Biển Đông sắp đánh nhau to? Đánh ở đâu? Ai đánh ai? (*)

14 Tháng Tư 20157:06 CH(Xem: 23941)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 15 APRIL 2015
'Không để xảy ra xung đột vì biển đảo'
blank
Ông Ashton Carter thăm Nhật trước khi đến Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mở đầu chuyến thăm châu Á hôm 8/4 với kêu gọi không để tranh chấp biển đảo biến thành xung đột vũ trang.
Ông Ashton Carter phát biểu tại Nhật Bản sau khi gặp người tương nhiệm Gen Nakatani.

Ông nói Mỹ ưu tiên ổn định tại châu Á – Thái Bình Dương.

Theo ông, Mỹ muốn bảo đảm “không để xảy ra thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực và không để tranh chấp lãnh thổ, đã kéo dài, bị quân sự hóa”.

Ông nói Mỹ lo ngại vì việc san lấp và bồi đắp của Trung Quốc ở Biển Đông và khả năng có khía cạnh quân sự trong việc xây dựng này.

Trung Quốc đã tiến hành bơm cát xây đắp các đảo nhân tạo, rồi sau đó đổ bê tông kiên cố ở các dãy đảo nhỏ tranh chấp.

Các chuyên gia quốc phòng nói chiến dịch này có thể tạo thành “Trường Thành cát” giúp Trung Quốc kiểm soát Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại: “Mặc dù chúng tôi không có lập trường trong mọi tranh chấp lãnh thổ, chúng tôi kiên quyết phản đối việc quân sự hóa tranh chấp.”

Trong tháng Tư, Mỹ và Philippines sẽ tham dự cuộc tập trận hàng năm gần quần đảo Trường Sa.

Đây sẽ là cuộc tập trận quy mô nhất kể từ khi hai nước tái tục hoạt động chung năm 2000.

Khi được hỏi liệu cuộc tập trận hùng hậu có phải để phản ứng Trung Quốc, ông Carter nói Washington và Manila có lợi ích chung trong vùng.
Ông Carter cũng hoan nghênh việc điều chỉnh lần đầu tiên kể từ 1997 đối với thỏa thuận hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật.

“Việc này sẽ giúp Nhật Bản, và cả liên minh chúng tôi, có nhiều khả năng hơn để cung cấp an ninh trong khu vực,” ông Carter tuyên bố.

Dự kiến Mỹ và Nhật sẽ công bố điều chỉnh vào cuối tháng Tư trước khi Thủ tướng Shinzo Abe gặp Tổng thống Barack Obama ngày 28/4 ở Washington./

BBC 8 tháng 4 2015

Bộ trưởng Hải quân Mỹ thăm Đà Nẵng
blank
Ông Ray Mabus đã đến thăm Việt Nam 3 lần trong cương vị Bộ trưởng Hải quân

Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ vừa đến thăm Đà Nẵng, nơi các thủy thủ Mỹ đang tham gia giao lưu với hải quân Viêt Nam, và gọi hoạt động này là cơ hội để hai bên 'xây dựng lòng tin'.

Thủy thủ Hải quân Hoa Kỳ trên các chiếm hạm USS Fort Worth, tàu khu trục tên lửa USS Fitzgerald và các nhân viên từ Biên đội tàu khu trục số 7, đang tham gia đợt Hoạt động Giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 (NEA) tại Việt Nam năm 2015, theo thông tin từ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Thông cáo dẫn lời ông Ray Mabus phát biểu trong chuyến thăm ngày 9/4 nói các hoạt động giao lưu giữa hải quân hai nước đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ và tăng cường các hoạt động hợp tác trên biển.

“Như một phần của lực lượng hải quân tiền phương, các thủy thủ của tàu Fort Worth và Fitzgerald nên tự hào về sự khác biệt họ đang tạo ra thông qua các hoạt động trao đổi giống như Hoạt động Giao lưu Hải quân Việt Nam,” Bộ trưởng Mabus phát biểu.

“Chính nhờ các hoạt động giao lưu trực tiếp mà chúng ta có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Việt Nam”.

'Xây dựng lòng tin'

“Cơ hội để tàu Fort Worth và Fitzgerald cùng giao lưu với Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ giúp xây dựng lòng tin và đảm bảo liên lạc an toàn khi tàu của chúng gặp nhau trên biển.”Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Ray Marbus

Trong bài phát biểu của mình, ông Mabus đã nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3).

Ông cũng cho rằng chuyến thăm này là cơ hội để hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES) vào cuối tuần này.

“Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7,” ông Mabus cho biết.

“Cơ hội để tàu Fort Worth và Fitzgerald cùng giao lưu với Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ giúp xây dựng lòng tin và đảm bảo liên lạc an toàn khi tàu của chúng gặp nhau trên biển.”

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và Tổng lãnh sự Rena Bitter cũng đi cùng Bộ trưởng Hải quân Mỹ đến Đà Nẵng, thông cáo nói.

“Tôi hết sức tự hào về chặng đường mà hải quân hai nước đã đạt được kể từ năm 2003 khi chúng ta tổ chức chuyến thăm Thiện chí và Hữu nghị đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam", ông Osius được dẫn lời nói.

"Chúng ta phải có tầm nhìn tốt, làm việc tích cực, và trên hết là xây dựng lòng tin để đưa chúng ta đến được thành công như hiện nay."

"Nếu chúng ta học được điều gì đó trong suốt 20 năm qua thì đó chính là không có điều gì là không thể,” Đại sứ Osius phát biểu."

Hoạt động Giao lưu Hải quân Việt Nam bắt đầu từ năm 2010 và tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải.

Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".

"Diễn ra nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, các hoạt động này được thực hiện nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin trong lĩnh vực hàng hải và phát triển quan hệ giữa nhân dân và hải quân hai nước", tòa đại sứ Hoa Kỳ nói trong thông cáo./

BBC 10 tháng 4 2015
 
Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng
blank
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thân Trung Quốc rồi, không có gì thay đổi đâu, trừ phi sau này có những người khác lên làm Tổng bí thư ...  Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mới lên tiếng cho rằng Việt Nam đang lợi dụng cả Bắc Kinh và Washington để phục vụ cho mục đích riêng và điều đó sẽ đẩy Hà Nội vào “tình thế nguy hiểm”.

Trong một bài bình luận đăng ngày 13/4, tờ Hoàn cầu Thời báo viết: “Hà Nội không những đang lợi dụng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để hưởng lợi, mà còn đang tìm cách dùng ảnh hưởng của bên này để chống lại bên kia. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đang lợi dụng Trung Quốc để chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm tiến hành một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam, và lợi dụng Hoa Kỳ để chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”, tờ báo viết.

Tờ báo từng nhiều lần đả kích Việt Nam còn cho rằng Hà Nội đang sử dụng chiến thuật “hai mặt” mà không có ai chống lưng, và điều đó rốt cuộc sẽ  làm cho Việt Nam “lâm vào tình thế nguy hiểm”.

Bài của Hoàn cầu Thời báo được đăng tải ít lâu sau khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm cấp cao tới Trung Quốc mà phụ bản của tờ Nhân dân Nhật Báo nói rằng gồm “gồm 1/3 Bộ Chính trị của Việt Nam”.

Ông Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói với VOA Việt Ngữ rằng lời lẽ của tờ báo thuộc nhà nước Trung Quốc không có gì lạ:

“Trung Quốc phải ngang ngược như thế mới là Trung Quốc chứ. Nó phải xỏ xiên, đểu cáng như vậy mới là Trung Quốc chứ. Trung Quốc họ sẵn sàng, họ không từ một thủ đoạn nào để ép mình đâu”.

Hoàn cầu Thời báo viết rằng Bắc Kinh coi 2015 là “một năm quan trọng để thực thi một loạt các chương trình do ban lãnh đạo đề ra”, thế nên “Trung Quốc không muốn sự bất đồng về vấn đề lãnh hải với Việt Nam cản trở” điều đó. “Việt Nam nên trói mình vào tầm nhìn lớn này,” tờ báo viết.

Phụ bản của Nhân dân Nhật báo nói thêm: “Đảng cộng sản cầm quyền (ở Việt Nam) không sẵn lòng và không thể đi tới mức cực đoan là đối đầu trực diện với Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải”, và rằng “Việt Nam mong muốn hòa giải hơn là Trung Quốc”.

Khi được hỏi liệu có phải Việt Nam hiện đang ở thế kẹt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói với VOA:

“Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thân Trung Quốc rồi, không có gì thay đổi đâu, trừ phi sau này có những người khác lên làm Tổng bí thư. Hiện nay ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn ngả về phía Trung Quốc, không có cái gì đứng giữa hai nước đâu. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối. Đến Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng lo sợ về chuyện nhân dân Việt Nam ghét Trung Quốc thế. Ông Nguyễn Phú Trọng cứ đi thôi, nhưng mà đi cũng không có gì thay đổi đâu”.

Trong chuyến thăm cấp cao kéo dài 3 ngày tới Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận rằng trở ngại lớn nhất giữ hai nước hiện nay “chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông”.

Ngay trong khi lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đang có mặt ở Trung Quốc, hôm 9/4, Bắc Kinh khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa)”.

Trả lời câu hỏi về các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Quốc tế ở Mỹ công bố, cho thấy Trung Quốc đang bồi đắp và xây dựng ở bãi đá mà Việt Nam gọi là Vành Khăn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng “việc xây dựng đó hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc và hợp pháp”.

Theo bà Oánh, sau khi xây dựng xong, các hòn đảo sẽ còn phục vụ nhu cầu “phòng thủ quân sự”. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc đang “cậy nước lớn” để mạnh tay với các nước nhỏ hơn trong vấn đề biển Đông. Ngay sau đó, chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng phản pháo phát biểu đó.

Việt Nam chưa liên tiếng đáp trả lại những lời chỉ trích của báo chí Trung Quốc cũng như các tuyên bố về biển Đông mới đây của quốc gia láng giềng phương Bắc./

Theo VOA 14.04.2015

Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển

13/04/2015

Báo The Wall Street Journal (WSJ) có bài viết về việc đề phòng Trung Quốc (TQ), Việt Nam xây dựng “địa đạo dưới biển”, tức sử dụng tàu ngầm để đối phó. Một Thế Giới xin lược dịch:

Sử dụng tàu ngầm để TQ phải suy nghĩ kỹ

Các tàu ngầm này, cũng như địa đạo thời chống Mỹ, là ví dụ điểm hình về một cuộc chiến không cân xứng: chúng cho phép một lực lượng yếu hơn tạo sự bất ổn trong trí não của một đối thủ mạnh hơn.

Hợp đồng mua tàu ngầm của Việt Nam minh họa việc các nước trong khu vực Biển Đông không có hy vọng đương cự lại sức mạnh quân sự TQ, đang tìm những phương cách khác để đề phòng tham vọng mở rộng lãnh thổ của TQ.

Việc này làm tăng thêm nhiều động thái mới khó có thể lường trước vào những căng thẳng trên Biển Đông:

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã nói về “một cộng đồng chia sẻ quyền lợi chung” ở châu Á -Thái Bình Dương.
blank
Việt Nam đón tàu ngầm lớp Kilo của Nga

Tại diễn đàn khu vực hôm 28.3, ông hứa sẽ xây dựng một “trật tự khu vực chung có lợi hơn cho châu Á và cho thế giới”.

Nhưng Biển Đông là một lò lửa. Căn cứ tàu ngầm mới xây của TQ ở đảo Hải Nam nhìn thẳng vào một vùng biển kéo dài đến Indonesia, mà TQ ngày càng ngang ngược xem đó là “sân sau” của họ.

Với các nước ven biển như Việt Nam, Malaysia, hoặc quốc đảo như Indonesia, tàu ngầm là cách hiện quả nhất để đương cự sức mạnh TQ.
Tất cả đều cảm thấy bị TQ đe dọa, nhưng không nước nào đủ mạnh để đối đầu trực tiếp với quân sự TQ.

Giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Úc, viết:

“Tàu ngầm lớp Kilo sẽ cho Việt Nam câu hồi âm “khiêm tốn nhưng hiệu nghiệm” với sự đe dọa của hải quân TQ.

Ở Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có lực lượng tàu ngầm.

Úc dự tính chi 50 tỷ đô-la Úc (khoảng 40 tỷ USD) để có tàu ngầm mới, mạnh hơn.

Philippines, Thái Lan cùng Myanmar đang xem xét mua tàu ngầm.

Tất cả các nước này sẽ khiến tạo nên một vùng biển chật chội. Nhưng với tàu ngầm, tất cả có được một phương tiện thay thế sự cân bằng lực lượng.

Rất khó phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm, trong khi đòn tấn công từ tàu ngầm nhắm vào tàu nổi luôn có hậu quả tàn phá.

Kết hợp hai yếu tố này khiến tàu ngầm cũng rất bất ổn. Khi tàu ngầm bị phát hiện, chỉ huy của nó phải có những quyết định sống chết, lập tức, về việc nên nã đạn và tạo ra một cuộc xung đột quốc tế hay không ?

Hơn nữa, cuộc tranh đua tĩnh lặng này diễn ra dưới đáy một tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.

Hơn một nửa khối lượng hàng hóa/năm của thế giới đi qua Biển Đông vốn nối phía tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Ai kiểm soát được tuyến đường biển này sẽ có thế lực kiểm soát kinh tế toàn cầu.

Cách phòng thủ tốt nhất: tàng hình và mưu mẹo

Việt Nam có bờ biển dài, đang ở giữa một cuộc tranh giành địa-chính trị đang hình thành. Dù quân đội Việt Nam mạnh nhất trong 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), họ cũng phải chịu sức ép từ Bắc Kinh:

Nhưng nguy cơ dễ bị tấn công của Việt Nam cũng làm các cường quốc chú ý. Không phải tình cờ khi vào năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là bà Hillary Clinton, đã dùng một cuộc họp về an ninh châu Á tại Hà Nội, để tuyển bố rằng một giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông là “quyền lợi quốc gia của Mỹ”.

Đó cũng là lý do nhiều cường quốc ủng hộ chương trình tàu ngầm của Việt Nam:

Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, các bác sĩ Nhật bản cung cấp kinh nghiệm chuyên môn xử lý tình huống bị giảm áp suất cho thủy thủ Việt Nam.

Mỹ thì nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đang đề nghị giúp Việt Nam tăng cường  khả năng do thám đường biển, điều sẽ khiến tàu ngầm Việt Nam hiệu quả hơn.

Trong thế kỷ trước, Mỹ tham chiến ở  Việt Nam với học thuyết “domino”, tức nếu Việt Nam rơi vào tay Cộng sản thì các nước khác cũng theo chân.

Nay, các nhà phân tích quốc phòng nói: một logic tương tự khiến các cường quốc giúp tăng cường khâu phòng thủ của Việt Nam:

Nếu Hà Nội rơi hẳn vào quỹ đạo TQ, thì việc chống Bắc Kinh trên Biển Đông sẽ càng khó hơn.

Nhưng Việt Nam biết rõ, rằng họ  không thể trông vào sự giúp đỡ của Mỹ hoặc của bất kỳ quốc gia nào khác, nếu xảy ra chiến tranh với TQ.
Đó là lý do chính để Việt Nam mua tàu ngầm. Như trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược, Việt Nam biết rõ cách phòng thủ tốt nhất là tàng hình, là mưu mẹo, điều sẽ tạo nên nguy cơ tại một vùng biển đã nhiều bất ổn.

(Theo Một Thế Giới)

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Manila 27/3/2015: Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển

Kỳ 5

Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt
blank
Nhà nghiên cứu biển - Thạc sĩ Đông Hoàng Việt ở Manila. Ảnh LKT

Lời tòa sọan: Hôm nay là ngày 26 tháng 3, 2015 tại Manila, lần đầu tiên chúng tôi gặp một thanh niên trẻ từ trong nước, dáng dấp cương nghị, nhanh nhẹn, đó là Thạc sĩ Hoàng Việt. Ông là một trong hai diễn gỉa được ban tổ chức "Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển" mời với tư cách là một chuyên gia về Luật biển, khai diễn vào ngày mai ở thủ đô Manila - Philippines. Cuộc phỏng vấn được thực hiện ở một nơi cách "downtown" Manila khoảng 30 phút xe.

Mời quý bạn đọc theo dõi.

LKT: Chào anh, đây là lần đầu tiên chúng ta gặp nhau, anh có thể cho báo Văn Hóa biết về vài công việc của anh hiện nay hay không?

Ths Hoàng Việt: Vâng! Công việc của tôi hiện nay ở VN là giảng viên của một trường đại học ở thành phố HCM (Sàigon). Tôi sang Philippines là để tham dự Hội thảo ngày mai xoay quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông.

LKT: Anh được ai mời từ VN qua đây?

Ths Hoàng Việt: Vâng! tôi được ban tổ chức ở đại học Bernas Center of Ateneo Law School at Rockwell, Makati - Manila mời tham dự Hội thảo.

LKT: Anh đến tham dự với tư cách là quan sát viên hay tham luận viên?

Ths Hoàng Việt: Tôi là một tham luận viên. Tôi có trình bày một bài tham luận về " Các biện pháp giải quyết các tranh chấp Biển giữa các quốc gia" theo quy định của luật pháp quốc tế.

LKT: Sự chuẩn bị về bài tham luận bao lâu?

Ths Hoàng Việt: Thưa tôi được mời cách đây khoảng hơn hai tháng, tôi chuẩn bị ngay bài tham luận.

LKT: Anh nghĩ thế nào về nội dung Hội nghị Quốc tế tổ chức tại Manila?

Ths Hoàng Việt: Cho đến nay thì tôi cũng nắm được tinh thần của hội nghị. Tinh thần của cuộc hội thảo này là các nhà nghiên cứu "độc lập" và bên cạch đó là các tổ chức "Xã hội Dân sự" của các bên gặp nhau để trao đổi và đưa ra những tiếng nói, những ước vọng của họ đối với vấn đề về sự an toàn hàng hải, hòa bình, an ninh ổn định trên biển Đông. Đây không phải là sự xuất hiện của các nhà học giả đại diện cho các chính quyền, hoặc là tiếng nói của chính quyền; theo tôi biết nó thuần túy là tiếng nói của người dân bình thường về các vấn đề đó.

LKT: Trong một vài tin tức đưa ra trước, theo anh nội dung của cuộc hội thảo lần này có một vài chỉ dấu về chính trị nào không?

Ths Hoàng Việt: Không! Cái này thì tôi không biết. Tôi chỉ được mời với tư cách là một học giả và chương trình buổi hội thảo theo tôi nó mang tính chất học thuật... và vấn đề chính trị ở đây theo tôi, có lẽ theo tôi nghĩ rằng, đó là vấn đề mọi người cùng lên tiếng. Trước đây chúng ta có thể thấy các quốc gia, các chính quyền liên quan đã phát biểu về vấn đề biển Đông, trong đó, họ bày tỏ sự lo ngại trước những hành động gia tăng căng thẳng, như năm ngoái, họ đã có hành động đã đặt giàn khoan ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;  và từ năm ngoái đến năm nay, cái hành động cải tạo, xây dựng các cấu trúc địa lý trên Trường Sa nó khiến cho việc phá vỡ các hiện trạng trên biển Đông  và nó đe dọa tới hòa bình ổn định khu vực. Tôi nghĩ, vấn đề này nó liên quan đến vấn đề chính trị là như vậy.    

LKT: Trong bối cảnh mà anh nói như vậy thì điều gì nó sẽ dẫn tới trong hội thảo kỳ này mà mọi người sẽ đề cập tới?

Ths Hoàng Việt: Tôi nghĩ rằng hội thảo sẽ đặt ra nhiều vấn đề, trong đó khả năng là các quốc gia sẽ làm như thế nào, hoặc là các nhóm dân sự sẽ làm thế nào, phản ứng thế nào trước các hành động ngang ngược hung hăng của Trung Quốc. Chúng ta có thể làm gì bên cạnh các chính quyền, một mặt chính quyền luôn luôn là bày tỏ sự quan ngại của họ, nhưng, họ có những sự ràng buộc khác nhau, trong đó lợi ích về kinh tế với Trung Quốc rất lớn, kể cả Hoa Kỳ, cho nên một mặt họ vẫn lên tiếng phản đối, mặt khác họ vẫn có nhiều cái mà ... mà ... họ gần như để mặc cho Trung Quốc có những hành động như vậy, mà gần như không có ai ngăn cản Trung Quốc có những hành động như vậy. Như vậy thì chúng ta muốn những gì ở đây? Những người dân bình thường, những nhà nghiên cứu bình thường thì họ sẽ lên tiếng như thế nào, và họ kêu gọi sự lên tiếng ủng hộ của cộng đồng, không chỉ là chính quyền của các quốc gia, mà phải là những người dân lên tiếng. Nếu, tôi nghĩ rằng, cộng đồng quốc tế mà cùng hiểu được tầm quan trọng của vấn đề biển Đông, cũng như sự an toàn an ninh hàng hải trên vùng biển này thì họ sẽ biết được sự đe dọa tới cuộc sống của họ như thế nào , và nếu tất cả các cộng đồng trên thế giới cùng lên tiếng thì nó sẽ góp phần ngăn chận được các hành động từ phía Trung Quốc.

LKT: Chúng tôi được biết anh là nhà nghiên cứu sâu rộng về Việt Nam đối với tình hình biển Đông hiện nay, Việt Nam đã có phản ứng thế nào đối với hội thảo kỳ này khi họ đồng ý cho anh đi tham dự, điều đó có thuận lợi cho anh hay không?  

Ths Hoàng Việt: Không! Cái này tôi đi với tư cách cá nhân, họ mời tôi đi với tứ cách cá nhân, tôi thấy một trường đại học mời thì tôi đi, chứ còn cũng không có thông qua nhà nước hay một cơ quan đoàn thể nào của nhà nước. Tôi nghĩ rằng, thuần túy nó liên quan đến vấn đề biển Đông, mà tôi là nhà nghiên cứu về biển Đông, tôi cũng muốn có tiếng nói để phản ảnh những vấn đề, những chính sách quan ngại về phía người dân Việt Nam về các vấn đề này.

LKT: Trong bối cảnh nóng bỏng hiện nay ở biển Đông, trong tương lại trường hợp khả thi nào cho vấn đề biển Đông mà anh có thề "mường tượng" ra được?

Ths Hoàng Việt: Thưa anh, nó có một vài kịch bản mà chúng ta có thề đặt ra trong tương lai. Với tình trạng xung quanh vấn đề biển Đông bây giờ đang nằm trong bối cảnh quốc tế thì chúng ta có thể có một số các kịch bản. Kịch bản thứ nhất là Mỹ là quốc gia duy nhất có đủ sức mạnh để ngăn Trung Quốc, Mỹ có thể đối đầu với Trung Quốc trên vùng biển Đông để giúp các đồng minh chiến lược hoặc là các đối tác để ngăn chận các hành động của Trung Quốc. Nhung khả năng này nó rất ít xẩy ra, vì cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều tránh đụng độ với nhau đặc biệt về quân sự, cho nên là rất khó. Khả năng thứ hai là Trung Quốc họ rút những yêu sách ngang ngược của họ trong đó có yêu sách về đường "lưỡi bò", thì nó sẽ khiến cho các quốc gia bớt căng thẳng và biển Đông sẽ hòa bình, nhưng khả năng này cũng khó xẩy ra., bởi vì Trung Quốc họ không muốn điều đó, họ luôn luôn muốn kiểm soát toàn bộ khu vực biển Đông, chính vì vậy cho nên cái kịch bản thứ ba có lẽ là Trung Quốc họ tuy chưa xử đến biện pháp quân sự nhưng họ vẫn gia tăng các hành động của họ mặc dù là quân sự núp dưới cái áo dân sự, và với sức mạnh của họ thì họ có thể xoay chuyển tình thế có lợi cho họ mà các nhà khoa học gọi là chiến thuật "tích tiểu thành đại", tái tạo các hiện trạng có lợi cho Trung Quốc, và điều này nếu như Trung Quốc hoàn tất tất cả công việc cải tạo. xây dựng các câu trúc địa lý ở Trường Sa gồm 6 đến 7 cấu trúc địa lý bây giờ, đặc biệt với cấu trúc địa lý đảo Chữ Thập thì nó có vai trò rất quan trọng, nó kiểm soát khu vực tuyến Trường Sa, có thể Trung Quốc sẽ tuyên bố họ sẽ lập vùng "nhận diện phòng không" như mấy năm trước họ tuyên bố "nhận diện phòng không" trên vùng biển Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật Bản. Nếu như thế nó sẽ gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác, bởi vì Trung Quốc vẫn muốn kiểm soát toàn bộ khu vực biển Đông, cho nên đó là những điều mà chúng tôi hết sức lo ngại.

LKT: Anh có nghĩ rẳng trong cuộc Hội thảo Quốc tế kỳ này có sự lôi kéo nào đó giữa Philippines và Việt Nam hay không?

Ths Hoàng Việt: Tôi không nằm trong ban tổ chức cuộc hội thảo nên không rõ được điều đó. Nhưng theo tôi cho rằng... đương nhiên các nhà nghiên cứu từ Việt Nam và Philippines gặp nhau kể các quốc gia khác cho thấy thực tế Việt Nam và Philippines xích lại gần nhau hơn, trong quan hệ quốc tế người ta gọi là "đồng minh", tuy nhiên, mặc dù hai bên chưa bắt tay nhau về một lý tưởng nào đó nhưng trước một mối đe dọa chung hai nước đều bị Trung Quốc lấn lướt thì hai nước tự nhiên phải xích lại gần nhau , các nhà học giả, các tổ chức Cộng đồng Dân sự xích lại với nhau hơn, bảo vệ quan điểm của nhau... tôi nghĩ phương án đó nó rõ ràng hơn.

LKT: Anh có để ý trong mối quan hệ mật thiết hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có giải pháp về biển Đông điển hình qua chuyến đi ngày 27 tháng 8 năm 2014 của ông "đặc phái viên" Lê Hồng Anh đã ký kết một bản Thông cáo 3 điểm tuy chưa rõ ràng lắm?

Ths Hoàng Việt: Thực ra trong mối quan hệ giữa VN và TQ gọi là đã khắng khít từ lâu.. trong năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử TBT, ông đã qua TQ ký một bản Thỏa thuận chung về các nguyên tác giải quyết các tranh chấp trên biển, tuy nhiên, tôi không lạc quan lắm về các ký kết này, bởi vì TQ cứ muốn vỗ về VN rằng họ muốn giải quyết trong hòa bình theo luật quốc tế, nhưng trong thực tế thì họ lại làm khác. Bởi vì nếu tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó phải nhắc tới Công ước luật Biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, các quốc gia tranh chấp hiện nay đều là thành viên của Công ước này, anh đã ký kết phê chuẩn thì anh phải có nghĩa vụ thực hiện tinh thần công ước, vậy thì cái mà TQ gọi là yêu sách chiếm đoạt đường "lưỡi bò" thì nó không có cơ sở nào, không có một chỗ đứng nào trong luật pháp quốc tế và luật biển, điều đó cho thấy dù TQ nói tuân thủ luật pháp quốc tế và luật biển nhưng "nói và làm" của TQ hoàn toàn khác nhau.

LKT: Hiện nay, quãng 10 năm trở lại đây, danh xưng về biển Đông đã được nhiều học giả, nhiều tổ chức, nhiều đồ bản vẽ, viết ...người thì gọi là biển "South China Sea" tức là biển nam Trung Hoa; biển  Nam Hải, VN thì gọi là "Biển Đông", gần đây có văn kiện gọi là "Biển VN-Trung Quốc", phía người Phi gọi là biển Tây Philippines, gần đây có người gọi là Biển Đông Nam Á (SouthEast Asia Sea).. theo anh, danh xưng nào hợp lý với bối cảnh hiện nay ở biển Đông?  

Ths Hoàng Việt: Thưa anh, cái này thì nó cũng khó! Bởi vì cái việc tranh luận danh xưng về biển Đông nó diễn ra trong nhiều thời kỳ khác nhau dựa trên nhiều kết luận. Trung Quốc gọi là biển Nam Hải vì nó nằm ở phía nam; VN gọi là biển Đông vì nó nằm về phía đông của VN, gần đây Phi gọi nó là biển Tây Phuilippines, vì nó nằm phía tây nước Phi, các quốc gia phương Tây trước họ chỉ biết ở Châu á có hai quốc gia lớn đó là Trung Quốc và Ấn Độ, họ lấy hai nước đó để ... nhìn toàn bộ Châu á có hai quốc gia đó thôi, họ đơn giản cho rằng cái biển nằm bên cạnh Trung Quốc thì họ gọi là biển "South Chaina Sea", tức là biển Nam Trung Hoa... Thế thì cái tên gọi đó nó rất phức tạp; gần đây thì phía Philippines họ đổi tên là "West Philippines Sea", còn phía VN có nhiều người đề nghị ví dụ như Nguyễn Thái Học Foudation ở hải ngoại,  họ đề nghị đổi tên là "SouthEast Asia Sea" tức là Biển Đông Nam Á... thế thì trước mắt đối với tôi là nhà nghiên cứu luật tôi cho rằng cái tranh luận đó nó không giải quyết được vấn đề này, bởi vì sự tranh luận đó nó không đem lại chủ quyền cho quốc gia, cái mà người ta dị ứng với cái tên biển Nam Trung Hoa (South China Sea) bởi vì Trung Quốc luôn luôn lập luận rằng người Trung Quốc là người đầu tiên đặt tên cho vùng biển này và vì thế nó phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc! Cái điều này hết sức vô lý. Nếu chỉ dựa vào cái tên thì vùng biển Vịnh Bắc Bộ nó phải thuộc về VN chứ không thể chia Vịnh Bắc Bộ với VN và TQ được, hay là Vịnh Thái Lan nó phải thuộc về Thái Lan, và nói như thế thì Ấn Độ Dương phải thuộc về Ấn Độ à; cho nên cái cái tên gọi nó chỉ phản ảnh một phần, tuy nhiên, các nhân tôi cho rằng, chuyển cái tên "The SouthEast Asia Sea" thành Biển Đông Nam Á thì nó là phương án tốt đẹp nhất, bởi vì nó phản ảnh lợi ích chung của toàn khu vực trực tiếp là quốc gia Đông Nam Á.

LKT: Cám ơn Thạc sĩ Hoàng Việt.

Dưới đây là nguyên văn bài tham luận tiếng Việt của Thạc sĩ Hoàng Việt (bản tiếng Anh đọc trong ngày Hội nghị)

ĐỊNH CHẾ TÀI PHÁN QUỐC TẾ HIỆN HÀNH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN

Trong thực tiễn quốc tế, có một hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi đó

là tranh chấp quốc tế (international disputes).Thậm chí, số lượng tranh chấp thường

tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của quan hệ quốc tế.1 Về định nghĩa tranh chấp

quốc tế, Tòa án thường trực công lý quốc tế của Hội quốc liên (tiền thân của Tòa

án công lý quốc tế) cho rằng: “tranh chấp là sự không thỏa thuận được với nhau

trong vấn đề luật pháp và sự kiện, là sự đối lập nhau về quan điểm pháp lý và

quyền lợi giữa hai chủ thể với nhau”2. Nguyên nhân của tranh chấp quốc tế đến từ

những mối quan hệ phức tạp và đan xen trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia và

các chủ thể khác của luật quốc tế.

Căn cứ vào đối tượng tranh chấp, tranh chấp quốc tế có thể được phân loại

thành các loại tranh chấp như: tranh chấp lãnh thổ, biên giới quốc gia; tranh chấp

tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế; tranh chấp về thẩm quyền tài phán đối

với các vụ việc cụ thể giữa các quốc gia; tranh chấp thẩm quyền bảo hộ ngoại giao

giữa các quốc gia; tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế,…

1. Khái niệm lãnh thổ và tranh chấp quốc tế về lãnh thổ

Lãnh thổ quốc gia là môt trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của

bất kỳ quốc gia nào, đồng thời nó còn là một tiêu chí xác định một quốc gia có phải

là chủ thể của luật quốc tế hay không. Lãnh thổ quốc gia gắn liển với những điều

kiện kinh tế chính trị xã hội quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia. Do đó lãnh thổ

quốc gia là môi trường tự nhiên và cơ sở vật chất để quốc gia tồn tại và phát triển

1Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội,Nhà xuất bản Công an Nhân dân Hà Nội – 2008,  trang 385

2PCIJ (Pháp viện thường trực quốc tế - Hội quốc liên) Seri A, trang 11

http://www.worldcourts.com/pcij/eng/decisions/1927.09.07_lotus/.

trong cộng đồng quốc tế3. Đồng thời lãnh thổ quốc gia còn liên quan với quốc gia

khác, trước hết là với quốc gia láng giềng hay các quốc gia trong khu vực.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về lãnh thổ quốc gia . Theo từ điển Tiếng

Việt 1992: “lãnh thổ là đất đai của một nước”. Theo giáo trình luật quốc tế - Khoa

Luật đại học tổng hợp Hà Nội 1994: “Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất

bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và vùng đất dưới chúng thuộc

về một quốc gia nhất định”.4 Như vậy khái niệm lãnh thổ quốc gia có thể được

hiểu: Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước,

vùng trời trên chúng và vùng đất dưới chúng thuộc về một lãnh thổ quốc gia nhất

định. Trong phạm vi này quốc gia thực hiện chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của

mình.

Một quốc gia không thể tồn tại nếu không có lãnh thổ. Lãnh thổ được xác

lập theo không gian trong đó quyền lực chủ quyền của quốc gia được thực hiện.

Trong tập quán quốc tế có một nguyên tắc xác định rõ: “Nếu mất hoàn toàn lãnh

thổ, quốc gia sẽ không tồn tại trên thực tế”. Như vậy, khái niệm lãnh tổ không chỉ

có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân nhà nước đó mà là yếu tố không thể thiếu

trong quan hệ quốc tế. Lãnh thổ quốc gia phải được xác định cụ thể theo các quy

định của luật quốc tế để mỗi quốc gia tự do thực hiện chủ quyền của mình trong

lãnh thổ, đồng thời là điều cần thiết để các quốc tôn trọng chủ quyền của quốc gia

khác.

Trong số các đối tượng tranh chấp, các tranh chấp có nguyên nhân về chính

trị, pháp lý liên quan đến lãnh thổ biên giới quốc gia, an ninh quốc phòng giữa các

quốc gia từ trước đến nay luôn có nguy cơ rất lớn đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế

nếu tranh chấp, căng thẳng kéo dài và không được giải quyết dứt điểm bằng các

biện pháp hòa bình. Thực tiễn lịch sử thế giới đã chứng minh chính tranh chấp lãnh

3Đại học Luật Hà Nội, sách đã dẫn, trang 155

4Theo Quốc tế công pháp – Quyển 2 – xã Hội quốc tế - Tăng Kim Đông: “lãnh thổ quốc gia là một phần đất của quả

điạ cầu trên đó một dân tộc định cư và quyền uy của quốc gia được tôn trọng”.

thổ, biên giới quốc gia là nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp của nhiều cuộc xung

đột quân sự lớn, có thể kế đến như tranh chấp vùng Alsace-Lorraine giữa Pháp và

Đức là nguyên nhân khiến cho quan hệ hai nước này luôn căng thẳng và là một

phần nguyên nhân của hai cuộc Chiến tranh Thế giới 1914 và 19395, tranh chấp

vùng Danzig (nay là Gdansk, thuộc Ba Lan) giữa Ba Lan và Đức Quốc xã là một

trong những nguyên nhân làm bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ hai vào năm 19396

, chiến tranh giữa Anh và Argentina 1982 liên quan đến tranh chấp chủ quyền quần

đảo Falkland, chiến tranh giữa Israel và các quốc gia Ả Rập trong các năm 1948,

1956, 1967, 19737, chiến tranh Iran – Iraq 1980 – 1988 liên quan đến vùng đất

tranh chấp ở Khuzestan và đường biên giới ở cửa sông Sat al - Arap8, chiến tranh

vùng Vịnh 1990 -1991 có nguyên nhân chủ yếu là tranh chấp về lãnh thổ giữa Iraq

và Kuwait dẫn đến hành động tấn công Kuwait của Iraq9,… Các cuộc chiến tranh

này đã  gây ra nhiều thiệt hại to lớn về người và của không chỉ trong khoảng thời

gian đó mà còn để lại những di chứng khủng khiếp cho các thế hệ sau.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, giữa các quốc gia luôn có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau về mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Nếu giải quyết tranh chấp lãnh

thổ bằng xung đột quân sự như trên là một hành động thất bại, trái với mong muốn,

ý chí của đa số người dân không chỉ ở các quốc gia đang xung đột mà cả trên toàn

thế giới. Ngày 31/5/2013, tại Đối thoại Shangri – La ở Singapore, Thủ tướng nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu đề

dẫn, trong đó có đề cập: “Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột

là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định,

5Joseph A. Biesinger, Germany: a reference guide from the Renaissance to the present, Infobase Publishing, 2006,

tranng 79-80

6 A. J. P. Taylor, “The Origins of the Second World War”, http://www.dandebat.dk/eng-taylor6.htm. Truy cập

05/02/2014

7Lịch sử Trung Cận Đông, Nguyễn Thị Thư – Nguyễn Hồng Bích – Nguyễn Văn Sơn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà

Nam – 2009, trang 330-334

8 Nguyễn Thị Thư – Nguyễn Hồng Bích – Nguyễn Văn Sơn, sách đã dẫn, trang 343-344

9 Nguyễn Thị Thư – Nguyễn Hồng Bích – Nguyễn Văn Sơn, sách đã dẫn, trang 345-346

nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà

tất cả cùng thua.”10

2. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ

Tranh chấp quốc tế như đã phân tích dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự và

chiến tranh do đó khi tranh chấp quốc tế xảy ra, việc giải quyết tranh chấp có ý

nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến duy trì hòa bình, an ninh thế giới, chấm dứt

xung đột, bất đồng giữa các bên liên quan. Ngoài ra, giải quyết tranh chấp còn góp

phần thúc đầy các quốc gia tuân thủ và thực hiện luật quốc tế triệt để hơn. Việc giải

quyết này phải được thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật quốc tế,

trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đã được các bên tranh chấp thừa

nhận áp dụng để giải quyết tranh chấp theo Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công

lý quốc tế.

“a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc

được các bên đang tranh chấp thừa nhận;

b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như

những quy phạm pháp luật;

c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận

d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên

gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi

là phương tiện để xác định các quy phạm pháp luật.”11

Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình là một trong

những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.Đây là hệ quả của nghĩa vụ cấm

10“Bài phát biểu của Thủ tướng tại Đối thoại Shangri-La”, Vnexpress.net.http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-

lieu/2013/05/bai-phat-bieu-cua-thu-tuong-tai-doi-thoai-shangri-la/. Truy cập 04/06/2013.

11 http://www.icj-cij.org/documents/?p1=4&p2=2&p3=0

sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế12. Nguyên tắc này đã được ghi nhận từ

cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong công ước La Hay 1899 và 190713, sau đó tại

Hiệp ước Briand-Kellog ngày 27-8-192814. Nó được chính thức thừa nhận là

nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế lần đầu tiên trong Khoản 3, Điều 2 Hiến chương

Liên hợp quốc “Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ

bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình, an ninh

quốc tế và công lý”15 và được khẳng định một lần nữa tại Tuyên bố ngày 24-10-

1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (Nghị quyết 2625) : “Mọi quốc gia có nghĩa

vụ từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm vi phạm sự tồn tại của các

đường biên giới của các quốc gia khác, hoặc sử dụng như là các biện pháp giải

quyết tranh chấp quốc tế bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên

quan đến biên giới của các quốc gia…tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh

chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hòa bình mà không làm

phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế”16.

Bên cạnh việc ghi nhận nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình, Hiến

chương Liên hợp quốc cũng đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải

quyết tranh chấp quốc tế tại Điều 33: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh

chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an

ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con

đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những

tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy

12 Các hành động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua và chống lại Nicaragua, Phán quyết ngày 27-6-1986, Tuyển

tập các phán quyết, kết luận tư vấn, quyết định của Tòa án Công lý quốc tế, 1986, trang 290

13 Điều 1 của Công ước về giải quyết các xung đột quốc tế ký tại La Hay ngày 18-10-1907 quy định: “Nhằm ngăn

ngừa hết mức việc sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc gia, các cường quốc kết ước thỏa thuận sử dụng mọi

nỗ lực để bảo đảm hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.”

14 Hiệp ước này nêu rõ “Các bên tham gia ký kết nhân danh các dân tộc mà mình đại diện, trịnh trọng tuyên bố lên

án việc dung chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế, và từ bỏ việc sử dụng chiến tranh như chính sách

quốc gia trong quan hệ giữa họ với nhau.”

15 http://www.un.org/en/documents/charter/

16 http://daccess-dds-ny.un.org/doc/RESOLUTION/GEN/NR0/348/90/IMG/NR034890.pdf?OpenElement

theo sự lựa chọn của mình.” Căn cứ vào nội dung của Điều 33 Hiến chương, các

biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có thể chia thành hai nhóm cơ

bản:

Nhóm 1, các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính chất ngoại giao gồm

các biện pháp đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, sử dụng những tổ chức hoặc

những hiệp định khu vực

Nhóm 2, các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán quốc tế, thông

qua các Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế.

2.1 Biện pháp ngoại giao giải quyết tranh chấp

Những biện pháp ngoại giao dùng để giải quyết tranh chấp quốc tế đã xuất

hiện từ rất sớm và luôn đóng vai trò quan trọng. Kết quả của việc sử dụng các biện

pháp ngoại giao thường là các nghị quyết, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế hoặc

các cam kết và các điều ước quốc tế được các bên tranh chấp ký kết.

2.1.1 Biện pháp đàm phán (thương lượng)

Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được đánh giá là dễ

sử dụng, áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất, có lịch sử lâu đời dựa trên cơ sở trực

tiếp nêu ra các quan điểm và tiếp nhận các ý kiến, lập trường của các bên đối thoại

và không có sự can dự của bên thứ ba. Mục đích, thành phần, cấp tham gia cũng

như hình thức của đảm phán do chính các quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận

với nhau tuy nhiên vẫn phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, đàm phán có rất nhiều ưu

điểm.Thứ nhất, đàm phán linh hoạt và chủ động, không bị khống chế về mặt thời

gian, địa điểm.Thứ hai, đàm phán hạn chế được sự can thiệp trực tiếp từ bên thứ ba

(thậm chí cả cộng đồng quốc tế), không làm phức tạp thêm nội dung tranh

chấp.Thứ ba là tiết kiệm được về mặt kinh phí và thời gian của các bên tranh

chấp.Tuy nhiên, đàm phán không phải lúc nào cũng thành công mà nó còn phụ

thuộc vào mức độ thiện chí, sự mềm dẻo, linh hoạt và sự nhạy cảm của các bên

đàm phán. Thái độ thù địch và sự bất đồng về chính trị là những nguyên nhân làm

quá trình đàm phán phức tạp hay nghiêm trọng hơn là không đạt được bất kì một

sự thỏa thuận nào.17

Trong một số trường hợp, đàm phán là nghĩa vụ bắt buộc của các bên tranh

chấp quy định trong các điều ước quốc tế song phương hay đa phương18. Ngoài ra,

các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế cũng có thể trực tiếp yêu cầu các

bên tham gia vào đàm phán với sự thiện chí cũng như đòi hỏi các bên phải đạt

được một thỏa thuận nhất định. Trong vụ tranh chấp Thềm lục địa Biển Bắc, Tòa

án Công lý quốc tế đã đưa ra phán quyết:

“các bên phải tiến hành một cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận

và họ phải có nghĩa vụ xử sự sao cho cuộc đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là

trường hợp mà một trong các bên khăng khăng giữ lập trường của riêng mình

không có bất kỳ một sự điều chỉnh nào.”19

Về thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ thành công thông qua con đường

đàm phán, đã có những vụ việc điển hình như cuộc hòa đàm Gadsden 1853 giải

quyết dứt điểm những tranh chấp lãnh thổ giữa Mỹ và Mexico20, đàm phán giải

quyết tranh chấp đảo Sakhalin giữa Đế quốc Nga và Nhật Bản với kết quả là Hiệp

định Saint Petersburg năm 187521, các cuộc đàm phán hòa bình từ năm 1963 đến

năm 1966 giữa Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Rahman, Tổng thống Indonesia

Sukarno và Tổng thống Philippines Macapagal cuối cùng đã giải quyết thành công

17Malcolm Nathan Shaw, International law, Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2003, trang 721

18Như Điều 15 Hiệp ước Mặt trăng (Moon Treaty) 1979, Điều 41 Công ước Vienna 1978 về kế thừa quốc gia, Điều

84 Công ước Viên năm 1975 về Đại diện của các nước tại các tổ chức Quốc tế và Điều 283 Công ước Liên hợp quốc

về luật biển.

19 Neil Craik, The International Law of Environmental Impact Assessment, Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2010,

trang 70, chú thích 58.

20Mang tên James Gadsden, người được tồng thống Mỹ Franklin Pierce cử đến Mexico đàm phán.  Kết quả là, ngày

30/12/1853, Mexico đồng ý ký hiệp ước  với Mỹ, trong đó chấp thuận sáp nhập El Paso vào lãnh thổ Mỹ đồng thời

bổ sung thêm các vùng tam giác vào lãnh thổ Mỹ bao gồm khu vực  phía Nam của các bang Azirona và New

Mexico. Đổi lại, Mỹ trả cho Mexico 10 triệu đô la  

21http://en.wikipedia.org/wiki/Treaty_of_Saint_Petersburg_(1875). Truy cập ngày 22/02/2013.

tranh chấp lãnh thổ vùng Borneo22, Hiệp định Phân giới và hợp tác trên biển

Barents 2010 giải quyết tranh chấp trên biển Barents giữa Liên bang Nga và Na

Uy, kết thúc tình hình căng thẳng cản trở việc thăm dò khai thác dầu khí lẫn đánh

bắt thủy sản của cả hai quốc gia bắt đầu từ thập niên 197023, những cuộc đàm phán

thường xuyên về vịnh Bắc Bộ trong hai năm 1999, 2000 đưa đến kết quả là  Hiệp

định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở vịnh Bắc Bộ vào

ngày 25/12/2000 giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa giải quyết vấn đề

tranh chấp vịnh Bắc Bộ, một vấn đề tồn tại do lịch sử để lại trong quan hệ ngoại

giao Việt Nam –Trung Quốc,…  

2.1.2 Biện pháp hòa giải bởi một bên trung gian

Trung gian hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mang tính

ngoại giao có sự tham gia của bên thứ ba với sự chấp nhận của các bên tranh chấp,

đã được quy định trong các Công ước La Hay 1899 và 1907. Nhiệm vụ của bên

trung gian là khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan đến tranh chấp

giải quyết vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, cụ thể là việc tác động để các

bên tiếp xúc ngoại giao và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. Bên trung gian

hòa giải này có thể là một hoặc số quốc gia, một hoặc một số cá nhân có uy tín và

cũng có thể là thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế.24

Cùng với sự phát triển của luật quốc tế, biện pháp trung gian hòa giải ngày

càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Số vụ tranh

chấp có sử dụng hòa giải trong thời kì này tăng 469% so với giai đoạn trước đó,

thậm chí về số lượng còn nhiều hơn toàn bộ giai đoạn 1945-1989.25Trong thực tiễn

22Neal D. Gidvani, “The Peaceful Resolution of Kashmir: A United Nations Led Effort for Successful International

Mediation and a Permanent Resolution to the India-Pakistan Conflict”, trang 732-733

23Thục Minh (văn phòng Singapore), “Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và luật pháp quốc tế”. Báo Thanh

Niên Online

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121203/giai-quyet-tranh-chap-bang-thuong-luong-va-luat-phap-quoc-te.aspx

Truy cập ngày 21/02/2012

24 Đại học Luật Hà Nội, sách đã dẫn, trang 392

giải quyết tranh chấp lãnh thổ, trung gian hòa giải đã giải quyết thành công nhiều

vụ việc như tranh chấp giữa Algeria và Marocco 1963-1964, các nước láng giềng

Mali và Ethiopia đã đứng ra làm trung gian hòa giải và đồng thời giám sát việc

ngừng bắn26, vai trò trung gian của Hoa Kỳ đối với tiến trình hòa giải tranh chấp

lãnh thổ tại Trung Cận Đông từ năm 1973 cho đến nay27, Liên minh Châu Âu (EU)

trung gian hòa giải thành công cho tranh chấp lãnh thổ giữa Slovenia và Croatia

năm 2010, hai quốc gia châu Phi Etrirea và Djibouti đồng ý để Qatar đứng ra làm

trung gian hòa giải cho tranh chấp lãnh thổ biên giới gần Ras Doumeira năm 201028

,…

2.2  Biện pháp giải quyết tranh chấp thông các cơ quan tài phán quốc tế

Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua con đường tài phán quốc tế hay

biện pháp pháp lý là việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế trên cơ sở sự thỏa

thuận hoặc thừa nhận của các bên tranh chấp bằng các phương pháp, thủ tục tư

pháp. Căn cứ vào sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động, phương thức giải quyết

tranh chấp, giá trí hiệu lực của phán quyết cũng như cơ chế đảm bảo thi hành phán

quyết để chia cơ quan tài phán quốc tế thành hai loại là Tòa án quốc tế và Trọng tài

quốc tế.

Xét về mặt lịch sử, hình thức trọng tài quốc tế là hình thức tài phán quốc tế

xuất hiện đầu tiên.Trước thế kỷ XX, hình thái của cơ quan tài phán quốc tế là các

trọng tài ad hoc (trọng tài vụ việc)29. Còn cơ quan tài phán quốc tế thường trực đầu

tiên trong lịch sử hình thành và phát triển các loại hình tài phán quốc tế là Tòa án

thường trực công lý quốc tế (Permanent Court of International Justice), được thành

lập và hoạt động trong khuôn khổ Hội quốc liên từ năm 192030.

25J. Michael Greig, Paul F. Diehl, International Mediation,   Nhà xuất bản Polity, Cambridge, Vương quốc Anh -

2012, sách đã dẫn, trang 36

26Luật quốc tế, đề cương Giáo trình , Học viện Quan hệ quốc tế, 1978, sách đã dẫn, trang 151

27Nguyễn Thị Thư – Nguyễn Hồng Bích – Nguyễn Văn Sơn, sách đã dẫn, trang 329

28J. Michael Greig, Paul F. Diehl, sách đã dẫn, trang 37

29Đại học Luật Hà Nội, sách đã dẫn, trang 401

2.2.1 Trọng tài quốc tế

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế là phương thức giải quyết tranh

chấp quốc tế theo đó các quốc gia là các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận cho một hoặc

một số cá nhân (Trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp có liên quan31.

Sự thỏa thuận này có thể được ghi nhận trong một hiệp định cụ thể hoặc là được

ghi nhận trong những điều khoản đặc biệt của các điều ước quốc tế song phương.

Hiệp định thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài có thể được lập

trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.Trong đó các bên xác định đối tượng tranh

chấp và thỏa thuận về hiệu lực pháp lý bắt buộc của quyết định trọng tài. Hình mẫu

trọng tài hiện đại được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiệp ước JAY (Hiệp định hữu

nghị về thương mại và hàng hải) giữa Anh và Mỹ 1794 quy định thành lập ba Ủy

ban để giải quyết các vấn đề liên quan đến hai nước sau chiến tranh giành độc lập

của Mỹ32.

Công ước La Hay năm 1907 đã định nghĩa trọng tài quốc tế là một phương

thức giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia qua các thẩm phán do quốc gia lựa

chọn. Điều 38 công ước này nhận định: “Trong các vấn đề về bản chất pháp lý và

đặc biệt trong vấn đề giải thích hoặc áp dụng công ước quốc tế, phương thức trọng

tài được các bên ký kết thừa nhận là một phương thức hữu hiệu vàc công bằng

nhất để giải quyết tranh chấp khi các phương thức đàm phán và ngoại giao không

đạt được kết quả”33.

Phương thức giải quyết bằng trọng tài là một trong những biện pháp hòa

bình có tính hiệu quả và khả thi.Tuy nhiên vấn đề thành công của việc áp dụng thủ

tục này tùy thuộc vào ý chí của các bên trong từng lĩnh vực cụ thể.

30 Đại học Luật Hà Nội, sách đã dẫn, trang 402

31 Đại học Luật Hà Nội, sách đã dẫn, trang 414

32 Shabtai Rosenne, The World Court, What it is and how it works, Martinus Nijhoff, 1995, trang 4

33

http://cil.nus.edu.sg/rp/il/pdf/1907%20The%20Hague%20Convention%20for%20the%20Pacific%20Settlement%20

of%20International%20Disputes-pdf.pdf

Trọng tài quốc tế tồn tại dưới hai hình thức: trọng tài ad – hoc và trọng tài

thường trực. Trọng tài ad – hoc là trọng tài mang tính tạm thời, giải quyết theo

từng vụ việc. Thủ tục tố tụng tại tòa trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận.

Nếu không thỏa thuận được, các bên phải tuân theo thủ tục tố tụng quy định tại

Công ước La Hay 1899 và 1907. Giá trị phán quyết của trọng tài là chung thẩm,

tuy nhiên phán quyết có thể được xem xét lại khi có tình tiết, điều kiện mới làm

ảnh hưởng đến nội dung hoặc bị vô hiệu trong một số trường hợp đặc biệt.

Ưu điểm lớn của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế so với Tòa

án quốc tế là sự linh hoạt, mềm dẻo thông qua sự lựa chọn thành phần hội đồng

trọng tài và thủ tục đơn giản, linh hoạt. Ngoài ra, trọng tài còn có cơ chế giải quyết

bí mật, bảo đảm danh dự, uy tín của các bên tranh chấp sẽ không bị ảnh hưởng.

Về giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua trọng tài quốc tế, phải kể đến

vai trò của Tòa trọng tài thường trực La Hay (Permanent Court of Arbitration -

PCA). Mặc dù có tên gọi Tòa thường trực (Permanent Court) nhưng trên thực tế

chỉ có cơ quan tối cao của Tòa – hội đồng điều hành là cơ quan thường trực. Giai

đoạn 1907-1945, Tòa giải quyết được các tranh chấp lãnh thổ giữa Hà Lan và Bồ

Đào Nha đối với biên giới trên đảo Timor (1914), vụ tranh chấp chủ quyền giữa Hà

Lan và Hoa Kỳ đối với đảo Palmas (1928). Giai đoạn sau năm 1946 đến nay, đến

nay Tòa trọng tài đã giải quyết xong 24 vụ tranh chấp và đang giải quyết 12 vụ,

trong đó có những vụ quan trọng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ quốc gia như

vụ tranh chấp quần đảo Hanish giữa Eritrea và Yemen (năm 1998 và 1999), vụ

tranh chấp chủ quyền các đảo xung quanh eo biển Malacca giữa Sigapore và

Malaysia (năm 2003), vụ tranh chấp biên giới trên biển giữa Barbados và Trinidad

& Tobago (năm 2006),..

Các phán quyết của Tòa trọng tài thường trực La Haye đã góp phần giải

thích một số nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt là

tranh chấp về biển đảo (điển hình là vụ tranh chấp chủ quyền giữa Hà Lan và Mỹ

đối với đảo Palmas năm 1928).

2.2.2 Tòa án công lý quốc tế (ICJ)

Tranh chấp chủ quyền về bản chất là một cuộc tranh chấp pháp lý, do vậy

việc đưa vấn đề ra tòa án quốc tế có ý nghĩa quan trọng. Đây là một trong những

biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định trong Điều 33

Hiến chương Liên Hợp quốc.

Trong pháp luật quốc tế, biện pháp giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mang

tính pháp lý cao, áp dụng theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp có hiệu quả. Giải

quyết bằng tòa án đòi hỏi các bên phải thỏa thuận chấp nhận đưa vấn đề tranh chấp

ra tòa án quốc tế, chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của tòa án và đồng ý công nhận

phán quyết cho dù phán quyết đó bất lợi cho mình.

 Năm 1946, Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (International Court

of Justice) được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở Hiến chương Liên hợp

quốc và Quy chế Tòa án công lý quốc tế (thông qua năm 1946), kế thừa vai trò của

Tòa án thường trực công lý quốc tế. Đây là cơ quan chính của Liên hợp quốc, có

vai trò to lớn trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế34. Tòa án công

lý quốc tế cũng có thể đưa ra các kết luận tư vấn pháp lý cho Đại hội đồng, Hội

đồng bảo an về mọi vấn đề pháp lý và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc

liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các cơ quan này nếu được Đại hội đồng cho

phép theo Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc.

Về nguyên tắc, tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đương nhiên trở

thành thành viên của quy chế Tòa án công lý quốc tế. Các nước không phải là

thành viên cũng có thể trở thành một bên của Tòa án nếu quốc gia này chính thức

tuyên bố chấp nhận Quy chế của Tòa, tôn trọng những phán quyết của Tòa án nói

34Nghị quyết 3232 (XXIX) ngày 12/11/1974 của Đại hội đổng Liên hợp quốc về đánh giá lại vai trò của Tòa án công

lý quốc tế. Điếu 1 Hiến chương Liên hợp quốc cũng khẳng định Tòa án công lý quốc tế “la cơ quan xét xử chính của

Liên hợp quốc.”

chung, hoặc đối với từng tranh chấp cụ thể35. Chỉ có các quốc gia mới có quyền

kiện ra Tòa để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa họ.

 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được xác lập theo ba phương

thức. Thứ nhất là chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc. Trong mọi

trường hợp, các quốc gia tranh chấp sẽ ký một hiệp ước, được gọi là thỏa thuận

thỉnh cầu, đề nghị Tòa xem xét phân giải tranh chấp. Trong thỏa thuận nảy, các

quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm

quyền của Tòa, phạm vi luật áp dụng và thực hiện bằng đường ngoại giao. Từ

những năm 1960, các nước thường dùng thỏa thuận thỉnh cầu để đưa các vụ tranh

chấp có liên quan đến phân định thềm lục địa và biên giới ra trước Tòa như vụ

Thềm lục địa biển Bắc năm 1969, Thềm lục địa Libya/Tunisia năm 1982, Thềm lục

địa Libya/Malta năm 1985, tranh chấp lãnh thổ Libya/Chad năm 1994,…36

Thứ hai là xác lập trước thẩm quyền của Tòa trong nội dung của các điều

ước quốc tế. Cho đến nay, đã có hơn 400 điều ước quốc tế có điều khoản xác lập

trước thẩm quyền của Tòa án. Trường hợp thứ ba là quốc gia sẽ tuyên bố đơn

phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa. Nếu hai quốc gia tranh chấp đều có

tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền Tòa và các tuyên bố này có

cùng phạm vi hiệu lực đối với tranh chấp cụ thể thì Tòa có thẩm quyền xét xử

tranh chấp đó.

Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế có giá trị chung thẩm và bắt buộc

thực hiện đối với các bên tranh chấp. Về nguyên tắc, phán quyết của Tòa chỉ có giá

trị đối với các bên tranh chấp nhưng nếu phán quyết có giải thích điều ước quốc tế

đa phương mà bên thứ ba là thành viên thì phán quyết ấy sẽ có hiệu lực đối với bên

thứ ba. Phán quyết của Tòa sẽ không thể bị kháng cáo, nhưng nếu có tranh cãi về ý

nghĩa hoặc phạm vi quyết nghị thì Tòa phải giải thích vấn đề đó theo yêu cầu của

35Điều kiện theo Nghi quyết ngày 15/10/1946 của Hội đồng bảo an như những trường hợp của Thụy Sỹ,

Liechtensten hay Cộng hòa San Marino.

36 Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2000, trang 63

bất kì bên nào. Việc bảo đảm thực thi phán quyết của Tòa công lý quốc tế cao hơn

các biện pháp giải quyết tranh chấp khác vì nếu một bên tranh chấp không tuân thủ

phán quyết của Tòa án thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an can thiệp37.

Về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biên giới quốc gia, từ khi thành lập đến

nay, khoảng 1/3 các vụ kiện tại Tòa liên quan đến vấn đề này38, trong đó có các vụ

việc tiêu biểu như tranh chấp các đảo Minquires và Ecrehous giữa Anh và Pháp

năm 1953 (Minquiers and Ecrehos - France/United Kingdom), chủ quyền trên một

số vùng đất biên giới giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959 (Sovereignty over Certain

Frontier Land -  Belgium/Netherlands), tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái

Lan và Campuchia năm 1962 (Temple of Preah Vihear - Cambodia v. Thailand),

tranh chấp ranh giới biển trong vịnh Maine giữa Canada và Hoa Kỳ năm 1981

(Delimitation of the Maritime Boundary in the Gulf of Maine Area -

Canada/United States of America), tranh chấp biên giới Burkina Faso và Mali

1983-1986 (Frontier dispute - Burkina Faso-Mali), tranh chấp lãnh thổ Libya và

Chad 1990-1994 (Territorial Dispute - Libyan Arab Jamahiriya/Chad), Cameroon

kiện Nigeria năm 1994 về biên giới quốc gia, tranh chấp đảo Kaisikili và Sedusu

giữa Botswana và Namibia năm 1996 (Kasikili/Sedudu Island -

Botswana/Namibia), tranh chấp tại Pulau Litan và Pulau Sipadan giữa Indonesia

và Malaysia năm 1998 (Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan -

Indonesia/Malaysia),tranh chấp  tại  Petra  Branca  giữa  Malaysia và  Singapore

năm 2003 (Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and

South Ledge, Malaysia/Singapore),… đã phát triển các học thuyết về thụ đắc lãnh

thổ, về nguyên tắc chiếm hữu thực sự (effective occupation) và nguyên tắc uti

37 Khoản 2 Điều 94 Hiến chương Liên hợp quốc: “Nếu đương sự của một vụ việc không thực hiện bổn phận theo

phán quyết của Tòa, đương sự còn lại có thể nhờ Hội đồng Bảo an. Hội đồng Bảo an, khi xét thấy cần thiết, sẽ đưa

ra những kiến nghị hoặc nghị quyết về những biện pháp cần thực hiện để phán quyết có hiệu lực.”

38Steven R. Ratner, The New UN Peacekeeping: Building Peace in Lands of Conflict After the Cold War, Nhà xuất

bản St. Martin's (1996), trang 814.

possidetis cũng như các lý thuyết về luật thời điểm và các vấn đề về thời điểm kết

tinh tranh chấp, giá trị chứng cứ bản đồ.

2.2.3 Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS)

Theo điều 287 Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 thì tranh

chấp liên quan đến biển còn có thể được đưa ra Tòa án Quốc tế về Luật biển, cơ

quan tài phán độc lập và thường trực được thành lập và hoạt động theo quy định

của phụ lục VI Công ước Liên hợp quốc về luật biển quốc tế 1982.

Tòa án quốc tế về luật biển có thẩm quyền đối với tất cả các yêu cầu được

đưa ra Tòa theo đúng quy định tại điều 287 của Công ước, và đối với tất cả các

trường hợp được trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, trao quyền cho Tòa án39.

Phán quyết của Tòa cũng có tính chất chung thẩm và có tính bắt buộc đối với các

bên tranh chấp.

Nội dung Phần XV và các Phụ lục VI, Phụ lục VIII trong Công ước qui định:

“Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải

thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hoà bình…” (Điều 279).

Mọi tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên về việc giải thích hay áp

dụng Công ước Luật Biển năm 1982 đều là đối tượng để xem xét giải quyết theo

các qui định của Phần XV.

Theo Điều 287 Công ước luật biển năm 1982: “Khi ký hay phê chuẩn Công ước

hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được

quyền tự do lựa chọn, dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện

pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp

dụng Công ước:

+ Toà án quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VI;

+ Toà án quốc tế;

+ Một Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII;

39 Điều 21, Mục 2, Phụ lục VI Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982

+ Một Toà trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII để giải quyết một

hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.”

Trong trường hợp các bên tranh chấp cùng tuyên bố chấp nhận một trong số thủ

tục trên, thì vụ tranh chấp chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục đó, trừ khi

các bên có thoả thuận khác (khoản 4 Điều 287). Còn nếu các bên tranh chấp không

cùng chấp nhận một thủ tục để giải quyết thì vụ tranh chấp chỉ có thể được đưa ra

giải quyết theo thủ tục trọng tài trù định trong Phụ lục VII. Thậm chí trong trường

hợp một quốc gia thành viên chưa tuyên bố lựa chọn bất kỳ thủ tục xét xử nào nêu

trong khoản 1 Điều 287 thì vẫn được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài được

trù định ở Phụ lục XII (khoản 3 Điều 287). Qui định này của Công ước là hoàn

toàn có thể hiểu được vì giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài có những ưu

thế cơ bản như quyết định của trọng tại là bắt buộc và các bên tranh chấp được

quyền tác động, tham gia tích cực vào thủ tục xét xử thông qua việc cử trọng tài

viên… Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp theo Phần XV Công ước có xu

hướng thiên về thể chế hoá nghĩa vụ giải quyết bắt buộc các tranh chấp bằng toà

án. Điều này được thể hiện qua tiến trình giải quyết tranh chấp đã trù định trong

Phần XV, bao gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu gồm các giải pháp không bắt buộc trong khuôn khổ thương

lượng ngoại giao và hoà giải;

- Giai đoạn tiếp theo bao gồm các thủ tục bắt buộc nhằm giải quyết triệt để để

tranh chấp trong trường hợp giai đoạn đầu bị thất bại.

Từ khi thành lập (1/8/1996) đến nay, Toà án quốc tế về Luật biển đã thụ lý

13 vụ kiện. Ở khu vực Đông Nam Á, đã có một vụ kiện được đưa ra Toà, đó là vụ

kiện về tính pháp lý của những khu vực lấn biển tại eo biển Johor giữa Singapore

và Malaysia40. Vụ án phân định biển giữa Bangladesh và Myanmar năm 2012 là vụ

đầu tiên Tòa án quốc tế về luật biển phân xử về vấn đề này.

40 http://www.itlos.org/index.php?id=104

2.3  Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc

Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, các nước thành viên Liên hợp

quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà bình và

an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải

quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện

pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình,

hoặc các hành động xâm lược. Các quy định của Hiến chương liên quan đến

HĐBA nằm trong các chương V, VI, VII, VIII và XII.

Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, Hội đông Bảo an được

thành lập nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến

chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có

quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại

hoà bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện

pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục

hoà bình và an ninh quốc tế. Trong khi thực thi chức năng này, Hội đồng Bảo an

được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên Liên hợp

quốc. Trên thực tế, những chức năng mà Hội đồng Bảo an được trao có thể được

coi là để nhằm 3 mục tiêu: gìn giữ hoà bình, vãn hồi hoà bình và kiến tạo hoà bình.

Trong khi các cơ quan khác của Liên hợp quốc chỉ có thể đưa ra các quyết định

mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành viên Liên hợp

quốc, các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an, theo chương VII Hiến

chương, khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành

viên của Liên hợp quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành.

Theo Hiến chương, Hội đồng Bảo an có thể tiến hành điều tra bất cứ một tranh

chấp nào hoặc bất cứ một tình thế nào có thể dẫn tới những xung đột quốc tế hoặc

đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế, và có thể đưa ra những khuyến nghị về các

phương thức cũng như nội dung cụ thể để giải quyết những xung đột đó. Những

xung đột và những tình huống có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế có

thể do các nước thành viên Liên hợp quốc, Đại hội đồng hoặc Tổng thư ký Liên

hợp quốc nêu ra trước Hội đồng Bảo an. Một nước không phải thành viên Liên hợp

quốc cũng có thể đưa cuộc tranh chấp, trong đó bản thân nước đó là một bên tham

gia tranh chấp, ra trước Hội đồng Bảo an để cơ quan này xem xét giải quyết, với

điều kiện là nước đó phải thừa nhận trước là sẽ tuân thủ trách nhiệm giải quyết hoà

bình cuộc tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc.

 Mỗi thành viên Hội đồng Bảo an có một phiếu khi biểu quyết về các vấn đề

quan trọng về hòa bình và an ninh quốc tế. Các quyết định liên quan đến thủ tục

được thông qua với số phiếu thuận của ít nhất là 9 trong số 15 thành viên bất kể là

thường trực hay không thường trực. Các quyết định về các vấn đề thực chất chỉ

được thông qua khi có ít nhất 9 phiếu thuận, trong đó theo Hiến chương phải gồm

các phiếu tán thành (concurring vote) của tất cả các nước thành viên thường trực.

Điều này có nghĩa là khi Hội đồng Bảo an thông qua các quyết định có liên quan

đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thì cần phải có được sự nhất trí của

các nước uỷ viên thường trực, nếu một trong năm nước này bỏ phiếu chống, quyết

định sẽ không được thông qua, dù có đạt được đủ 9 phiếu thuận. Đây được gọi là

nguyên tắc nhất trí hay quyền phủ quyết của các nước uỷ viên thường trực. Trong

thực tế áp dụng qui tắc này, việc một nước uỷ viên thường trực bỏ phiếu trắng,

hoặc không tham gia bỏ phiếu, không bị coi là phủ quyết. Bất cứ quốc gia nào, dù

là thành viên thường trực hay không thường trực, cũng không được phép tham gia

bỏ phiếu về các quyết định có liên quan tới các biện pháp giải quyết tranh chấp mà

quốc gia đó là một thành viên tham gia.

 Một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có khả năng ngăn cản việc

thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng một phiếu chống của

mình kể cả khi tất cả các nước thành viên khác, thường trực và không thường trực,

bỏ phiếu tán thành. Nói cách khác, đây là việc thực hiện nguyên tắc nhất trí giữa

năm nước lớn uỷ viên thường trực. Trong suốt quá trình hoạt động của mình với tư

cách uỷ viên thường trực, tất cả năm nước này đều đã áp dụng quyền phủ quyết

của mình trong đó hai nước Mỹ và Liên Xô (cũ) là những nước sử dụng nhiều

nhất. Trên thực tế, không nhất thiết nghị quyết có mang tính thực chất (có liên

quan đến thủ tục) nào được thông qua cũng cần phải có đủ năm phiếu thuận của

năm uỷ viên thường trực. Nếu như một nước uỷ viên thường trực không ủng hộ

hoặc không muốn biểu thị sự ủng hộ của mình đối với một nghị quyết, đồng thời

cũng không muốn ngăn cản việc thông qua nghị quyết, nước đó có thể bỏ phiếu

trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu, hành động này không bị coi là phủ quyết và

nghị quyết vẫn được thông qua.

3. Khả năng khởi kiện về vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn trái phép giàn

khoan HD 981

Với sự kiện ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan khổng lồ

Hải Dương Thạch Du 981 tới vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa

của Việt Nam, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt

Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý.  Trong sự kiện này có mấy vấn đề liên quan về

pháp lý. Vấn đề thứ nhất là chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Việt Nam

có đầy đủ các bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình

với Hoàng Sa. Mặc dù thiếu các bằng chứng pháp lý, Trung Quốc cũng cho rằng

họ có chủ quyền không thể tranh cãi với Hoàng Sa. Như vậy thực tế đang tồn tại

tranh chấp về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc với Hoàng Sa.

Vấn đề thứ hai liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều khoản của

Công ước Luật biển năm 1982 về quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt

Nam, một quốc gia ven biển, tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và nghĩa

vụ của Trung Quốc trong việc tuân thủ các quyền của Việt Nam trong vùng biển

này. Hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép từ phía Trung Quốc đã xâm phạm vào

quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và

thềm lục địa của Việt Nam.

 Vấn đề thứ ba liên quan đến việc diễn giải điều 121 Công ước Luật biển

1982 để xác định khả năng các vùng biển được tạo ra từ các cấu trúc địa lý thuộc

Hoàng Sa. Mặc dù Việt Nam khẳng định có đầy đủ các bằng chứng pháp lý để

chứng minh chủ quyền của mình đối với toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn ngang

nhiên tuyên bố rằng địa điểm hạ đặt giàn khoan thuộc vùng biển của đảo Trung

Kiến (tên Trung Quốc đặt trái phép cho đảo Tri Tôn của Việt Nam) của Trung

Quốc. Lập luận này của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam

đối với Hoàng Sa mà còn tạo ra vấn đề pháp lý về việc xác định vùng biển của các

cấu trúc địa lý ở Hoàng Sa.

 Vấn đề thứ tư liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do hàng hải, an toàn an

ninh hàng hải tại Biển Đông. Trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải

Dương Thạch Du 981, Trung Quốc đã đơn phương yêu cầu tàu thuyền của các

quốc gia khác không được qua lại trong phạm vi 3 hải lý và cố tình thực hiện các

hành vi đâm va, phun vòi rồng vào các tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển và kiểm

ngư của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm tới quyền tự do hàng hải mà Công

ước Luật biển 1982 quy định cho tàu thuyền của tất cả các quốc gia, đồng thời

cũng đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải trên vùng biển này.

Vấn đề thứ năm liên quan đến việc tôn trọng và thực hiện nguyên tắc giải

quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế. Trong vụ việc hạ đặt giàn khoan

trái phép này, Trung Quốc đã đơn phương tiến hành các hành vi khiêu khích, triển

khai tàu chiến, máy bay quân sự để đe dọa sử dụng vũ lực với Việt Nam. Hành

động này của Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp

quốc tế.

Với hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc

quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhiều chuyên gia pháp lý khẳng định

Việt Nam hoàn toàn có thể khởi kiện tranh chấp này trước một Tòa trọng tài theo

phụ lục VII của Công ước luật biển như Philippines đã làm đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu đem tranh chấp này ra trước Tòa trọng tài theo phụ lục VII của

Công ước Luật biển, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề:

Thứ nhất, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS chỉ có thẩm

quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các điều khoản

của Công ước Luật biển 1982 mà Công ước này chỉ quy định về việc xác định các

vùng biển, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc khai thác và quản lý

biển, mà không quy định về các cơ sở pháp lý để thiết lập chủ quyền lãnh thổ nên

Việt Nam không thể kiện Trung Quốc về  vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa ra Tòa

trọng tài này được.

Thứ hai, năm 2006 Trung Quốc đã ra tuyên bố loại trừ theo quy định tại Điều 298

Công ước luật biển,41 không chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với các tranh chấp

liên quan đến phân định biển, vịnh lịch sử, danh nghĩa lịch sử, các hoạt động quân

sự và tranh chấp do Hội đồng Bảo an đang xem xét khỏi phạm vi giải quyết tranh

chấp của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Luật biển 1982. Theo

quy định của Công ước Luật biển, tuyên bố này của Trung Quốc có hiệu lực pháp

lý bởi Công ước Luật biển 1982 cho phép các quốc gia có quyền loại trừ như vậy.

Cho nên, Việt Nam không thể kiện Trung Quốc về các vấn đề nêu trên.

41 Tuyên bố theo điều 298 của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (25/8/2006),  

http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/convention_declarations.htm#China after ratification.

Như vậy nếu Việt Nam muốn khởi kiện vấn đề này ta Tòa, Việt Nam chỉ có khởi

kiện một số vấn đề cụ thể như sau: (i) Trung Quốc đã xâm phạm đến quyền chủ

quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa,

(ii) yêu cầu Tòa giải thích điều 60 và điều 121 của Công ước luật biển đối với các

cấu trúc địa chất thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nếu Tòa kết luận được các yêu cầu này

của Việt Nam theo hướng các cấu trúc địa chất thuộc Hoàng Sa chỉ có thể là đá

(rocks) mà không phải là đảo (islands) và chỉ có vùng biển xung quanh cấu trúc đó

12 hải lý hoặc một số cấu trúc là đảo nhân tạo và Trung Quốc đã xâm phạm đến

quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thì sẽ là một thắng lợi giúp

chúng ta bảo vệ được vùng biển, tránh âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò của

Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có khả năng Tòa trọng tài không thể đưa ra kết luận

cuối cùng vì vấn đề này cũng liên quan đến phân định biển.

Việt Nam cũng có thể khởi kiện các vấn đề pháp lý của vụ việc Trung Quốc hạ đặt

giàn khoan trái phép bởi vì nó liên quan đến tự do, an ninh, an toàn hàng hải và

việc vi phạm nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp từ phía  Trung Quốc. Đây

là các vấn đề không nằm trong tuyên bố loại trừ của Trung Quốc./

Văn Hóa phỏng vấn Luật sư Trịnh Hội - Giám đốc điều hành VOICE
blank
Giám đốc điều hành VOICE Luật sư Trịnh Hội  ở Manila. Ảnh LKT

Lời Tòa Soạn: Hôm nay là chiều tối 26 tháng 3 năm 2015, chúng tôi gặp được Luật sư Trịnh Hội trên tầng 24 tòa nhà City Garden Hotel, Makati, thủ đô Manila Philippines. Trên tầng 24 (top) của khách sạn đang diễn ra buổi tiếp tân do VOICE tổ chức.

Khung cảnh tầng 24 của khách sạn khá sang trọng, có hồ bơi, âm nhạc, dàn tiếp viên người bản xứ lịch sự cùng với dẫy bàn ẩm thực với các món ăn hương vị đất nước Phi Luật Tân. Để không làm mất thì giờ của Trịnh Hội và các anh em rất trẻ trong nhóm VOICE đang bận tiếp các vị khách trong chính quyền và các diễn giả từ các quốc gia đến tham dự hội nghị ngày mai, chúng tôi có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trịnh Hội, một thanh niên trẻ, phong cách hào phóng, thân thiện, cởi mở không khác gì nụ cười của anh.

Vào buổi sáng cùng ngày, chúng tôi cùng với vài vị khách khác như Tiến sĩ Carl Thayer, Tiến sĩ Trần Huy Bích,  Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và phu nhân, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt (Họp mặt Dân chủ và phu nhân, một số thân hữu ở Pháp, Đức, Canada  ... cũng đã được Trịnh Hội mời đến thăm "tổng đàn" của anh để chia sẻ cùng với các thanh niên nam nữ trẻ Việt Nam từ các nước trên thế gới, trong nước, về Phi Luật Tân để tham dự các buổi sinh hoạt Xã hội Dân sự - Dân chủ.

Vì lý do kỹ thuật, và tôn trọng điều lệ của VOICE và của HMDC, Văn Hóa không đưa tin về các buổi sinh hoạt, khóa học về Xã hội Dân sự của VOICE và của nhóm Họp mặt Dân chủ do Gs Đoàn Viết Hoạt dẫn đầu. Tuy nhiên, trong lời chào mừng, Gs Hoạt cho biết, kỳ họp mặt lần này là lần đầu tiên tổ chức ở một quốc gia Đông Nam Á gần Việt Nam, cho thấy tiếng nói của Xã hội Dân sự giờ đã có sự kết hợp với các tổ chức Xã hội Dân sự ở Philippines sẽ diễn ra trong Hội nghị Quốc tế tranh chấp Biển vào ngày mai 27/3/2015 là điều rất cần thiết.  

Mời quý bạn đọc theo dõi.  

LKT: Chào Luật sư Trịnh Hội, anh có thể cho biết vài điểm lịch sử ra đời của VOICE?

Ls Trịnh Hội: Dạ được! VOICE ra đời tạm gọi là không chính thức từ năm 1997 khi Trịnh Hội sang Phi Luật Tân để mở văn phòng giúp đỡ cho những thuyền nhân Việt Nam còn kẹt tại đây là ba ngàn người. Từ năm 1997 cho đến 2007 là 10 năm, Trịnh Hội đã ở đây làm việc, giúp đỡ cho số thuyền nhân VN đi tái định cư. Cho đến năm 2005, Trịnh Hội cùng với một số bạn bè là mình nên chính thức thành lập một tổ chức phi chính phủ. Đến năm 2006 nhóm họp lại, đến năm 2007 thì Trịnh Hội đã chính thức thành lập VOICE - có hai việc; việc thứ nhất là việc giúp những thuyền nhân Việt Nam cuối cùng còn kẹt tại Đông Nam Á, và việc thứ hai là việc giúp đỡ phát triển Xã hội Dân sự ở Việt Nam.  

LKT: Trong những "Fouder" chính thành lập vào năm 2005 bây giờ còn có những ai?  

Ls Trịnh Hội: Trong nhóm Fouder bây giờ chỉ còn có Trịnh Hội và M. Võ là một thanh niên trẻ ở Canada, còn ba thành viên trong Ban Quản trị có anh Đoàn Việt Trung ở Úc, có một thanh niên Phi Luật Tân, và Lê một người Mỹ gốc Việt.

LKT: Ý tưởng phát xuất ra nhóm gọi là "Xã hội Dân sự" nó khởi đi từ khái niệm nào hay trong một quá trình hoạt động nào mà từ đó nẩy sinh ra?

Ls Trịnh Hội: Có thể là nó cả hai; thứ nhất là bởi vì Trịnh Hội lớn lên bên Úc, ở 15 năm ở Việt Nam rồi sau đó mới đi sang Úc, học ở Úc ... Vào thập niên 1990, vấn đề thuyền nhân VN nổi lên rất lớn thì thế hệ Trịnh Hội lúc đó chừng 20, 21 tuổi đã thấy việc đó là việc cần phải tham gia và phải tìm cách giúp, vậy thì đó là những hoạt động xã hội, riêng đối với Trịnh Hội thì nó gần nhất,  nó rõ nhất, đậm nét nhất trong năm 1990. Bắt đầu từ năm 1992 Trịnh Hội đi sang bên Hồng Kông làm việc thiện nguyện rồi sau đó sang Phi Luật Tân. Lý do thứ nhất là lý do cá nhân mình thấy được vai trò của Xã hội Dân sự là chúng ta có thể có được tiếng nói để cùng giải quyết các vấn đề trong xã hội, chúng ta cùng giải quyết để có thể thay đổi chính sách của chính phủ , điển hình là chính phủ Úc, chính phủ Mỹ, chính phủ Na Uy, chính phủ Canada là bốn nước đã nhận những thuyền nhân VN cuối cùng còn kẹt lại tại Phi luật Tân và kẹt lại tại Thái Lan. Đến năm 2007 Trịnh Hội lại quyết định về Việt Nam đi làm cho một hãng lớn của Mỹ, khi về bên đó lại gặp Luật sư Lê Công Định, Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Nguyễn Văn Đài.. . Luật sư Đài thực sự Trịnh Hội đã gặp trước ở Mỹ nhưng năm Trịnh Hội ở VN thì Nguyễn văn Đài bị ở tù và Lê Công Định là luật sư bào chữa cho Đài ... Trịnh Hội nhận thức được rằng muốn giúp đỡ phát triển Xã hội Dân sự VN thì chúng ta cần phải đào tạo... giúp cho các bạn trẻ có nhiều kiến thức hơn về xã hội, về những gì họ có thể làm được cho xã hội ... để từ đó họ có thể làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ suy nghĩ và cuộc sống của mình, để từ đó tùy việc làm, tùy sở thích , họ có thể giúp cho đất nước ... giống như  thời củaTrịnh Hội mới lớn là thời của thuyền nhân, Trịnh Hội rất muốn làm và đã làm được. Như vậy cùng với các anh em khác mình nên tạo lại các cơ hội để cho các anh chị em trẻ VN, người nào thích làm báo thì làm báo, người nào thích làm luật sư đúng với cái nghĩa là làm việc cho "thiên hạ" để cùng phát triển Xã hội Dân sự trong nước.

LKT: Cũng vào thời điểm đó, phong trào đòi hỏi đa nguyên đa đảng nổi lên mạnh ở hải ngoại, riêng Trịnh Hội thì lại hướng về các thành tố xã hội nhiều hơn, cho đến nay đã hơn 10 năm Trịnh Hội có thấy sự phát triển vể Xã hội Dân sự nó có mối liên hệ hữu cơ nào với phong trào đa nguyên đa đảng?

Ls Trịnh Hội: Thật sự Trịnh Hội chưa ao giờ tham gia vào một đảng phái chính trị nào, tuy nhiên khi lớn lên ở bên Úc 10 năm thành thử đã thấy được cái rất là cần thiết của đa nguyên đa đảng; tuy nhiên, đối với Trịnh Hội thì đa nguyên đa đảng chưa đủ, và Trịnh Hội nghĩ rằng cái nền tảng cần hơn đảng phái là cần phải có một Xã hội Dân sự , nó vừa vững chắc, nó vừa rộng mở , nó open, để mọi người có thể tham gia vào các công việc từ thiện, công việc xây dựng xã hội dân sự,  để chuẩn bị đối với chế độ nào bước lên nó đều bị Xã hội Dân sự kềm chế lại nếu xẩy ra nhiều sự quá đáng, hoặc là nó có thể giúp đỡ các đảng phái , những tổ chức chính trị hoạt động lành mạnh hơn. Đối với Trịnh Hội, Xã hội Dân sự nên là bước đi đầu tiên rồi sau đó hẵng nói chuyện về đảng phái chính trị. Nhưng đây chỉ là ý kiến riêng của Trịnh Hội, nó có thể là một cái "debate" hiện giờ cũng đang  tranh cãi giữa các ý kiến, người thì nghĩ rằng đảng phái chính trị cần hơn, người thì nghĩ rằng Xã hội Dân sự cần hơn; riêng Trịnh Hội thì các hoạt động xã hội nó đã bắt đầu từ thời trẻ đi học đại học thành thử  Trịnh Hội luôn luôn theo đuổi con đường Xã hội Dân sự.

LKT: Dưới cái nhìn của Trịnh Hội về xã hội thì Trịnh Hội thấy xã hội VN hiện nay nó như thế nào?

Ls Trịnh Hội: Xã hội VN hiện nay như thế nào? (cười); nó là một xã hội kín chứ không phải là một xã hội mở, nhưng nhờ có internet, một cái xã hội kín từ từ nó phải mở ra nhưng nó đang mở ra một cách rất là hạn hẹp và có sự kiểm soát rất gắt gao của chính phủ của đảng CSVN. Rất tiếc là VN chúng ta hiện nay vẫn là độc đảng và Xã hội Dân sự chỉ đi những bước đi đầu tiên; tuy nhiên, Trịnh Hội nghĩ rằng tương lai XHDS Việt Nam ngày nó sẽ càng phát triển bởi ví đó là xu thế của nhân loại, xu thế của tương lai không thể thay thế được. Trịnh Hội nghĩ rằng mọi người ai có suy nghĩ đều nghĩ rằng chúng ta cần phải có một Xã hội Dân sự lành mạnh.

LKT: Trong những khóa học do Trịnh Hội và thân hữu tổ chức, điều gì thu hút nhất đối với giới trẻ Việt Nam trong nước và hải ngoại?

Ls Trịnh Hội: Tùy người thưa chú! Thật sự cháu chưa có  nhiều kinh nghiệm nên không dám nói, cháu chỉ dám nói là tùy người, người thích khía cạnh này, người thích khía cạnh khác, nhưng nhìn chung tuổi trẻ VN đều rất muốn có cơ hội học hỏi thêm từ bên ngoài, rất tiếc là những cơ hội đó đang bị cấm, bởi vì nếu đi ra ngoài (hải ngoại) học về kinh tế thì OK, học về Xã hội cũng OK, nhưng học về Xã hội Dân sự hoặc học về "để làm thế nào làm chủ được con người mình", " để làm thế nào phát triển được Xã hội Dân sự độc lập" chứ không phải Xã hội Dân sự trực thuộc chính phủ. Đó là những điều chính phủ ngăn cấm, ngoài ra còn có những điều khác nhau nữa; nhưng nhìn chung cháu thấy rằng tuổi trẻ VN cũng giống như tuổi trẻ nhiều nơi khác đều rất muốn đi học hỏi thêm, được nghe nhiều ý kiến khác nhau, tuổi trẻ VN không hơn nhưng cũng không kém các dân tộc khác, chỉ có điều chính phủ VN chẳng những không tạo dựng mà còn ngăn cản.  

LKT: Sự làm việc của VOICE và các anh em giới trẻ khác - sự bảo trợ nó đến từ đâu?

Ls Trịnh Hội: Dạ nó đến từ nhiều nguồn khác nhau thưa chú, nó đến từ nguồn chính, từ nguồn "private" ở bạn bè và đặc biệt hơn hết là nhóm người thuyền nhân cuối cùng như ở Phi Luật Tân trước đây 10 năm, rất nhiều người là thân chủ của văn phòng Trịnh Hội , sau đó họ được đi định cư ở Úc, Canada, Mỹ, Na Uy, họ vẫn luôn nghĩ đến cái ngày gian khổ khó khăn  của họ ở trại tị nạn bị kẹt mười mấy năm , bây giờ họ thấy được sự làm việc dấn thân của văn phòng, của các anh em thiện nguyện, họ trở lại họ giúp, họ chính là những người tị nạn ủng hộ nồng nhiệt nhất, sau đó đến cộng đồng Việt hải ngoại, các tổ chức của VOICE ở Úc, Canada ... tuy nhiên ước mong cuối cùng của Trịnh Hội là VOICE sẽ được hoạt động và làm việc ở Việt Nam vì đó mới là điểm đến cuối cùng của VOICE.

LKT: Cám ơn Trịnh Hội./

* chú thích VOICE viết tắt từ chữ Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment.

Dưới đây là một bản tin ở Manila viết về VOICE trong ngày hội nghị diễn ra.

http://www.mvariety.com/regional-news/75236-manila-to-host-joint-conference-on-south-china-sea-dispute

REGIONAL NEWS

Manila to host joint conference on South China Sea dispute

•      

•    

Category:  Palau/Pacific News  

27  Mar 2015
 
(Press Release)  — In an effort to have a continuous education and public awareness with regard to the South China Sea dispute, a joint conference will be held on Friday, March 27, 2015, from 9 a.m. to 5 p.m. at the Bernas Center of Ateneo Law School at Rockwell, Makati, Metro Manila.

The goal of the conference is to establish the first Vietnam-Philippines civil society working group comprising initially of the organizers, VOICE, US Pinoys for Good Governance, Di Ka Pasisiil or You Shall Not Be Oppressed Movement, Hop Mat Dan Chu, Institute for Maritime Affairs and Law of the Sea, University of the Philippines.
blank
THE CO-ORGANIZERS OF THE JOINT CONFERENCE ON SOUTH CHINA SEA. STANDING, FROM LEFT, HOI TRINH, EXECUTIVE DIRECTOR OF VOICE, DR. CELIA LAMKIN, US PINOYS FOR GOOD GOVERNANCE REPRESENTATIVE AND CHAIRPERSON OF USP4GG MARIANAS CHAPTER; SEATED, FROM LEFT, VI NGUYEN, HUMAN RIGHTS LAWYER FROM CALIFORNIA, AND ANNA NGUYEN, A HUMAN RIGHTS LAWYER FROM AUSTRALIA. USP4GG PHOTO

There will be guests speakers and experts from Vietnam, the Philippines and other countries, open forum, joint statement of the co-organizers, among other things.

Hoi Trinh,a lawyer and Executive Director of the Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment or VOICE, a 501 (c) (3) nonprofit organization whose mission is to advocate for Vietnamese refugees and help develop civil society in Vietnam, initiated this joint conference and collaborated with civil society groups in the Philippines and overseas.

Trinh says, “We would like to recognize the role of civil society with regard to the issues on the South China Sea disputes, and we reject China’s 9-Dash line claims. The co-organizers as well as the international experts aim to find solutions and determine issues free from government constraints.

The long term goal is to have a yearly forum, and we intend to invite other civil society groups from other countries including China, added Trinh.

Human Rights Counsel of VOICE, Long Trinh says, “Civil Society should play a significant role to promote peace and security in the South China Sea internationally. I hope this conference can provide an opportunity for civil society organizations in the Philippines, Vietnam and other countries to start a platform and a long-term process to address the dispute in the sea area.

US Pinoys for Good Governance, a nonprofit organization in the US chaired by attorney Loida Nicolas Lewis, a prominent U.S. civic leader, businesswoman and philanthropist, has a mission to provide a better life to all Filipinos everywhere and a better Philippines.

US Pinoys for Good Governance has initiated the rally in front of China’s consulate in the U.S., the Philippines and other countries to protest against China’s aggression on West Philippine Sea since July 2011. To increase education and awareness among the Filipino youth in the Philippines and overseas, it has launched an essay contest on West Philippine Sea in November 2012 with a theme, “The West Philippine Sea and its impact on the future of the Philippines.”

“I am hoping that we can define solutions in achieving peace and resolutions in the West Philippine Sea/South China Sea disputes,” said Dr. Celia Lamkin, USP4GG representative, and the chairperson of the US Pinoys for Good Governance Marianas chapter (NMI and Guam).

One of the co-organizers, Hop Mat Dan Chu or the Democracy Forum, is a group of Vietnamese intellectuals and activists formed to promote freedom and democracy in Vietnam. Some 25 of them will fly to Manila from all over the world: Europe, Australia, North America.

Former Philippine Congressman Roilo Golez, founder of the Di Ka Pasisiil or You Shall Not Be Oppressed Movement, and a former Philippine national security adviser says, “We in the Di Ka Pasisiil Movement are honored to be a co-organizer of the Joint Conference on the South China Sea together with VOICE, US Pinoys for Good Governance, Hop Mat Dan Chu, Institute for Maritime Affairs and Law of the Sea, University of the Philippines. This is a very timely conference in the light of many fast moving developments that, if unchecked, could alter the balance of power and security complexion in the Asia Pacific Region and even the world.”

He added, “The Di Ka Pasisiil Movement, since its founding in 2013, has been at the forefront of rallies and demonstrations in front of the China Consulate in Makati. The movement helps in articulating international opposition to China’s bullying and land grabbing activities in the South China Sea by participating in mass multisectoral rallies and on its own, through lightning rallies and the issuance of manifestoes that are addressed to the ICC. We congratulate in particular VOICE for initiating this conference and mobilizing the participation of like-minded groups. We view this as another major step to make the world aware of China’s bullying tactics and illegal occupation of features and waters of the South China Sea.”

XEM THÊM:

HỘI-NGHỊ VIỆT-PHI VỀ BIỂN ĐÔNG
Tâm Việt


    Một hội-nghị về Biển Đông rất đặc-sắc đã diễn ra ở Manila, Phi Luật Tân, vào ngày 27 tháng 3 vừa qua.  Sở dĩ ta có thể dùng chữ “đặc-sắc” ở đây là vì, đây không phải là một hội-nghị bình-thường như các chính-phủ đã đỡ đầu khá nhiều ở một số quốc gia như Việt-nam hay Mỹ trong thời-gian qua về các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.  Đây là lần đầu tiên có một nỗ lực ở mức quốc-tế mà lại do các xã-hội dân-sự VN và Phi Luật Tân mời họp để bàn về một đề-tài nóng bỏng liên-quan đến tương-lai trước mắt của hai nước trước những bước xâm-lược ngày càng lộ liễu của Trung-Cộng.

    Là một sáng-kiến của Họp Mặt Dân Chủ và VOICE về phía VN, Hội-nghị về Biển Đông ở Manila đã không thể diễn ra được nếu không có sự tiếp tay sốt sắng của các tổ-chức dân-sự Phi như U.S. Pinoys for Good Governance (Tổ-chức Người Mỹ gốc Phi Luật Tân tranh đấu cho một Chính-quyền Tốt đẹp), DI KA Pasisiil Movement (Phong Trào Yêu Nước Phi), và Institute for Maritime Affairs and Law of the Sea (Viện nghiên cứu các vấn-đề Biển và Luật Biển) thuộc Viện Đại Học University of the Philippines.  Chính bởi có sự hưởng-ứng tốt của phía Phi Luật Tân mà hội-nghị đã được tổ-chức ngay tại Trung-tâm Bernas của Trường Luật Ateneo de Manila, nằm trong khu Rockwell thuộc Makati City, Manila.

Dàn diễn-giả Phi


    Mở đầu hội-nghị và chào mừng quan-khách là Luật-sư Trịnh Hội của VOICE, ông giới-thiệu hai đại diện Ban Tổ-chức về phía VN và Phi: G.S. Nguyễn Ngọc Bích, nhân danh Họp Mặt Dân Chủ đến tử Mỹ, và ông Roilo Golez, cựu-Cố-vấn An-ninh Quốc gia của Tổng-thống Phi Luật Tân và đã từng là một dân-biểu ở Quốc-hội Phi trong sáu nhiệm-kỳ.

    Sau đó là phần trình bầy chi-tiết đi vào nội-dung của phía Phi Luật Tân.  Chính ông Roilo Golez đã mở màn với một bài diễn-thuyết đầy ắp dữ-kiện, đi kèm theo là những hình ảnh chứng minh sự xâm lấn của Trung-Cộng vào các vùng biển của Phi như bãi cạn Scarborough hay bãi san-hô Mischief chưa kể những sự xây cất của Trung-Cộng trên những đảo hay đá, bãi ngầm bãi cạn ở Trường-sa đe doạ an-ninh trong toàn vùng.  Tiến-sĩ Jay Batongbacal trình bầy về vụ kiện của Phi Luật Tân đưa Trung-Cộng ra Toà Trọng-tài ở The Hague, Hoà Lan, và những kết-quả mà ta có thể mong chờ được từ vụ kiện đó.  Cuối cùng là bà Tiến-sĩ Celia B. Lamkin nói về những cuộc vận-động của người Mỹ gốc Phi Luật Tân trong những năm qua nhằm chuyển đổi chính-sách của Hoa-kỳ về Biển Đông, nhất là đối với an-ninh quốc-phòng của Phi Luật Tân.  Tưởng cũng nên nhắc, một số cuộc vận-động bên cạnh Quốc-hội Hoa-kỳ và biểu tình của người Mỹ gốc Phi ở Washington DC, Los Angeles, San Francisco, Houston v.v. cũng đã có sự tham-dự của người Mỹ gốc Việt.

    Phần trình bầy của ba diễn-giả Phi Luật Tân được điều hợp bởi Tiến-sĩ Jeremy Barns, giám-đốc Bảo-tàng-viện Quốc gia Phi Luật Tân.

Sang phần Việt Nam


    Sang phần Việt Nam, người điều hợp là G.S. Đặng Đình Khiết, đến từ Virginia, Hoa Kỳ.  Người chính được giao trọng-trách trình bầy quan-điểm của phía Việt Nam là G.S. Nguyễn Ngọc Bích, cũng đến từ Mỹ.  Ông nêu ra những bằng-chứng chủ-quyền lịch-sử không thể chối cãi được của VN từ thế-kỷ 17, rồi đến các hiệp-định quốc-tế (San Francisco 1951, Genève 1954, Paris 1973 và Định-ước Quốc-tế năm 1973) khẳng-định chủ-quyền của VNCH trên hai quần-đảo Hoàng Trường-sa, một điều tự nó phủ-nhận công-hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, rồi đề ra mấy hướng giải-quyết hoà-bình những tranh chấp ở Biển Đông.  Thạc-sĩ Hoàng Việt, đến từ Việt Nam, nói về các phương-thức giải-quyết theo luật quốc-tế và luật biển.  Cuối cùng, Tiến-sĩ Trần Huy Bích, đến từ California, đưa ra làm chứng mấy bản-đồ của Trung-quốc có từ dưới thời nhà Minh và nhà Thanh để cho thấy là điểm cực-Nam của Trung-quốc không hề đi xa quá đảo Hải-nam.  Vào giờ ăn trưa, còn có chiếu dương-ảnh một số bản-đồ rất phong phú cửa VN và Trung-quốc do học-giả Nguyễn Đình Đầu ở Sài-gòn thu thập được và chứng minh cho thấy chủ-quyền VN thật rõ ràng.

Các diễn-giả quốc-tế

    G.S. Đoàn Viết Hoạt là người điều hợp phần các diễn-giả quốc-tế mà tên tuổi có thể nói là ai cũng nhận ra một cách dễ dàng.  G.S. Carlyle Thayer, chẳng hạn, đến từ Úc nơi ông đã dạy ở Trường Quốc Phòng Úc (Australian Defense University).  Ông đã trình bầy là cả quan-điểm của Mỹ lẫn của Úc, do không muốn bênh bên nào trong các quốc gia có tranh chấp nên thành ra cũng như “chấp nhận” sự lấn lướt của Trung Cộng ở Biển Đông (“acquiescing to China’s assertiveness in the South China Sea”).  Một nhận-định khá sâu sắc và đáng để cho chúng ta suy ngẫm!

    Tiến-sĩ Ota Fumio, một cựu phó-đề-đốc Nhật-bản, đã có một bài trình bầy thật sâu sắc (theo sự đánh giá của một tham-dự-viên) vì ông là người độc-nhất trong các diễn-giả đã nối kết được các mưu-đồ của Trung-Cộng ở Biển Đông với những quan-niệm chiến-lược chiến-thuật của Tôn Tử mà chính ông đã có dịp quan-sát khi sang thăm các viện nghiên cứu chiến-lược và quốc-phòng bên lục-địa Trung-hoa.  Tóm lại, một bài viết với chiều sâu tư tưởng của phương Đông!

    Trình bầy quan-điểm của Liên-hiệp Âu-châu là bà Tiến-sĩ Sophie Boisseau du Rocher thuộc Viện nghiên cứu quan-hệ quốc-tế của Pháp (Institut français des Relations internationales).  Bà cho biết quan-niệm của Âu-châu là có nhiều quan-tâm về vấn-đề hàng hải tự do cũng như chiến-lược và thương mại ở Biển Đông, tuy-nhiên Âu-châu không muốn trông thấy bất ổn nơi đây hay tranh chấp đi đến chiến-tranh.  Theo bà thì Âu-châu chỉ là một đệ-tam-nhân đáng tin cậy, nhất là nếu ta cần đến họ trong việc mưu tìm các giải-pháp hoà-bình.

    Đặc-biệt đáng chú ý là một bài thuyết-trình ngắn nhưng nói về một sự-kiện ít ai biết của nhà nghiên cứu người Pháp, ông François Xavier Bonnet, đang làm việc ở IRASEC (Institut de recherche sur l'Asie du Sud-est contemporaine), Bangkok, Thái-lan.  Đó là, tất cả những phiến đá có mốc thời-gian 1902, 1912 và 1921 mà Trung-quốc và Trung-Cộng thường nêu ra như những bằng-chứng chủ-quyền của họ ở Hoàng Trường-sa đều là những đồ giả, đồ rởm: bởi ông đã tìm được ra cuộc tranh cãi ở ngay Trung-quốc về chuyện này khi có nguồn tin cho biết tất cả những phiến đá có mốc thời-gian đó đều chỉ được đưa ra các đảo vào năm 1937.

    Không có mặt nhưng cũng có bài tham-luận gởi từ Luân-đôn là ông Bill Hayton, tác-giả một cuốn sách nổi tiếng nhất về vấn-đề tranh chấp Biển Đông (cuốn The South China Sea: The Struggle for Power in Asia), theo đó các chấp-thuyết về chủ-quyền lịch-sử do phía Trung-quốc đưa ra không có giá trị.  Vì sao?  Vì ông chứng minh được phần lớn các tên Trung-quốc cho các đảo ở Trường-sa lả dịch thẳng từ tiếng Anh, như vậy người Trung-quốc chỉ biết về các đảo đó từ sau khi người Âu-châu đã đến và đặt tên cho các đảo đó.

    Tóm lại, các quan-điểm quốc-tế tại hội-nghị Manila đều đã ủng-hộ và củng-cố cho lập-trường của Việt-nam và Phi Luật Tân trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông với Trung-Cộng.

Thông-cáo chung đưa ra năm điểm

    Cuối ngày, Hội-nghị Manila đã đưa ra được một thông-cáo chung (Joint Statement) gồm năm điểm:

    Một là tiếp-tục nghiên cứu việc nên đặt một tên chung cho Biển Đông (hay Biển Nam-hải, Biển Tây Phi Luật Tân v.v.) là "Biển
Đông-Nam-Á."  Đây là một sáng-kiến đã được đưa ra cách đây cả mấy năm trời bởi Nguyễn Thái Học Foundation và một vài chuyên-gia như sử-gia Phạm Cao Dương mà ông Bích nhắc lại trong bài nói chuyện của ông.  G.S. Carlyle Thayer đã đứng lên phát biểu là ông hoàn-toàn ủng-hộ đề nghị này.


    Hai là việc kêu gọi tất cả các quốc gia trong vùng, nhất là Trung-quốc, hãy ngưng ngay mọi bồi đắp hay xây cất trên Biển Đông làm thay đổi nguyên-trạng các bãi đảo trong vùng trong khi chờ đợi việc ra đời một Quy-ước Ứng-xử (Code of Conduct) có sự thỏa-thuận của các bên.
    Ba là việc kêu gọi việc thành-lập một ủy-ban quốc-tế độc-lập, không thiên-vị để giúp giải-quyết các tranh chấp qua thương-lượng cho đến khi có được Quy-ước Ứng-xử nói trên.

    Bốn là, trong khi chờ đợi, kêu gọi chính-quyền của hai nước VN và Phi Luật Tân hãy tìm cách thương-thảo với nhau để có được một giải-pháp tạm ổn trong các vùng tranh chấp giữa hai nước ngõ hầu đi đến khai thác chung các tài-nguyên như ở Trường-sa và đương đầu hữu hiệu với các mưu-đồ của Trung-quốc.

    Và cuối cùng là ủng-hộ việc thiết-lập một Ban Công-tác Hỗn-hợp của các Xã-hội dân-sự Phi Luật Tân và Việt Nam nhằm thúc đẩy những giải-pháp đã được bàn tới ở Hội-nghị Manila này cũng như tổ-chức những sinh-hoạt tương-tự trong các năm kế tiếp.  Chủ-yếu là để cho phép người dân được học hỏi thêm về các vấn-đề Biển Đông cũng như có tiếng nói của mình (tỷ như của các ngư-dân VN) trong tiến-trình bàn thảo về Biển Đông.

    Được biết, Kỷ-yếu về Hội-nghị Manila (với những thông tin rất mới) cũng đang được dự-trù sẽ được công-bố trong thời-gian tới đây./
blank
Diễn giả - G.S. Nguyễn Ngọc Bích tại Hội-nghị Manila (27 tháng 3, 2015). Ảnh LKT
21 Tháng Tám 2016(Xem: 16828)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 12756)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12483)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14410)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14422)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15639)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15020)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 14761)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14077)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13176)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12393)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13295)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14563)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 12801)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14058)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.