Diễn biến biển Đông và Đông Nam Á

16 Tháng Tư 20156:25 CH(Xem: 18299)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 17 APRIL 2015
Hải quân Mỹ: VN chưa có cách ứng phó hữu hiệu ở Biển Đông
blank
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ , Đô đốc Samuel Locklear nói rằng cho tới giờ các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Philippines, có rất ít thành quả trong việc ứng phó hữu hiệu hành động của Trung Quốc

Victor Beattie


VOA 16.04.2015

Viên chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô lớn tại những bãi cạn đang có tranh chấp ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Đô đốc Samuel Locklear cho biết như thế hôm thứ tư trong một cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ.

Đô đốc Samuel Locklear nói với các thành viên của Uỷ ban Quân vụ Hạ viện rằng Trung Quốc “không cho thấy sự chậm lại trong tiến độ hiện đại hoá quân đội, nhất là hải quân.”

Ông cho biết chi tiêu quân sự gia tăng với tỉ lệ hai con số mỗi năm trong 5 năm liên tiếp đang giúp cho Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa:

"Giờ đây, họ đang thực hiện việc này với những gì mà chúng tôi nhận thấy là những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô khá lớn ở quần đảo Trường Sa và nâng cấp các cơ sở ở quần đảo Hoàng Sa, là hai khu vực ở Biển Đông."

Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cho rằng những hoạt động đó giúp cho Trung Quốc có khả năng bố trí, dùng làm căn cứ và tiếp tế cho những tàu bè phi quân đội, như tàu hải giám, trong khu vực này. Ông nói tiếp:

"Trên cơ bản nó cho phép họ phát huy ảnh hưởng trong khu vực hiện giờ là khu vực có tranh chấp. Sự nới rộng diện tích đất đai ở đó rốt cuộc sẽ có thể dẫn tới chỗ bố trí những thứ, như ra đa quân sự tầm xa và những loại phi đạn tối tân, và nó có thể là cơ sở để chấp hành một vùng nhận dạng phòng không trong trường hợp họ muốn thiết lập một vùng như vậy."

Đô đốc Locklear cũng nói rằng cho tới giờ này, các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Philippines, có rất ít thành quả trong việc hình thành một sự ứng phó hữu hiệu đối với những hành động của Trung Quốc.

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh do công ty DigitalGlobe công bố hôm Thứ ba cho thấy hai đảo Phú Lâm và Quang Hoà của quần đảo Hoàng Sa đã được nới rộng một cách đáng kể. Những hình ảnh khác cho thấy những hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc tại ít nhất 7 bãi đá san hô ở Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cũng có yêu sách chủ quyền. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các đảo nhân tạo đó sẽ được dùng cho các mục tiêu dân sự và quân sự.

Cũng tại cuộc điều trần hôm thứ tư, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Christine Wormuth cho biết những hoạt động trên biển của Trung Quốc đã tạo ra những sự xích mích đáng kể với các nước láng giềng:

"Chúng tôi đã thúc giục Trung Quốc chứng tỏ sự tự chế và tránh thực hiện thêm những hành động gây phương hại tới sự tin tưởng trong khu vực. Chúng tôi cũng đã tiếp tục hối thúc Trung Quốc làm rõ ý nghĩa của yêu sách mơ hồ của đường chín đoạn như một điểm khởi đầu nhằm giảm thiểu căng thẳng và mang lại một sự minh bạch nhiều hơn cho các quốc gia trong khu vực."

Tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói, “Chúng tôi quan tâm tới vấn đề Trung Quốc không hoàn toàn tuân thủ các chuẩn mực và luật lệ quốc tế và đang dùng kích cỡ và cơ bắp của mình để ép các nước khác vào những vị thế tuân phục.” Mặc dầu vậy, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông nghĩ rằng sự hung hăng trên biển của Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua các phương tiện ngoại giao.

Trung Quốc tố cáo Washington thiên vị trong cuộc tranh chấp và can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực, kể cả vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với một nhóm đảo ở Biển Đông Trung Hoa, để “hòng cứu vãn ảnh hưởng đang tàn lụi ở Á châu Thái Bình Dương.”

Ông John Blaxand, một chuyên gia quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia, cho biết Trung Quốc đang sử dụng những nguồn lực vô cùng to lớn để hỗ trợ cho những yêu sách chủ quyền và đang vẽ lại bản đồ ở Biển Đông:

"Họ đang làm ra những hòn đảo mới, những hòn đảo rất khó lòng trở lại như cũ. Đây là một việc chưa từng có. Khả năng xảy ra xung đột trong số những nước có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa đang gia tăng, và rõ ràng là tính chất trọng yếu của việc này rất cao. Nhưng, theo cái nhìn của Trung Quốc, bảo vệ các tuyến giao thương và tài nguyên của mình là những quyền lợi quốc gia có tính chất sinh tử."
Ông Blaxand cho biết Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng của mình với quyết tâm rất lớn và chính sách của Mỹ cần phải được điều chỉnh một cách thận trọng./

++++++++++++++++++++++++++

Hoàng Sa:Trung Cộng cũng đang ráo riết xây dựng

The Diplomat
Trần Văn Minh dịch

VIỆT BÁO 14-04-2015

Trong lúc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tuần trước, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Cộng đã ca ngợi một "quan hệ đối tác sâu sắc” giữa hai quốc gia. Nhưng ngoài khơi cách bờ biển của Việt Nam 400 km, tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng đang vội vã củng cố chủ quyền trên các hòn đảo mà cả hai nước đều quyết liệt đòi hỏi chủ quyền.
blank
Hình ảnh vệ tinh với độ phân giải cao từ ngày 17 tháng 3 cho thấy đảo Phú Lâm, do Trung Cộng chiếm đóng từ năm 1956, đang trải qua tiến trình mở rộng lớn đường phi đạo và các cơ sở phi trường.

Trong vòng năm tháng qua, một phi đạo 2.400 mét đã được hoàn toàn thay thế bằng một đường băng bê tông mới dài 2.920 mét, kèm theo một đường lăn mới, đường băng ngoại vi mở rộng và các tòa nhà lớn kế cận đang được xây dựng. Việc bồi đắp đất thêm cũng đang được tiến hành trên đảo Phú Lâm, mà Trung Cộng gọi là đảo Vĩnh Hưng và Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm.
blank
Tám mươi cây số về phía tây nam của đảo Phú Lâm, trên đảo Quang Hòa (của Việt Nam, bị Trung Cộng chiếm vào năm 1974) hình ảnh vệ tinh cho thấy bãi đất bồi giúp gia tăng kích thước hòn đảo này khoảng 50 phần trăm kể từ tháng Tư năm 2014.

Được biết đến với tên Sâm Hàng ở Trung Cộng và đảo Quang Hòa trong tiếng Việt, hòn đảo chứa một đơn vị đồn trú quân sự, bốn mái vòm ra-đa, một nhà máy sản xuất bê tông, và một hải cảng mà gần đây đã được mở rộng qua việc nạo vét và cắt phá san hô. Một bức tường đê biển đang được xây dựng xung quanh bãi đất mới bồi. Các tòa nhà mới cũng xuất hiện trên đảo Duy Mộng gần đó, do Trung Cộng chiếm đóng.
blank
Vào những tuần gần đây, nhiều sự chú ý nhắm tới việc bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng cực kỳ nhanh chóng của Trung Cộng trên ít nhất bảy rạn san hô đang tranh chấp về phía nam ở Biển Đông, trong nhóm quần đảo Trường Sa.

Công cuộc chiếm đoạt đất đai của Trung Cộng đối với các rạn san hô và đảo san hô, được Việt Nam, Philippines, Trung Cộng, Đài Loan, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền, đã gặp phải ít hoặc không có sự kháng cự nào; trong quần đảo Hoàng Sa, thậm chí còn ít hơn.

Đúng thế, trong vài tháng qua đã có một cuộc đối thoại về một quan hệ đối tác chiến lược có thể có giữa Việt Nam và Philippines,

Philippines đặc biệt báo động về sự chiếm cứ các rạn san hô của Trung Cộng ở vùng biển gần bờ biển của họ.

Mỹ đã phần nào dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí cho Việt Nam, nước đang củng cố lực lượng hải quân, tiếp nhận tàu tuần tra do Nhật Bản tặng, và mua sáu tàu ngầm lớp kilo của Nga. Philippines đã mở cửa trở lại cơ sở Subic Bay của họ cho các tàu Hải quân Hoa Kỳ, và Manila đang tìm cách điều chỉnh lại vụ kiện Trung Cộng lên tòa trọng tài UNCLOS.

Nhưng tất cả những phản ứng này có vẻ xảy ra với bước đi chậm rãi so với tốc độ mà tàu hút cát, xe ủi đất, và các nhà máy bê tông di động của Trung Cộng đang được điều động trên khắp Biển Đông.

Victor Robert Lee báo cáo từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là tác giả của tiểu thuyết văn học về hoạt động gián điệp Performance Anomalies.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Vành đai hỏa lực từ Chữ Thập tới Châu Viên tới Gạc Ma tới Vành Khăn tới Scarborough

( tựa Văn Hóa)

Mỹ báo động khả năng Trung Quốc lập vùng phòng không ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

trích từ RFI 16-04-2015

Trong một cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear đã nêu bật các hoạt động cải tạo đất, xây dựng cơ sở của Trung Quốc tại tám nơi được ông gọi là tiền đồn của Bắc Kinh ở cả hai vùng Trường Sa và Hoàng Sa. Tại Trường Sa, đó là những công trình bồi đắp quy mô lớn, còn tại Hoàng Sa là việc nâng cấp các cơ sở có sẵn.

Đô đốc Mỹ đặc biệt quan tâm đến các công trình xây dựng bến tàu cũng như điều được cho là một phi đạo dài trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Đối với ông Locklear, các cơ sở đó sẽ cho phép Trung Quốc triển khai nhiều tàu thuyền hơn trong vùng, vì đã có nơi để trú đóng và nhận tiếp tế tại chỗ.

Điều đáng ngại là Trung Quốc hoàn toàn có thể triển khai trên các tiền đồn đó các loại vũ khí như các hệ thống tên lửa hiện đại và radar tầm xa. Đô đốc Locklear kết luận là những nhân tố đó có thể trở thành nền tảng cho việc xây dựng một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông./

Tên lửa DF-21D Trung Quốc có thể vươn tới Philippines, bao trùm Biển Đông

14/04/2015

(An ninh quốc tế) - Giới chức quân sự Mỹ ước tính rằng, DF-21D có tầm bắn tối đa trên 1450 km.

•    >>
blank
Tên lửa DF-21D, hình minh họa.

Tờ Vượng Báo Đài Loan ngày 13/4 đưa tin, theo báo cáo đánh giá của văn phòng Tình báo hải quân Mỹ, tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D Trung Quốc đã mở rộng, có thể vươn tới lãnh thổ Philippines bằng nhiều cách. Cũng theo tình báo hải quân Hoa Kỳ, Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể về chất lượng binh chủng không quân trong hải quân, lực lượng tàu ngầm và ngày càng có khả năng tấn công chính xác mục tiêu tầm xa hàng trăm dặm từ đại lục.

Báo cáo của tình báo hải quân Mỹ cho biết, việc Bắc Kinh triển khai các tên lửa DF-21D được cho là loại tên lửa đạn đạo chống tàu hàng đầu của thế giới sẽ mở rộng phạm vi tấn công của quân đội Trung Quốc xuống các khu vực xa hơn ở Biển Đông. Giới chức quân sự Mỹ ước tính rằng, DF-21D có tầm bắn tối đa trên 1450 km.

Ngoài việc cải tiến chất lượng, quân đội Trung Quốc cũng đang mở rộng lực lượng chiến hạm hiện nay lên 300 tàu, kể cả lực lượng tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra vũ trang mang tên lửa, chiến hạm mặt nước các loại. Trung Quốc đã sử dụng việc mở rộng sức mạnh hải quân trong các tranh chấp hàng hải khác nhau, bao gồm Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng sẵn sàng khẳng định yêu sách biển (vô lý, phi pháp) của họ trước khả năng quân sự ngày càng tăng, bất chấp các hành động như vậy có nguy cơ làm trầm trọng thêm mối quan hệ với các nước láng giềng, báo cáo cho biết. Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc cũng đang phát triển nhanh chóng, sẽ tăng từ 59 tàu ngầm động cơ diesel và 9 tàu ngầm hạt nhân hiện nay lên 63 tàu ngầm diesel và 11 tàu ngầm hạt nhân vào năm 2020

(Theo Giáo Dục)

Radio Mona: Trung Quốc xây đảo quân sự (Chữ Thập) giữa Philippines và Việt Nam

26/02/2015

    (Biển đảo) - Theo Radio Monaco, Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch mở rộng một đồn lũy trên đảo Yongshu (Mỹ gọi là Fiery Cross – Đá Chữ thập), nằm giữa Philippines và Việt Nam với quy mô dự án ngày càng lớn.
blank
Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: SCMP)

Lúc đầu, nơi đây chỉ là một trạm quân sự được xây vào bên sườn trên một bãi đá ngầm nhỏ. Hiện nay, bãi đá ngầm này có diện tích 2,2km2 và vẫn đang tiếp tục được mở rộng.

Khu vực này được cho là nơi có trữ lượng lớn về khí đốt và dầu mỏ và là đối tượng tranh chấp từ năm 1988 khi Trung Quốc từng cử 200 binh lính lên đảo.

Năm 2014, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tiến hành xây dựng một đường băng cho máy bay quân sự tại đây, qua đó mở rộng địa bàn ra biển.

Việt Nam, Đài Loan, Philippines đều coi hành động trên như một sự xâm lược, trong khi Bắc Kinh biện minh cho hành động của mình rằng cho đến nay, họ là quốc gia duy nhất không sở hữu phương tiện để hạ cánh./.

(Theo Vietnam+)

Biển Đông: Trung Quốc chi hàng tỉ đôla để mở rộng Đá Chữ Thập

Thứ Tư, 15 Tháng Tư 2015
blank
Ảnh vệ tinh ngày 30/03 và 07/08/2014, 30/01/2015 cho thấy tiến độ xây dựng đảo của Trung Quốc tại cụm Đá Gaven ở Trường Sa.

Theo báo chí Đài Loan, Trung Quốc chi ra đến hơn khoảng 11,5 tỉ đôla cho các công trình mở rộng Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
Trang mạng WantChinaTimes hôm nay, 15/05/2015, cho biết là từ hơn gần một năm qua, Bắc Kinh đã nỗ lực tiến hành các công trình cải tạo, bồi đắp trên 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

Chỉ riêng việc mở rộng Đá Chữ Thập ( Fierry Cross Reef ) thành « đảo » lớn nhất của Trường Sa đã tiêu tốn một khoản tiền được thẩm định là hơn 73 tỉ nhân dân tệ ( 11,5 tỉ đôla ), chưa tính đến các tòa nhà và các thiết bị cố định khác xây trên bãi đá này.

Ngoài Đá Chữ Thập, Trung Quốc còn đang bồi đắp 6 bãi đá khác của Trường Sa : Đá Châu Viên ( Cuarteron Reef ), Đá Gạc Ma ( Johnson Souht Reef ) , Đá Tư Nghĩa ( Hughes Reef ), Đá Vành Khăn ( Mischief Reef ), Cụm đá Gaven ( Gaven Reef ), Đá Xu Bi ( Subi Reef ).

RFI

Cải tại bãi Châu Viên (Cuarteron Reef)
15/11/2014
blank
TQ xây dựng căn cứ quân sự lớn ở đảo đá Gạc Ma (Jhonson Reef) sau khi chiếm của VN năm 1988
blank
Philippines yêu cầu TQ ngừng cải tạo đất trên bãi Đá Vành Khăn
blankblank
Cờ Trung Quốc treo trên cấu trúc xây bằng bê tông trên Bãi Đá Vành Khăn ngoài khơi quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp

Theo VOA 07.02.2015

Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Sáu cho biết Philippines mạnh mẽ hối thúc Trung Quốc ngừng hoạt động cải tạo đất trên một bãi san hô ngập dưới nước trong vùng đặc quyền kinh tế của mình ở Biển Đông.

Một chỉ huy hải quân Philippines hôm thứ Năm nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu nạo vét xung quanh bãi đá Vành Khăn đang ranh chấp và cho biết Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị mở rộng cơ sở của mình trong khu vực.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines Charles Rose nói những hoạt động cải tạo của Trung Quốc là một sự vi phạm trắng trợn đặc quyền của Philippines trong vùng biển của mình và gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ông nói những hoạt động cũng vi phạm một bộ quy tắc không chính thức giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Bắc Kinh đã tiến hành công tác cải tạo trên sáu bãi san hô khác mà họ chiếm ở quần đảo Trường Sa, mở rộng diện tích đất gấp năm lần, theo như hình ảnh giám sát trên không cho thấy. Hình ảnh năm ngoái cho thấy đã xuất hiện một đường băng và những hải cảng.

Trung Quốc chiếm bãi Đá Vành Khăn vào năm 1995 và xây dựng những túp lều tạm bợ mà Bắc Kinh nói là nơi trú ẩn cho ngư dân trong mùa mưa. Nhưng Trung Quốc sau đó xây dựng một đơn vị đồn trú trong khu vực, điều động các tàu hộ tống và tàu tuần duyên.

Nguồn: Reuters

Trung Quốc phá hoại rạn san hô ở Vành Khăn, Scarborough

Thụy My RFI 13 -04-2015 15:47
blank
 Anh chụp khu vực đảo Đá Vành Khăn nằm cách bờ tây Philippines 216 km (135 miles)REUTERS/CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Glo

Philippines hôm nay 13/04/2015 tố cáo, Trung Quốc đã gây thiệt hại lớn lao cho môi trường tại Biển Đông qua việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các đảo đá ngầm đang tranh chấp, tiêu hủy các rạn san hô có diện tích rộng gấp ba lần Vatican.

 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose tuyên bố : « Việc xây dựng của Bắc Kinh đã phá hủy các đảo san hô có diện tích khoảng 300 mẫu Anh, gần gấp ba Thành Vatican, gây thiệt hại kinh tế hàng năm đối với các quốc gia ven biển ước tính khoảng 100 triệu đô la. Các hoạt động quy mô của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền đã gây ra các thiệt hại to lớn không thể phục hồi được cho đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tại Biển Đông ».

Ông Charles Jose còn tố cáo Bắc Kinh dung dưỡng các hành động xâm hại môi trường của các ngư dân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, vùng biển phong phú hải sản mà Trung Quốc giành được quyền kiểm soát từ tay Manila từ năm 2012./

Tranh chấp bãi đá không lồ Scarborough, TQ quyết nuốt trọn khu vực chiến lược vô số tiềm năng hải sản
blankblankblankblankblankblankblankblank
blankblankblankblankblank

Philippines triển lãm bản đồ cổ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở bãi đá Scarborough

12/09/2014

(Quốc tế) - Philippines ngày 11.9 đã tổ chức trưng bày công khai hàng chục bản đồ cổ, mà các quan chức nước này cho biết chúng là những bằng chức bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
blank
Từ trái sang là Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio, ngoại trưởng Albert Del Rosario, bộ trưởng tư pháp Leila De Lima và bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin tại cuộc triển lãm ở một trường đại học của Manila vào ngày 11.9.

Philippines hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc về một số hòn đảo ở Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough, khu vực được xác định có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú cũng như nguồn thủy sản dồi dào.

Tháng 6.2012, Trung Quốc đã chiếm đóng bãi cạn Scarborough của Philippines một cách bất hợp pháp và ngăn không cho ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường này.

Các quan chức Philippines cho biết cuộc triển lãm này được tổ chức tại một trường đại học. Các bản đồ cho thấy trong suốt 1.000 năm qua, từ thời nhà Tống vào năm 960 cho đến cuối triều đại nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20, cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio, người đang có những nghiên cứu sâu rộng về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, cho biết các bên nên tôn trọng lịch sử vì lịch sử không thể bịa đặt.

Cuộc triển lãm còn được tổ chức trên mạng internet để mọi người có thể xem trực tuyến những bản đồ cổ này. Người dân của các nước trên thế giới sẽ hiểu hơn về tranh chấp ở Biển Đông.

Cuộc triển lãm đã chỉ ra rằng, bãi cạn Scarborough chưa bao giờ xuất hiện trong bất kỳ bản đồ cổ nào của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong rất nhiều bản đồ cổ được vẽ bởi người nước ngoài và người Philippines, bãi cạn được thể hiện là lãnh thổ của Philippines từ năm 1636.

Trong bài thuyết trình trước đó, ông Carpio cho biết bãi cạn Scarborough từng là nơi diễn ra các cuộc tập luyện pháo binh của quân đội Mỹ và Philippines từ những năm 1960 đến những năm 1980. Lúc đó, nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.

Hồi tháng 6.2014, Trung Quốc đã công bố bản đồ lãnh thổ mới, trong đó bao gồm cả Biển Đông.

Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ, đã kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc ở The Hague.

Manila muốn giải quyết tranh chấp dựa trên Công ước LHQ về Luật biển năm 1982. Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện. Phán quyết dự kiến sẽ được công bố vào vào cuối năm 2015.

(Theo Một Thế Giới)

Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng có tiền lệ bội ước, lợi dụng thỏa thuận hai bên cùng rút để kiếm lợi cho mình.

The Diplomat dẫn chứng lại vụ việc ở bãi cạn Scarborough của Philippines. Tháng 6/2012, sau một thời gian căng thẳng, Philippines công bố thỏa thuận với Trung Quốc về việc hai bên cùng rút lực lượng. Trung Quốc xác nhận có thỏa thuận này, và tàu hai bên cùng rút đi trước khi một cơn bão lớn đổ bộ. Tuy nhiên, sau đó, tàu Trung Quốc đã quay lại và hiện diện thường xuyên ở khu vực. Lực lượng Trung Quốc còn cắt đứt tuyến đường duy nhất dẫn vào vùng nước bên trong bãi cạn để kiểm soát hoàn toàn việc ra vào ở đây.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Thâm ý của Trung Quốc khi chôn cọc bê tông tại Biển Đông

Thứ bảy, 07/09/2013, 22:43 (GMT+7)

(Biển Đảo) - Vừa qua, Philippines tố cáo Trung Quốc xây nhiều khối bê tông ở bãi đá Scarborough, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh.

Trong một tài liệu gửi các cơ quan truyền thông, ngày 04/09/2013, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Châu Á, thuộc học viện Quốc phòng Úc, đưa ra những nhận định về cách hành xử của Trung Quốc và khả năng phản ứng của Philippines.

Các bức ảnh vệ tinh ngày 31/08/2013, chụp các khối bê tông ở bãi đá Scarborough là một bước phát triển mới. Điều này cho thấy Trung Quốc có các hành động lén lút để khẳng định chủ quyền của mình. Đương nhiên, đây là một sự vi phạm nghiêm trọng tinh thần và nội dung Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 – DOC. Vào lúc này, không rõ là các khối bê tông đó sẽ được dùng để neo các tàu đánh cá Trung Quốc hay đây là nền móng cho các công trình xây dựng kiên cố hơn. Phía Philippines nêu ra những diễn tiến tương tự tại bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong năm 1994-1995 khi Trung Quốc biến đổi những khu nhà cho ngư dân trú tránh thời tiết xấu thành những cơ sở được gia cố vững chắc phục vụ mục đích quân sự.
blank
Các cột bê tông được Trung Quốc xây tại bãi cạn Scarborough.

Manila không thể làm gì được trước biến chuyển này ngoài việc đưa ra một phản đối ngoại giao đối với chính quyền Trung Quốc và làm cho cộng đồng quốc tế cũng như các thành viên ASEAN biết đến diễn tiến này.

Các hoạt động xây dựng của Trung Quốc xẩy ra ngay trước khi có cuộc họp lần thứ 6 ở cấp chuyên gia cao cấp Trung Quốc – ASEAN và cuộc họp lần thứ 9 của Nhóm công tác hỗn hợp về việc thực thi DOC tại Tô Châu (Suzhou), tỉnh Giang Tô (Jiangsu), dự kiến vào các ngày 14-15/09. Theo nhận định của tôi, Trung Quốc đã tính thời điểm để tiến hành các hoạt động xây dựng trùng hợp với các cuộc họp nói trên. Nếu phía Philippines phản đối quá mạnh, Trung Quốc có thể hủy bỏ các cuộc gặp và nói rằng Manila vi phạm tinh thần DOC hoặc Philippines có thể lo ngại lên tiếng phản đối quá mạnh thì sẽ làm phật ý các đồng nghiệp thành viên ASEAN đã đầu tư rất nhiều vào các cuộc họp sắp tới. Trung Quốc sử dụng chính sách chia rẽ. Bất kể Trung Quốc thực hiện chính sách này như thế nào nhưng họ thu được lợi bởi vì dần dần, Trung Quốc kiểm soát bãi đá Scarborough.

Rõ ràng là Trung Quốc dành cho Philippines một sự « chú ý đặc biệt ». Không có một sự cố nào cho thấy rõ hơn là phản ứng của Trung Quốc đối với thông báo của Tổng thống Benigno Aquino cho biết ông có ý định dự Triển lãm Trung Quốc – ASEAN – CAEXPO lần thứ 10 ở Nam Ninh, (03-06/09) với tư cách khách mời chính thức của Triển lãm này. Thông thường, nước là « khách mời danh dự » của CAEXPO cử người đứng đầu chính phủ hoặc nguyên thủ tham dự. Năm nay, đến lượt Philippines. Thế nhưng, chỉ vài giờ sau thông báo của Tổng thống Aquino, Trung Quốc đã đáp lại, đề nghị lùi chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Aquino vào « một thời điểm phù hợp hơn ». Sau đó, các quan chức Philippines tiết lộ rằng Trung Quốc đòi Philippines từ bỏ vụ kiện tại Tòa án Trọng tài như là một trong những điều kiện cho chuyến viếng thăm của ông Aquino.

Kế hoạch duy nhất trong tương lai là Tuyên bố tầm nhìn chung Philippines – Mỹ ngày 22/08. Bản tuyên bố chung có điều khoản nói về việc thành lập một đơn vị hỗn hợp « bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và cùng tiến hành bảo vệ lãnh thổ chủ quyền của mỗi quốc gia ». Không may cho Manila, các hành động của Trung Quốc xẩy ra trước khi lực lượng hỗn hợp được thành lập. Dù sao đi nữa, ít có khả năng Hoa Kỳ dung thứ việc sử dụng vũ lực nhắm vào các cơ sở của Trung Quốc. Ba tàu bán quân sự của Trung Quốc vẫn còn đậu tại bãi đá Scarborough và không cho tàu đánh cá Philippines và tàu Hải quân Philippines tiếp cận khu vực này.

RFI
blank
Chính Mỹ thả 75 khối bê tông ngoài Scarborough, không phải Trung Quốc

Thứ sáu, 25/10/2013

(Quốc tế) - Hải quân Mỹ đã sử dụng Scarborough như một bãi thử cho các vụ tập ném bom và các khối bê tông được sử dụng để giữ cho các mục tiêu Mỹ dựng lên để phục vụ các trận diễn tập ném bom 1 thập kỷ trước.
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin là người công bố thông tin Trung Quốc bỏ móng công sự ngoài Scarborough, Tổng thống Aquino mới đây đã gián tiếp bác bỏ thông tin này.

75 khối bê tông ngoài bãi cạn Scarborough hồi cuối tháng 8 Philippines phát hiện và cáo buộc Trung Quốc “bỏ móng công sự” sau khi chiếm quyền kiểm soát bất hợp pháp bãi cạn này có thể đã được thả bởi hải quân Mỹ trong thập kỷ trước đây, một nguồn tin quân sự nói với AFP.
Kênh  ABS CBN News cho hay, một cuộc điều tra của giới quân sự phát hiện ra rằng các khối bê tông này đã được bao phủ bởi tảo, một dấu hiệu cho thấy nó đã có mặt tại khu vực này trong nhiều năm. Cuộc điều tra cũng cho thấy các khối bê tông đã được Mỹ sử dụng để giữ những đống đổ nát của các con tàu cũ mà Mỹ sử dụng làm mục tiêu tập ném bom.

Thông tin này mâu thuẫn với tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trong buổi điều trần ngân sách quốc hội nước này đầu tháng 9, trong đó ông cáo buộc Trung Quốc đang bỏ móng cho một công sự tương tự như những gì Bắc Kinh đã làm bất hợp pháp tại đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam năm 1995./
blank
2 cọc bê tông được thả ngay cửa ngõ phía Bắc vào đầm phá bãi cạn Scarborouhg.

Ông Gazmin đưa ra hình ảnh của 75 khối bê tông nằm rải rác trong bãi cạn Scarborough trong đó có một bức ảnh cho thấy 2 cột bê tông khá thẳng ở cửa ngõ lối vào đầm phá bãi cạn Scarborough trong khi Tư lệnh Hải quân Philippines Jose Luis Alano nói rằng Manila tìm cách loại bỏ các khối bê tông này.

Hải quân Mỹ đã sử dụng Scarborough như một bãi thử cho các vụ tập ném bom và các khối bê tông được sử dụng để giữ cho các mục tiêu Mỹ dựng lên để phục vụ các trận diễn tập ném bom 1 thập kỷ trước.

Nguồn tin (Vera Files) đã tìm kiếm một tuyên bố của đại sứ quán Mỹ tại Philippines đề nghị làm rõ vấn đề này cũng như gửi yêu cầu xác minh đến văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nhưng đã không nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Nguồn tin quân sự cho biết họ đã phỏng vấn một số ngư dân Philippines đã từng nhìn thấy các khối bê tông này những năm 1980 và thậm chí họ đã dùng nó như thước đo thủy triều.

Một động thái mới nhất từ Manila, Tổng thống Aquino trong khi phát biểu tại diễn đàn hiệp hội các phóng viên nước ngoài ở Philippines nói rằng các khối bê tông này rất cũ, đã có hàu bám lên đó và không đáng quan tâm.
blank
Đã có tảo, hàu phủ lên 75 khối bê tông ngoài Scarborough, dấu hiệu cho thấy chúng đã được thả xuống đây nhiều năm trước.

Sau khi ông Voltaire Gazmin đưa ra tuyên bố về 75 khối bê tông ở Scarbrough trước quốc hội Philippines, Trung Quốc đã cáo buộc Manila ngụy tạo các bức ảnh và bịa đặt chuyện Bắc Kinh bỏ móng công sự ngoài Scarborough.

Tuy nhiên hiện tại giới chức Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận nào sau phát biểu mới nhất của Tổng thống Philippines, trong khi Thời báo Hoàn Cầu nói giới chức Manila đang “tiền hậu bất nhất” khi phát biểu về Scarborough.

(Giáo Dục)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15063)
Tại Hội nghị Apec Lima Peru, ông Trần Đại Quang đã gặp ông Tập Cận Bình bàn "song phương" biển nam Trung Hoa; gặp ông Putin bàn "Đối tác chiến lược toàn diện"; gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14610)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13492)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13104)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13709)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13461)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12239)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12801)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13187)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12432)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12761)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13475)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12562)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19646)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 13902)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014