/1984.

Cùng vào thời gian đó, tiền đồn Hải Vân của Kháng Chiến trên đất Thái bị địch vượt sông Mekong qua tấn công. Sau đó, đơn vị Kháng Chiến tiền tuyến phải triệt thoái.

Sau khi Mặt Trận bể làm đôi, Tướng Hoàng Cơ Minh trở lại khu chiến chuẩn bị và đích thân tổ chức, chỉ huy Đông Tiến II lần 1, rồi lần 2.

Thời kỳ đó ông Minh được Thái Lan cho biết chỉ cấp Visa lần cuối. Yêu cẩu ông vào dọn dẹp để giải tán chiến khu rồi phải ra khỏi đất Thái. Tình hình chính trị Đông Nam Á gió đã đổi chiều. Thái và Việt Nam xuống thang căng thẳng. Kháng chiến cũng chẳng còn tiền thuê đất trả cho các tư lệnh Thái Lan. Chính lúc đó nếu ông Minh rút về Nhật sẽ bỏ rơi chiến hữu trên đất Thái.

Ông chọn giải pháp tiếp tục lên đường qua Lào để tìm bằng được ngọn đèn đêm hiu hắt trong thôn xóm Việt Nam, nhưng khi nằm chết bên con suối Hạ Lào, ông chỉ thấy xa xa đốm lửa quê người.

Khi xuất bản tác phẩm của Phạm Hoàng Tùng, ông Đỗ Thông Minh có lẽ chỉ muốn cho tác phẩm có cơ hội trình bày sự thật. Khi người Kháng Chiến viết về 14 năm oan nghiệt, tác giả cũng chỉ đơn giản kể lại những gì đã trải qua. 

Độc giả đọc tác phẩm chắc có thể mang nhiều suy tư. Kẻ chống đối hận thù Kháng Chiến sẽ tìm thấy nhiều chứng cớ để buộc tội.

Nhưng riêng phần tôi, với tình cảm dành cho người đi cứu nước, tôi hết sức đau thương và trân trọng cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh. Tấm lòng thương cảm của tôi không phải chỉ dành cho chủ tướng mà cho tất cả đoàn viên của ông. Những người ông tuyên án xử tử, những người theo ông đi vào chỗ chết, hay những người vì theo ông mà suốt một đời tù đày cho đến ngày nay vẫn còn lưu vong. Xem ra, tác giả đi một vòng tròn trên 4 xứ Đông Nam Á khoảng thời gian vừa đúng một con giáp (1981 - 1993), Phạm Hoàng Tùng lại là người Kháng Chiến hưởng hạnh phúc sau cùng.

Tướng Hoàng Cơ Minh với cái chết của chính ông, ông đã làm trọn lời thề nguyền từ khi xuống tàu bỏ nước ra đi. Ông đã giữ vẹn lời thề, khi đứng trên khán đài hô hào kháng chiến phục quốc ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, ở Orange County và ở San Jose…

Cái chết của Tướng Hải Quân Hoàng Cơ Minh, của Đại Tá Bộ Binh Dương Văn Tư, của Trung Tá Nhảy Dù Lê Hồng… và ngay cả các kháng chiến quân đào ngũ bị xử tử hình đều góp phần cho Kháng Chiến và Việt Tân tồn tại.

Đông Tiến là chuỗi dài của những thất bại nhưng học được bài học thất bại là lấy được chìa khóa của thành công.

Trong công cuộc đấu tranh cho Việt Nam bây giờ và sau này, dù bằng chính trị hay bằng những phương thức khác, dù giải phóng rồi canh tân hay dù canh tân rồi giải phóng, dù đúng hướng chính thống hay chệch hướng hòa giải thì điều quan trọng là phải tồn tại. Bất cứ với giải pháp nào, ta không thể cứu nước nếu ta không tồn tại và tiếp tục hoạt động.

Cái chết của một lãnh tụ chỉ có thể mang ý nghĩa để cho thế hệ đấu tranh tiếp nối tồn tại. Với ý nghĩa đó, một đóa “Hoa Tháng Năm”, một Mayflower mới của người Việt sẽ nở hoa trong cộng đồng của chúng ta.

**

Đối với những dư luận về công cuộc kháng chiến phục quốc, chúng tôi xin có đôi lời hơn thiệt. 

Hơn 30 năm trước, Giao Chỉ đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Võ Đại Tôn, Trần Văn Bá và Hoàng Cơ Minh. Thân hữu nói rằng, ông quá cả tin nên dễ bị lừa. Đã xin thưa rằng, tôi muốn ngày nào cũng có người đến lừa tôi về chuyện xây dựng lại non sông.

Ba mươi năm sau, thân hữu lại nói rằng, ông đã yêu lầm tướng cướp. Bèn trả lời rằng: Tình yêu vốn mù quáng. Bây giờ đã già rồi, không thể thay đổi được nữa. Đành xin chịu mù lòa để giữ lấy tình yêu.

Đối với riêng tôi, mọi công cuộc kháng chiến phục quốc từ Lực Lượng Đặc Biệt Võ Đại Tôn, đến Không Quân Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và của Hải Quân Hoàng Cơ Minh đều là những nỗ lực thần thánh, chúng tôi có tràn đầy đức tin tuyệt đối.

Ngày xưa, cụ Nguyễn Bá Trác lưu lạc bên Tàu, mang nặng mối sầu phục quốc không thành đã viết nên vần thơ bất hủ trong bài Hồ Trường:

“Chí ta ta biết, lòng ta ta hay.”

Bây giờ lòng dạ đó vẫn là tâm can của các đoàn viên cách mạng, chắc chắn rằng tôi hiểu tấm lòng các bạn. Khi thiên hạ sắp ném đá người đàn bà tội lỗi, Chúa nói rằng, ai không có tội thì ném trước, tất cả đều bỏ đi.

Ngày nay, người lương thiện bỏ đi, người tội lỗi đứng lại lấy chuyện ném đá để mua vui đời luân lạc.

Từ “Võ Đại Bịp” đến “Kháng Chiến Phở Bò”... còn chữ nghĩa nào tàn nhẫn hơn để làm đau đớn người đi cứu nước.

Bây giờ là thời của người biết không nói, kẻ không biết nói càn. Nếu ta biết mà không nói, ai nói ?. Bây giờ không nói, bao giờ ?

Tôi đã đọc và giới thiêu bộ Hồi Ký Một Đời Người của cụ Phạm Ngọc Lũy do nhà xuất bản Tân Văn ở Đông Kinh, Nhật Bản phát hành nói về cuộc công yểm trợ của hải ngoại. Tôi đã đọc và tổ chức ra mắt sách bộ Hành Trình Người Đi Cứu Nước cũng của nhà xuất bản này về khu chiến của kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng.  

 Cả hai tác phẩm này xem ra anh em Việt Tân đều không nhìn nhận.

Kháng chiến mở đường tôi viết bài Đường mòn Hoàng cơ Minh. Kháng chiến bể làm đôi và bị luật pháp Hoa Kỳ làm khó. Tôi than thở với bài: Tìm đường gai góc mà đi.

Khi bác sĩ Trấn Xuân Ninh từ giã tôi viết bài an ủi: Chia tay hoàng hôn.

Khi ông Liễu qua đời tôi gửi vòng hoa văn hóa.

Tôi là người mãi mãi ủng hộ các phong trào kháng chiến phục quốc và không quên bao gồm cả tổ chức Phục Hưng Việt Nam.

Dù là võ trang ngày xưa hay đấu tranh chính trị ngày nay, các anh đánh cách gỉ tôi cũng ủng hộ. Câu nói mãi mãi ghi trong lòng. Mình không làm thì để anh em làm. Làm đúng làm sai cũng là làm việc lớn. Tôn trọng và thông cảm.

Terror in Little SaiGon

Bây giờ đến lúc anh phóng viên tây ba lô làm phim đầu voi đuôi chuột, chẳng hề có ai yêu cầu, xem xong phim là tôi lên tiếng mắng cho cậu này mấy mắng. Thằng cha nầy dứt khoát là muốn nổi tiếng với cuộc đời truyền thông. Chẳng phải đi tìm công lý thương yêu gì các nạn nhân của 35 năm về trước. Đây là anh chàng không hề có lương tâm báo chí. Dứt khoát làm công tố viên buộc tội xong rồi mới đi tìm chứng cớ. Theo kiểu chuyên viên tra tấn cho ra tội. Anh chàng lại gạ gẫm để các nhân chứng Việt Nam bịt mắt mà khai, như vậy anh muốn mô tả cộng đồng Việt ngày nay vẫn còn sợ Mafia Kháng chiến nên dù uất ức muốn nói sự thực mà vẫn sợ bị thủ tiêu nên dấu mặt.

Qua vụ này, các bạn hỏi tôi là phải chăng Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng bao che cho các phong trào Kháng Chiến 35 năm trước và bây giờ lại muốn dẹp đi.

Sao bạn lại đi tìm mặt trời buổi trưa như vậy. Suy nghĩ tào lao. Chính phủ Hoa kỳ chẳng hề có chủ trương như vậy.

Nuôi dưỡng cũng không phải mà dẹp bỏ cũng không. Giữa buổi trưa, đi tìm đông tây nam bắc không thấy mặt trời. Các ông quên rằng mặt trời ngay trên đỉnh đầu. Đây chỉ đơn thuần là một anh phóng viên đói bài làm phóng sự chuyện ngày xưa đem cờ vàng và Sài Gòn nhỏ hôm nay để gây sóng gió.
Các cơ quan truyền thống quốc gia và quốc tế Hoa Kỳ chẳng hề quan tâm. Toàn cầu còn đang theo đuổi chuyện chiến tranh với khủng bố Hồi Giáo, ai quan tâm đến đề tài của chúng ta. Các cơ sở chiếu phim cũng chẳng phải là những tiếng nói lớn lao của dư luận Mỹ. Chỉ là các cơ quan Media thuộc loại bất vụ lợi không có gì chứng tỏ là đề tài quan trọng của cơ sở truyền thông quan trọng.

Thiên hạ lại đem những bài mắng chửi từ bao năm qua ra phổ biến. Bạn đọc hôm nay lâm trận hỏa mù chẳng rõ đầu đuôi? Thật là đáng tiếc.

*  *  *

Tuy nhiên, cuốn phim Terror giả hiệu này cũng là dịp chúng tôi muốn chân thành kể lại câu chuyện xưa để quý độc giả được rõ.

Thời kỳ 1980 chúng tôi đã sống và đấu tranh ra sao.

Dù chẳng phải là đoàn viên nhưng anh em hết lòng ủng hộ anh em.

Mỗi độ Xuân Về, chúng tôi tổ chức hội Tết Fairgrounds tại San Jose.

Hai bên cổng chính lối vào khu triển lãm là các gian hàng của Kháng Chiến và Phục hưng Việt Nam. Những hình ảnh, những lá cờ vàng. Anh em Phục Hưng lo gian hàng Việt Ngữ và phụ trách bãi gửi xe bên ngoài. Anh em Kháng Chiến đi treo cờ trên các khu thương mại. Anh em Người Việt Tự do dặn nhau rằng, mai nầy ta cùng về Việt Nam.

Anh em Kháng chiến nói rằng Ăn bát phở Hoà rút ngắn đường về. Trên khắp nẻo đường đất khách quê người, chiến hữu mặc áo đen đứng dưới trời mưa phát báo. Trên sân khấu văn nghệ có cả Kiều Chinh Phạm Duy cùng các thanh niên thiếu nữ cất tiếng ca.

Năm 1993 Giao Chỉ tôi cũng lần mò đi theo anh em Phục Hưng qua dự đại hội nhân quyền tại thủ đô Mạc tư Khoa lúc cờ đỏ đã không còn trên công trường đỏ. Những cán bộ của Phục Hưng, của chí nguyện đoàn, của kháng chiến 30 năm trước, ngày nay gặp lại, tóc xanh đã phai màu. Có ông tóc bác phơ. Nhiều ông tóc đã rụng hết. Ông cha ta có câu. Một cái tóc là một cái tội. Tóc đã rụng hết rồi mà sao ngày nay lại còn mang tội khủng bố làm cho Sài gòn nhỏ thân yêu phải mang hình ảnh kinh hoàng. Nghe nói có người chửi tôi rằng tên đại tá nghĩa địa. Tôi lại chịu đấy. Chắc tôi không phải là người cuối cùng thương các anh chị em tìm đường về quê hương.

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.                                   
                                 

Giao Chỉ - San Jose,

Nhân mùa lễ hội cuối năm 2015 tôi viết lại chuyện này đề gửi cho quý vị; Bà Hoàng Cơ Minh và các cháu ở Cali. Anh chị Võ Đại Tôn bên Úc. Các con gái của anh Mai Văn Hạnh bên Pháp. Anh chị Đỗ Thông Minh bên Nhật. Anh Phạm Hoàng Tùng bên Cam Bốt. Anh Đào Bá Kế bên Thái Lan. và các bạn tôi khắp mọi nơi. Xin ông bà chuyển cho thân hữu và trả lời đã nhận

Cảm ơn.

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393


++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Phát biểu của nhà báo Lý Kiến Trúc trong buổi tiếp tân Đại hội ra mắt đảng Việ t Tân tại Bá Linh ngày 19/9/2004.

Nhìn lại quá khứ, nhìn tới, chuyện gì sắp tới?

image045

Thưa quí vị và các bạn, tôi tên là Lý Kiến Trúc đến từ California;

 

Cách đây 50 năm, ngày 18 tháng 2 năm 1954, một hội nghị quốc tế giữa 4 nước Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô triệu tập tại Bá Linh bàn về việc thống nhất nước Đức, khong thành. Sau cùng, từ Bá Linh dẫn tới Geneve vào ngày 20 tháng 7, 1954  kết thúc chiến tranh Đông Dương, chia hai tổ quốc Việt Nam và biến VN thành lằn ranh quốc cộng. Từ đó Quốc Cộng tiếp tục giết nhau liên miên.

 

Ngày 9/11/1989, bức tường đỏ Bá Linh sụp đổ, nước Đức, dân tộc Đức thống nhất không tốn một giọt máu căm hờn.

 

Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 2004, đứng tại Bá Linh, tôi được ban tổ chức cho phép tôi phát biểu đôi điều suy nghĩ, đứng ở góc độ của một người làm truyền thông độc lập, nói lên tầm nhìn của cá nhân tôi trước bối cảnh một sự kiện trọng đại: đó là việcï ra đời chính thức và công khai của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.

 

Tôi hết sức biết ơn cơ hội này, và trước hết, tôi xin chúc mừng đại hội, quí vị và các bạn thành công và sẽ thành công hơn nữa.

 

Thưa quí vị và các bạn;

Có lẽ trong suốt thế kỷ 19 và 20, ngoại trừ thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai, trên thế giới này không có một dân tộc nào, quốc gia nào đổ nhiều xương máu, tàn khốc, bi thương và phức tạp kéo dài liên miên như đất nước - dân tộc Việt Nam chúng ta.

 

Nhớ về thời thái cổ, từ buổi bình minh của dân tộc (*), huyền sử Rồng Tiên-Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta với nàng không thể sống chung với nhau đựơc mãi, nàng hãy mang 50 con lên núi, 50 con sẽ theo ta xuống biển”. Tản ra để sống - để sinh sôi. Tản ra cùng khắp trên mặt đất, hải đảo. Tản ra hay là Di dân. Kể từ Long Quân - Âu Cơ, thuyết Việt tộc di dân đã hình thành; phải chăng, một dân tộc vạn lí trường chinh đã và đang nẩy nở khắp địa cầu, đi tới đâu cũng để lại dấu vết bàn tay lao động - bản hồn sáng tạo Việt Nam.

 

Theo qui luật của xã hội, lịch sử, vận nước nổi trôi (**), lòng người khi tan nát , khi keo sơn; các nhà nghiên cứu về dân tộc học, xã hội học, địa chí học, ngay cả các nhà quân sử vẫn chưa giải đáp được cái việc người Việt Nam có cùng chủng tộc, cùng tiếng nói, ký tự, lại có thể phân tranh chém giết ruột thịt nhau kinh khủng như vậy. Người ta tạm thời viết về kho tàng chiêán tranh Vịệt Nam sở dĩ nó tàn liệt như vậy vì: Vì nội chiến; Vì ý thức hệ; Vì bãi đấu trường lý tưởng của văn minh cơ khí; Vì Công Hầu Khanh Tướng… tranh Bá Đồ Vương... Vì cái gì đi nữa thì chỉ nội cuộc chiến Quốc - Cộng, đã chôn lên núi mẹ 3 triệu người thịt nát xương tan, hàng trăm ngàn người chìm thây xuống đáy biển cha lạnh lẽo.

 

Bởi vậy! Vì chính khí, hôm nay, những người dân Việt cố bám lấy quê hương mà sống (***), quí vị và các bạn trong Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, khắp góc bể chân trời về đây hội nghĩa, dõng dạc lên tiếng rằng: Phải Canh Tân Lại Con Người, Phải Canh Tân Lại Đất Nước để mà sống.

 

Đến lúc này thì quí vị chắc không ngạc nhiên về những điều tôi muốn nói, nhưng tôi nói có đủ không, vẫn còn thiếu nhiều lắm; chúng ta hãy cùng nhau nói lên tiếng nói Việt Nam.

 

Ở nước Mỹ, sau 1975, dư luận thường nhắc đến cái gọi là: “Hội Chứng Việt Nam”. Tôi lại nghĩ rằng, không chỉ người Mỹ mới chịu đựng cái “hội chứng” đó, mà cả thế giới cộng sản hay thế giới tự do gởi những đạo quân quốc tế tham chiến ở Việt Nam cũng phải chịu đựng cái “hội chứng” đó; không những thế, ngay cả phe CS Hà Nội, phe Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, phe Cộng Hòa Sàigòn, phe Thành phần thứ ba cũng phải chịu đựng cái “Hội Chứng Việt Nam”.

 

Tôi xin chứng minh:

- Thượng nghị sĩ Mc Cain nói: “Kẻ gian đã thắng”. (1)

- Cựu Tổng Thống Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương vẫn còn mang trong đầu óc giáo điều cộng sản”.(2)

- Tổng thống George Bush nói: “Gạt vào quá khứ lịch sử cay đắng về Việt Nam”.(3)

- Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ viết: “Muốn vượt qua được cái mốc lịch sử 30 tháng 1975 là Lò Cải Tạo, hoặc đau rất đau, là Cái Nhục Thắng Trận! (4)

- Viện Bảo tàng Oakland Museum of California viết: “Trong những năm của thập-niên 1980s, người Mỹ sẵn lòng bỏ qua những nỗi ưu tư về cuộc chiến tại Đông-Nam-Á, nhưng họ vẫn phải chịu đựng những hậu-quả”. (5)

- Viện Đại học Boston Massachusett-Chương trình nghiên cứu về Việt Nam đòi: “Tái cấu trúc lại cộng đồng Việt Nam hải ngoại”. (6)

- Bình luận gia Ngô Nhân Dụng viết: “Muốn xây dựng lại một xã hội văn hiến cần có thời gian, phải tập sống theo các quy tắc lễ giáo trong vài thế hệ; mà phá hủy nền văn hiến của xã hội thì dễ hơn là xây dựng lên, muốn dựng lại cũng phải hàng thế hệ nữa”. (7)

V,v...

 

Ta thử tìm hiểu một góc lý do của nó. Trên tấm thiệp mời của quí vị đã nói lên phần nào: “Cốt lõi của vấn đề Việt Nam là độc lập dân tộc và canh tân đất nước kéo dài từ nhiều thế kỷ trước cho đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Giải đáp chung cho hai bài toán liên hoàn này là một cuộc cách mạng toàn diện...!”

 

Thưa quí vị và các bạn, đó là lý do. Thế còn nguyên nhân và hệ quả sâu xa của lý do đó là gì? Tôi nghĩ rằng quí vị và các bạn đã có lời giải đáp thỏa đáng.

 

Riêng tôi, tôi xin mạo muội bày tỏ thêm đôi điều suy nghĩ:

Từ lý do đi tới nguyên nhân và hệ quả là một quãng đường gậm nhấm lịch sử. Sử quan của người Cộng sản cho rằng: tiến trình tất yếu của một dân tộc phong kiến nô lệ phải kinh qua chặng đường giải phóng bằng chuyên chính vô sản; Sử quan của người Tư sản cho rằng không cần trả giá bằng sinh mạng mà theo qui luật thời thế vẫn có độc lập tự do! Thế còn sử quan của bọn cơ hội chủ nghĩa là gì???

 

Một nhà tư tưởng Việt Nam nói rằng: Hoa Độc lâp phải bón bằng máu! Hoa Tự do phải tưới bằng xương!

 

Người ta phân vân tự hỏi: máu thịt người cộng sản và máu thịt người không cộng sản có cùng một màu đỏ không, khi tưới lên mảnh đất Việt Nam?
Ghê sợ thay cái lý tắc chủ nghĩa xa lạ ở đâu đâu trôi sông lạc chợ đến nước Việt, nó làm thay đổi diện mạo dân tộc đến tận cùng gốc rễ.

Cho đến bây giờ, khi mà niềm nhức nhối về di sản cuộc chiến Bắc-Nam vẫn chưa tàn lụi, ý thức hệ Mác-Lê chưa kịp “xóa đói giảm nghèo” thì “thặng dư giá trị” đã lên ngôi thống trị.

 

Người ta lại vội vã giương cao khẩu hiệu mới.

Có thể chúng ta, người Việt tự do hải ngoại sẽ không cần đòi hỏi những lời kêu gọi “xóa bỏ hận thù” hay cần phải “thực tâm sám hối”.

Có thể chúng ta, người Việt hải ngoại sẽ “về nguồn” mà không cần thiết quên đi quá khứ.

Có thể chúng ta nghi ngờ tấn tuồng “hòa giải – hòa hợp” trước sau gì sẽ đi đến “hòa tan”.

Có thể, đối với suy nghĩ của cộng đồng Việt Nam tự do hải ngoại: đồng bào ta không hề hận thù! đồng bào ta ra đi vẫn giữ nguyên nguồn cội! đồng bào ta không hề chia rẽ!

Vấn đề là mọi thuộc tính dân chủ của dân tộc đều thiếu sót từ một căn bản đối trọng pháp quyền, dân quyền, nhân quyền. Thí dụ: Nghị quyết thống trị 36. Vấn đề là “Sau 1975, sơn hà kể như thống nhất... Nhưng đảng Cs vẫn tiếp tục cách ăn ở đến nỗi chia cắt đất nước, chia cắt dân tộc, chia cắt lòng người...” (****)

 

Thưa quí vị; tôi nghĩ rằng, hôm nay, để có một phương trình khả thể tiến tới tự do dân chủ cho một Việt Nam hậu cộng sản phải là tiến trình của xu thế đa nguyên đa đảng.

 

 Nhưng, để cảnh giác, chúng ta, một dân tộc thấm đòn hơn hơn hết về hàng loạt ngôn từ tự do - dân chủ - độc lập - công bằng - hạnh phúc, chúng ta hiểu rằng: từ ngữ này từ khái niệm để biến thành một khát vọng, rồi từ khát vọng để biến thành một hiện thực, chúng ta phải trả bằng một giá gian nan phi thường. Phi thường ấy, sẽ dành cho những ai cả gan xẻ đường tiên phong, phi thường ấy là niềm mơ ước thiêng liêng cho những ai dám từng sống và chết vì tự do, dân chủ. 

Nhưng, xẻ đường tiên phong bằng cách nào? Bằng chuyên chính tàn ác, bằng hận thù đằng đêằng hay bằng diễn biến hòa bình? Biện pháp nào có khả năng chuyển hoán chế độ độc tài đảng trị hiện nay trong hòa bình và đối thoại? Điều đó chưa thể kết luận ngay được.

 

Chúng ta thử đưa ra phương trình: Thiết lập đảng đối lập với đảng cộng sản trong một nước cộng sản.

Vậy thế nào là một Đảng Đối Lập?

Có người sẽ cho rằng đảng đối lập chỉ là đảng “cuội” mà thôi!

Thế nhưng, có ai ngờ rằng: Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, Lech Walesa, lãnh tụ cuộc cách mạng Solidarnosc, tổ chức chính trị đối lập với đảng cộng sản Ba Lan, tháng 12 năm 1990 cướp đựơc chính quyền! Có ai ngờ rằng, Václav Havel, nhà văn, nhà soạn kịch Tiệp Khắc, lãnh tụ một tổ chức chính trị đối lập với đảng cộng sản Tiệp cướp đựơc chính quyền! Có ai ngờ rằng, trong lúc hàng vạn đảng viên của các tổ chức cách mạng sờ sờ trước mắt lại để cho đảng Việt Minh mùa thu 45 cướp được chính quyền! Lịch sử có những oái oăm bất ngờ của nó, nhưng giá trị bất biến của những bài học lịch sử vẫn còn nóng hổi, ta phải học lại lịch sử theo góc độ mới. Tất nhiên, đối lập cũng có những bất trắc của nó.

 

Tại sao nhu cầu của thế - lực chính trị hôm nay, cần phải có đảng đối lập?

Đối lập có đứng ngoài ngưỡng cửa của xu thế giao lưu đa phương toàn cầu hóa hay không?

Đối lập có phải là một ranh giới của chính trị hay không?

Đối lập có cần phải đối thoại trực tiếp hay gián tiếp hay không?

Tiên quyết, đối lập là cái quyền có tiếng nói, cái quyền có phát biểu, cái quyền có tuyên truyền đến khắp mọi nơi, mọi chốn, mọi người.

Chỉ có đối lập mới biết phải: “Xây dựng cái gì cần xây dựng, phá vỡ những gì cần phá vỡ, đập tan những bức tường ngăn cách cần đập tan”. (8)

 

Đã đến lúc đối lập bên trong khi xác định mục tiêu trường kỳ là chống lại mọi biện pháp cường quyền áp đặt lên đầu lên cổ nhân dân trong nước về chính sách văn hóa, chính sách chính trị, chính sách kinh tế, chính sách an ninh quốc phòng, chính sách quốc kế dân sinh,v.v... Thí dụ: hàng chục, hàng trăm nhân vật cấp tiến, ly khai, hiện đang bị trù dập, quản chế, bỏ tù.

Đã đến lúc đối lập bên ngoài tạo một thực thể chính trị, một tập hợp trí tuệ  Thí dụ:  Ngay tại Little Saigon nam California, cuộc xuống đường của mấy chục ngàn người biểu tình chống biểu tượng cộng sản và lá cờ vàng vẫn còn tượng trưng cho một công việc chưa xong.

 

Vậy thì, đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam hãy lắng nghe quyền lên tiếng của đối lập.

Vậy thì đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam hãy nhường sân chơi cho quyền tham chính của đối lập.

Chỉ khi nào có đối lập thực sự, mới thực sự nói đến tự do-dân chủ-độc lập-công bằng-hạnh phúc.

Thế giới của thế kỷ 21, nơi đất nước Hoa Kỳ mà người Việt tự do đang sống, cho chúng tôi quyền phát biểu tư tưởng; chúng tôi ao ước một ngày không xa, quyền phát biểu tư tưởng đối lập hiện diện cụ thể và tràn lan ở Việt Nam.

 

Thưa quí vị và các bạn; đến lúc này thì quí vị chắc không ngạc nhiên về những điều tôi muốn nói, nhưng tôi nói có đủ không, vẫn còn thiếu nhiều lắm; chúng ta hãy cùng nhau nói lên tiếng nói Việt Nam.

 

Tôi tin rằng, tôi không lên tiếng cô đơn, mà chung quanh tôi có quí vị và các bạn.

Tương lai trong tầm tay của quí vị và các bạn.

Lý tưởng của đối lập là trái tim Việt Nam.

Xin cám ơn toàn thể quí vị và các bạn./

 

Lý Kiến Trúc

 

(*) theo tài liệu của sách "Trên đường Đông Tiến" và bài viết của Giao Chỉ Vũ Văn Lộc.

* Chữ của Gs Trần Ngọc Ninh.

** Chữ của Ns Phạm Duy

*** Chữ của Nhà văn Nguyễn Đình Toàn.

**** Chữ của LM Phêro Nguyễn Hữu Giải, LM Phêrô Phan Văn Lợi.

(1) Mc Cain, W.D.C., 2003.

(2) Bill Clinton, My Life.

(3) George W. Bush, Philadelphia, 7-2004.

(4) Nguyễn Quốc Trụ: “Nếu Đi Hết Biển”, VĂN HÓA 1-8-2004.

(5) Oakland Museum of Califonia – Triển lãm chủ đề: WHAT’S  GOING ON? EXHIBITION Khai mạc ngày 28-8-2004.

(6) Boston Massachusett University.

(7) Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt 20 tháng 8-2004.

(8) Teresa Heinz Kerry, Đại hội đảng Dân Chủ Hoa Ky, Boston 27-7-2004.

 

++++++++++++++++++++++++++++++

 

Hình ảnh Đại hội đảng Việt Tân ra mắt tại Bá Linh ngày 19/9/2004. Ảnh VH

 

image047

Khách sạn Urania, trung tâm Bá linh, nơi diễn ra Đại hội đảng Việt Tân.

 

image049

Ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân đọc diễn văn khai mạc.

 

image051

Ông Nguyễn Kim, Chủ tịch đảng Việt Tân.

image053

Tân Ban chấp hành Trung ương đảng Việt Tân.

image055

Tân Ban chấp hành Trung ương đảng Việt Tân.

 

image057

Ông Hoàng Cơ Định, Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân.

 

 

image059

Bác sĩ Trần Đức Tường, Ủy viên Trung ương đảng..

 

image061

Ông Hoàng Cơ Định (thứ hai bên trái) và các thân hữu tham dự đại hội.

image063

Ông Hoàng Cơ Định (giữa) và các thân hữu.

 

 

image065

Trong dịp đến thăm tòa soạn báo Văn Hóa trên đường Moran, Westminster, nam California ngày 6 tháng 10, 2006, từ trái: Các ông Nguyễn Kim, nguyên Chủ tịch đảng Việt Tân, Lý Thái Hùng Tổng bí thư đảng Việt Tân, Đỗ Hoàng Điềm, tân Chủ tịch đảng Việt Tân, Nguyễn Trọng Việt, nguyên Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân, Đoàn Thanh Liêm, thân hữu báo Văn Hóa, một trong rất ít cây bút hoặch định về định chế Xã hội Dân sự.

image002
Nguyễn Kim và Võ Hoàng.
 image004
Nguyễn Trọng Hùng và Lý Thái Hùng.

19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12649)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13619)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31025)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14543)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14050)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14505)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13153)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14346)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12915)
Images Show Intimate Meeting Between Pope Francis and Fidel Castro - ABC News
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12441)
Ngày 27/12, thêm một sự kiện lịch sử : Thủ tướng Nhật Bản cùng một tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama – đến đài tưởng niệm tôn vinh những người Mỹ đã hy sinh trong cuộc tấn công của Nhật.
22 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13727)
Ảnh phóng sự VĂN HÓA 23/12/2016