Trận Gạc Ma 1988: Bộ chính trị CSVN quyết định hy sinh 3 con tàu già nua và thủy thủ đoàn để giữ Trường Sa?

04 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 22468)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 05 DEC 2014

Rút kinh nghiệm tận Hoàng Sa 1974, trận Gạc Ma 1988: Bộ chính trị CSVN quyết định hy sinh 3 con tàu già nua và thủy thủ đoàn để giữ Trường Sa?

Lý Kiến Trúc

Trong chuyến đi thăm và tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, sau cuộc phỏng vấn cựu Đại Tá Hải Quân Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988, bổn báo Lý Kiến Trúc đã có dịp hỏi chuyện một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam và được vị này cho biết: Năm 1988, theo tin tình báo, Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng lực lượng hải quân lớn tiến xuống vùng biển phía nam đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.Tình báo còn báo thêm, mục tiêu hàng đầu của cuộc xâm lược là chiếm cụm đảo Gạc Ma-Cô Lin-LenĐao; cụm đảo này cực kỳ quan trọng về chiến thuật và chiến lược đối với toàn bộ hơn 100 đảo vùng biển Trường Sa.

Từ bàn đạp cụm đảo đảo Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao, Trung Quốc sẽ xua quân chiếm toàn bộ quần đảo và vùng biển Trường Sa, khống chế con đường hàng hải lưu thông quốc tế và trực tiếp uy hiếp Việt Nam nếu đánh từ biển vào.

Biết được ý đồ thâm độc đó, so sánh lực lượng hải quân của ta lúc bấy giờ, VN không thể nào đối đầu với Trung Quốc được, trong lúc tình thế chính trị ở mặt trận Tây-Nam đang rối beng, Bộ chính trị quyết định hy sinh vài con tàu già nua không vũ trang và thủy thủ đoàn bằng cách gởi họ đến cụm đảo Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao "làm mồi" cho hải quân Trung Quốc. Giới chức ngoại giao cho biết nếu không có trận hy sinh từ quyết định của Bộ chính trị, Trung Quốc đã không "kiêng" gì việc xâm lăng toàn bộ Trường Sa.

Trong trận thảm sát ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ bị Trung Quốc xả súng tàn sát khi họ đang lội nước trên mặt biển, trên tay không một khẩu súng, 9 thủy thủ bị bắt làm tù binh đưa về Quảng Đông. Những thủy thủ VN lội vào đảo để tiếp tế, cắm cờ chủ quyền. Riêng tàu HQ 505 (là một trong 3 tàu 505, 604, 605) bị thương tích nặng, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, nằm ụ ở đó, cắm cờ chủ quyền. Vũ Huy Lễ cho thuyền máy nhỏ ra vớt xác thủy thủ và vài người sống sót. Mất Gạc Ma nhưng Việt Nam giữ lại được Cô Lin và Len Đao.

Trận Gạc Ma 1988 là một trong các yếu tố rất quan trọng trong cuộc tranh chấp "Ai thắng Ai làm bá quyền Đông Dương" giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời điểm 1978-88. Nhưng ở hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, VN đã phải xuống một nước rút quân về VN, sau khi đánh tan quân diệt chủng Pon Pốt giải phóng Campuchia, đóng lại trang đối đầu với Trung Quốc kéo dài 13 năm. Một năm sau hội nghị Thành Đô, tháng 11 năm 1991, tân Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười và tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc. Chóp bu hai đảng cộng sản ra "Thông cáo chung", tuyên bố thực hiện bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.

Cho đến nay, các cam kết Thành Đô giữa hai đảng vẫn còn là tấm màn bí mật, trong đó bao gồm cả sự quyết định ác liệt về Gạc Ma, tạo sự tranh cãi đúng, sai. Nhiều giới trong nước đòi hỏi chính quyền công bố công khai. (VH)

image004
HQ-571 thả neo giữa vùng biển Gạc Ma-Linh Côn-Len Đao, nhiều cuộc lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và trận thảm sát Gạc Ma 1988 diễn ra trên boong tàu dưới sự chủ trì của ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, các cấp chỉ huy Hải quân cùng 200 người tham dự. Những vòng hoa, đèn hoa, điếu văn được thả nổi trôi về hướng đảo Gạc Ma. 

image006
image007
Cụm đảo Gạc Ma, Lin Côn, Len Đao san sát nhau chỉ cách vài cây số nằm ở vị trí trung tâm phía nam quần đảo Trường Sa. Cụm đảo này là mục tiêu chiếm đoạt của Trung cộng. Bộ Ngoại Giao, Bộ Hải quân VN tổ chức chuyến Hải trình III cho người Việt nước ngoài, các cơ quan báo chí trong nước đến ngay trận mạc (vẫn còn nóng hổi) để thăm viếng, quan sát. Hải đồ tư liệu

image008 
Đảo nửa nổi nửa chìm Len Đao, góc phải xa xa là đảo Cô Lin. Ảnh LKT

+++++++++++++++++++++++++++

 Dưới đây là:

1/ Video bản gốc của Trung cộng quay cảnh tàn sát 64 Thủy thủ VN ở đảo Gạc Ma.

2/Cuộc phỏng vấn của bổn báo Lý Kiến Trúc vào ngày 19/4/2014 với nhân chứng cựu Đại tá Hải quân Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng tàu vận tải 505 dự trận Gạc Ma năm 1988.

Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc ...

www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q

Oct 2, 2011 - Uploaded by 123xuongduong

Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa 14-3-1988 bản video gốc của trung cộng - XĐ -

https://www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q

++++++++++++++++++++++

Phỏng vấn cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988

 image010
Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Đại tá Vũ Hữu Lễ trên Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa. Ảnh Văn Hóa.

image012
Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa.

image014
Cầu nguyện Bố Lạc Long Quân Biển Đông trước khi khởi hành chuyến “Hải trình 3”. Ảnh Văn Hóa.

Lời Tòa Soạn:

Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa. Hóa ra sau khi nghe lời giới thiệu mới biết hai người đó là bà quả phụ Ngụy Văn Thà và Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505, con tàu đã cấp cứu thủy thủ tàu 604, 605 đã chiến hạm và lính Trung cộng bắn giết ở khu vực biển đảo Gạcma. Tàu 605 và tàu 604 chỉ huy bởi Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ bị bắn chìm, còn tàu 505 của Đại tá Vũ Huy Lễ bị bắn trọng thương nhưng vẫn cố ‘lết” đâm vào bãi đá Côlin cắm cờ bám trụ tại đó.

image016
Ngồi từ trái: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (áo pull sọc trắng đỏ), bà quả phụ Ngụy Văn Thà và cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ. Ảnh Văn Hóa.

LKT: Hôm nay là ngày 19-4, chúng tôi là đại diện cho tờ VanhoaMagazine tại California có dịp được phỏng vấn 1 sĩ quan cao cấp của Hải quân Việt Nam. Ngồi trên chiếc tàu Trường Sa 571 đang trên đường đi ra thăm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, rất may mắn được gặp vị sĩ quan này. Đó là ông Vũ Huy Lễ, Hải quân Đại tá của Quân chủng Hải quân Việt Nam. Ông là một nhân vật lịch sử trong trận Gạcma năm 1988, ông là một nhân chứng cao nhất trong trận chiến Gạcma. Xin kính chào đại tá.

- VŨ HUY LỄ: Vâng, xin chào ông.

- LKT: Thưa ông, xin ông có thể nói cho đọc giả của chúng tôi tại Mỹ sơ lược vài tiểu sử về quá trình hoạt động của ông trong hải quân hay không ?

- VHL: Vâng, tôi cũng sẵn sàng nếu như các anh có đề nghị, tôi tên là Vũ Huy Lễ, đã học xong ở trường phổ thông, tức là học cấp 3, cái đấy là học cấp 3, 10/10 ấy, học xong phổ thông thì tôi vào đại học. Khi vào trường đại học được 9 tháng tức là học dự khóa thì diễn ra cái sự kiện năm 64, mùng 5-8 năm 64. Sự kiện đó thì chắc là ông cũng đã biết, tức là ngày mùng 5-8 năm 1964 ở Vịnh Bắc Bộ, gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Ma-đốc, sau đó rồi thì Mỹ cũng thường cho máy bay đến bắn phá miền Bắc; vào những ngày đó chúng tôi học thì đúng là ngồi học không yên vì cứ thỉnh thoảng một ngày 2-3 lần máy bay của Mỹ thường đến bắn phá Hải Phòng và miền Bắc.

- LKT: Xin lỗi, tạm thời ngắt lời đại tá.

- VHL: Vâng!

- LKT: Ông có cho rằng cái sự kiện Maddox năm 64 đó là sự kiện dàn dựng của Mỹ hay là sự kiện ..., không phải là một sự kiện thật?

- VHL: Thực tế thì thời đó thì tôi cũng là một sinh viên cho nên là am hiểu về cái việc này thì nó cũng chưa thật là sâu sắc lắm , thế nhưng đây là một cái sự việc thật mà Mỹ đã cho tàu đến để gây ra cái sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

- LKT: Thưa ông ngoài sự kiện đó ra thì ấn tượng nào lớn nhất trong cuộc đời hải quân của ông đối với bờ biển VN?

- VHL: Tôi thì tính đến nay là 34 năm trong quân đội, phục vụ trong quân chủng hải quân, trong quá trình phục vụ trong quân chủng hải quân, tôi cũng được làm thuyền trưởng của nhiều loại tàu của quân chủng hải quân. Nhưng mà những kỷ niệm sâu sắc nhất trong tôi mà chúng tôi không thể quên được đó là năm 1988 vào ngày 14-3 năm 1988, khi tàu tôi đang neo đậu và hoạt động bình thường ở trên đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Thì sáng sớm hôm ấy “nước ngoài” cho tàu chiến đến bắn phá chúng tôi, đánh chúng tôi, trong quá trình đánh phá như vậy thì bên đảo Gạc Ma, tức là 2 cái đảo của chúng tôi gần nhau, tôi thì ở khoảng cách 4 hải lý, tàu tôi 505 được lệnh giữ đảo Cô Lin, còn tàu 604 thì được lệnh giữ đảo Gạc Ma, sáng hôm đó đối phương cho 2 tàu chiến đến bắn phá tàu 604.

image018
Con tàu vận tải già nua 604 trước khi đi dự trận Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125

image020
Tàu 604 bị đại bác từ chiến hạm Trung cộng bắn cấp tập chìm ngay tại chỗ. Ảnh tư liệu.

- LKT: Vâng thưa ông, xin được ngắt lời ông là bên nào nổ súng trước?

- VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5-6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.

- LKT: Vâng, tàu 604 là tàu chiến hạm hay là tàu bình thường?

- VHL: Tàu 604 là tàu vận tải bình thường mà chúng tôi vẫn hoạt động ra ngoài Trường Sa để thăm đảo, rồi đưa tiếp tế cho nhân dân, quân và dân trên đảo.

- LKT: Sau đó thì ra sao ?

- VHL: Sau đó thì khi tàu 604 bị chìm thì chúng tôi cũng bắt đầu nhổ neo và cơ động để mà tránh đạn của đối phương. Khi mà 604 chìm thì đối phương quay nòng súng sang bắn chúng tôi ngay (tàu 505), bắn cấp tập tất cả 2 pháo của 2 chiến hạm của đối phương bắn cấp tập vào tàu tôi, và toàn bộ cái mạn bên phải của tàu bị trúng đạn, đài chỉ huy trúng đạn, rồi phòng thuyền trưởng trúng đạn, phòng báo vụ VTD cũng trúng đạn, anh em bị thương nhiều, tàu bốc cháy ngùn ngụt, cháy rất dữ dội, thế rồi tất cả đạn 85 li, 100 li của đối phương bắn dưới vạch mức nước, thủng nhiều, tàu tôi bị thủng nhiều.

- LKT: Lúc đó ông là hạm trưởng của tàu 604?

- VHL: Không, tôi là hạm trưởng tàu 505, tức là đối phương bắn chìm tàu 604 xong thì quay nòng súng sang bắn tàu 505 của chúng tôi

- LKT: Hạm trưởng của tàu 604 là ai?

- VHL: Tàu 604 là đồng chí Vũ Huy Trừ, lúc đó đã hy sinh.

- LKT: Hy sinh tại chỗ?

- VHL: Vâng, tàu chìm, chìm theo tàu, cho nên là anh em ở trên đấy bị trôi dạt trên biển rất nhiều, chúng tôi phát hiện là nhìn qua bên đảo Gạc Ma là nhìn rõ là thấy người lố nhố ở trên biển, rất nhiều, và tàu tôi bị đối phương bắn trúng như vậy thì toàn bộ hệ thống điện của tàu bị mất cho nên không cơ động được, lái thì phải sử dụng bằng điện, thế là bây giờ mất điện rồi nên lái không thể điều khiển được, thế tôi mới lệnh cho anh em là phải xuống hầm lái để chuyển lái điện sang lái cơ để mình có thể mình cơ động, lúc đó anh em mò mẫm mãi không xuống được thì lại một quả pháo 85 li nó bắn trúng vào hầm lái mở ra được một cái lỗ rộng khoảng gần 1 mét vuông, ánh sáng mặt trời chiếu vào hầm lái thì anh em mới xuống được và chuyển từ lái điện sang lái cơ được, khi chuyển xong rồi anh em báo cáo lên là đã chuyển sáng lái cơ xong thì sử dụng được, thì lúc đó lại một quả pháo nữa lại bắn trúng vào trục lái của chúng tôi làm lái kẹt cứng không tài nào điều khiển được nữa.

image022
Thủy thủ từ tàu vận tải 604, 605 lội bộ vào đảo (Cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao là cụm đảo nổi chìm khi thủy triều biển lên xuống; trận đánh diễn ra trong lúc thủy triều xuống). Ảnh trích từ video gốc của TC.

image024
Ảnh trên và dưới: Đại bác 100 ly, đại liên 80 ly trên chiến hạm Trung cộng nã súng liên hồi vào các thủy thủ đang ở dưới biển cạn vào sáng 14/3/1988. Thiếu úy Trần Văn Phương tay cầm cờ cùng các chiến sĩ cố lội vào đảo đứng thành vòng tròn quanh lá cờ đỏ sao vàng giữa đảo Gạc Ma; tàu Trung Quốc tiến đến gần, và rồi những tên lính Trung cộng cầm AK ào lên đảo, nã đạn vào Phương và đồng đội. Ảnh trích từ video gốc của TC.

- LKT: Thế như vậy thì cách nào mà cứu được anh em bên tàu 604?

- VHL: Vâng để tôi kể tiếp, tức là khi đó máy chính của 2 tàu tôi cũng bị hỏng, không nổ máy, bình nén khí bị trúng đạn nên xì hơi không điều khiển được máy chính, thế mà lúc đó thì gió mùa đông bắc thổi, tàu càng bị trôi ra xa đảo, ra xa đảo hơn cây số, mà ở đấy có độ sâu khoảng độ 1000 m, độ sâu rất sâu như thế, thế nên tôi nghĩ rằng nếu như mà là tàu chìm ở đây, tức là nước nó đã vào rồi đấy, dầu trôi ra lênh láng rồi, tàu bị nghiêng rồi, thế là khả năng tàu sẽ bị chìm, cho nên tôi nghĩ là tàu chìm ở đây thì toàn bộ, toàn thể cán bộ chiến sĩ ở trên tàu sẽ phải hy sinh hết, mà mình mất tàu, thế rồi mất đảo, không giữ được đảo, cho nên là bằng mọi giá mình phải sửa chữa máy để đưa tàu lên bãi cạn, xong rồi dùng súng bộ binh để mà đánh trả nếu như đối phương đưa quân lên đảo hoặc là đưa quân lên chiếm, đánh tàu chúng tôi, cho nên phải dùng súng bộ binh để đánh. Được anh em đồng ý anh em lao xuống các vị trí chiến đấu để chỉ đạo, các đồng chí trong ban chỉ huy tàu xuống các vị trí chỉ đạo cho anh em sửa chữa máy, rùi bịt vòi chống đấm, động viên bộ đội, động viên anh em để mà quyết tâm ...

- LKT: Thế đại tá có nghĩ rằng tàu 505, 604 đã lọt vào ổ phục kích của Trung Cộng hay không?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng không phải là ổ phục kích bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là đến đảo hoạt động bình thường, làm các hoạt động rất bình thường vì đảo của chúng tôi cho nên chúng tôi hoạt động hoạt động rất bình thường. Đối phương tự nhiên đến đánh tàu 604 xong lại đánh tàu của tôi thì cái đó thì chúng tôi...

- LKT: Tức là 2 tàu vận tải 505-604 hoàn toàn không biết gì về chiến hạm của Trung Cộng cả?

- VHL: Buổi chiều hôm trước là chúng tôi đã biết trước, khi chúng tôi thấy rằng có cái hiện tượng có thể là ngày mai hoặc đêm nay là họ chiếm đảo của mình, cho nên mình bằng mọi cách mình phải nêu cao tinh thần cảnh giác, quan sát thật là chắc chắn, thế rồi đêm hôm ấy chúng tôi cho người lên cắm cờ trên bãi cạn đó để giữ chủ quyền của mình, vì đây là đất của Việt Nam cho nên mình phải cắm cái cờ Việt Nam lên đấy để giữ cái chủ quyền của mình ở trên đảo.

- LKT: Đứng về phương diện quân sự, đại tá cho rằng những khu vực đảo Gạc Ma, Cô Lin thì khu vực đó quan trọng như thế nào đối với quần đảo Trường Sa?

- VHL: Thực ra thì về mặt quân sự thì nó một điểm mấu chốt để quan sát được mặt biển, các hoạt động của các tàu đi trên mặt biển, cái thứ 2 về mặt kinh tế thì ví dụ như là sau này mình xây dựng các cây đèn biển với các thứ thì mình cũng có thể quan sát được các hoạt động của các tàu nước ngoài đi trong khu vực của mình.

- LKT: Như vậy có thể là một trong các yếu tố mà Trung Cộng họ tàn sát các tàu 505-604 đó là có phải là do lý do về quân sự không ?

- VHL: Cái đó thì tôi cũng hiểu nó chưa thật là sâu sắc, thế nhưng tôi nghĩ rằng cái chính của họ là muốn chiếm quần đảo Trường Sa của chúng tôi để họ làm ví dụ như xây dựng kinh tế hoặc là quân sự, cái đó ý đồ của họ là họ muốn chiếm các đảo.

- LKT: Ý đồ chiếm Gạc Ma và Cô Lin là những trận chiến đầu tiên để thực hiện kế hoạch chiếm toàn bộ Trường Sa?

- VHL: Vâng, vâng ...

- LKT: Vậy tại sao họ không đánh chiếm nốt?

- VHL: Bởi vì là ngoài việc sử dụng các loại vũ khí mà họ muốn chiếm ấy mà thì còn có cái sự thỏa thuận, rồi xây dựng cái mối hòa giải giữa nước mình với nước bạn, để mà mình cố gắng làm sao để mà không xảy ra xung đột giữa 2 nước thì cái đó là cái cố gắng.

- LKT: Thì thưa đại tá tối hôm qua trong cái buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ đại tá có nhớ là đại tá ngồi bên cạnh một người phụ nữ đó, đại tá có biết người đó là ai không ?

- VHL: Tôi cũng chỉ biết đấy là quả phụ của một anh, một người ở chế độ cũ, đến đây để tham gia văn hóa văn nghệ và đi thăm đảo Trường Sa của chúng ta.

- LKT Theo chúng tôi được biết thì bà quả phụ đó là vợ của cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, ông ta là hạm trưởng chiếc HQ10, ông đó là hạm trưởng chỉ huy trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá nghĩ thế nào về cái trận chiến Hoàng Sa, nó có liên quan với trận chiến Gạc Ma năm 88 hay không ?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng cái âm ưu độc chiếm biển Đông của đối phương là họ rất là sâu sắc trong cái đầu óc của họ rồi, họ không nghĩ rằng là đất đó là của Việt Nam mà chúng tôi thì khẳng định hằng bao nhiêu đời đây là cái đất Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam mình, cho nên là không thể không phải như thế được, cho nên khi mà nghe được cái lệnh đi bảo vệ quần đảo Trường Sa là chúng tôi cũng rất là phấn khởi, rất là tin tưởng vào cái sự bảo vệ đó của nhà nước mình.

- LKT: Đại tá nghĩ như thế nào về sự hy sinh của 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tại trận Hoàng Sa?

- VHL: Tôi nghĩ rằng là anh em Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa cũng là bảo vệ đất nước của mình, bảo vệ đất nước của Việt Nam mình, cho nên là dù có phải hy sinh đến người cuối cùng nhưng mà mình giữ được cái đảo Hoàng Sa, cái quần đảo Hoàng Sa hoặc là Trường Sa thì mình cũng vẫn phải tôn vinh họ lên trở thành những người anh hùng những người giữ đảo giữ đất nước của Việt Nam mình, đấy thì tôi cũng nghĩ như thế.

- LKT: Vâng, tối hôm qua cũng do sự bố trí của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đại tá đã ngồi gần vợ một sĩ quan hải quân anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa và đại tá cũng là một anh hùng hải quân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì ông nghĩ thế nào về sự bố trí do 2 người anh hùng đó của 2 miền Nam Bắc gặp nhau trong tối hôm qua?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng đây là cái sự hòa hợp, chúng ta luôn luôn mong muốn sự hòa hợp thống nhất giữa, không thể nói là miền Nam riêng, miền Bắc riêng được mà nó là sự hòa hợp giữa người dân tộc Việt Nam mình nói chung để giữ mảnh đất thiêng liêng của mình, dù là nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, mình cũng phải quyết tâm giữ cho bằng được, dù là anh ở chế độ nào đi chăng nữa, anh đã thấm nhuần được cái đất nước của ta, cái mảnh đất đó là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải giữ, cho nên phải hy sinh, cả nước mình vẫn phải tôn vinh họ là những người giữ đất nước, giữ đất, giữ nước của tổ quốc Việt Nam.

- LKT: Vâng cảm ơn đại tá câu hỏi cuối cùng là: thưa ông với cái lời lẻ của ông rất là lịch sự đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mà chúng tôi nhận thấy là trong một số báo chí và ngôn từ hiện nay ở trong nước vẫn còn dùng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa là chữ "Ngụy", ngụy quân ngụy quyền, cái điều đó có làm ông cảm nhận có sự khác biệt nào không ?

- VHL: Theo tôi thì cách sử dụng các từ đấy thì có thể về phía tôi thì tôi nghĩ rằng là mình cũng không sử dụng như thế nữa và từ nay trở đi ta nên sử dụng đó là một người Việt Nam bảo vệ đất nước Việt Nam mình của cái thời trước, theo tôi nghĩ thì như thế.

- LKT: Xin cảm ơn đại tá , thay mặt cho báo Văn Hóa ở hải ngoại, ở nước Mỹ, chúng tôi vô cũng hân hạnh được tiếp xúc với đại tá trong buổi hôm nay và xin chúc đại tá sức khỏe dồi dào.

- VHL: Vâng, không có chi ạ./

image026
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam. Ảnh tư liệu nguồn: NTD.ORG

+++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’

Video: Tướng Lương chua chát tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, sát hại 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam năm 1988

CTV Danlambao - Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’.

Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.

Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.

image028
Ai ra lệnh không được nổ súng?

image030
 Đại tướng Lê Đức Anh 

Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng.

Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng. 

Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.

Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này. 

Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.

Hiện nay, dù đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai ông Anh là Lê Mạnh Hà đang giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM. 

Nỗi đau người lính

image032

Tướng Lê Mã Lương

Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt - Trung. 

Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.

Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.

Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình. 

Về câu hỏi vì sao Trung Quốc chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói:

“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.

Tướng Lương giải thích tiếp:

“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

Không được nổ súng!

Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.

 
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy... 

 Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.” 

image033
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội của lính Trung Cộng và chìm dần xuống biển.

Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:

“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.

Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”

Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại. 

Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển. 

TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao".

CTV Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15061)
Tại Hội nghị Apec Lima Peru, ông Trần Đại Quang đã gặp ông Tập Cận Bình bàn "song phương" biển nam Trung Hoa; gặp ông Putin bàn "Đối tác chiến lược toàn diện"; gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14603)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13484)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13096)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13702)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13460)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12231)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12793)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13181)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12432)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12754)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13467)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12562)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19646)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 13895)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014