“Hợp tác quân sự Việt-Nga làm Trung Quốc sửng sốt, mất tinh thần”

28 Tháng Sáu 201511:58 CH(Xem: 27130)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 29 JUNE 2015

Sức mạnh quân sự Việt Nam

“Hợp tác quân sự Việt-Nga làm Trung Quốc sửng sốt, mất tinh thần”

•    Thứ bảy, 02/05/2015, 07:00 (GMT+7)
•    
 
(An ninh quốc gia) - Trung Quốc cũng cáo buộc đích danh Nga tìm cách quay trở lại Cam Ranh, nước cờ của Moscow đối với tình giao hảo Trung Nga chỉ là bề ngoài…
blank
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam, ảnh: Yahoo News.

Tờ Eurasia Daily Monitor thuộc Quỹ Jamestown Hoa Kỳ ngày 29/4 đăng bài bình luận của tác giả Stephen Blank cho rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau hơn. Nhưng chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Thái Lan và Việt Nam đầu tháng Tư vừa qua cho thấy, Moscow muốn đề phòng rủi ro khi quan hệ với Trung Quốc. Trong khi đó Bắc Kinh đang cố gắng gây sức ép với Việt Nam và các nước liên quan để hòng bá chủ Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

Dẫn nguồn các báo China Daily, Interfax, Thông tấn xã Việt Nam, Stephen Blank cho biết, Nga kêu gọi Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác năng lượng và mua bán vũ khí. Máy bay của Nga do thám Hoa Kỳ được tiếp nhiên liệu xuất xứ từ một căn cứ của Việt Nam, nhưng Moscow vẫn thừa nhận Việt Nam có quyền lựa chọn mua vũ khí từ bất cứ nhà cung cấp nào mình muốn, bao gồm cả Mỹ.

Thông cáo chung Nga – Việt trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Dmitry Medvedev đã chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở châu Á và cho thấy, bên cạnh Trung Quốc nước Nga còn có những người bạn khác trong khu vực châu Á. Nổi bật nhất là sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự, trong đó một lãnh đạo quân đội Việt Nam được Stephen Blank dẫn lời cho biết, Nga là đối tác chiến lược chính của Việt Nam kể cả về quân sự lẫn kỹ thuật.

Ngoài “lợi ích của Nga tại Cam Ranh”, Moscow còn giúp Việt Nam xây dựng một căn cư tàu ngầm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo trì cho các căn cứ hải quân khác. Căn cứ tàu ngầm này sẽ là nơi đặt 6 tàu ngầm lớp Kilo MV636 Việt Nam mua từ Nga để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông. Gần đây hai bên đã thảo luận việc các tàu Nga thường xuyên ghé Việt Nam để bảo dưỡng, mặc dù Cam Ranh sẽ không trở thành căn cứ quân sự của Nga ở nước ngoài.

Việt Nam và Nga cũng công bố đợt 3 hợp đồng mua bán 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 loại mới có thể tiêu diệt tàu chiến cũng như các mục tiêu trên không, mặt đất khác. Hơn nữa theo Stephen Blank, Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm mới lớp Varshavyanka nhằm cải thiện sức chiến đấu trên nền tảng tàu ngầm Kilo hiện tại. Với lực lượng như vậy Việt Nam có thể tiến hành tác chiến chống tàu ngầm, chống tàu, trinh sát và tuần tra ở vùng biển tương đối nông như Biển Đông.

Những vụ mua bán này đã hiển thị rõ ràng chiến lược hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam là đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc đối với lợi ích năng lượng ngoài khơi cũng như bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, ngăn chặn các hành vi leo thang gây hấn của Trung Quốc, Stephen Blank bình luận.
blank
Lễ đón tàu ngầm Kilo Hà Nội tại cảng Cam Ranh do phóng viên Tân Hoa Xã, Trung Quốc chụp.

Nhưng khía cạnh nổi bật nhất trong hoạt động hợp tác quốc phòng, mua bán vũ khí Việt – Nga gần đây theo Stephen Blank là, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã phê duyệt một dự thảo hợp tác quân sự Nga – Việt chính thức hóa hợp tác quốc phòng song phương. Nội các của ông Medvedev đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga thảo luận các kế hoạch phù hợp với Việt Nam và cho phép cơ quan này đại diện nước Nga để ký hợp đồng.

Bản thỏa thuận này dự kiến sẽ quy định việc trao đổi ý kiến và thông tin, thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác để tăng cường an ninh quốc tế và đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn chống lại chủ nghĩa khủng bố, cũng như kiểm soát vũ khí tốt hơn. Theo Stephen Blank, Việt Nam có đủ lý do để công khai thể hiện khả năng của mình nhằm tìm kiếm hỗ trợ từ bên ngoài cho sự tích tụ khả năng quân sự của mình sẵn sàng bảo vệ chủ quyền trước (sự leo thang của) Trung Quốc.

Stephen Blank bình luận, những nỗ lực của Việt Nam để tăng cường quan hệ với các đối tác nhằm chống lại (sự bành trướng của) Trung Quốc là không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng hoạt động của Nga (đối với Việt Nam) rõ ràng gây sửng sốt với Trung Quốc, thậm chí khiến Bắc Kinh mất tinh thần.

Có lẽ Bắc Kinh không nên bị bất ngờ về một phần tổng thể chính sách xoay trục sang châu Á của Moscow. Chính sách này của Nga thực sự là để nhằm đối trọng với chiến lược trục châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, thể hiện vị thế một sức mạnh độc lập bên cạnh châu Á. Hơn nữa chính sự hung hăng của Bắc Kinh không ngừng leo thang sẽ khiến các nước láng giềng và các quốc gia khác bao gồm Nga tăng cường hợp tác với nhau.

Tuy nhiên rõ ràng Bắc Kinh không thích các chính sách của Moscow. Trong năm 2012 Trung Quốc từng trách Nga “bất nghĩa” khi chỉ thích “hợp tác với lưu manh” (?!) hơn là nuôi dưỡng quan hệ đối tác với Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng, hợp tác quân sự và năng lượng Việt – Nga cho phép Việt Nam mở rộng hoạt động thăm dò khai thác năng lượng ở khu vực (Bắc Kinh gọi là) tranh chấp (mà thực tế là vùng biển Việt Nam không có tranh chấp với bất cứ quốc gia nào).

Stephen Blank cho rằng Trung Quốc cũng cáo buộc đích danh Nga tìm cách quay trở lại Cam Ranh, nước cờ của Moscow đối với tình giao hảo Trung Nga chỉ là bề ngoài, ít nhất là trong phạm vi chương trình nghị sự về châu Á và an ninh khu vực. Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam là sự từ chối một cách hoàn toàn việc “nhường” khu vực Đông Nam Á cho Trung Quốc, tờ China Daily ngày 6/4 bình luận.

(Theo Giáo Dục)
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14599)
Ngày đầu tiên làm tổng thống, Trump sẽ rút Hoa Kỳ khỏi TPP
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14911)
Ngày 17-11 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York trong 90 phút. Ảnh: REUTERS
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15286)
Tại Hội nghị Apec Lima Peru, ông Trần Đại Quang đã gặp ông Tập Cận Bình bàn "song phương" biển nam Trung Hoa; gặp ông Putin bàn "Đối tác chiến lược toàn diện"; gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14858)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13742)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13296)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13898)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13718)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12417)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13030)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13414)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12667)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12993)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13635)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12789)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19837)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?