"Chót lưỡi đầu môi" của Tập Cận Bình về Biển Đông

08 Tháng Mười Một 201510:44 CH(Xem: 16913)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 09 NOV 2015

"Chót lưỡi đầu môi" của Tập Cận Bình về Biển Đông

*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa".

* Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam".

* Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông.

* Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!

Tập Cận Bình: "Các đảo ở biển Đông thuộc Trung Quốc từ xa xưa"

image002

Phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập thừa nhận rằng các nước Đông Nam Á quan ngại về hành động của Bắc Kinh ở biển Đông, nhưng tuyên bố “các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay tuyên bố các hòn đảo trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông) “là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa”, một ngày sau khi rời Việt Nam trong chuyến thăm mà ông được “chào đón trọng thể” với 21 phát đại bác bắn đi từ Hoàng thành Thăng Long.

Phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập thừa nhận rằng các nước Đông Nam Á quan ngại về hành động của Bắc Kinh ở biển Đông, nhưng tuyên bố “các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và rằng chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hại chính đáng”.

Ông nói thêm: “Tuy một số đảo mà Trung Quốc có chủ quyền đã bị các nước khác chiếm cứ, Trung Quốc luôn tìm cách giải quyết vấn đề thông qua thương thuyết hoà bình.”

Ông cũng cho rằng “quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất.”

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng kêu gọi các nước ngoài khu vực tôn trọng nhu cầu phát triển “môi trường hòa bình và ổn định” của các quốc gia Đông Nam Á.

Vấn đề quan trọng nhất mà các quốc gia châu Á đang phải đối mặt là làm thế nào để đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững, và điều đó cần tới môi trường ổn định và hòa bình. Đây là mối quan tâm chung lớn nhất đối với các quốc gia trong khu vực, và các nước bên ngoài khu vực nên hiểu và tôn trọng điều đó, cũng như có những đóng góp một cách xây dựng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói.

Giới quan sát cho rằng ý kiến đó rõ rằng nhắm tới Hoa Kỳ, hai tuần sau khi Washington đưa tàu chiến tới gần các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở biển Đông, cũng như ít ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lên tàu sân bay Theodore Roosevelt khi chiến hạm này dừng ở vùng biển tranh chấp.

Ông Tập nói: “Vấn đề quan trọng nhất mà các quốc gia châu Á đang phải đối mặt là làm thế nào để đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững, và điều đó cần tới môi trường ổn định và hòa bình”.

Người đứng đầu chính quyền Bắc Kinh nói thêm: “Đây là mối quan tâm chung lớn nhất đối với các quốc gia trong khu vực, và các nước bên ngoài khu vực nên hiểu và tôn trọng điều đó, cũng như có những đóng góp một cách xây dựng”.

Chủ tịch Trung Quốc tới thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 5-6/11, và trong dịp này, chính quyền Hà Nội đã kêu gọi Bắc Kinh “không quân sự hóa biển Đông”.

“Láng giềng tốt”

Trong bài phát biểu trước quốc hội Việt Nam, ông Tập nói rằng “láng giềng khó tránh va chạm nhưng hai bên cần xuất phát từ đại cục để xử lý bất đồng”.

Chủ tịch Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn hai nước "luôn là láng giếng tốt, cùng nhau phát triển".

Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt. Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói.

Hồi tháng Chín, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã lần đầu tiên phản hồi bình luận của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Trường Sa “thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa”.

Khi được VOA Việt Ngữ hỏi về phản ứng đối với tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Sang nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”.

Nguyên thủ Việt Nam nói tiếp: “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt".

Ông Sang nói thêm: "Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.

Tuyên bố của ông Sang được đưa ra tại Hội châu Á ở New York, ít ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc trả lời tờ The Wall Street Journal rằng Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.

Theo The New York Times, VOA

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

image003

Tuyên bố của ông Trương Tấn Sang tại New York 25.9.2015: "Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi", được đưa ra tại Hội châu Á ở New York, ít ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời tờ The Wall Street Journal rằng Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại.

 

image004image005

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp quốc để thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, được tổ chức tại New York từ 24 đến 28/9/2015. Ảnh: Lê Dương - Phóng viên TTXVN tại New York.

image006

Họp báo tại New York, Ct Trương Tấn Sang khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa thực sự là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi.

Liên quan đến các vấn đề khu vực mà hai bên cùng quan tâm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao quan điểm, nhận xét tích cực, khách quan của TTK LHQ Ban Ki-moon về vấn đề Biển Đông. Chủ tịch nước đề nghị TTK LHQ tiếp tục có tiếng nói ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). TTK LHQ Ban Ki-moon khẳng định tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 và DOC, tiến tới COC.

Dự kiến, trong chương trình dự Hội nghị thượng đỉnh LHQ từ ngày 25-28/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dự phiên khai mạc, phát biểu tại phiên toàn thể; gặp gỡ nguyên thủ các nước; dự đối thoại doanh nghiệp Việt - Mỹ về tác động của Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với Việt Nam và quan hệ thương mại Việt Nam - Hòa Kỳ; gặp gỡ thân mật bà con Việt kiều, lưu học sinh, sinh viên, cán bộ phái đoàn và bạn bè Hoa Kỳ.

* Sau khi tham dự cuộc hội kiến giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và TTK LHQ Ban Ki-moon, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chứng kiến Lễ ký “Thông cáo chung về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Comoros" tại Trụ sở Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ ở New York.

 

image007
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hiệp quốc và ông Mohamed Soilihi Soilih, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Liên bang Comoros tại Liên hiệp quốc, đại diện cho Chính phủ hai nước, ký Thông cáo chung vể việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Comoros. Ảnh: Lê Dương - Phóng viên TTXVN tại New York.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam là Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực nước CHXHCN Việt Nam tại LHQ, và thay mặt Chính phủ Comoros là Đại sứ Mohamed Soilihi Soilih, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Liên bang Comoros tại LHQ. Hai bên nhất trí trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp Đại sứ và áp dụng Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Liên bang Comoros là quốc đảo ở phía Đông châu Phi, trên Ấn Độ Dương, với diện tích hơn 2.000 km2 và dân số gần 800.000 người. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Comoros đã nâng số quốc gia mà Việt Nam có quan hệ chính thức lên 186 nước, tiếp tục thể hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước ta./

image008

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với cán bộ, nhân viên Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. Ảnh: LÊ DƯƠNG (TTXVN)

TTXVN

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam kiên trì phản đối “đường lưỡi bò”

Thứ bảy, 27/07/2013

(Thời sự) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời như thế với các học giả và quan khách tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington ngày 26-7 (giờ VN).

 Chủ tịch nước khẳng định “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra hoàn toàn không có căn cứ pháp lý và khoa học.

image009

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS)

Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vì các tuyên bố này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý hay khoa học nào.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định quan điểm trước các học giả và quan khách có mặt tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) tại Washington sáng 26-7 (giờ Việt Nam).

“Đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý

“Lập trường Việt Nam trước sau như một là không ủng hộ “đường lưỡi bò”, phản đối “đường lưỡi bò”. Bởi “đường lưỡi bò” được xác lập không có cơ sở, không có căn cứ của bất cứ loại luật pháp quốc tế nào” – Chủ tịch nước nói trước các học giả CSIS.

“Chúng tôi cũng nghiên cứu, đọc rất kỹ. Các bạn là một trung tâm nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ và cũng là của thế giới, các bạn có thể giúp chúng tôi về cái sở cứ của vấn đề – Chủ tịch nước hỏi ngược lại với cử tọa – Không biết có ai chứng minh được không?”. Giới học giả CSIS cùng vỗ tay nhiệt liệt sau câu hỏi này. Chủ tịch nước nói thêm: “Tôi thật tình, nếu có các bạn Trung Quốc ở đây thì tôi cũng phải nói như vậy”.

Trước câu hỏi của bà Bonnie Glaser – cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS – về vụ kiện của Philippines đối với “đường lưỡi bò” ra tòa Liên Hiệp Quốc về luật biển, Chủ tịch nước chia sẻ: đây là thẩm quyền của Philippines và họ hoàn toàn có quyền theo đuổi vụ kiện mà họ muốn. “Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các bạn Philippines với tư cách là thành viên ASEAN và với tư cách là một thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.

image010

Việt Nam kiên trì phản đối “đường lưỡi bò”

Hợp tác toàn diện – thay đổi về chất

Trả lời câu hỏi về sự khác biệt của việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện so với quan hệ trước kia giữa Việt Nam và Hoa Kỳ của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng – chuyên gia chính trị quốc tế ĐH George Mason (Hoa Kỳ), theo Chủ tịch nước, khi mới nối lại quan hệ, hợp tác chủ yếu là kinh tế, thương mại, giờ hợp tác sẽ toàn diện bao gồm cả chính trị, đối ngoại, giáo dục, khoa học, quân sự, vấn đề biển Đông… hay kể cả các vấn đề khác biệt như “quyền con người”.

“Sự quan tâm của mỗi nước đều được phản ánh cơ bản trong hợp tác toàn diện giữa hai nước chúng ta – Chủ tịch nước giải thích – Đây là sự khác nhau về chất so với 18 năm trước khi chúng ta bình thường hóa quan hệ. Chúng tôi hi vọng rằng đây là nền tảng, là cơ sở quan trọng để chúng ta phát triển mạnh mẽ quan hệ toàn diện giữa hai nước trong giai đoạn tới vì lợi ích hai nước và góp phần ổn định hòa bình, phát triển trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á – Thái Bình Dương của chúng ta”.

Về tác động của quan hệ đối tác toàn diện này với các nước trong khu vực, Chủ tịch nước cho rằng “một quốc gia với tư cách là thành viên Liên Hiệp Quốc có đầy đủ thẩm quyền lựa chọn về sự hợp tác của mình… Đó là quyền bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia”. Chủ tịch nước khẳng định việc xác lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ là dựa trên sự cân nhắc các lợi ích đối nội và đối ngoại của Việt Nam. “Nội hàm của hợp tác toàn diện này không chỉ vì lợi ích riêng của Việt Nam và Hoa Kỳ” mà còn góp phần trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á.

Về câu hỏi môi trường chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương liên quan tới chính sách tái cân bằng của Mỹ ở khu vực, Chủ tịch nước nói chính sách này có lợi ích cho Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng mang lợi ích cho các nước khác, và Chủ tịch nước hi vọng sẽ đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực. “Chúng tôi hi vọng chính sách này góp phần vào hòa bình, hợp tác, tiếp tục thúc đẩy sự năng động của khu vực châu Á – Thái Bình Dương của chúng ta. Chúng tôi mong chính sách này mang lại lợi ích nhiều nhất cho cả khu vực”.

“Trong việc xử lý các vấn đề an ninh, điều mà ASEAN mong muốn là hòa bình, ổn định được duy trì, các cơ chế khu vực phát huy vai trò, luật pháp quốc tế được tôn trọng. Chúng tôi mong muốn tất cả các cường quốc đóng góp một cách có trách nhiệm vào nỗ lực chung này. Hiệp hội sẽ không trở thành công cụ cho bất cứ sự đối đầu và chia rẽ nào, một điều sẽ không đem lại lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ”Chủ tịch nước phát biểu trước các học giả tại CSIS./

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Tập Cận Bình: 3 điểm với Lê Hồng Anh về Biển Đông

image011

"Nguyên tắc ba điểm" quan hệ Việt–Trung về Biển Đông

image012
Ông Lê Hồng Anh gặp ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8 /2014

Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.

Trong ngày 27/8/14, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.

Sau đó, bản tin chính thức của Việt Nam cũng nói phái viên Việt Nam đạt được nhất trí về “ba nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới”.

Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.
  • Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện: "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt", vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung này là:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...
  • Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Ba điểm này được nêu vào sáng 27/8/14 khi phái viên Việt Nam gặp ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

image011
Sau đó cùng ngày ông Tập Cận Bình đã tiếp ông Lê Hồng Anh

Tường thuật về cuộc gặp, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Lưu Vân Sơn nói quan hệ Trung-Việt “từng một dạo xuất hiện cục diện căng thẳng và khó khăn, đây là điều mà chúng ta không muốn trông thấy”.

Theo ông, chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam”.

Sau đó cùng ngày, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tiếp ông Lê Hồng Anh.

Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh chuyển lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.

Hôm 26/8, ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh đã tuyên bố mục đích chuyến thăm “là để cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”./

BBC – thứ tư, 27 tháng 8, 2014

"Trung Quốc sẽ đánh chiếm nốt 209 thực thể chưa nước nào chốt giữ ở Biển Đông"

 (GDVN) - Trung Quốc tin rằng họ đã "chiến thắng" ở Biển Đông mà không cần tốn viên đạn nào. Di chuyển quá nhanh của nó để "nuốt" đảo và các rặng san hô, các bãi ngầm...

image013

Ông Tập Cận Bình và ông Obama, ảnh: Reuters.


Tạp chí News Week ngày 10/10/15 bình luận về lý do tại sao Trung Quốc sẽ không xuống thang ở Biển Đông sau khi nước này và Hoa Kỳ lời qua tiếng lại. Hải quân Mỹ có khả năng sẽ điều chiến hạm tuần tra đảm bảo tự do, an ninh hàng không hàng hải trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông, vào trong bán kính 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp.

Một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc nói thẳng với News Week: "Còn 209 thực thể đất đai ở Biển Đông vẫn 'còn trống' và chúng tôi có thể chiếm tất cả chúng. Chúng tôi có thể chiếm lấy chúng trong vòng 18 tháng". Tuy nhiên quan chức này yêu cầu giấu tên.

Một doanh nhân Trung Quốc họ Lý chuyên đầu tư mạo hiểm ở Thượng Hải bình luận: "Mỹ đang chơi trên khả năng của mình. Mỗi 100 USD Mỹ phải chi ra thì Trung Quốc chỉ cần phải tiêu 1 USD, thậm chí còn ít hơn". Lý nhắc đến căng thẳng tài chính đối với việc duy trì, triển khai các lực lượng của Mỹ trên toàn cầu trong khi nợ quốc gia và nhu cầu trong nước tăng cao.

"Tham vọng của Trung Quốc khiêm tốn hơn nhiều so với sức mạnh quốc gia của mình. Mặc dù Mỹ mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc, họ phải đổ chi phí nhiều hơn để xây dựng các cụm tàu sân bay cũng như duy trì hoạt động của chúng", họ Lý bình luận đầy tự đắc như những gì thường thấy trên truyền thông nhà nước Trung Quốc - PV.

News Week cho hay, khi các quan chức Trung Quốc nhìn vào bản đồ, họ cười. Họ nhìn thấy lực lượng Mỹ triển khai lực lượng quá xa bờ - một điểm yếu về địa chính trị. Một quan chức cấp cao trong đội ngũ chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về đối ngoại nói rằng, từ lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đến người dân bình thường đều tin Biển Đông là của họ "từ thời cổ đại, cách nay 900 năm"?!

Có vẻ như đây là kết quả tuyên truyền không ngừng nghỉ của ông Tập Cận Bình và guồng máy truyền thông khổng lồ dưới quyền ông. Người  Trung Quốc tin rằng trong 175 năm qua Trung Quốc đã yếu và không thể làm được gì nhiều. Nhưng bây giờ họ có thể. Tên lửa chống hạm mới Bắc Kinh kéo ra Thiên An Môn trong cuộc duyệt binh 3/9 là câu trả lời.

Giới chức Trung Quốc tin rằng họ đã "chiến thắng" ở Biển Đông mà không cần tốn viên đạn nào. Di chuyển quá nhanh của nó để "nuốt" đảo và các rặng san hô, các bãi ngầm trong những năm qua chính là kế "không đánh mà thắng" của Tôn Tử. Các hoàng đế Trung Quốc thủa trước và các nhà lãnh đạo hiện nay đã nghiên cứu rất kỹ Binh pháp Tôn Tử, đặc biệt là kế "không đánh mà thắng".

Bill Bishop, một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc mới rời Bắc Kinh gần đây sau nhiều năm sinh sống đã nói với News Week về lo ngại sâu sắc trước chủ nghĩa dân tộc cực đoan và xu hướng gia tăng cơ bắp, dằn mặt đối phương của Trung Quốc. "Mọi người không nên đánh giá thấp những rủi ro. Nó không chỉ là chính phủ đẩy vấn đề lên. Biển Đông là một vấn đề nan giải. Nó không chỉ là đường lối của đảng Cộng sản Trung Quốc", ông nói.

Một yếu tố khác trong sự tích tụ quân sự của Bắc Kinh chính là lợi nhuận to lớn mà ngành công nghiệp vũ khí nhà nước Trung Quốc thu được, nhất là trong cái ông gọi là "kết nối loạn luân" với quân đội, chính quyền Trung Quốc. Thông thạo tiếng Hán và là một cựu CEO của Red Mushroom Studió tại Bắc Kinh, Bishop dự đoán Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh leo thang trên Biển Đông.

"Họ nghĩ rằng Obama đang bị phân tâm và không muốn có thêm một cuộc khủng hoảng khác", Bishop cho biết. Bắc Kinh còn một chiến thuật nữa gọi là "nuôi tóc". Ví dụ như trong năm 2010, một tàu cá Trung Quốc cố ý đâm 2 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản ở Hoa Đông. Trên bờ vực của cuộc xung đột, cả hai bên đã phải bình tĩnh lại ngồi vào bàn đàm phán về các giao thức tránh xung đột leo thang.

Tương tự như vậy, trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua Tập Cận Bình và Obama đã bàn nhau các giao thức để chánh va chạm, xung đột giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng thực tế đó chỉ là thủ đoạn trì hoãn. Bắc Kinh thừa hiểu rằng, không ai muốn một cuộc xung đột, nhưng có vẻ như điều này không đồng nghĩa với bình yên, hạnh phúc trong thời gian dài.

Tuy nhiên, một lưu ý, một cảnh báo hiếm về phía Trung Quốc đến từ giới học giả Thượng Hải. Một tác giả của nhiều cuốn sách về quan hệ Trung - Mỹ nói với News Week về lời khuyên của ông dành cho Trung Nam Hải: "Tôi khuyên chính phủ Trung Quốc không nên làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Hãy chờ thời gian để giải quyết vấn đề. Một thắng lợi ngắn hạn (trong một cuộc tấn công) trên toàn nước Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines có thể trở thành một rắc rối lâu dài với Trung Quốc. Đừng tham bát bỏ mâm.

 Hồng Thủy 11/10/15 07:01

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Hà Nội-Saigon: Đổ máu (?) vì biểu tình chống Trung Cộng lúc 10 giờ sáng  3/11/15

https://www.youtube.com/watch?v=MVHrUU_rsiU

 

Một video khác trên Facebook của BBC Vietnamese:


 
image014

https://www.facebook.com/BBCVietnamese/videos/1130159680330106/

Video chia sẻ trên mạng cho thấy dường như đã có xô xát

khi chính quyền giải tán biểu tình tại Tp HCM

chống chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình.

image015image016

Một video về cuộc biểu tình trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn 5-11-2015:
https://www.facebook.com/100006198667567/videos/1668193086730631/
image017
Giáo sư Tương Lai phát biểu tại Sài Gòn về việc Tập Cần Bình được mời đến Quốc Hội VN.
https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/videos/1229562703737141/

Nhà lãnh đạo Trung Quốc theo dự kiến tới Hà Nội vào trưa hôm nay 05/11 trong chuyến thăm chính thức hai ngày.

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

- Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng vể Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Biên giới Việt-Trung, Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và Trường Sa vào ngày 23 tháng 9 năm 2008.

13 Tháng Tư 2017(Xem: 11099)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11802)
Ông David Đào bị gãy mũi, mất 2 răng cửa và choáng.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 24161)
- Chà đạp 5 tình ca Bolero cũ mà đòi đi "hòa giải" dân tộc! - Nguyên Tt Dũng "mê" ca khúc Thành phố buồn của Lam Phương.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13300)
- Trump: Sau 59 quả Tomahawk nã vào Syrie, USS Carl Vinson tiến vào bán đảo Bắc Hàn
09 Tháng Tư 2017(Xem: 12885)
Hải đồ Văn Hóa Map mô tả đường đi của USS Carl Vinson từ Sigapore băng qua biển Đông tiến vào bán đảo Bắc Hàn.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12755)
Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 6.4 (giờ Mỹ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida và gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã ra tận cửa đón tiếp ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viện bước xuống từ chiếc limousine màu đen. Hai lãnh đạo cấp cao bắt tay nhau với những cử chỉ rất hòa nhã, thân thiện.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 11964)
« Mar-a-Lago » tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « Biển Hồ », hoặc « Biển trở nên hồ ». Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình có thể chú ý đến cái tên của dinh cơ ông Trump ở Palm Beach, nơi họ đang gặp gỡ để thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12127)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 14188)
Tổng thống Mỹ Donald Trump chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Florida cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12277)
Ngày 6/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Ma - a La-gô) của ông ở Florida ...
04 Tháng Tư 2017(Xem: 12929)
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, khi đến nơi, hai khu trục hạm USS Sterett và USS Dewey có thể phối hợp hoạt động với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thuộc Hạm Đội 3, vốn đã được được điều đến hoạt động trong vùng từ tháng Hai vừa qua.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 12512)
Ngày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
02 Tháng Tư 2017(Xem: 13019)
gày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. -- Hình ảnh người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam tháng 3-1973. - Diễn văn của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội Hoa Kỳ
02 Tháng Tư 2017(Xem: 11877)
- "Nhất thể hóa", Tổng bí thư kiêm luôn thủ tướng?
28 Tháng Ba 2017(Xem: 12307)
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.