Nữ y tá người Mỹ gốc Việt nhiễm Ebola tại Mỹ

14 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 19515)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ TƯ 15 OCT 2014

Y tá gốc Việt Nam là người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola tại Mỹ

RFA
2014-10-13

image003

Y tá gốc Việt Nina Pham, người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola trên đất Mỹ

Courtesy of WFAA-TV

Người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ là cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.

Cô Nina Phạm đã giúp việc chữa trị cho bệnh nhân người châu Phi. Tin tức cho biết Nina có mang đầy đủ trang bị bảo vệ chống Ebola trong mọi lần tiếp xúc với bệnh nhân.

Giám đốc Cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC cho rằng bệnh viện Cơ đốc Dallas đã vi phạm thủ tục y khoa trong việc điều trị bệnh nhân Ebola.

Nina Phạm là một trong 48 người ở Hoa Kỳ mà cơ quan CDC theo dõi vì đã trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc với bệnh nhân Duncan.

Tin mới nhất cho hay sức khỏe của người y tá gốc Việt đang trong tình trạng ổn định.

Tốt nghiệp đại học ở Texas năm 2012, Nina Phạm được bạn bè và gia đình mô tả là một người có tấm lòng trắc ẩn lớn lao, quên mình vì người khác trong nghề nghiệp y tá.

Được biết, Cô Nina Phạm thuộc Giáo xứ Fatima, Dallas Fort Worth. Hiện tất cả giáo dân của giáo xứ này và những giáo xứ lân cận đã được yêu cầu cùng chung lời cầu nguyện cho cô .

TIN MỚI NHẤT:

Chung toi la Le Dinh Thong, Nguyen Duc Lam & Tran Nang Phung, thuoc ban to chuc CHIEU THO NHAC DUC GIAO HOANG PAUL 2, xin qui than huu khap noi cau nguyen cho Nina Pham, mot y ta tre Viet Nam tai Texas, vua mac benh vo cung nguy hiem, Ebola

NHAC PHO THO DUC GIAO HOANG PLAYLIST

Chung toi tin tuong qui vua nghe nhung nhac pham trong playlist nay, vua cau nguyen, Thanh Giao Hoang se ban phep la.

https://www.youtube.com/playlist?list=PLuUrrk8zYVhOFkOZTo1cHJIu8DOmNPf5E

---------- Forwarded message ----------

From: Phung Nang Tran
Date: 2014-10-14 12:00 GMT-07:00
Subject: Xin cau nguyen cho y ta Nina Phạm vua bi benh Ebola
Xin tat ca qui vi dang cung giup vao viec to chuc CHIEU THO NHAC DUC GIAO HOANG, dac biet cau xin voi Thanh Giao Hoang kinh men cua chung ta. Nguyen xin ngai ban phep la de Nina Pham duoc binh phuc.

Tran Nang Phung

---------- Forwarded message ----------

From: Minh Luong
Date: 2014-10-14 10:27 GMT-07:00
Subject: Fw: Bác sĩ từng chiến thắng Ebola truyền máu cho Nina Phạm

Bác sĩ Kent Brantly, người từng vật lộn để chiến thắng bệnh Ebola và cho máu để điều trị các bệnh nhân, đến Texas để hiến máu cho Nina Phạm, cô y tá gốc Việt 26 tuổi.

image004

Bác sĩ người Mỹ nhiễm virus Ebola tại Liberia, Kent Brantly (trái), người chiến thắng căn bệnh này, hy vọng giúp cô qua khỏi. Ảnh: AP

NBC News dẫn lời Jeremy Blume, phát ngôn viên của tổ chức cứu trợ Samaritan’s Purse, nơi Kent Brantly đang làm việc, cho biết ông Brantly đã tới Dallas hôm 12/10 để hiến máu cho Nina Phạm, y tá của một bệnh viện tại bang Texas.

Y tá này nhiễm virus Ebola khi đang điều trị cho một người đàn ông Liberia mang virus Ebola đến Mỹ và qua đời tại Bệnh viện Presbyterian Dallas tuần trước. Cô là trường hợp đầu tiên nhiễm Ebola trong nước Mỹ.

Đại diện gia đình y tá Phạm trước đó cũng cho biết mẹ của Phạm thông báo con gái mình đang được truyền máu từ một bệnh nhân từng nhiễm Ebola. Các nhân viên y tế đang cố gắng xác định xem Phạm nhiễm virus bằng cách nào, trong khi vai trò của cô trong việc chữa trị người đàn ông Liberia trên vẫn chưa được tiết lộ.

Người phát ngôn của gia đình y tá gốc Việt cũng cho hay Phạm vẫn khỏe và đang được điều trị tốt. Hôm qua, Phạm được thông báo hiện trong tình trạng "ổn định". Các chuyên gia hy vọng những kháng thể trong máu của bác sĩ Brantly sẽ khởi động phản ứng miễn dịch với Ebola của Phạm.

Tiến sĩ Brantly, nhiễm Ebola hồi tháng 7 trong khi đang điều trị cho các bệnh nhân ở Liberia, cũng hiến máu để điều trị cho ít nhất hai người khác là: tiến sĩ Rick Sacra, một công dân Mỹ nhiễm virus chết người ở Liberia, và quay phim của NBC News Ashoka Mukpo, nhiễm bệnh trong lúc đưa tin về đại dịch này ở Tây Phi. Sacra được điều trị tai Trung tâm Y tế Nebraska, trong khi Mukpo cũng nhập viện gần đây.

Minh Phương

++++++++++++++++++++++++++

ĐỌC THÊM:

VNEpress Chủ nhật, 10/8/2014

Hành trình giành giật sự sống của bác sĩ nhiễm Ebola

Kent Brantly là bác sĩ người Mỹ đầu tiên nhiễm virus Ebola tại Liberia. Sau khi được đưa trở về Mỹ, sức khỏe của anh có dấu hiệu tích cực khi được điều trị tại một cơ quan y tế chuyên về bệnh truyền nhiễm.

 

image005

Kent Brantly (phải) bác sĩ người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola. Ảnh: Reuters.

Bác sĩ Kent Brantly sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Abilene Christian ở Texas. Gia đình anh là thành viên của Giáo Hội Chúa Kitô miền nam ở Fort Worth, Texas, trước khi anh cùng vợ và hai người con chuyển đến sống ở Liberia tháng 10 năm ngoái, nơi Brantly làm giám đốc y tế cho Trung tâm Điều trị Ebola của Samaritan's Purse tại Monrovia.

Trước khi thực hiện chuyến đi, anh trở về quê nhà Indianapolis và có bài phát biểu trong nhà thờ Thiên chúa Đông nam. "Trong hai năm tới chúng tôi sẽ sống, làm việc và phục vụ giữa những người luôn phải nếm chịu bạo lực và sự tàn phá của chiến tranh trong 20 năm, cho đến khi có được hòa bình trong 10 năm gần đây. Tôi chưa từng đến Liberia. Nhưng tôi sẽ đi vì Chúa đã gửi tôi đến đó".

Brantly cho biết mục đích ban đầu của anh khi đến Liberia không phải là để chiến đấu với dịch Ebola nhưng anh tập trung vào công việc này khi dịch bệnh bắt đầu lây lan. "Tôi đã nắm tay vô số bệnh nhân bị căn bệnh khủng khiếp này tước mất cuộc sống, tôi tận mắt chứng kiến thảm kịch, tôi vẫn còn nhớ mọi gương mặt, mọi cái tên", anh viết.

Trung tâm Điều trị Ebola do Brantly làm giám đốc chính là nơi anh nhiễm bệnh. Khoảng giữa tháng 7, ngay khi nhận thấy một số triệu chứng, anh đã tự cách ly trong ba ngày. Brantly phải chịu đựng những cơn sốt và đau nhức nghiêm trọng nhưng vẫn làm việc trên máy tính. Cách thức Brantly bị lây nhiễm chưa được xác định, tuy nhiên, nhân viên y tế luôn là đối tượng dễ lây bệnh nhất do tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân.

Brantly đã nhận được một đơn vị máu từ một bệnh nhân 14 tuổi sống sót sau cơn bệnh Ebola do chính anh điều trị. Theo CNN, khi các quan chức y tế ở Liberia có một liều huyết thanh trị Ebola duy nhất, Brantly đã từ chối nhận và nhường cho người đồng nghiệp, Nancy Writebol, một nhân viên cứu trợ cũng mắc bệnh.

Brantly hôm 2/8 được đưa về Atlanta, Mỹ bằng một chiếc máy bay tư nhân trang bị lều di động chuyên dụng, được thiết kế để vận chuyển bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Sau khi máy bay hạ cánh tại căn cứ phòng không Dobbins, xe cứu thương từ bệnh viện Grady Memorial với đoàn hộ tống gồm các xe đa dụng và xe cảnh sát đã đưa Brantly đến Bệnh viện Đại học Emory.

Khi xe đến bệnh viện, Brantly bước ra từ phía sau xe trong bộ đồ bảo hộ màu trắng. Một người đàn ông trong bộ đồ tương tự đi bên cạnh khi anh tiến vào cửa bệnh viện. Bước đi của Brantly tuy hơi loạng choạng nhưng đầy kiên quyết. Các bác sĩ cũng ngạc nhiên khi Brantly có thể tự bước đi mà không cần hỗ trợ. "Tôi đã nghĩ Brantly sẽ được đưa về cùng các thiết bị y tế hoặc di chuyển bằng cáng. Việc anh ấy có thể đứng và tự đi là một dấu hiệu tốt", bác sĩ Mitchell Blass tại bệnh viện truyền nhiễm Georgia cho biết.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh của Mỹ (CDC) cho biết cơ quan nhận được nhiều email và ít nhất 100 cuộc gọi từ những người dân bất mãn về việc bác sĩ Brantly được đưa về nước. Họ lo sợ dịch bệnh có thể bùng phát tại Mỹ.

Theo tiến sĩ Jay Varkey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Emory, một trong những người sẽ tham gia điều trị cho Brantly, bộ phận cách ly của bệnh viện được trang bị tốt để xử lý các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm thậm chí còn dễ lây hơn Ebola.

Đây là bộ phận được sử dụng để điều trị ít nhất một bệnh nhân SARS vào năm 2005. Không giống như Ebola, SARS là loại virus trong không khí và có thể dễ dàng lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Các chuyên gia y tế cho biết bệnh nhân Ebola không cần thiết phải được điều trị trong bộ phận này. "Ebola chỉ truyền qua máu và chất dịch cơ thể, không giống như dịch cúm, Ebola không lây lan qua đường không khí", ông Varkey cho biết.

Tiến sĩ Philip Brachman, chuyên gia y tế cộng đồng Bệnh viện Đại học Emory, người nhiều năm đứng đầu các chương trình phát hiện bệnh của CDC cho biết hiện chưa có thuốc chữa bệnh, nhưng các nhân viên y tế sẽ cố gắng vận dụng tất cả phương pháp hiện đại có thể thực hiện được, như giám sát chất lỏng, điện phân và các dấu hiệu quan trọng chặt chẽ hơn. Ông cho biết phương pháp điều trị là làm cơ thể bệnh nhân thoải mái để có thể tự chống lại virus.

Kent Brantly hôm qua đưa ra thông báo đầu tiên kể từ khi nhiễm bệnh. “Tôi đang cảm thấy khỏe hơn từng ngày”, anh nói. Brantly cũng cho biết anh đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ các bác sĩ. "Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến cả những người đã cầu nguyện cho sự phục hồi của tôi cũng như cho Nancy, người dân Liberia và Tây Phi", anh đã viết trong một bản cập nhật về sức khỏe của mình từ phòng cách ly.

Vợ của Brantly và hai người con đã rời Liberia để tham dự một đám cưới ở Mỹ chỉ vài ngày trước khi chồng cô có triệu chứng nhiễm bệnh. Chị và gia đình có cơ hội gặp Brantly qua kính cách ly và cho biết tinh thần của anh rất tốt.

Vũ Thảo

Thế giới đã có hơn 4.000 người chết vì Ebola

RFA 11.10.2014
image007

Số ca nhiễm virus Ebola và số người chết vì Ebola tại một số nước theo WHO tính đến ngày 5/10/2014. AFP Graphics 10/10/2014. AFP

Dịch bệnh Ebola đã nâng số người chết lên hơn 4.000 khiến thế giới càng thêm lo ngại căn dịch thế kỷ này.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vào ngày hôm nay thì con số người chết do Ebola đã cán mức 4.030 người bất kể nỗ lực của thế giới nhằm ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này. WHO cũng khẳng định thế giới cần ngay lập tức 1 tỷ đô la mà nhiều nước đã cam kết để thúc đẩy việc cách ly cũng như chăm sóc cho bệnh nhân các nước vùng Tây Phi nơi có Ebola đang phát tác.

Thế giới đang phải đối mặt với căn bệnh này vì người làm việc cũng như du lịch tại những nước bị nhiễm mang mầm bệnh đi khắp thế giới trong khi chưa có vắc xin chủng ngừa.

Tại Hoa Kỳ đã có 10 người được phát hiện mang mầm bệnh trong đó một người đã chết cách đây hai ngày. Tại châu Âu, nữ y tá Teresa Romero tại Madrid bị nhiễm vi rút Ebola sau khi chăm sóc cho các nhà truyền giáo đã khiến cho Tây Ban Nha và các nước lân cận lo ngại.

Khắp nơi trên thế giới một sự lo sợ về Ebola bao trùm. Hôm qua khi một người nói đùa trên máy bay rằng ông ta có vi rút Ebola trong người thì lập tức chuyến bay bị hoãn lại và toàn bộ người trên phi cơ bị cô lập. Dĩ nhiên người nói đùa như vậy sẽ chịu rất nhiều phiền toái.

24 Tháng Năm 2016(Xem: 14026)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12816)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14769)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17008)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16447)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14857)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 12998)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15598)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15810)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14808)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"