McCain: TPP mạnh bằng 10 mẫu hạm; Daniel Russel: Không có vấn đề trung lập với Luật Biển 1982 (UNCLOS)

22 Tháng Bảy 20157:41 SA(Xem: 17040)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 24 JULY 2015
McCain: TPP mạnh bằng 10 mẫu hạm; Daniel Russel: Không có vấn đề trung lập với Luật Biển 1982 (UNCLOS)

TPP-MCCAIN-01

TPP mạnh bằng 10 hàng không mẫu hạm ngăn Trung Quốc bành trướng Biển Đông

(GDVN) - John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng...

TPP-MCCAIN-02
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ. Ảnh: history.howstuffworks.com

Đài VOA Hoa Kỳ bản tiếng Trung Quốc ngày 22/7 đưa tin, Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain cho rằng đằng sau hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông, Trung Quốc đang chuẩn bị tiến tới đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở vùng biển quan trọng này hòng củng cố tham vọng bành trướng lãnh thổ.

Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông McCain cho rằng, TPP mạnh hơn 10 hàng không mẫu hạm, khi đàm phán thành công TPP Mỹ sẽ nâng cao đáng kể khả năng đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Hiện tại hoạt động đàm phán TPP giữa Mỹ và Nhật Bản đã chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối, tuy nhiên TPP vẫn đang vấp phải trở lực không nhỏ từ phía Quốc hội Hoa Kỳ. 

Trong một động thái có liên quan, The Diplomat ngày 22/7 cho biết, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) do Trung Quốc thành lập đang công du Hoa Kỳ nói rằng, Bắc Kinh nên cố gắng tránh đơn phương tuyên bố áp đặt ADIZ (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Đây sẽ là một giải pháp thể hiện sự kiềm chế và giảm căng thẳng ở Biển Đông.

Hai ý tưởng khác nữa cũng được ông Tồn đề xuất khi phát biểu tại CSIS là Trung Quốc nên bảo vệ tự do hàng hải và tăng tốc công việc đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC với ASEAN. Hoạt động xây dựng, bồi lấp và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa cùng với việc dây dưa kéo dài tiến trình đàm phán COC đã dấy lên lo ngại trong khu vực.

Về phía Hoa Kỳ, Ngô Sĩ Tồn nói rằng Washington không nên cố gắng để "kiềm chế" Trung Quốc và nên có lập trường thật sự trung lập trong vấn đề này. Ông Tồn cho rằng người Mỹ nên tiếp cận với vấn đề Biển Đông một cách "tôn trọng lẫn nhau" trong quan hệ với Trung Quốc. Hai bên cần tiến lên phía trước và tăng cường hợp tác quân sự trong tinh thần ấy.

Ông Tồn cũng kiên quyết chống đối những gì ông coi là sự can thiệp của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông với lập luận rằng sự tham gia ấy "chỉ làm mọi chuyện xấu đi"?!

 Hồng Thủy 22/07/15

Không có chuyện Mỹ trung lập ở Biển Đông về pháp lý

(GDVN) - Ông Daniel Rusell cho biết, "lập trường trung lập" của Mỹ ở Biển Đông là sự hiểu nhầm của Trung Quốc. Mỹ nỗ lực thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông...

TPP-MCCAIN-RUSSELL-03
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel, ảnh: Tân Hoa Xã.

Đài VOA Hoa Kỳ bản tiếng Trung Quốc ngày 22/7 đưa tin, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) khẳng định, không có chuyện Mỹ trung lập trong vấn đề Biển Đông về mặt pháp lý. Mỹ chỉ không nghiêng về bên nào trong số các bên tranh chấp.

"Khi đề cập tới khía cạnh luật pháp quốc tế ở Biển Đông, chúng tôi không trung lập, mà chúng tôi thường xuyên nói rõ Hoa Kỳ ủng hộ quy tắc, luật pháp quốc tế", ông Daniel Rusell cho biết, "lập trường trung lập" của Mỹ ở Biển Đông là sự hiểu nhầm của Trung Quốc. Mỹ nỗ lực thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp và thông lệ quốc tế chứ không phải dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực.

Xung quanh vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông, còn gọi là vụ kiện đường lưỡi bò ra Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực này. Một khi Tòa ra phán quyết thì dù muốn hay không, cả Trung Quốc và Philippines đều phải tuyệt đối tuân thủ vì cả hai đều là thành viên phê chuẩn chính thức UNCLOS, ông Russel nhấn mạnh.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng ngầm chỉ trích tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông khi tuyên bố: "Có bên yêu sách ở Biển Đông đang tuyệt đối hóa lập trường chính trị của họ. Họ khăng khăng cho rằng mình có (cái gọi là) chủ quyền không thể tranh cãi (ở Biển Đông). Họ nói vùng biển mà họ yêu sách bất luận cách bờ biển của họ bao xa là do tổ tiên họ để lại. Họ còn thề thốt sẽ không bỏ một tấc lãnh thổ nào. Điều này khiến chúng ta sẽ lựa chọn thế nào?"

Về vấn đề Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở Trường Sa mà Bắc Kinh cho rằng họ làm sau các bên khác, tại sao chỉ mình Trung Quốc bị lên án, ông Daniel Russel khẳng định:

Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) gây ra rủi ro lớn cho hòa bình khu vực. Mặc dù Trung Quốc làm sau các nước khác, nhưng quy mô cũng như tốc độ bồi lấp của Bắc Kinh là chưa từng có và hơn hẳn các bên yêu sách khác cộng lại. Mặt khác, việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo này cũng như ý đồ sử dụng khiến khu vực lo ngại.

"Trên phương diện này, đối với các quốc gia trong khu vực cũng như Hoa Kỳ, tất cả những gì Trung Quốc làm khi so sánh với các bên yêu sách khác ở Đông Nam Á có thể thấy tính chất thay đổi hiện trạng khác hẳn nhau", ông Daniel Russel bình luận./ 

Hồng Thủy 22/07/15

Biển Đông : Mỹ xác định không ‘trung lập’ khi luật quốc tế bị vi phạm

Trọng Nghĩa

 

TPP-MCCAIN-04
Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Trung Quốc lúc nào cũng tố cáo Mỹ đi ngược lại lập trường mà Washington luôn khẳng định là « trung lập », không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Nhân vật phụ trách châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 21/07/2015 đã nói lại cho rõ : Hoa Kỳ không hề trung lập trong vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và sẽ can dự mạnh mẽ để đảm bảo sao cho tất cả các bên đều tuân thủ luật lệ.

Ông Daniel Russell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương đã khẳng định một cách rõ ràng lập trường trên đây của Hoa Kỳ nhân Hội nghị khoa học lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington tổ chức.

Theo báo mạng Nhật Bản The Diplomat số ra ngày hôm nay, 22/07, nhà ngoại giao Mỹ đã làm rõ quan điểm của Mỹ về Biển Đông khi trả lời chất vấn của một người Trung Quốc tham gia Hội nghị về sự « trung lập » của Mỹ trong hồ sơ Biển Đông.

Cho đến nay, Washington luôn luôn khẳng định rằng dù không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Mỹ mong muốn là vấn đề được giải quyết đúng theo quy định của luật pháp quốc tế mà không được dùng đến các biện pháp cưỡng bức. Quan điểm đó tuy nhiên đã bị hiểu sai thành ‘trung lập thuần túy’, nhất là Trung Quốc, lúc nào cũng tố cáo Washington ‘thiên vị’.

Theo ông Russel, lập trường trung lập của Mỹ chỉ áp dụng cho các đòi hỏi chủ quyền, chứ không áp dụng cho cách thức giải quyết tranh chấp : « Chúng tôi không hề trung lập khi vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế được đặt ra. Chúng tôi sẽ can dự mạnh mẽ khi nói đến nhu cầu tuân thủ các luật lệ ».

Trong phát biểu của mình tại CSIS, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác nhận rằng Hoa Kỳ đang khuyến khích các bên liên quan ở Biển Đông tạo ra không khí và điều kiện thuận lợi để xử lý các tranh chấp bằng phương cách hòa bình, ngoại giao và hợp pháp, cho dù tình hình đang căng thẳng lên một phần vì các hành động quyết đoán của Trung Quốc.

Đối với ông Russel, cần phải nỗ lực giảm mức độ căng thẳng hiện nay, tạo ra một không khí thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp theo hai hướng : thương thuyết và trọng tài.

Để làm điều này, các bên tranh chấp – tất cả, chứ không riêng gì Trung Quốc – cần phải chấm dứt các hành động gây căng thẳng, như cải tạo đất, xây dựng và quân sự hóa các cơ sở. Trung Quốc hiện bị cáo buộc nước gây căng thẳng, với các công trình bồi đắp đảo đá và xây dựng cơ sở rầm rộ ở Biển Đông.

Về hướng thương thuyết giữa các bên tranh chấp, ông Russel công nhận rằng đây là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã lưu ý rằng các tuyên bố « độc đoán » của một số quốc gia, theo đó họ có chủ quyền « không thể chối cãi » tại Biển Đông, đang là cản lực được dựng lên trên con đường đàm phán.

Về hướng nhờ trọng tài quốc tế, ông Russel nêu bật vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trự. Đối với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cho dù kết quả ra sao, cả Bắc Kinh lẫn Manila đều phải chấp hành quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lý của tòa án, vì cả hai đều đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Về phần nước Mỹ, ông Russel tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc tôn trọng lời hứa bảo vệ các đồng minh và cam kết bảo đảm an ninh khu vực, cũng như giúp phát triển các tổ chức có hiệu quả về an ninh. Để làm điều này, Hoa Kỳ sẽ giúp các quốc gia duyên hải nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình, đồng thời tiếp tục các chiến dịch nhằm thể hiện quyền tự do lưu thông trên Biển Đông./

RFI 22-07-2015 13:02 

24 Tháng Giêng 2017(Xem: 13786)
- Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ sẽ 'đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tại đó'. - Truyền thông Trung Quốc nói rằng các bình luận của ông Spicer khiến Washington đang 'tuyên chiến'. - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "cam kết theo đuổi các đàm phán hòa bình với toàn bộ các quốc gia có liên quan" trong cuộc tranh chấp, và nói Bắc Kinh "tôn trọng các nguyên tắc tự do đi lại và bay phía trên các vùng biển quốc tế".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 13213)
Thượng nghị sĩ John McCain từ tiểu bang Arizona cùng một đồng nghiệp khác là Lindsey Graham hôm 22/1 tuyên bố sẽ bỏ phiếu chấp thuận ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ, dù vẫn còn quan ngại về quan hệ của cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil với Tổng thống Nga.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12969)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13937)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31372)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14872)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14350)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14835)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13453)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14665)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13212)
Images Show Intimate Meeting Between Pope Francis and Fidel Castro - ABC News
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12719)
Ngày 27/12, thêm một sự kiện lịch sử : Thủ tướng Nhật Bản cùng một tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama – đến đài tưởng niệm tôn vinh những người Mỹ đã hy sinh trong cuộc tấn công của Nhật.