1000 xe du lịch x 4 người một xe = 4000 "lính" Trung Quốc sẽ xuyên suốt Việt Nam

16 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 22571)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 17 DEC 2014
image002
Năm 1974, hạm đội Trung cộng từ đảo Phú Lâm (Hoàng Sa đông) tràn qua Hoàng Sa tây đánh trận hải chiến lừng danh với Hải quân VNCH, trận này VNCH hy sinh 74 chiến sĩ. Ảnh tư liệu

1
Năm 1979, ba trăm ngàn quân Trung cộng tràn qua biên giới đánh phá 6 tỉnh Việt Bắc khiến hàng triệu người dân điêu tàn, hàng chục ngàn bộ dội hy sinh bảo vệ lãnh thổ. Ảnh trên là một bộ đội VN đang tác chiến đến viên đạn cuối cùng ngay bên cạnh cột mốc Lạng Sơn 0 km. Người bộ đội này không biết còn sống hay đã chết. Ảnh tư liệu

image003
Năm 1988, Hải quân Trung cộng sau khi bắn chìm 2 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ VN. TC hoàn toàn làm chủ đảo đá Gạc Ma, một hải điểm cực kỳ quan trọng về chiến lược lẫn chiến thuật ở biển Trường Sa. Ảnh tư liệu

image004

Con đường từ ải Nam quan dẫn xuống đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh tư liệu

image005
4000 người du lịch sẽ quan sát những địa điểm hiểm trở như ở Bái Đính vì sao núi rừng Việt Nam lại có thể đánh bại đoàn hùng binh phương Bắc. Ảnh LKT

image006
4000 "du lịch viên" sẽ đến nhìn cứ điểm đầu mũi trọng yếu ở đèo Hải Vân phóng ra Biển Đông. Ảnh tư liệu

image007
1000 xe du lịch sẽ leo lên đỉnh núi Sam Châu Đốc, núi Tà Lơn Hà Tiên, đảo Phú Quốc... miền đất cuối cùng của đất Việt. Ảnh LKT

image008

Và từ đỉnh núi Sam họ quan sát con kinh dưới chân núi làm ranh giới hai nước Việt-Miên Ảnh LKT

image009
Sông nước, chùa trên núi Hà Tiên.
Ảnh LKT

image010

Từ bãi biển Hà Tiên nhìn ra Phú Quốc.Ảnh LKT

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

TQ muốn VN cho 1.000 xe vào du lịch

BBC 15 tháng 12 2014


image011
Khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài ngày càng đông

Trung Quốc muốn Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe ô-tô của họ đi qua biên giới vào Việt Nam đi du lịch khắp các tỉnh thành, báo chí trong nước đưa tin.

Hiện lời đề nghị này đang được các cơ quan hữu trách của Việt Nam cân nhắc và có tin Bộ Quốc phòng không đồng thuận.

Mặc dù Trung Quốc là một thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, quan hệ giữa hai nước láng giềng nay đã xấu đi nhiều sau những căng thẳng trên Biển Đông.

‘Tỏa ra đi khắp Việt Nam’

Đề xuất này được thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đưa ra với Bộ Giao thông-Vận tải Việt Nam, nhân dịp sắp diễn ra hội chợ thương mại Trung Quốc-Asean trong tháng này.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn văn bản đề xuất này cho biết 1.000 xe với 1.500 người sẽ chia thành bảy tuyến tỏa ra đi du lịch gần khắp Việt Nam, trong đó có đoàn xuyên Việt đi các thành phố lớn.

Tờ báo này nêu một số lộ trình mà phía Trung Quốc muốn như Hà Nội-Hạ Long, Ninh Bình-Vinh, từ Lạng Sơn đến Đà Nẵng, từ Lạng Sơn đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra đoàn xe Trung Quốc cũng quá cảnh Việt Nam để sang Lào, Campuchia, cũng theo Tuổi Trẻ.

Sau khi nhận được đề xuất này, Bộ Giao thông-Vận tải đã có công văn xin ý kiến các bộ ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch.

Báo mạng VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thủy, phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, cho biết nếu các bộ ngành đều đồng thuận thì Bộ Giao thông-Vận tải sẽ làm việc với phía Trung Quốc để lên phương án di chuyển cho đoàn xe.

Về phần mình, ông Thủy được VnExpress dẫn lời nói ‘Bộ Giao thông-Vận tải ủng hộ trên quan điểm phát triển du lịch’.

"Về quan điểm phát triển du lịch thì Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ, song với số lượng xe lớn như vậy thì có thể các bộ ngành không thống nhất", ông Thủy nói.

Bộ Quốc phòng nói không?

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng đã có công văn trả lời Bộ Giao thông-Vận tải rằng ‘không đồng tình việc xe du lịch Trung Quốc vào Việt Nam với số lượng lớn’, cũng theo tờ báo này. Tuy nhiên, BBC không có điều kiện kiểm chứng thông tin này.

Trao đổi với BBC, ông Phùng Trọng Hanh, Vụ phó Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho biết cơ quan ông đã nghe Bộ Giao thông-Vận tải thông báo về vụ việc nhưng ‘chưa nhận được công văn’.

image012
Vịnh Hạ Long là điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc

“Theo cá nhân tôi thì cũng ủng hộ thôi, nhưng an ninh quốc phòng thì cũng phải trao đổi với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng,” ông Hanh nói và cho biết một mình ngành du lịch ‘không thể quyết được’.

“Đoàn xe caravan du lịch không có vấn đề gì cả. Nhưng vào cấp tập nhiều thế thì phải tính toán phối hợp giữa các bộ ngành để quản lý,” ông nói.

Trên diễn đàn của BBC Việt ngữ trên mạng xã hội, đa phần các độc giả đều không đồng tình việc cho một đoàn xe đông đảo như thế của Trung Quốc vào Việt Nam du lịch.

“Tốt nhất là không cấp phép vì an ninh quốc gia phải đặt lên hàng đầu, không thể nhìn cái lợi trước mặt mà quên đi cảnh giác với người Trung Quốc,” Thành Hoàng viết.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam không nên từ chối một số lượng khách du lịch lớn như thế từ Trung Quốc.

“Tất nhiên là nên cho vào. Việt Nam cũng giống như các nước khác luôn hiếu khách ngay cả với khách Trung Quốc. Vấn đề còn lại là Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch tổ chức đón và phục vụ ra sao mà thôi,” Man Linh Dao viết./

27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13037)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14192)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18583)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14304)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15590)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14865)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13294)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14756)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 14042)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16075)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13638)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14906)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13600)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14375)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).