"Vướng mắc" khó nuốt quá!

07 Tháng Bảy 201511:02 CH(Xem: 18205)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 08 JULY 2015

TBT Nguyễn Phú Trọng trao đổi với TT Obama về những vấn đề ‘vướng mắc’
blank
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ông và Tổng thống Obama đã có cuộc trao đổi thẳng thắn. Ảnh AP

Khánh An VOA 08.07.2015

TOÀ BẠCH ỐC—

Thông cáo Tòa Bạch Ốc gửi ra trước buổi gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm 7/7 cho biết vấn đề TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), vấn đề nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương sẽ là những chủ đề được bàn đến bên cạnh vấn đề hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đây cũng được xem là những vấn đề còn nhiều ‘vướng mắc’ trong việc đào sâu mối quan hệ giữa hai nước Việt–Mỹ.

Việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ và có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama hôm 7/7 được xem là một sự kiện nổi bật trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt–Mỹ. Bên cạnh những vấn đề hợp tác thương mại, kinh tế, giáo dục…, những vấn đề nóng được nhiều người quan tâm theo dõi qua sự kiện này là việc thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề Biển Đông và nhân quyền.

Tổng thống Obama ngay từ đầu khẳng định đây là một cơ hội tốt để trao đổi nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Việt–Mỹ. Ông cho biết về những vấn đề đã được thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo:

“Đây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi làm sâu sắc thêm các cuộc thảo luận của hai nước quanh viễn kiến của chúng tôi cho một mối quan hệ đối tác toàn diện. Chúng tôi đã thảo luận về TPP và tiềm năng to lớn của một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao mà sẽ nâng cao những tiêu chuẩn lao động, những tiêu chuẩn về môi trường và có tiềm năng tạo nên tăng trưởng việc làm và sự thịnh vượng to lớn cho cả người Việt Nam và người Mỹ.”

"Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc giải quyết những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và khắp châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế để đảm bảo sự thịnh vượng và tự do hàng hải, vốn đã tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế to lớn diễn ra trong khu vực, tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới.”

‘Xoay trục’ hướng về nhau

Một số nhà bình luận cho rằng chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ là một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi chiến lược, mà một số người gọi là “xoay trục chiến lược” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, truyền thông quốc tế nhận định sự kiện này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi Hoa Kỳ với chiến lược “xoay trục về châu Á” đang cần có sự hiện diện nhiều hơn trong khu vực Biển Đông mà Hoa Kỳ cũng đang có lợi ích trong đó.

Phó Tổng thống Joe Biden trong buổi tiếp đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trưa ngày 7/7 cũng khẳng định:

“Khi chúng tôi tiếp tục chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương thì những đối tác như Việt Nam chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này. Chúng ta chia sẻ lợi ích về hòa bình và ổn định trong khu vực, chia sẻ lợi ích trong khối ASEAN thịnh vượng và tăng cường quan hệ giữa hai nước chúng ta.”

Chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút khá nhiều sự chú ý của dư luận tại hai nước và quốc tế. Báo chí quốc tế gọi đây là chuyến đi “lịch sử” và cho rằng Mỹ đang cố gắng lôi kéo Việt Nam về phía mình trong khi Việt Nam sử dụng Mỹ như là một lực lượng đối trọng để đối phó với Trung Quốc.

Những ‘vướng mắc’

Tuy cả hai phía đều có những lợi ích chung cho việc xích lại gần nhau hơn, nhưng những vấn đề nổi cộm khác về nhân quyền như việc giam giữ tù nhân lương tâm, đàn áp những tiếng nói đối lập hay tự do tôn giáo… vẫn còn là những cản trở cho việc phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương.

Trong buổi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Phó Tổng thống Biden cũng nhắc đến những sự khác biệt, trong đó có những tiếng nói của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ.

“Mối quan hệ đối tác thừa nhận chúng ta có những sự khác biệt về hệ thống, có rất nhiều điều chúng ta có thể cùng nhau thực hiện. Và mối quan hệ đối tác hoan nghênh sự tham gia của tất cả những tiếng nói khác biệt, bao gồm những người Mỹ gốc Việt mà rất nhiều người trong số họ đang có mặt ở đây hôm nay. Chúng ta sẽ tiếp tục có những đàm phán đầy khó khăn mà cần phải có sự tôn trọng về quan điểm và hệ thống của nhau, nhưng đó là cách mà chúng ta đã đạt được những gì đang có hôm nay.”

Trong khi các nhà lãnh đạo hai nước hội đàm bên trong Tòa Bạch Ốc thì bên ngoài có khoảng hơn 1.000 người Việt biểu tình với nhiều biểu ngữ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tôn trọng những tiếng nói đối lập, tự do tôn giáo và chống lại hành động xâm lấn lãnh hải của Trung Quốc.

Ông Đoàn Hữu Định, Chủ tịch Ủy ban tổ chức biểu tình, cho biết những kỳ vọng của cộng đồng người Việt tại Mỹ trong dịp này.

“Ban tổ chức và ban điều hợp cuộc biểu tình ngày hôm nay có những kỳ vọng, đó là chính quyền Hoa Kỳ nghe và thấy được những ý muốn, khát vọng và đòi hỏi của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Chúng ta đòi hỏi người Mỹ khi nói chuyện với Cộng sản, lúc nào cũng phải đặt vấn đề nhân quyền lên trên hết.”

Cũng có một số gương mặt thanh niên gốc Việt tham gia trong đoàn biểu tình. Nhật Phó là một trong số đó. Cô nói cô muốn trở thành một phần của thông điệp gửi đến chính phủ Mỹ và thế giới:

“Tôi muốn tự mình đến đây. Ba mẹ tôi đang ở nước ngoài. Tôi nghĩ rằng là một người Mỹ gốc Việt, việc tìm hiểu để biết hơn về cội nguồn của mình là rất quan trọng. Tôi thấy rằng điều quan trọng đối với tất cả người Mỹ gốc Việt là đến đây để biểu tình chống lại chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng. Tôi muốn được tham gia. Tôi muốn được là một phần của thông điệp. Chúng tôi đến thủ đô của Hoa Kỳ để cho thấy là cộng đồng Việt Nam rất mạnh. Chúng ta không thể chỉ ngồi đó và chờ. Có hàng trăm người đi biểu tình hôm nay. Tôi hy vọng rằng có thể Tổng thống Obama có thể thấy là có một nhóm người luôn sẵn sàng biểu tình và chuyển đi thông điệp mà họ cho là đúng đắn.”

‘Khúc xương khó nuốt’

Trước đó một ngày, 9 vị dân biểu Mỹ đã gửi thư yêu cầu Tổng thống Obama đề cập đến vấn đề tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam và đòi Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động hiện đang bị giam giữ, đồng thời tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo và quyền tự do chính trị tại Việt Nam.

Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương.

Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”

“Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, chúng tôi cũng trao đổi về những vấn đề hiện nay còn vướng mắc như phải tiếp tục làm sao sớm đàm phán kết thúc và ký kết được Hiệp định TPP, vấn đề nhân quyền, vấn đề trên Biển Đông có những việc làm trái với pháp luật quốc tế, với thỏa thuận của các nước ở trong khu vực, và cũng bày tỏ quan điểm quan ngại về tình hình các diễn tiến mới trên Biển Đông.”

Một số nhà phân tích quốc tế nhận định mặc dù nhân quyền vẫn còn là “khúc xương khó nuốt” trong việc phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt–Mỹ, nhưng vì những lợi ích chiến lược chung cốt lõi khác, có thể hai bên sẽ nhượng bộ nhau để đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định điều này khi cả hai bên đều sẽ có những thay đổi về lãnh đạo trong thời gian sắp tới./

Ảnh VOA bên ngoài Bạch Cung:
blank
blank

Người biểu tình hô khẩu hiệu "Tự do cho Việt Nam" bên ngoài Tòa Bạch Ốc trong lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ngày 7/7/2015.
blank
Người biểu tình khua chiêng trong lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam bên trong Tòa Bạch Ốc, ngày 7/7/2015
blank
Người biểu tình cầm cờ Việt Nam Cộng hòa và quốc kỳ Mỹ cùng biểu ngữ phản đối chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng bên ngoài Tòa Bạch Ốc.
blank
Cộng đồng người Việt ở khắp nước Mỹ biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc, ngày 7/7/2015
blank
 Vào lúc 11h trưa (theo giờ Washington, tức 22h giờ Việt Nam) ngày 7/7, Tổng thống Obama đã có cuộc hội kiến, hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bạch Cung.
blank
TT Obama xem giờ và nói (chắc là chỉ có hai thông dịch nghe): "Thôi, thế đủ rồi  - tôi phải đi việc khác!"
blank
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nâng ly cùng với TBt Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiệc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào trưa ngày 7/7/2015 (giờ Washington).

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Vietnam Airlines biểu diễn chiếc Boeing mới trên không phận thủ đô Hoa Kỳ
 blank
Ảnh chụp trên trang web của Australianaviation.com.au cho thấy chiếc máy bay Boering 787-9 của hãng Vietnam Airlines bay trên bầu trời thủ đô Washington, ngày 6/7/2015.

VOA 07.07.2015

Vietnam Airlines đã phô trương chiếc máy bay Boeing 787-9 đầu tiên bằng một chuyến bay ngoạn mục trên bầu trời Washington DC trước khi chính thức đưa vào khai thác dịch vụ.

Hãng hàng không của Việt Nam còn ký kết  các “biên bản ghi nhớ hợp tác”để mua thêm máy bay của hãng Boeing.

Sau khi tiếp nhận chiếc máy bay Boeing 787-9 đầu tiên về Việt Nam cuối tháng này, Vietnam Airlines sẽ đưa vào khai thác trên đường bay nội địa Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; sau đó là đường bay quốc tế đầu tiên Việt Nam - London (Anh) và sẽ trở thành hãng hàng không đầu tiên trong khu vực khai thác phiên bản máy bay hoàn thiện mới nhất của Boeing trên đường bay thẳng từ Đông Nam Á đến châu Âu.

Mặc dù đã có kế hoạch bàn giao chiếc đầu tiên trong số 19 chiếc Dreamliner vào cuối tháng 7, hãng Boeing đã tổ chức sự kiện đặc biệt này tại sân bay Ronald Reagan nhân dịp Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên.

Ông Ray Conner, Tổng giám đốc Công ty sản xuất máy bay thương mại Boeing, Phó Chủ tịch Tập đoàn Boeing cho biết: “Boeing và Vietnam Airlines đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài trong hơn hai thập kỷ qua. Ngày hôm nay, chúng tôi rất vinh dự được chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến công du có ý nghĩa lịch sử tại Mỹ tới tham dự sự kiện này. Chúng tôi vui mừng giao cho Vietnam Airlines chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner đầu tiên gia nhập đội tàu bay hiện đại của Hãng và sẽ tiếp tục cung cấp cho Hãng những chiếc máy bay thế hệ mới tốt nhất thế giới.”

Tại buổi lễ, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Giao thông và Bộ Thương mại Hoa Kỳ phát biểu đều nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác giữa hai hãng hàng không lớn của hai quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giao lưu, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai nước tiếp tục phát triển.

Theo Australianaviation.com.au, Boeing, Thanh Niên, Reuters
19 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13457)
"Nước Nga qua cái nhìn của người Thổ" - Aleppo thất thủ : Hồi chuông báo tử cho phong trào nổi dậy Syria.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12268)
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Trump lại tuyên bố, việc tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc" có thể được sử dụng như một con bài thương lượng với Bắc Kinh xung quanh một số vấn đề tranh cãi, như tiền tệ hay hoạt động (bành trướng) của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa.
14 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13019)
Lưỡng viện Mỹ thông qua dự luật
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 18602)
Như VĂN HÓA loan tin trước đây, ông Trần Đại Quang trong dịp đến Roma thăm Giáo hoàng Phanxico có thể đã ngỏ lời mời Giáo hoàng đến thăm Việt Nam; trả lời RFI Việt ngữ ngày 05/12 vừa qua, giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cho biết là hiện chưa thông tin gì mới về quan hệ Vatican - Việt Nam sau cuộc gặp gỡ giữa giữa Giáo hoàng Phanxicô với ông Quang.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12953)
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 20919)
Sau vụ hành hình, hình ảnh ông nằm bất động, đôi mắt vẫn mở to. Che là một trong bộ ba lãnh đạo gồm (Che, Fidel Castro và Raul Castro) . Quyết định ra đi được đưa ra vào đúng lúc con đường công danh đang rộng mở đối với Che khiến dư luận không khỏi hồ nghi có những khuất tất. Đã không ít ý kiến cho rằng: đằng sau sự ra đi đó có sự ép buộc khiên cưỡng của 2 anh em nhà Castro...
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14387)
Ngày đầu tiên làm tổng thống, Trump sẽ rút Hoa Kỳ khỏi TPP
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14719)
Ngày 17-11 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York trong 90 phút. Ảnh: REUTERS