Ai quyết định? Vì sao? Hợp pháp hay bất hợp pháp? Việc tống xuất Điếu Cày lưu vong?

23 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 19139)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 24 OCT 2014

image001-content
Ảnh trên: Điếu Cày với “cái điếu cày thân thiết hút thuốc lào” ; bên phải là thân nhân. Ảnh dưới: Điếu Cày được cảnh sát Mỹ và các thân hữu đón ở phi trường Los Angeles đưa r a xe về nghỉ sau cuộc gặp mặt với cộng đồng VN hải ngoại ờ phòng đi – đến LAX 21/10/2014. INTERNET

Văn Hóa tổng hợp

Phạm Thu Hằng: "Nhà nước Việt Nam cho phép Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Mỹ vì lý do nhân đạo”.

Hoa Kỳ: phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10; “Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ)”.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. 

Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: "Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ".

Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho ông, nói rằng không có cơ sở pháp lý để trục xuất ông.

Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ không phải như vậy. Đó không phải là một sự chọn lựa thật sự.

Phó Giáo sư Jonathan London: "Và vì thế, hy vọng trong tương lai một ngày nào đó, Việt Nam sẽ có điều kiện mà những người có chính kiến khác so với lãnh đạo Việt Nam, thì họ sẽ có điều kiện để ở lại Việt Nam, và ví thế tạm thời chúng ta có thể đón nhận Nguyễn Văn Hải là một di sản của Phong trào vì một Việt Nam dân chủ hơn”. "Mà như chúng ta cũng đã biết, cách đây mấy năm rồi, ông Obama (Tổng thống Mỹ) cũng đã nêu rõ tên của Nguyễn Văn Hải và một số tù nhân lương tâm khác, và vì thế, chúng ta nên xem cái đó là một sự kiện trong một quá trình lớn hơn”.

image002
Hàng trên: Điếu Cày và các nhà tranh đấu dân chủ biểu tình phản đối Trung cộng.

image003
Từ trái: Song Chi, Phương Thi, Trăng Đêm, Điếu Cày, Huỳnh Công Thuận, Bùi Chát và Đông SG biểu tình trước nhà hát lớn Sàigon. Ảnh Blog cũ Nguyễn Tiến Trung.

image004
 Điếu Cày (áo sơ mi xanh) và hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải cũng bị tuyên án tù trong phiên xử. Ông Hải bị tuyên án 12 năm tù vào năm 2012 vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

image005
Trại giam số 6 của bộ công an ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Trại này giam tù nhân chính trị lần 2 từ ngày 7/3 /2012.Trại giam này giam chủ yếu là tù nhân hình sự có cả nam và nữ mà chủ yếu các tội danh ma túy chiếm 83% trong tổng số tù nhân, số còn lại là các tội danh về kinh tế, buôn người,….

Đặc biệt hơn từ ngày 7/3/ 2013 bắt đầu giam tù chính trị, lần này có 10 người tù chuyển từ nhà tù Ba Sao – Nam Hà vào đó, trong đó có 4 nhà hoạt động dân chủ [ gồm; Phạm Văn Trội, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Bá Đăng,Trần Anh Kim và 4 người Tây Nguyên từng cầm đầu các cuộc biểu tình khoảng 10.000 người năm 2001 và 2004 nhằm thực hiện thành lập nhà nước DEGAS để tách khỏi Việt Nam. Ngoài ra thì còn có 2 tù nhân hoạt động gián điệp cho Trung Quốc - 2 người này được cục tình báo Hoa Nam đào tạo [ ở mức trung cấp tình báo].

Vào tháng 9/2012 Phạm Văn Trội hết án tù và trở về một thời gian thì lại bổ xung Nguyễn Kim Nhàn [ nhà hoạt động dân oan bị bắt theo điều 88].Quê Bắc Giang.

Tháng 2/2013 thì nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Bá Đăng hết án về thì ngay một thời gian sau bổ sung Nguyễn Văn Hải [ Điếu Cày]. INTERNET

image006
Bức ảnh lưu truyền trên mạng xã hội cho rằng các công an đang áp giải ông Điếu Cày ra phi trường Tân Sơn Nhất đưa lên máy bay qua ngả Hồng Kông đi California. INTERNET

image007 
image008
10 giờ chiều tối ngày 21/10/2014, Điếu Cày đến phi trường LosAngeles – nam California (khác với nơi đến Mỹ trước đây của Ls Cù Huy Hà Vũ là ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn), được đông đảo các tổ chức cộng đồng, các tổ chức chính trị, các ứng cử viên đang vận động tranh cử , đồng bào và giới truyền thông báo chí Việt ngữ ra đón. Rất kín đáo, con gái ông Hải từ Canada bay xuống Calif., đón người Bố đấu tranh. Cho đến hiện nay, chưa ai biết rõ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải sẽ nghỉ nghơi hay cư ngụ ở Mỹ hay ở Canada. (Tổng hợp của Văn Hóa)

+++++++++++++++++++++

“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 24 OCT 2014

'Nguyễn Văn Hải đi Mỹ vì lý do nhân đạo'

BBC 23/10/14

image009

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi về tin blogger Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Hoa Kỳ sau khoảng hai ngày truyền thông Việt Nam im lặng.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng được truyền thông trong nước dẫn lời nói trong buổi tiếp xúc báo chí hàng tuần ngày 22/10/2014:

"Nhà nước Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với Nguyễn Văn Hải và cho phép Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Mỹ vì lý do nhân đạo”

Bà Hằng cũng bình luận về việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi Nguyễn Văn Hải là “tù nhân lương tâm” rằng “tại Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm".

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào hôm thứ Ba hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày.

Hoa Kỳ “hoan nghênh quyết định trả tự do cho người tù lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10.

“Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ),” bà cho biết thêm.

“Chúng tôi đã không ngừng kêu gọi trả tự do cho ông và những người tù chính trị khác tại Việt Nam.”

Trả lời câu hỏi của phóng viên BBC, Suzanne Kianpour, về việc liệu sẽ có thêm các tù nhân lương tâm khác được trả tự do trong thời gian tới hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đáp: “Chúng tôi hy vọng là có”.

Khi được yêu cầu xác minh tin nói ông Hải đã bị “ép phải xuất cảnh” sau khi được trả tự do, bà Harf nói “Tôi sẽ xác minh lại với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Chúng tôi biết rằng ông đã quyết định sang Mỹ” sau khi ra tù.

Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói:

"Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi.

Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ."

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ trong tương lai sẽ về lại Việt Nam hay không, ông Nguyễn Văn Hải trả lời: "Tôi sang đây đấu tranh là để cho ngày trở về".

Việc ông Nguyễn Văn Hải sang Hoa Kỳ diễn ra trước thềm chuyến thăm Việt Nam của trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (từ 22-26 tháng Mười) nhằm “thảo luận tầm quan trọng của việc Việt Nam chứng minh tiến bộ về nhân quyền để thúc đẩy thêm quan hệ song phương Mỹ - Việt, bao gồm cả trợ giúp về mặt an ninh lẫn hợp tác kinh tế”.

Chuyến thăm cũng nhằm khuyến khích Việt Nam “thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế của mình về nhân quyền, trong đó có các quy định được ghi trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị”, theo thông cáo từ phía Hoa Kỳ./

Nhân quyền Việt - Mỹ với Điếu Cày ra tù

BBC 23/10/14

Con trai của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải nói với BBC mặc dù cha anh đã ra tù, anh sẽ vẫn tiếp tục 'tranh đấu' theo con đường mà anh tin là mình đã trọn.

Trao đổi với cuộc tọa đàm của BBC Việt ngữ với chủ đề 'Nhân quyền và quan hệ Việt - Mỹ nhân sự kiện Điếu Cày ra tù' hôm 23/10/2014, kỹ sư tin học Nguyễn Trí Dũng từ Sài Gòn nói:

"Tất nhiên khi bố tôi ở trong tù, mục đích chính của tôi là mong muốn ông được tự do, ngay khi này, khi ông đã được tự do rồi, có thể nói ông đã được an toàn ở xứ sở tự do rồi, thì tôi nghĩ không có lý do gì để tôi ngừng lại cả.

Qua những gì của bố tôi, chính là bàn đạp để tôi thức tỉnh, qua những việc làm của chính quyền Việt Nam đối với bố tôi, thì đó chính là một cái để tôi tiếp tục đấu tranh, chứ không phải là một cái để tôi chấm dứt đấu tranh

Kỹ sư Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày

"Vì cái quan trọng nhất đối với tôi là... không phải tôi đấu tranh vì bố tôi, đã là người đấu tranh, mà tôi đấu tranh vì bản thân tôi thức tỉnh được cái nhận thức của mình về chuyện dân tộc mình như thế nào.

"Và qua những gì của bố tôi, chính là bàn đạp để tôi thức tỉnh, qua những việc làm của chính quyền Việt Nam đối với bố tôi, thì đó chính là một cái để tôi tiếp tục đấu tranh, chứ không phải là một cái để tôi chấm dứt đấu tranh," con trai của blogger Điếu Cày nói.

'Trong quá trình lớn hơn'

Một số ý kiến trong dự luận gần đây đặt câu hỏi về việc một số tù nhân 'chính trị hay lương tâm' khi được chính quyền Việt Nam thả ra tù lại bị 'trục xuất' hoặc 'đưa đi ngay ra nước ngoài' như các ông Điếu Cày hay Cù Huy Hà Vũ.

Blogger Điếu Cày được đông đảo người dân trong cộng đồng người Việt đón tại sân bay.

Khi được hỏi điều này có ý nghĩa gì, Phó Giáo sư Jonathan London, từ Đại học Thành thị Hong Kong, nói:

"Cũng có khá nhiều người (lấy làm) tiếc về việc này, nhưng chúng ta cũng có thể đồng ý khi mà ông Nguyễn Văn Hải, dù tôi vẫn chưa gặp lần nào, đã hy sinh rất nhiều, và đã đấu tranh hết sức mình cho một Việt Nam có thể đạt được những giá trị tốt nhất.

"Và vì thế, hy vọng trong tương lai một ngày nào đó, Việt Nam sẽ có điều kiện mà những người có chính kiến khác so với lãnh đạo Việt Nam, thì họ sẽ có điều kiện để ở lại Việt Nam.

"Và ví thế tạm thời chúng ta có thể đón nhận Nguyễn Văn Hải là một di sản của Phong trào vì một Việt Nam dân chủ hơn."

Hy vọng trong tương lai một ngày nào đó, Việt Nam sẽ có điều kiện mà những người có chính kiến khác so với lãnh đạo Việt Nam, thì họ sẽ có điều kiện để ở lại Việt Nam. Và ví thế tạm thời chúng ta có thể đón nhận Nguyễn Văn Hải là một di sản của Phong trào vì một Việt Nam dân chủ hơn

Phó Giáo sư Jonathan London

Khi được hỏi đâu là lý do thực sự của việc Điếu Cày được ra tù và đi Mỹ, Tiến sỹ London nói:

"Bây giờ có một bối cảnh rất phức tạp và thú vị giữa Mỹ và Việt Nam, và trong bối cảnh này, Việt Nam rất cần nâng cao sự gần gũi giữa hai nước, và phía Mỹ đã nói rất cụ thể là muốn tiến bộ trong quan hệ của hai nước thì phải có những bước đi rất cụ thể.

"Mà như chúng ta cũng đã biết, cách đây mấy năm rồi, ông Obama (Tổng thống Mỹ) cũng đã nêu rõ tên của Nguyễn Văn Hải và một số tù nhân lương tâm khác, và vì thế, chúng ta nên xem cái đó là một sự kiện trong một quá trình lớn hơn.

"Và như ai cũng biết, hiện nay có một đặc phái viên của chính phủ Mỹ phụ trách về nhân quyền đang ở Hà Nội và sẽ ở lại Việt Nam khoảng 3-4 ngày, và vì thế chúng ta cũng có thể và nên chờ đợi những sự kiện khác nữa."

Theo học giả người Mỹ này, có thể tới đây sẽ có một số tù nhân lương tâm khác nữa được chính quyền Việt Nam thả ra.

'Thả vì nhân đạo?'

image010

Dư luận đặt dấu hỏi sau Điếu Cày, VN sẽ thả hết các tù nhân 'chính trị, lương tâm' khác hay không?

Bình luận về lý do mà chính quyền Việt Nam, qua người Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra, theo đó giải thích ông Nguyễn Văn Hải được ra tù và đi Mỹ vì lý do nhân đạo, ông Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động xã hội từ Hà Nội nói:

"Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam không được phép dùng chữ 'nhân đạo' ở đây, họ đã cực kỳ 'trơ tráo' khi sử dụng chữ nhân đạo, trong tuyên bố này.

"Nếu như nhà nước nhân đạo, thì họ đã không bắt anh Điếu Cày hay là nhiều tù nhân lương tâm khác vào tù chỉ vì họ, những công việc của họ không làm hại đến ai, mà chỉ để cho đất nước này đạt được giá trị tốt đẹp hơn.

"Cho nên bất cứ hình thức giảm nhẹ nào, trong việc nhận định về cái hành động của họ thì không thể chấp nhận được," kỹ sư Lân Thắng nói với cuộc tọa đàm.

Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam không được phép dùng chữ 'nhân đạo' ở đây, họ đã cực kỳ 'trơ tráo' khi sử dụng chữ nhân đạo, trong tuyên bố này

Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng

Một trong các blogger nổi tiếng nhất của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày đã được chính quyền Việt Nam trao trả tự do và tới Mỹ hôm 21/10/2014 sau 6 năm bị tù giam vì các tội "trốn thuế" và "phổ biến thông tin cùng các tài liệu chống nhà nước."

'Quan hệ Việt - Mỹ sẽ tốt lên?'

Blogger Điếu Cày, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân ở trong số các tù nhân chính trị tại Việt Nam được quốc tế nhắc đến nhiều và liên tục trong thời gian nhiều năm qua.

Liệu việc blogger này ra tù là chỉ báo cho thấy nhân quyền ở Việt Nam sẽ được cải thiện thực sự và bền vững, hay chỉ là 'thêm một trường hợp tù nhân chính trị và lương tâm' được thả do thỏa thuận song phương?

image011

Điều gì sẽ xảy ra với hàng chục, có thể là hàng trăm các nhân vật bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, cùng nhiều tù nhân chính trị và lương tâm khác đang bị giam giữ có án?

Về phần mình, liệu các ông Điếu Cày, Hà Vũ sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả, nếu đó là lựa chọn của các ông, cho sự nghiệp 'tranh đấu vì tự do, nhân quyền và tiến bộ xã hội' ở trong nước?

Đây là một trong số các vấn đề mà BBC và các vị khách tham gia tọa đàm trực tuyến trao đổi trong chương trình ngày thứ Năm, bên cạnh các khía cạnh về quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới đây, trong đó ngoài nhân quyền, còn có các khía cạnh hợp tác khác từ kinh tế, an ninh cho tới quân sự, chính trị v.v...

Chương trình được phát trên các kênh Google Plus và YouTube của BBC Việt ngữ từ 19h30 đến 20h00 theo giờ Việt Nam.

Quý vị cũng có thể theo dõi toàn bộ cuộc tọa đàm trên trang nhà của BBC Tiếng Việt tại đây.

Các ý kiến quan tâm, đóng góp, xin vui lòng gửi về cho chúng tôi qua hộp thư điện tử: vietnamese@bbc.co.uk

(Tiếp tục cập nhật)

Từ Điếu Cày Tới Biển Đông

23/10/2014

Trần Khải

 (Trích đoạn từ Việt Báo…)

Có một sợi dây liên hệ giữa cuộc chiến dân chủ Việt Nam và các diễn biến ở Biển Đông.

Trong đó, chính phủ Hà Nội bên cạnh việc cò kè trả giá để mua vũ khí sát thương của Mỹ, cũng đồng ý chi thêm những đồng tiền biểu tượng dân chủ: CSVN sẽ trả tự do cho một số tù chính trị, sẽ trục xuất một sô tù chính trị sau khi đẩy họ ra khỏi cánh cửa trại giam... để đổi nhiều thứ từ phía Hoa Kỳ.

Đó là giá để gia nhập vào thương ước TPP, là giá để mua vũ khí sát thương, là giá để kết thân hơn trong hy vọng liên minh Mỹ-Ấn-Nhật-Úc kình lại con rồng Trung Quốc.

Trong sắp xếp đó, CSVN trả tự do cho cô Nguyễn Phương Uyên, cho nhà giáo Đinh Đăng Định (để sẽ từ trần ở nhà), cho Nguyễn Tiến Trung, cho Đỗ Thị Minh Hạnh...

Và đặc biệt, thả ra tù và trục xuất sang Mỹ Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Nhà nước sẽ bắt ai vào nhập kho để có thêm những “đồng tiền sống có giá trị quốc tế” tương tự?

Như thế, dân chủ VN có thể liên hệ tốt hơn với tình hình Biển Đông hay không? Đó là một ẩn số khó đoán, chúng ta chỉ hy vọng là từ từ sẽ có những diễn biến khó tiên lượng./

 

Blogger Điếu Cầy Tới Cali: Sẽ Liên Tục Hỗ Trợ Dân Chủ

23/10/2014

(Trích đoạn tử bản tin Việt Báo… )

Los Angerles (Bình Sa)- - Tại Phi Trường Quốc Tế Los Angerles tối Thứ Ba ngày 21 tháng 10 năm 2014, Sau khi được tin nhà cầm quyền cộng sản đã thả nhà đấu tranh Blogger Điếu Cày và ông đang trên đường từ Hồng Kông đến phi trường Los Angerles, liền sau đó các cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể đã được thông báo và mời gọi đồng hương đến phi trường LAX để đón nhà báo tư5ự do Blogger Điếu Cày.


Khoảng 9 giờ tối, tại phòng đợi phi trường đã có nhiều tổ chức và đoàn thể trong cộng đồng có mặt, trong đó có,

Hội Đồng Liên Tôn; Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California;

Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Nam California;

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH;

Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH;

Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai;

Các đoàn thể trẻ gồm Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California,

Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng,

Đoàn Thanh Niên Phó Đức Chính,

Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu,

Tuổi Trẻ Yêu Nước Hải Ngoại,

Thanh Niên Truyền Thông Việt, v.v...

Dân cử có, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California Địa Hạt 34 Lou Correa, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, Ứng cử viên Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Địa Hạt 34, cùng đi với Giám Sát Viên Janet Nguyễn có Luật Sư Andriew Đỗ và Luật Sư Lê Công Tâm; Bà Young Kim (cựu phụ tá của DB Ed Royce); ông Phát Bùi, ứng cử viên Nghị Viên Thành Phố Westminster... đông đủ các cơ quan truyền thông Việt ngữ và hằng trăm đồng hương chào đón, nhiều người đã mang theo những bó hoa tươi để tặng ông Điếu Cầy.

Đón ở phi trường.

image012
Khoảng 10 giờ tối, từ trong phi trường đi ra ông Điếu Cầy đã được đồng hương vây kín không thể nào bước đi được, nhiều tiếng hoan hô chào mừng đã làm vang một góc phòng chờ đón của phi trường.

Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đã thay mặt đồng hương lên tặng qùa cho ông Điếu Cầy.

Sau lời cảm ơn ông cũng cho biết vì thời gian đi qúa dài nên cũng không được khỏe. Mọi người tiễn chân ông đến khu đậu xe và chia tay nhau tại đây./

image013

Người Việt biểu tình đòi nhân quyền trước cơ sở ngoại giao của Việt Nam tại San Francisco. (ảnh Bùi Văn Phú) \

Thứ năm, 23/10/2014

Tuy việc ông được phóng thích nhận được sự hoan nghênh của nhiều người, Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho ông, nói rằng không có cơ sở pháp lý để trục xuất ông.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Tuy nhiên, con ông là anh Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. "Đó không phải là một sự chọn lựa thật sự.

Việc trục xuất blogger Điếu Cày là bất hợp pháp?
image014 

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tới Hoa Kỳ vào ngày 21/10/2014. (lytrianh facebook).

Marianne Brown

VOA 23.10.2014

HÀ NỘI —

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, mới đây đã được thả khỏi nhà tù và đưa sang Mỹ. Tuy việc phóng thích được nhiều người hoan nghênh, một số người đã nêu lên nghi vấn về tính chất hợp pháp của hành động này.

Nhiều người đã chào đón ông Nguyễn Văn Hải khi ông đến phi trường Los Angeles hôm thứ tư sau khi được phóng thích trước thời hạn ra khỏi một nhà tù ở Việt Nam.

Ông Hải bị tuyên án 12 năm tù vào năm 2012 vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải cũng bị tuyên án tù trong phiên xử đó.

Ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, là một trong những người viết blog chính trị nổi tiếng nhất Việt Nam. Ông viết về nạn tham nhũng trong chính quyền, vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và đã sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Tuy việc ông được phóng thích nhận được sự hoan nghênh của nhiều người, Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho ông, nói rằng không có cơ sở pháp lý để trục xuất ông.

Bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết bản án của ông Hải đã được tạm hoãn.

Anh Nguyễn Trí Dũng, con của blogger Điếu Cày, nói rằng cách thức mà chính quyền đối xử với cha anh chứng tỏ là nhà cầm quyền Việt Nam có thể hành động một cách tùy tiện đối với những người chỉ trích chính phủ.

"Cha tôi bị bỏ tù một cách bất hợp pháp. Họ không đưa cho ông bất kỳ một giấy tờ nào để cho biết lý do họ bỏ tù ông. Họ thả ông cũng với một cách thức như vậy. Điều này trên cơ bản cho thấy những gì xảy ra ở Việt Nam vào thời điểm này. Người dân có thể bị bắt bất cứ lúc nào mà chính quyền muốn bắt, với bất kỳ lý do nào."

Trước đây, vào năm 2008, ông Hải cũng đã bị tuyên án hai năm rưỡi tù giam về tội trốn thuế trong vụ án mà nhiều người cho là có động cơ chính trị. Sau khi mãn hạn ông tiếp tục bị giam để chờ điều tra.

Hoa Kỳ nằm trong số nhiều nước trên thế giới yêu cầu Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu Cày. Các nhà quan sát cho rằng việc ông được thả là kết quả của những cuộc thương lượng với Washington về việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Tuy nhiên, con ông là anh Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy.

"Đó không phải là một sự chọn lựa thật sự. Nếu cha tôi chọn ở lại Việt Nam, ông ấy sẽ bị cầm tù. Họ sẽ không thả ông ra."

Anh Dũng nói thêm rằng cha anh tán thành việc này để chứng tỏ tình đoàn kết với những người tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Các tổ chức nhân quyền hoan nghênh vụ phóng thích, nhưng ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á Châu của Human Rights Watch, nói rằng việc này không báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Việt Nam.

Ông Robertson nói rằng “Nhiều người đọc Điếu Cày giờ đây sẽ đọc các bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều đó không thay đổi một sự thật là các blogger khác thế chỗ cho ông ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối mặt với những sự sách nhiễu và đàn áp có tính hệ thống của cảnh sát như ông đã từng đối mặt.”

Theo Human Rights Watch, Việt Nam đang giam cầm từ 150 đến 200 tù nhân chính trị. Nhà cầm quyền Hà Nội nói rằng Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm./

XEM THÊM:

image015

image016

Trần Khải Thanh Thủy bị công an điệu ra tòa

image017

Trần Khải Thanh Thủy trước vành móng ngựa của tòa án cộng sản
image018 

TNS Lou Correa trao bằng tưởng lục cho bà Trần Khải Thanh Thủy.

Bà Trần Khải Thanh Thủy, 50 tuổi, nhà văn, nhà báo tự do Trần Khải Thanh Thủy được Việt Nam phóng thích nhờ sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ cùng sự vận động của Dân biểu Loretta Sanchez và một số dân cử khác.
Cũng nhờ sự vận động đó, Bà Trần Khải Thanh Thủy đã được đến Mỹ định cư tị nạn cùng với cô con gái út 14 tuổi, chồng bà còn ở lại VN để thu xếp gia đình.
Cô Lyly Ngọc Hiếu Nguyễn, đại diện văn phòng Dân biểu Loretta Sanchez tại quận Cam California cho hay bà Thanh Thủy và con gái tới phi trường quốc tế San Francisco sáng ngày Thứ Năm 23 tháng 6/ 2011.
image019 

Trần Khải Thanh Thủy cùng chồng chụp hình kỷ niệm với Ký mục gia Bùi Bảo Trúc. Bên phải là nhà văn Huy Phương.
image020-content 

Trần Khải Thanh Thủy cùng chồng đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí tặng tác phẩm mới của bà.

XEM THÊM:

VN thả TS Hà Vũ sang Mỹ 'chữa bệnh'

BBC 8 tháng 4 2014

 image021

Ông Cù Huy Hà Vũ tại trại giam ở Thanh Hóa hồi năm 2012

Nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vừa được chính quyền Việt Nam phóng thích và đã sang Hoa Kỳ chữa bệnh.

Ông Vũ đang thực hiện án tù 7 năm vì tội Tuyên truyền chống nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự trước khi được trả tự do.

Các nguồn tin cho hay ông đã được thả tù dịp cuối tuần rồi và được chuyển từ trại giam ở Thanh Hóa ra sân bay Nội Bài, Hà Nội, để sang Mỹ.

Một nguồn tin nói với BBC ông Cù Huy Hà Vũ và vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà, "đã tới Washington DC hôm thứ Hai 7/4".

Hãng thông tấn Associated Press dẫn lời ông Aaron Jensen, phát ngôn nhân của Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói: "Hoa Kỳ hoan nghênh quyết định của nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ".

Ông Jensen nói ông Vũ và vợ đã quyết định sang Mỹ sau khi ông được phóng thích.

Từ đầu tháng Ba đã xuất hiện thông tin về việc ông Cù Huy Hà Vũ "sang Mỹ chữa bệnh".

Thiếu tướng Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ, nói trong chương trình 'Việt Nam 7 ngày' của kênh truyền hình đối ngoại VTV4 hôm 1/3 rằng chính quyền đã "cho Sứ quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân".

Bệnh về huyết áp

Trong một cuộc nói chuyện với BBC sau đó, bà Nguyễn Thị Dương Hà cho hay đề xuất cho TS Cù Huy Hà Vũ, người bị vấn đề về huyết áp, sang Hoa Kỳ đã được đưa ra từ năm ngoái trong một số tiếp xúc của giới chức Việt Nam và Mỹ.

"Tháng Chín 2013, tôi cũng từng được nghe gợi ý xin cho chồng tôi đi Mỹ."

Lúc đó, theo bà Dương Hà, ông Cù Huy Hà Vũ đã khước từ đề nghị này.

Thế nhưng nay dường như ông đã chấp nhận phương án ra nước ngoài.

Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là tiến sỹ luật đào tạo tại Pháp.

Ông là con trai của nhà thơ Huy Cận, một vị công thần của chế độ, và là con nuôi của thi sỹ lừng danh Xuân Diệu.

Bị bắt ngày 5/11/2010 tại TP Hồ Chí Minh, ông Cù Huy Hà Vũ bị khởi tố trong cùng tháng về tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông Vũ trước khi xuất cảnh đang thi hành án tù 7 năm theo phán quyết của tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011.

Phiên tòa phúc thẩm vào tháng 8/2011 giữ nguyên bản án đối với ông.

Ngoài ông Vũ, Việt Nam còn giam giữ hàng trăm người khác mà các tổ chức nhân quyền hải ngoại liệt vào diện tù nhân lương tâm.

Chính quyền Hà Nội luôn luôn bác bỏ cáo buộc, nói rằng ở trong nước "không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm pháp luật" Việt Nam.

++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 image022

Châu Văn Thi

Tác giả gửi trực tiếp Dân Luận

Blogger Điếu Cày ra đi là một chiến thắng hay thất bại?

Đăng bởi Eric hwang vào Thứ Tư, ngày 22 tháng 10 năm 2014 | 22.10.14

 image023

Chiều tối ngày 21-10-2014, giới hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam xôn xao trước thông tin blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) buộc phải đi tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Sau đó đài SBTN xác nhận việc ra đi này của ông lúc 21 giờ ngày 21-10 từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng ông đang trên đường đến Los Angeles thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Chiến thắng hay thất bại?

Blogger Điếu Cày, một biểu tượng cho việc "thoát Trung" được tự do đối với người viết bài là một niềm vui khôn tả. Rất nhiều lời chúc mừng được gửi tới cho ông. Họ cho rằng việc ông Hải thoát ra khỏi nhà tù nhỏ để đến một đất nước tự do là thuận lợi hơn cho việc đấu tranh dân chủ sau này của ông.

Có người đánh giá sự tự do của ông là một sự chiến thắng, vì công sức của nhiều người bỏ ra để vận động trả tự do cho ông suốt 6 năm rưỡi vừa qua cũng đã đến ngày đơm hoa kết quả. Còn nhớ, nhân ngày tự do báo chí 3-5-2012, ông Tổng thống Obama từng nhắc đến blogger Điếu Cày như một biểu tượng cho việc tranh đấu cho quyền tự do báo chí. Obama nói: “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.”

Nhưng sau khoảnh khắc vui buồn lẫn lộn đó, nhiều người ngẫm lại và quay sang chỉ trích việc ra đi của ông là sự thất bại. Họ lập luận rằng: họ đấu tranh cho ông ra khỏi tù là để "chiến đấu" ở Việt Nam chứ không phải là để ông đi tỵ nạn như thế! Có người còn không vui về quyết định của phía Mỹ khi lần lượt mang những người có tâm có tầm như ông Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày đi khỏi Việt Nam. Phía Mỹ có thể đã đổi chác bằng vũ khí sát thương, bằng TPP khi thương thảo thành công trong "thương vụ" Điếu Cày.

Lập luận này cũng có phần đúng khi chúng ta nhìn sang những trường hợp trước như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ. Hình ảnh của họ dần trở nên nhạt nhòa hơn với những người hoạt động vì ít gây được ảnh hưởng đến Việt Nam.

Vậy đối với chúng ta, những người bình tĩnh hơn nên nhìn cuộc ra đi của ông với con mắt như thế nào?

Không thể đòi hỏi nhiều hơn từ ông!

Chúng ta có vô lý không khi một mặt yêu cầu phía chính giới Hoa Kỳ gây sức ép thả Điếu Cày, một mặt đòi hỏi Hoa Kỳ không được đem Điếu Cày đi. Chúng ta nên nhớ Điếu Cày năm nay đã 62 tuổi và phải chịu án thêm 8 năm nữa nếu không được phóng thích.

Liệu rằng năm ông 70 tuổi trở về nhà với cơ thể toàn vẹn? Chúng ta cần phải xem lại những trường hợp thả tù vừa qua trước hạn như người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu ra ngoầi năm 67 tuổi với một cơ thể hom hem gầy yếu, suy kiệt, mang nhiều bệnh trong người.

Mới đây thôi chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn thấy người tù chính trị Nguyễn Tuấn Nam ra tù năm 76 tuổi, sức ông còn gì để có thể làm nhiều việc hơn?

Chúng ta có phải trải qua 6 năm rưỡi trong nhà tù cộng sản với nhiều sức ép từ phía công an, trong khi đó tin tức ông nhận được từ ngoài là rất ít? Rồi nếu ông ở Việt Nam, ông có được tự do hoạt động hay là bị bám sát bởi lực lượng công quyền lúc nào cũng thừa công cụ và con người để đàn áp?

Theo tôi được biết dân chủ là tôn trọng ý kiến khác biệt, không ai muốn đấu tranh phải bị ở tù, mất việc, cuộc sống khó khắn,... nhưng họ chấp nhận nó. Họ cũng có quyền dừng lại việc đấu tranh vì khi họ tham gia là tự nguyện và khi họ dừng lại chúng ta cũng nên vui vẻ với quyết định đó.

Còn nhớ khi thủ lĩnh học sinh Hồng Kông Joshua Wong trả lời báo đài về việc có nhiều sinh viên đã bỏ cuộc giữa chừng và quay về nhà, anh cho rằng sự việc đó là bình thường và anh tôn trọng quyết định đó.

Điều 14 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền nêu rõ:

"Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác."

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng viết trên trang cá nhân của mình: "Thực ra nếu anh Vũ hay anh Hải ở nhà cũng khó làm được gì, bản thân tôi hay những anh em khác dù đang tự do nhưng cũng rất khó cựa quậy... nổi rồi là chặn phát là chết cứng ngay... Vì thế các bạn đừng buồn, đừng mất hy vọng, mà phải coi đây chính là cơ hội để các bạn bước ra khỏi bóng tối mà hành động... Đất nước này thay đổi khi tất cả chúng ta thức tỉnh!"

Chúng ta hãy nhìn sự ra đi của blogger Điếu Cày bằng con mắt bao dung hơn. Hãy nhìn ông như một người đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình với công cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở trong nước. Và giờ đây chúng ta hãy nhìn ông là một người lãnh nhận "nhiệm vụ" mới phù hợp hơn với mình!

Châu Văn Thi

Tác giả gửi trực tiếp Dân Luận

20 Tháng Mười 2023(Xem: 1570)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1840)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”