Bạch Ốc trả lời 139 nghìn chữ ký người Việt trên toàn thế giới

25 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 22098)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA " THỨ SÁU 26 DEC 2014

Toà Bạch Ốc trả lời người Việt về kiến nghị trừng phạt Trung Quốc

image001
Hơn 139 nghìn người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư, tức là hơn nhiều so với con số người cần ký để Toà Bạch Ốc lên tiếng.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã hồi đáp trước một thỉnh nguyện thư của người Việt trên một trang web của Toà Bạch Ốc về việc trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc vì đã đưa giàn khoan dầu Hải Dương vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình hồi tháng Năm vừa qua.

Câu trả lời nói rằng Mỹ đã “bày tỏ các quan ngại lên lãnh đạo Trung Quốc ở cấp cao nhất về các hành động của Trung Quốc, trong đó có cả việc triển khai giàn khoan HD 981”.

Một lần nữa Toà Bạch Ốc nhấn mạnh tới “quyền lợi quốc gia” của Mỹ ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông), nhất là về khía cạnh tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và không cản trở thông thương.

“Chúng tôi không đứng về phía nào trong vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, nhưng chúng tôi giữ quan điểm liên quan tới cách thức xử lý tranh chấp cũng như liệu các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của một nước có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không”, hồi đáp có đoạn.

Toà Bạch Ốc kêu gọi Trung Quốc và tất cả các nước tuyên bố chủ quyền phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế.

Hơn 139 nghìn người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư, tức là hơn nhiều so với con số người cần ký để Toà Bạch Ốc lên tiếng.

Mỹ vẫn là cường quốc số một của thế giới, ít nhất là cho tới thời điểm này, và là một trong năm ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nên tiếng nói của Mỹ rất có trọng lượng trên trường quốc tế, và phản ứng của Mỹ rõ ràng rất đáng hoan nghênh và là một tin tốt lành cho người Việt Nam.

Blogger Lê Anh Hùng nói.

Trả lời VOA Việt Ngữ, blogger Lê Anh Hùng, một trong những người ký vào bản kiến nghị, cho biết ông “rất vui mừng” vì phản ứng từ chính quyền của Tổng thống Barack Obama.

Nhà hoạt động xã hội này nói: “Mỹ vẫn là cường quốc số một của thế giới, ít nhất là cho tới thời điểm này, và là một trong năm ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nên tiếng nói của Mỹ rất có trọng lượng trên trường quốc tế, và phản ứng của Mỹ rõ ràng rất đáng hoan nghênh và là một tin tốt lành cho người Việt Nam”.

Ông Hùng cho biết thêm rằng ông ký vào bản kiến nghị vì lo lắng “sự an nguy của Việt Nam” trong bối cảnh Trung Quốc “không che giấu tham vọng bá quyền và nhòm ngó chủ quyền biển đảo của Việt Nam”.

Trong bản kiến nghị, “người Việt trên toàn thế giới” kêu gọi Hoa Kỳ “áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì đã xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam qua việc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981”.

Thỉnh nguyện thư viết rằng Trung Quốc đã “bất chấp luật pháp quốc tế cũng như lãnh hải được quốc tế công nhận khi đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 khổng lồ và gây hại cho hệ sinh thái vào lãnh hải của Việt Nam”.

“Lời nói và sự lên án sẽ không đủ. Chúng tôi cần Toà Bạch Ốc xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, vì đây sẽ là cách hiệu quả duy nhất”, người Việt lên tiếng kêu gọi Mỹ.

Lời nói và sự lên án sẽ không đủ. Chúng tôi cần Toà Bạch Ốc xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, vì đây sẽ là cách hiệu quả duy nhất.

Thỉnh nguyện thư của người Việt viết.

Hồi giữa năm nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, sau khi Bắc Kinh quyết định đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển tranh chấp.

Giới lãnh đạo Việt Nam khi ấy còn tuyên bố sẽ sử dụng các biện pháp pháp lý để chống lại Trung Quốc.

Mới đây, Hà Nội thông báo đã ‘bày tỏ lập trường, quan điểm’ về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết Hà Nội làm vậy để “bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông” mà theo ông “có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện”.

Việt Nam đã đề nghị Tòa này “quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từ Australia, nhận định rằng quyết định của Việt Nam ít nhiều cũng có tác động tới vụ kiện của Philippines, và giúp Việt Nam “có cơ hội trình bày lý lẽ của mình” tại tòa.

 (theo VOA 24.12.2014) 

02 Tháng Mười 2022(Xem: 3612)
NIÊN BIỂU HOÀNG PHÁP ĐẠO PHẬT THỜI NAY
06 Tháng Tám 2022(Xem: 3626)
TRUNG CỘNG MỞ CHIẾN DỊCH TỔNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ ĐỢT 2